Trình tự cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển phương tiện tại khu vực hạn chế của cảng hàng không
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển phương tiện tại khu vực hạn chế của cảng hàng không gồm những gì? Trình tự cấp lại được thực hiện ra sao? 1. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển phương tiện tại khu vực hạn chế của cảng hàng không gồm những gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 37.3 tiểu mục 37 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1204/QĐ-BGTVT năm 2022. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị, phương tiện tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay bao gồm: - Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy phép còn hiệu lực dưới 60 ngày hoặc giấy phép hết thời hạn hiệu lực của Giấy phép, hồ sơ bao gồm: + Đơn đề nghị cấp Giấy phép kèm danh sách nhân viên được đề nghị; + Bản khai cá nhân của người đề nghị cấp Giấy phép kèm theo 01 ảnh màu chân dung kích thước 3 cm x 4 cm (đối với trường hợp gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác) hoặc ảnh màu chân dung kích thước 3 cm x 4 cm được số hóa (đối với trường hợp gửi trên môi trường điện tử). Ảnh chụp không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ; + Bản sao giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phù hợp (đối với trường hợp nhân viên điều khiển phương tiện); + Bản sao tài liệu chứng minh nhân viên được đào tạo định kỳ hoặc đào tạo phục hồi theo quy định; - Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy phép bị mất, hỏng, hồ sơ bao gồm: + Đơn đề nghị cấp Giấy phép kèm danh sách nhân viên được đề nghị; + 01 ảnh màu chân dung kích thước 3 cm x 4 cm (đối với trường hợp gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác) hoặc ảnh màu chân dung kích thước 3 cm x 4 cm được số hóa (đối với trường hợp gửi trên môi trường điện tử). Ảnh chụp không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ; - Đối với trường hợp cấp lại khi có sự thay đổi về tổ chức sử dụng nhân viên hàng không, hồ sơ bao gồm: + Đơn đề nghị cấp Giấy phép kèm danh sách nhân viên được đề nghị; + 01 ảnh màu chân dung kích thước 3 cm x 4 cm (đối với trường hợp gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác) hoặc ảnh màu chân dung kích thước 3 cm x 4 cm được số hóa (đối với trường hợp gửi trên môi trường điện tử). Ảnh chụp không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ; + Bản sao Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động của tổ chức sử dụng lao động trước đó, bản sao Hợp đồng lao động của tổ chức tiếp nhận và bản sao Giấy phép được Cục Hàng không Việt Nam cấp còn hiệu lực đối với trường hợp có sự thay đổi về tổ chức sử dụng nhân viên hàng không. 2. Trình tự cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển phương tiện tại khu vực hạn chế của cảng hàng không được thực hiện ra sao? Trình tự cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị, phương tiện tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay hiện nay được thực hiện theo khoản 37.1 tiểu mục 37 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1204/QĐ-BGTVT năm 2022. Cụ thể gồm các bước sau: Bước 1: Nộp hồ sơ thủ tục hành chính: Tổ chức quản lý, sử dụng nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Bước 2: Giải quyết thủ tục hành chính: - Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy phép còn hiệu lực dưới 60 ngày hoặc giấy phép hết thời hạn hiệu lực của Giấy phép: Trong thời hạn 18 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, tổ chức sát hạch, quyết định cấp Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị. - Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy phép bị mất, hỏng: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam quyết định cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của Cảng hàng không, sân bay cho tổ chức đề nghị. - Đối với trường hợp cấp lại khi có sự thay đổi về tổ chức sử dụng nhân viên hàng không: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam quyết định cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối Cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị. Như vậy, trình tự cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển phương tiện tại khu vực hạn chế của cảng hàng không được thực hiện theo quy định nêu trên.
Phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường xây dựng cảng hàng không, sân bay
Đối với phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay muốn được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận phải thực hiện như thế nào? Hồ sơ ra sao và phải đáp ứng điều kiện gì? Căn cứ Quyết định 274a/QĐ-BGTVT năm 2021 việc chấp thuận phương án cũng như hồ sơ và điều kiện cần có để được chấp thuận thực hiện như sau: Trình tự thực hiện chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay Chủ đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay đến Cục Hàng không Việt Nam hoặc Cảng vụ hàng không. Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam hoặc Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thẩm định, ban hành văn bản chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay trong quá trình thi công. Trường hợp từ chối chấp thuận, phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị, nêu rõ lý do. - Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với: hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay có làm thay đổi phương án khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa hoặc làm thay đổi phương án khai thác hệ thống thiết bị đảm bảo hoạt động bay. - Cảng vụ hàng không chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay trong thời gian giãn cách giữa các chuyến bay hoặc phương án thi công không làm thay đổi phương án khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, phương án khai thác hệ thống thiết bị đảm bảo hoạt động bay. Thành phần hồ sơ thực hiện chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay - Văn bản đề nghị chấp thuận; - Phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay trong quá trình thi công kèm phương án điều chỉnh khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, phương án điều chỉnh khai thác hệ thống thiết bị đảm bảo hoạt động bay (nếu có); - Thỏa thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay với cơ quan, đơn vị liên quan; - Giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng. Yêu cầu điều kiện thực hiện chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay - Đối với việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dùng chung dân dụng và quân sự, đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay chủ đầu tư dự án phải phân tích, đánh giá các tác động đến hoạt động của quân sự và giải pháp hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của quân sự trong hồ sơ đưa công trình vào khai thác hoặc hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cần có để thực hiện chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay
Thủ tục chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế
Đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hàng không muốn chuyển đổi cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế phải thực hiện như thế nào? Cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì để thực hiện. Và phải đáp ứng điều kiện nào mới có thể chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế Căn cứ Quyết định 274a/QĐ-BGTVT năm 2021 có quy định trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện để chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế như sau: Trình tự thực hiện chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Y tế. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, các bộ ngành có văn bản trả lời, trường hợp không thống nhất phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thống nhất của các bộ ngành, Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời người đề nghị, nêu rõ lý do. Thành phần hồ sơ thực hiện chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế - Văn bản đề nghị, bao gồm các nội dung: Tên cảng hàng không, sân bay; vị trí, quy mô, loại hình cảng hàng không, sân bay; cấp sân bay; thời gian đề nghị chuyển thành cảng hàng không quốc tế; - Văn bản giải trình, chứng minh về việc đủ điều kiện chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế: + Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; + Cảng hàng không, sân bay đã được cấp sửa đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay đảm bảo phục vụ các chuyến bay quốc tế; + Cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác các chuyến bay quốc tế. Thời hạn giải quyết chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Y tế. - Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, các bộ ngành có văn bản trả lời. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thống nhất của các bộ ngành, Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế. Yêu cầu điều kiện chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế Điều kiện cho phép chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế: Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; Cảng hàng không, sân bay đã được cấp sửa đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay đảm bảo phục vụ các chuyến bay quốc tế; Cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác các chuyến bay quốc tế. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện cần có để có thể chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế
Quy trình điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không không được điều phối toàn phần
Đây là nội dung tại Thông tư 52/2023/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay. Theo đó, quy trình điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không không được điều phối toàn phần được quy định như sau: (1) Nguyên tắc xác định tham số điều phối slot - Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng chỉ số giới hạn năng lực khai thác nhà ga, sân đỗ tàu bay. - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay có trách nhiệm xây dựng chỉ số giới hạn năng lực khai thác đường cất, hạ cánh và dịch vụ điều hành bay. - Trên cơ sở chỉ số giới hạn năng lực được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và ý kiến Hội đồng slot, Cục Hàng không Việt Nam quyết định về tham số điều phối slot, thay đổi tham số điều phối slot. - Tham số điều phối slot tại cảng hàng không được xác định theo nguyên tắc sau: + Tham số điều phối slot liên quan đến nhà ga, sân đỗ tàu bay không vượt quá chỉ số giới hạn năng lực khai thác nhà ga, sân đỗ tàu bay quy định tại khoản 1 Điều này; + Tham số điều phối slot liên quan đến đường cất hạ cánh và dịch vụ điều hành bay không vượt quá 80% chỉ số giới hạn quy định tại khoản 2 Điều này đối với các cảng hàng không được điều phối toàn phần. Tham số điều phối slot của các cảng hàng không không được điều phối toàn phần không vượt quá chỉ số giới hạn năng lực khai thác đường cất, hạ cánh và dịch vụ điều hành bay quy định tại khoản 2 Điều này. - Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định điều chỉnh tăng tham số điều phối slot đường cất, hạ cánh và dịch vụ điều hành bay tại cảng hàng không được điều phối toàn phần không vượt quá chỉ số giới hạn năng lực được quy định tại khoản 2 Điều này trong giai đoạn: + Tết Nguyên đán từ ngày 15 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng m lịch; + Cao điểm Hè từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 15 tháng 8 Dương lịch; + Giai đoạn nghỉ Lễ theo quy định; + Các sự kiện văn hóa, kinh tế, chính trị và các giai đoạn cao điểm khác theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải. (2) Thứ tự ưu tiên điều phối giờ hạ, cất cánh - Cục Hàng không Việt Nam điều phối chuỗi slot đầu mùa lịch bay theo thứ tự ưu tiên như sau: + Slot lịch sử và các thay đổi slot lịch sử không tác động đến các tham số điều phối slot; + Thay đổi slot lịch sử tác động đến các tham số điều phối slot; + Các slot kéo dài của mùa khai thác liền kề trước đó; + Slot của hãng hàng không lần đầu tiên khai thác đến cảng hàng không (chỉ ưu tiên xác nhận 06 slot/ngày); + Slot đề xuất mới của hãng hàng không đang khai thác. - Cục Hàng không Việt Nam sử dụng các tiêu chí ưu tiên bổ sung để điều phối các slot chưa được xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều này và các slot đề xuất mới của hãng hàng không đang khai thác theo thứ tự như sau: + Giai đoạn hiệu lực của chuỗi slot kéo dài từ đầu mùa đến cuối mùa; + Giai đoạn hiệu lực của chuỗi slot dài hơn được ưu tiên hơn; + Chuyến bay đến, đi từ quốc gia mới; + Slot của các đường bay phục vụ kinh tế, xã hội; + Chuyến bay quốc tế có độ dài đường bay dài hơn; + Chuyến bay đến, đi từ cảng hàng không mới; + Chuỗi slot đã được hãng hàng không trả lại của mùa tương ứng trước đó không muộn hơn thời hạn trả chuỗi slot vào đầu mùa lịch bay; + Chuyến bay sử dụng tàu bay thân rộng có cấu hình thương mại lớn. - Trong trường hợp điều phối chuỗi slot đầu mùa lịch bay theo thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà chưa xác nhận hết thì phân bổ lần lượt 1:1 theo từng ngày và khung giờ cụ thể, theo thứ tự hãng hàng không có tỷ lệ sử dụng đúng slot từ cao xuống thấp trong giai đoạn mùa lịch bay tương ứng liền kề trước đó của cảng hàng không tương ứng. (3) Quy trình điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không không được điều phối toàn phần - Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thông báo danh sách chuỗi slot được ghi nhận vào cuối mùa lịch bay đối với lịch bay mùa Đông và các chuỗi slot được ghi nhận vào ngày 20 tháng 8 đối với lịch bay mùa Hè tương ứng trước đó đến các hãng hàng không theo thời hạn thông báo slot lịch sử tại lịch điều phối slot của IATA. - Hãng hàng không trả lời đồng ý hoặc không đồng ý với danh sách chuỗi slot được thông báo tại cảng hàng không theo thời hạn chấp thuận slot lịch sử tại lịch điều phối slot của IATA. Trường hợp không nhận được trả lời của hãng hàng không sau thời hạn này là hãng hàng không đồng ý với danh sách slot được ghi nhận vào cuối mùa lịch bay tương ứng trước đó. - Hãng hàng không gửi điện văn đề xuất điều phối chuỗi slot đầu mùa lịch bay đến địa chỉ thư điện tử được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Hàng không Việt Nam không muộn hơn 15 ngày so với thời hạn gửi đề xuất đầu mùa lịch bay tại lịch điều phối slot của IATA. - Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm điều phối chuỗi slot đầu mùa lịch bay hoặc lấy ý kiến của người khai thác cảng hàng không (trong trường hợp cần thiết). Đối với các đề xuất mới (Code N), Cục Hàng không Việt Nam điều phối theo tiêu chí ưu tiên bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 86 Thông tư này. - Cục Hàng không Việt Nam sẽ điều phối các chuỗi slot gửi sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này cùng với các slot không phải là chuỗi theo nguyên tắc hãng hàng không gửi đề xuất trước được xem xét trước sau khi thực hiện việc điều phối slot quy định tại khoản 4 Điều này.
Hành khách bị mất hành lý thì có thể khiếu nại để bồi thường thiệt hại không?
Không ít trường hợp bị hành khách khi xuống khu vực lấy hành lý thì lại không tìm được hành lý của mình, điều này gây hoang mang cho hành khách. Vậy trường hợp này có thể khiếu nại để bồi thường thiệt hại hay không? 1. Hành lý bị mất thì có thể khiếu nại không? Trong trường hợp hành lý bị mất thì hành khách có thể khiếu nại và khởi kiện đến người vận chuyển theo Điều 170 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 như sau: - Hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại, khởi kiện người vận chuyển để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm hại. - Trước khi khởi kiện về mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, vận chuyển chậm hàng hóa, hành lý ký gửi, người có quyền khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải khiếu nại bằng văn bản đến người vận chuyển trong thời hạn sau đây: + Bảy ngày, kể từ ngày nhận hành lý trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hành lý; + Mười bốn ngày, kể từ ngày nhận hàng trong trường hợp thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa; hai mươi mốt ngày, kể từ ngày phải trả hàng trong trường hợp mất mát hàng hóa; + Hai mươi mốt ngày, kể từ ngày người có quyền nhận đã nhận được hành lý hoặc hàng hóa trong trường hợp vận chuyển chậm. - Người vận chuyển phải thông báo cho người khiếu nại biết việc chấp nhận hoặc không chấp nhận khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp khiếu nại không được chấp nhận hoặc quá thời hạn trên mà không nhận được thông báo trả lời thì người khiếu nại có quyền khởi kiện. - Việc khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người vận chuyển chỉ được thực hiện theo các điều kiện và mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Luật này. - Trường hợp việc khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này thì việc khởi kiện không có giá trị, trừ trường hợp có sự lừa dối từ phía người vận chuyển hoặc người có quyền khiếu nại có lý do chính đáng. Do đó, hành khách dù bị hư hỏng bị mất hành lý, hàng hóa trong hành lý có quyền khiếu nại ngay lập tức, trường hợp đã nhận hành lý mà do sơ suất chưa kiểm tra kỹ thì từ 07 ngày đến 30 khiếu nại hành lý bị thiếu, hỏng. 2. Hành khách có được bồi thường hành lý bị mất hay không? Căn cứ Điều 161 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 cảng hàng không sẽ bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý của hành khách bị mất như sau: Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời điểm người gửi hàng, hành khách giao hàng hóa, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng hóa, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; đối với vận chuyển hàng hóa, thời gian trên không bao gồm quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ nội địa được thực hiện ngoài cảng hàng không, sân bay. Trường hợp xảy ra mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hành lý xách tay, người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại. Ngoài ra, trường hợp hàng hóa, hành lý đã được bồi thường nhưng sau đó hàng hóa, hành lý lại đến địa điểm đến thì người nhận hàng, hành khách vẫn có quyền nhận số hàng hóa, hành lý đó và hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận cho người vận chuyển. Trường hợp hàng hóa đã được người vận chuyển hàng không tiếp nhận thì bất kỳ thiệt hại nào cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận chuyển bằng đường hàng không mà không phụ thuộc vào phương thức vận chuyển thực tế, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra trong giai đoạn vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa. Trường hợp người vận chuyển thay thế một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển bằng đường hàng không bằng phương thức vận chuyển khác mà không được sự đồng ý của người gửi hàng thì việc vận chuyển bằng phương thức khác đó được coi là vận chuyển bằng đường hàng không. Bên cạnh đó, người vận chuyển phải hoàn trả cho người gửi hàng, hành khách cước phí vận chuyển đối với số hàng hóa, hành lý ký gửi bị thiệt hại. Như vậy, nếu hành lý của hành khách bị mất thuộc các trường hợp trên thì hành khách được bồi hoàn số thiệt hại của mình. 3. Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý là bao nhiêu? Theo Điều 162 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý như sau: - Mức bồi thường của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý được tính như sau: + Theo thoả thuận giữa các bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế; + Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý ký gửi tại địa điểm đến. Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế; + Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị; + Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay. - Trong trường hợp hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này. Như vậy, hành khách bị mất hành lý thì có làm khiếu nại để được bồi thường thiệt hại xảy ra, về mức chi trả bồi thường thì theo thỏa thuận nhưng không quá mức thiệt hại thực tế.
Một số ưu đãi dịch vụ dành cho hành khách của chuyến bay bị delay
Ngày 07/8/2023 Bộ GTVT đã có Văn bản hợp nhất 45/VBHN-BGTVT năm 2023 hợp nhất thông tư quy định chất lượng dịch vụ hành khách. Cụ thể, trong trường hợp hành khách bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến bay thì Cảng hàng không có trách nhiệm thực hiện dịch vụ phục vụ hành khách như sau: (1) Dịch vụ phục vụ hành khách của chuyến bay bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến - Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng hàng không khi phát sinh chuyến bay chậm, hủy: + Hãng hàng không phải cung cấp thông tin về tình trạng chuyến bay cho doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhà ga hành khách, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, các Cảng vụ hàng không noi phát sinh chuyến bay chậm, hủy chuyến. + Bố trí nhân viên thông báo và tổ chức cung cấp các dịch vụ mà hành khách được hưởng theo quy định, giải quyết các thắc mắc và nhu cầu của hành khách trên cơ sở tình hình thực tế tại cảng hàng không và quy định của pháp luật. - Trường hợp chậm chuyến, gián đoạn vận chuyển theo kế hoạch 15 phút trở lên so với lịch bay căn cứ, hãng hàng không có trách nhiệm: + Thông báo cho hành khách các thông tin liên quan đến chuyến bay, cụ thể như sau: Số hiệu chuyến bay và chặng bay. Lý do của việc chậm chuyến, gián đoạn vận chuyển. Thời gian khởi hành dự kiến hoặc kế hoạch bay thay thế. Kế hoạch phục vụ hành khách. Bộ phận trợ giúp hành khách (vị trí, dấu hiệu nhận biết). + Xin lỗi hành khách. - Trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị chậm chuyến, gián đoạn, hủy chuyến, hãng hàng không có trách nhiệm phục vụ hành khách theo quy định như sau: + Thời gian chậm từ 02 giờ phải phục vụ nước uống; + Thời gian chậm từ 03 giờ trở lên phải phục vụ ăn; + Thời gian chậm từ 06 giờ trở lên (từ 07 giờ đến trước 22 giờ) phải bố trí nơi nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của cảng hàng không; + Thời gian chậm 06 giờ trở lên (từ 22 giờ hôm trước đến trước 07 giờ ngày hôm sau) phải bố trí chỗ ngủ, nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương hoặc giải pháp thay thế nếu được sự đồng ý của hành khách; + Chuyển đổi hành trình của hành khách trong phạm vi cung cấp dịch vụ của hãng hàng không để hành khách tới được điểm cuối của hành trình một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. - Việc cung cấp các dịch vụ quy định tại Điều này không hạn chế việc thực hiện các nghĩa vụ khác của hãng hàng không khi vận chuyển hành khách theo quy định của pháp luật. (2) Khu vực chức năng tại nhà ga hành khách - Khu vực chức năng tại nhà ga hành khách bao gồm: + Khu vực làm thủ tục cần thiết theo quy trình phục vụ hành khách, hành lý. + Khu làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan theo chức năng khai thác của nhà ga tại cảng hàng không. + Khu vực dành cho hành khách không đủ điều kiện nhập cảnh đối với cảng hàng không quốc tế. + Khu vực hành lý thất lạc. + Khu vực đặt quầy, thiết bị hướng dẫn thông tin chung cho hành khách. + Khu vực trợ giúp y tế, sơ cứu ban đầu. + Khu thương mại, dịch vụ. + Khu vực dành cho đại diện hãng hàng không tại nhà ga. + Khu vực hút thuốc. - Doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhà ga hành khách có trách nhiệm đảm bảo các khu vực chức năng cơ bản tại nhà ga hành khách theo quy định trên, ngoài ra còn phải đảm bảo các khu vực chức năng khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ GTVT về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay. (3) Xây dựng Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không - Hãng hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhà ga hành khách, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất có trách nhiệm ban hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không và ban hành quy trình phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác phục vụ hành khách. - Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không bao gồm các nội dung cơ bản sau: + Dịch vụ hành khách tại điểm đi; + Dịch vụ đưa hành khách ra tàu bay; + Dịch vụ phục vụ hành khách của chuyến bay bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến; + Dịch vụ phục vụ hành khách sử dụng các loại dịch vụ đặc biệt; + Dịch vụ phục vụ hành khách, hành lý tại điểm đến, điểm nối chuyến. - Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không và các sửa đổi, bổ sung (nếu có) phải được gửi cho Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không khu vực để giám sát thực hiện. Xem thêm Văn bản hợp nhất 45/VBHN-BGTVT năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
Yêu cầu về thẻ, Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không sân bay
Theo Điều 9 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT quy định về hệ thống thẻ, Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không sân bay như sau: Hệ thống thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không 1. Hệ thống thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không bao gồm: a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn và loại có giá trị sử dụng ngắn hạn cấp cho người, phương tiện được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay; b) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ loại có giá trị sử dụng dài hạn và loại có giá trị sử dụng ngắn hạn được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế riêng của doanh nghiệp; c) Thẻ nhận dạng tổ bay của hãng hàng không được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế có liên quan đến nhiệm vụ của tổ bay. 2. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải được bảo mật, chống làm giả. Cục Hàng không Việt Nam thống nhất cách thức, biện pháp bảo mật đối với từng loại thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không. 3. Các quy định về giấy phép kiểm soát an ninh hàng không cấp cho phương tiện trong Thông tư này chỉ áp dụng đối với phương tiện tự hành và phương tiện giao thông đường bộ. Theo đó, một số yêu cầu đối với thẻ, Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không sân bay sau đây: - Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn và loại có giá trị sử dụng ngắn hạn cấp cho người, phương tiện được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không sân bay - Phải được bảo mật, chống làm giả. Cục Hàng không Việt Nam thống nhất cách thức, biện pháp bảo mật đối với từng loại thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không.
Thông tư 52/2022/TT-BGTVT: Kiểm soát hoạt động môi trường tại cảng hàng không
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 52/2022/TT-BGTVT ngày 30/12/2022 quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng. Theo đó, quản lý, doanh nghiệp tại các cảng hàng dân dụng, sân bay phải kiểm soát được chất lượng bảo vệ môi trường trong các hoạt động sau: (1) Kiểm soát tiếng ồn tại cảng hàng không, sân bay Xây dựng, áp dụng các giải pháp hạn chế tiếng ồn tàu bay hoạt động tại khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận bao gồm: - Phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay, người khai thác tàu bay giảm thiểu thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong khu bay. - Khu vực thử động cơ tàu bay độc lập phải có biện pháp giảm âm, giảm thiểu tối đa tiếng ồn tới các khu vực lân cận và người lao động. Người quản lý, khai thác sân đỗ tàu bay phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay có trách nhiệm lựa chọn, bố trí khu vực thử động cơ tàu bay gây ồn ít nhất đến người lao động, khu vực lân cận. (So với hiện hành đã loại bỏ biện pháp áp dụng quỹ đạo tiếp cận hạ cánh và khởi hành cất cánh của tàu bay nhằm gây ồn ít nhất). (2) Kiểm soát bụi, khí thải tại cảng hàng không, sân bay Người quản lý cảng thiết lập các tuyến giao thông nội cảng hợp lý nhằm giảm thiểu quãng đường hoạt động của phương tiện, thiết bị. Đồng thời, có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các giải pháp giảm thiểu khí thải bao gồm: - Bảo dưỡng định kỳ hệ thống phương tiện, trang thiết bị sử dụng. - Hạn chế hoạt động của động cơ khi phương tiện, thiết bị tạm dừng hoạt động. - Áp dụng tốc độ, chế độ tăng tốc hợp lý khi phương tiện, thiết bị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay. - Khuyến khích sử dụng nguồn cấp điện, thiết bị điều hòa không khí trên mặt đất bằng thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hoặc sử dụng nhiên liệu sạch. - Có kế hoạch thay thế, tiến đến loại trừ việc sử dụng các thiết bị làm lạnh có sử dụng chất làm lạnh nhóm HCFC (Hydrochlorofluorocarbon). Cơ sở bảo dưỡng tàu bay có trách nhiệm áp dụng các biện pháp giảm thiểu khí thải động cơ tàu bay trong quá trình thử nghiệm động cơ tàu bay. Đối với chủ đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay phải có các biện pháp đảm bảo các yêu cầu về kiểm soát bụi, khí thải, không làm phát tán bụi, gây ô nhiễm không khí trong quá trình thi công. (Thông tư mới đã bổ sung thêm trách nhiệm đối với chủ đầu tư xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng thiết bị cũng phải có biện pháp đảm bảo bụi, khí thải trong quá trình thi công). (3) Kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay Người khai thác cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm: - Xây dựng, thực hiện quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2020. - Bố trí điểm tập kết phù hợp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; có biện pháp kiểm soát đảm bảo yêu cầu về môi trường tại các vị trí lưu trữ, thu gom. - Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng chất thải rắn từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý. (So với Thông tư 53/2012/TT-BGTVT đã mở rộng hơn quy trình xử lý rác thải phải thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường 2020). Ngoài ra, phải lắp đặt các thiết bị đựng, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà ga hành khách; có hướng dẫn bỏ rác, phân loại rác để thực hiện phân loại tại nguồn. Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong sản xuất, cung cấp dịch vụ; có trách nhiệm thực hiện các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa. Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại cảng hàng không, sân bay phải áp dụng biện pháp ngăn ngừa việc phát thải bụi, rơi vãi. (4) Kiểm soát chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại tại cảng hàng không, sân bay Trường hợp có phát sinh chất thải rắn, thì phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định khoản 2 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Xử lý hoặc chuyển giao cho các cơ sở xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Trường hợp phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại mà không thực hiện phân loại hoặc không thể phân loại được thì phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Không được xử lý chất thải nguy hại trong khu vực cảng hàng không sân bay. Trường hợp phát sinh chất thải nguy hại thì phải thực hiện khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Xem thêm Thông tư 52/2022/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/3/2023 thay thế Thông tư 53/2012/TT-BGTVT).
Chỉ thị 5706/CT-CHK: Tăng thêm các chuyến bay cho dịp Tết 2023
Đây là nội dung tại Chỉ thị 5706/CT-CHK ngày 18/11/2022 về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn hàng không dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2023 do Cục Hàng không Việt Nam ban hành. Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tăng cường thêm các chuyến bay phục vụ cho dịp Tết 2023 như sau: Xây dựng kế hoạch, phương án, biện pháp cụ thể đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023 trên cơ sở nguồn lực của đơn vị và kế hoạch khai thác tăng chuyến của các hãng hàng không. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo an ninh, an toàn khi phục vụ chuyến bay, hành khách, tham gia giao thông tại khu vực cảng hàng không, sân bay. Ngoài ra, đối với vấn đề PCCC, khẩn nguy, phải luôn kiểm tra, rà soát, bổ sung đảm bảo đầy đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị đáp ứng kịp thời theo phương án đã được phê duyệt. Yêu cầu các cán bộ, nhân viên thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch với tinh thần ý thức, nghiêm túc và có trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Đối với các cảng hàng không và bảo dưỡng Yêu cầu người lái tàu bay, tiếp viên hàng không, nhân viên bảo dưỡng tàu bay tuân thủ nghiêm các quy trình khai thác tiêu chuẩn đã được Cục HKVN phê duyệt. Trong đó, chú trọng công tác chuẩn bị trước chuyến bay; phối hợp kiểm tra chéo các thông tin quan trọng trong quá trình bay; tuân thủ quy định về điều kiện thời tiết bất lợi (gió đứt, gió giật, gió cạnh, gió đuôi, mưa giông lớn, tầm nhìn giảm đột ngột ...). Chú trọng thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, không để xảy ra trường hợp vi phạm quá giờ làm việc của thành viên tổ bay, nhân viên bảo dưỡng. Xây dựng kế hoạch tăng chuyến, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm và bố trí các chuyến bay khai thác buổi đêm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên cơ sở phù hợp với hạ tầng hàng không và công tác bảo đảm an ninh, an toàn. Đồng thời có biện pháp, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu việc chậm, huỷ chuyến bay và tiếp tục nâng cao ý thức, nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Xem thêm Chỉ thị 5706/CT-CHK ban hành ngày 18/11/2022.
Công văn 1305/BGTVT-CYT: 2 biện pháp tăng cường ngăn ngừa dịch Covid-19 tại các Cảng Hàng không
Biện pháp tăng cường ngăn ngừa dịch tại các cảng hàng không Trước những diễn biến phức tạp tại điểm dịch Sân bay Tân Sơn Nhất, Ngày 12/2/2021, Bộ Giao thông vận tải ban hành Công văn 1305/BGTVT-CYT V/v tăng cường các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 tại các Cảng Hàng không. Trong đó có 2 nội dung đáng chú ý. Một là, kiểm tra và nhắc nhở cán bộ nhân viên, người lao động của đơn vị và hành khách thực hiện nghiêm yêu cầu SK trong phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung đông người, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, khai bảo y tế). - Phổ biến, truyền thông về sử dụng khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn tại Quyết định 1053/QĐ-BYT ngày 06/02/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn đeo khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi công cộng (gửi kèm Công văn này) - Hướng dẫn hành khách khai báo y tế điện tử khi làm thủ tục trực tuyến tại website: https://tokhaiyte.vn hoặc trên ứng dụng Tờ khai y tế (Vietnam Health Declaration) mục Khai y tế nội địa. Từ chối vận chuyển các trường hợp không thực hiện khai báo y tế và các quy định về an toàn dịch bệnh. - Yêu cầu tất cả cán bộ nhân viên, người lao động của đơn vị cài đặt ứng dụng truy vết Bluezone và phải thường xuyên bật Bluetooth để ứng dụng hoạt động hiệu quả, nhằm cảnh báo sớm nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm, người nghỉ nhiễm và giúp cơ quan chức năng phát hiện, truy vết nhanh những người có khả năng bị lây nhiễm. - Hướng dẫn, nhắc nhở hành khách đứng giãn cách khi làm thủ tục tại sân bay, Tăng số lượng xe buýt trung chuyển hành khách từ nhà ga ra máy bay và ngược lại để đảm bảo giữ khoảng cách hành khách trên xe. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch khác theo hướng dẫn tại Công văn 7234/BGTVT-CYT ngày 26/7/2020 của Bộ Giao thông vận tải. Hai là, tăng cường các trang bị phòng hộ cá nhân (bộ quần áo chống dịch, khẩu trang, găng tay...) cho toàn bộ nhân viên làm việc tại các cảng hàng không để hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Đối với nhân viên tiếp xúc trực tiếp với hành khách phải được trang bị kính chống giọt bắn và thường xuyên xét nghiệm SAR-CoV-2, đảm bảo có kết quả âm tính trước khi vào làm việc (nếu có yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan y tế). Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm.
Trình tự cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển phương tiện tại khu vực hạn chế của cảng hàng không
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển phương tiện tại khu vực hạn chế của cảng hàng không gồm những gì? Trình tự cấp lại được thực hiện ra sao? 1. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển phương tiện tại khu vực hạn chế của cảng hàng không gồm những gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 37.3 tiểu mục 37 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1204/QĐ-BGTVT năm 2022. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị, phương tiện tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay bao gồm: - Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy phép còn hiệu lực dưới 60 ngày hoặc giấy phép hết thời hạn hiệu lực của Giấy phép, hồ sơ bao gồm: + Đơn đề nghị cấp Giấy phép kèm danh sách nhân viên được đề nghị; + Bản khai cá nhân của người đề nghị cấp Giấy phép kèm theo 01 ảnh màu chân dung kích thước 3 cm x 4 cm (đối với trường hợp gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác) hoặc ảnh màu chân dung kích thước 3 cm x 4 cm được số hóa (đối với trường hợp gửi trên môi trường điện tử). Ảnh chụp không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ; + Bản sao giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phù hợp (đối với trường hợp nhân viên điều khiển phương tiện); + Bản sao tài liệu chứng minh nhân viên được đào tạo định kỳ hoặc đào tạo phục hồi theo quy định; - Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy phép bị mất, hỏng, hồ sơ bao gồm: + Đơn đề nghị cấp Giấy phép kèm danh sách nhân viên được đề nghị; + 01 ảnh màu chân dung kích thước 3 cm x 4 cm (đối với trường hợp gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác) hoặc ảnh màu chân dung kích thước 3 cm x 4 cm được số hóa (đối với trường hợp gửi trên môi trường điện tử). Ảnh chụp không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ; - Đối với trường hợp cấp lại khi có sự thay đổi về tổ chức sử dụng nhân viên hàng không, hồ sơ bao gồm: + Đơn đề nghị cấp Giấy phép kèm danh sách nhân viên được đề nghị; + 01 ảnh màu chân dung kích thước 3 cm x 4 cm (đối với trường hợp gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác) hoặc ảnh màu chân dung kích thước 3 cm x 4 cm được số hóa (đối với trường hợp gửi trên môi trường điện tử). Ảnh chụp không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ; + Bản sao Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động của tổ chức sử dụng lao động trước đó, bản sao Hợp đồng lao động của tổ chức tiếp nhận và bản sao Giấy phép được Cục Hàng không Việt Nam cấp còn hiệu lực đối với trường hợp có sự thay đổi về tổ chức sử dụng nhân viên hàng không. 2. Trình tự cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển phương tiện tại khu vực hạn chế của cảng hàng không được thực hiện ra sao? Trình tự cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị, phương tiện tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay hiện nay được thực hiện theo khoản 37.1 tiểu mục 37 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1204/QĐ-BGTVT năm 2022. Cụ thể gồm các bước sau: Bước 1: Nộp hồ sơ thủ tục hành chính: Tổ chức quản lý, sử dụng nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Bước 2: Giải quyết thủ tục hành chính: - Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy phép còn hiệu lực dưới 60 ngày hoặc giấy phép hết thời hạn hiệu lực của Giấy phép: Trong thời hạn 18 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, tổ chức sát hạch, quyết định cấp Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị. - Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy phép bị mất, hỏng: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam quyết định cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của Cảng hàng không, sân bay cho tổ chức đề nghị. - Đối với trường hợp cấp lại khi có sự thay đổi về tổ chức sử dụng nhân viên hàng không: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam quyết định cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối Cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị. Như vậy, trình tự cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển phương tiện tại khu vực hạn chế của cảng hàng không được thực hiện theo quy định nêu trên.
Phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường xây dựng cảng hàng không, sân bay
Đối với phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay muốn được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận phải thực hiện như thế nào? Hồ sơ ra sao và phải đáp ứng điều kiện gì? Căn cứ Quyết định 274a/QĐ-BGTVT năm 2021 việc chấp thuận phương án cũng như hồ sơ và điều kiện cần có để được chấp thuận thực hiện như sau: Trình tự thực hiện chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay Chủ đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay đến Cục Hàng không Việt Nam hoặc Cảng vụ hàng không. Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam hoặc Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thẩm định, ban hành văn bản chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay trong quá trình thi công. Trường hợp từ chối chấp thuận, phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị, nêu rõ lý do. - Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với: hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay có làm thay đổi phương án khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa hoặc làm thay đổi phương án khai thác hệ thống thiết bị đảm bảo hoạt động bay. - Cảng vụ hàng không chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay trong thời gian giãn cách giữa các chuyến bay hoặc phương án thi công không làm thay đổi phương án khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, phương án khai thác hệ thống thiết bị đảm bảo hoạt động bay. Thành phần hồ sơ thực hiện chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay - Văn bản đề nghị chấp thuận; - Phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay trong quá trình thi công kèm phương án điều chỉnh khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, phương án điều chỉnh khai thác hệ thống thiết bị đảm bảo hoạt động bay (nếu có); - Thỏa thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay với cơ quan, đơn vị liên quan; - Giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng. Yêu cầu điều kiện thực hiện chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay - Đối với việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dùng chung dân dụng và quân sự, đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay chủ đầu tư dự án phải phân tích, đánh giá các tác động đến hoạt động của quân sự và giải pháp hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của quân sự trong hồ sơ đưa công trình vào khai thác hoặc hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cần có để thực hiện chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay
Thủ tục chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế
Đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hàng không muốn chuyển đổi cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế phải thực hiện như thế nào? Cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì để thực hiện. Và phải đáp ứng điều kiện nào mới có thể chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế Căn cứ Quyết định 274a/QĐ-BGTVT năm 2021 có quy định trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện để chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế như sau: Trình tự thực hiện chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Y tế. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, các bộ ngành có văn bản trả lời, trường hợp không thống nhất phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thống nhất của các bộ ngành, Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời người đề nghị, nêu rõ lý do. Thành phần hồ sơ thực hiện chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế - Văn bản đề nghị, bao gồm các nội dung: Tên cảng hàng không, sân bay; vị trí, quy mô, loại hình cảng hàng không, sân bay; cấp sân bay; thời gian đề nghị chuyển thành cảng hàng không quốc tế; - Văn bản giải trình, chứng minh về việc đủ điều kiện chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế: + Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; + Cảng hàng không, sân bay đã được cấp sửa đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay đảm bảo phục vụ các chuyến bay quốc tế; + Cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác các chuyến bay quốc tế. Thời hạn giải quyết chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Y tế. - Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, các bộ ngành có văn bản trả lời. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thống nhất của các bộ ngành, Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế. Yêu cầu điều kiện chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế Điều kiện cho phép chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế: Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; Cảng hàng không, sân bay đã được cấp sửa đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay đảm bảo phục vụ các chuyến bay quốc tế; Cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác các chuyến bay quốc tế. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện cần có để có thể chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế
Quy trình điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không không được điều phối toàn phần
Đây là nội dung tại Thông tư 52/2023/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay. Theo đó, quy trình điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không không được điều phối toàn phần được quy định như sau: (1) Nguyên tắc xác định tham số điều phối slot - Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng chỉ số giới hạn năng lực khai thác nhà ga, sân đỗ tàu bay. - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay có trách nhiệm xây dựng chỉ số giới hạn năng lực khai thác đường cất, hạ cánh và dịch vụ điều hành bay. - Trên cơ sở chỉ số giới hạn năng lực được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và ý kiến Hội đồng slot, Cục Hàng không Việt Nam quyết định về tham số điều phối slot, thay đổi tham số điều phối slot. - Tham số điều phối slot tại cảng hàng không được xác định theo nguyên tắc sau: + Tham số điều phối slot liên quan đến nhà ga, sân đỗ tàu bay không vượt quá chỉ số giới hạn năng lực khai thác nhà ga, sân đỗ tàu bay quy định tại khoản 1 Điều này; + Tham số điều phối slot liên quan đến đường cất hạ cánh và dịch vụ điều hành bay không vượt quá 80% chỉ số giới hạn quy định tại khoản 2 Điều này đối với các cảng hàng không được điều phối toàn phần. Tham số điều phối slot của các cảng hàng không không được điều phối toàn phần không vượt quá chỉ số giới hạn năng lực khai thác đường cất, hạ cánh và dịch vụ điều hành bay quy định tại khoản 2 Điều này. - Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định điều chỉnh tăng tham số điều phối slot đường cất, hạ cánh và dịch vụ điều hành bay tại cảng hàng không được điều phối toàn phần không vượt quá chỉ số giới hạn năng lực được quy định tại khoản 2 Điều này trong giai đoạn: + Tết Nguyên đán từ ngày 15 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng m lịch; + Cao điểm Hè từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 15 tháng 8 Dương lịch; + Giai đoạn nghỉ Lễ theo quy định; + Các sự kiện văn hóa, kinh tế, chính trị và các giai đoạn cao điểm khác theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải. (2) Thứ tự ưu tiên điều phối giờ hạ, cất cánh - Cục Hàng không Việt Nam điều phối chuỗi slot đầu mùa lịch bay theo thứ tự ưu tiên như sau: + Slot lịch sử và các thay đổi slot lịch sử không tác động đến các tham số điều phối slot; + Thay đổi slot lịch sử tác động đến các tham số điều phối slot; + Các slot kéo dài của mùa khai thác liền kề trước đó; + Slot của hãng hàng không lần đầu tiên khai thác đến cảng hàng không (chỉ ưu tiên xác nhận 06 slot/ngày); + Slot đề xuất mới của hãng hàng không đang khai thác. - Cục Hàng không Việt Nam sử dụng các tiêu chí ưu tiên bổ sung để điều phối các slot chưa được xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều này và các slot đề xuất mới của hãng hàng không đang khai thác theo thứ tự như sau: + Giai đoạn hiệu lực của chuỗi slot kéo dài từ đầu mùa đến cuối mùa; + Giai đoạn hiệu lực của chuỗi slot dài hơn được ưu tiên hơn; + Chuyến bay đến, đi từ quốc gia mới; + Slot của các đường bay phục vụ kinh tế, xã hội; + Chuyến bay quốc tế có độ dài đường bay dài hơn; + Chuyến bay đến, đi từ cảng hàng không mới; + Chuỗi slot đã được hãng hàng không trả lại của mùa tương ứng trước đó không muộn hơn thời hạn trả chuỗi slot vào đầu mùa lịch bay; + Chuyến bay sử dụng tàu bay thân rộng có cấu hình thương mại lớn. - Trong trường hợp điều phối chuỗi slot đầu mùa lịch bay theo thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà chưa xác nhận hết thì phân bổ lần lượt 1:1 theo từng ngày và khung giờ cụ thể, theo thứ tự hãng hàng không có tỷ lệ sử dụng đúng slot từ cao xuống thấp trong giai đoạn mùa lịch bay tương ứng liền kề trước đó của cảng hàng không tương ứng. (3) Quy trình điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không không được điều phối toàn phần - Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thông báo danh sách chuỗi slot được ghi nhận vào cuối mùa lịch bay đối với lịch bay mùa Đông và các chuỗi slot được ghi nhận vào ngày 20 tháng 8 đối với lịch bay mùa Hè tương ứng trước đó đến các hãng hàng không theo thời hạn thông báo slot lịch sử tại lịch điều phối slot của IATA. - Hãng hàng không trả lời đồng ý hoặc không đồng ý với danh sách chuỗi slot được thông báo tại cảng hàng không theo thời hạn chấp thuận slot lịch sử tại lịch điều phối slot của IATA. Trường hợp không nhận được trả lời của hãng hàng không sau thời hạn này là hãng hàng không đồng ý với danh sách slot được ghi nhận vào cuối mùa lịch bay tương ứng trước đó. - Hãng hàng không gửi điện văn đề xuất điều phối chuỗi slot đầu mùa lịch bay đến địa chỉ thư điện tử được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Hàng không Việt Nam không muộn hơn 15 ngày so với thời hạn gửi đề xuất đầu mùa lịch bay tại lịch điều phối slot của IATA. - Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm điều phối chuỗi slot đầu mùa lịch bay hoặc lấy ý kiến của người khai thác cảng hàng không (trong trường hợp cần thiết). Đối với các đề xuất mới (Code N), Cục Hàng không Việt Nam điều phối theo tiêu chí ưu tiên bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 86 Thông tư này. - Cục Hàng không Việt Nam sẽ điều phối các chuỗi slot gửi sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này cùng với các slot không phải là chuỗi theo nguyên tắc hãng hàng không gửi đề xuất trước được xem xét trước sau khi thực hiện việc điều phối slot quy định tại khoản 4 Điều này.
Hành khách bị mất hành lý thì có thể khiếu nại để bồi thường thiệt hại không?
Không ít trường hợp bị hành khách khi xuống khu vực lấy hành lý thì lại không tìm được hành lý của mình, điều này gây hoang mang cho hành khách. Vậy trường hợp này có thể khiếu nại để bồi thường thiệt hại hay không? 1. Hành lý bị mất thì có thể khiếu nại không? Trong trường hợp hành lý bị mất thì hành khách có thể khiếu nại và khởi kiện đến người vận chuyển theo Điều 170 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 như sau: - Hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại, khởi kiện người vận chuyển để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm hại. - Trước khi khởi kiện về mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, vận chuyển chậm hàng hóa, hành lý ký gửi, người có quyền khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải khiếu nại bằng văn bản đến người vận chuyển trong thời hạn sau đây: + Bảy ngày, kể từ ngày nhận hành lý trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hành lý; + Mười bốn ngày, kể từ ngày nhận hàng trong trường hợp thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa; hai mươi mốt ngày, kể từ ngày phải trả hàng trong trường hợp mất mát hàng hóa; + Hai mươi mốt ngày, kể từ ngày người có quyền nhận đã nhận được hành lý hoặc hàng hóa trong trường hợp vận chuyển chậm. - Người vận chuyển phải thông báo cho người khiếu nại biết việc chấp nhận hoặc không chấp nhận khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp khiếu nại không được chấp nhận hoặc quá thời hạn trên mà không nhận được thông báo trả lời thì người khiếu nại có quyền khởi kiện. - Việc khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người vận chuyển chỉ được thực hiện theo các điều kiện và mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Luật này. - Trường hợp việc khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này thì việc khởi kiện không có giá trị, trừ trường hợp có sự lừa dối từ phía người vận chuyển hoặc người có quyền khiếu nại có lý do chính đáng. Do đó, hành khách dù bị hư hỏng bị mất hành lý, hàng hóa trong hành lý có quyền khiếu nại ngay lập tức, trường hợp đã nhận hành lý mà do sơ suất chưa kiểm tra kỹ thì từ 07 ngày đến 30 khiếu nại hành lý bị thiếu, hỏng. 2. Hành khách có được bồi thường hành lý bị mất hay không? Căn cứ Điều 161 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 cảng hàng không sẽ bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý của hành khách bị mất như sau: Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời điểm người gửi hàng, hành khách giao hàng hóa, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng hóa, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; đối với vận chuyển hàng hóa, thời gian trên không bao gồm quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ nội địa được thực hiện ngoài cảng hàng không, sân bay. Trường hợp xảy ra mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hành lý xách tay, người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại. Ngoài ra, trường hợp hàng hóa, hành lý đã được bồi thường nhưng sau đó hàng hóa, hành lý lại đến địa điểm đến thì người nhận hàng, hành khách vẫn có quyền nhận số hàng hóa, hành lý đó và hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận cho người vận chuyển. Trường hợp hàng hóa đã được người vận chuyển hàng không tiếp nhận thì bất kỳ thiệt hại nào cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận chuyển bằng đường hàng không mà không phụ thuộc vào phương thức vận chuyển thực tế, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra trong giai đoạn vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa. Trường hợp người vận chuyển thay thế một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển bằng đường hàng không bằng phương thức vận chuyển khác mà không được sự đồng ý của người gửi hàng thì việc vận chuyển bằng phương thức khác đó được coi là vận chuyển bằng đường hàng không. Bên cạnh đó, người vận chuyển phải hoàn trả cho người gửi hàng, hành khách cước phí vận chuyển đối với số hàng hóa, hành lý ký gửi bị thiệt hại. Như vậy, nếu hành lý của hành khách bị mất thuộc các trường hợp trên thì hành khách được bồi hoàn số thiệt hại của mình. 3. Mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý là bao nhiêu? Theo Điều 162 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý như sau: - Mức bồi thường của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý được tính như sau: + Theo thoả thuận giữa các bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế; + Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý ký gửi tại địa điểm đến. Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế; + Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị; + Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay. - Trong trường hợp hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này. Như vậy, hành khách bị mất hành lý thì có làm khiếu nại để được bồi thường thiệt hại xảy ra, về mức chi trả bồi thường thì theo thỏa thuận nhưng không quá mức thiệt hại thực tế.
Một số ưu đãi dịch vụ dành cho hành khách của chuyến bay bị delay
Ngày 07/8/2023 Bộ GTVT đã có Văn bản hợp nhất 45/VBHN-BGTVT năm 2023 hợp nhất thông tư quy định chất lượng dịch vụ hành khách. Cụ thể, trong trường hợp hành khách bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến bay thì Cảng hàng không có trách nhiệm thực hiện dịch vụ phục vụ hành khách như sau: (1) Dịch vụ phục vụ hành khách của chuyến bay bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến - Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng hàng không khi phát sinh chuyến bay chậm, hủy: + Hãng hàng không phải cung cấp thông tin về tình trạng chuyến bay cho doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhà ga hành khách, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, các Cảng vụ hàng không noi phát sinh chuyến bay chậm, hủy chuyến. + Bố trí nhân viên thông báo và tổ chức cung cấp các dịch vụ mà hành khách được hưởng theo quy định, giải quyết các thắc mắc và nhu cầu của hành khách trên cơ sở tình hình thực tế tại cảng hàng không và quy định của pháp luật. - Trường hợp chậm chuyến, gián đoạn vận chuyển theo kế hoạch 15 phút trở lên so với lịch bay căn cứ, hãng hàng không có trách nhiệm: + Thông báo cho hành khách các thông tin liên quan đến chuyến bay, cụ thể như sau: Số hiệu chuyến bay và chặng bay. Lý do của việc chậm chuyến, gián đoạn vận chuyển. Thời gian khởi hành dự kiến hoặc kế hoạch bay thay thế. Kế hoạch phục vụ hành khách. Bộ phận trợ giúp hành khách (vị trí, dấu hiệu nhận biết). + Xin lỗi hành khách. - Trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị chậm chuyến, gián đoạn, hủy chuyến, hãng hàng không có trách nhiệm phục vụ hành khách theo quy định như sau: + Thời gian chậm từ 02 giờ phải phục vụ nước uống; + Thời gian chậm từ 03 giờ trở lên phải phục vụ ăn; + Thời gian chậm từ 06 giờ trở lên (từ 07 giờ đến trước 22 giờ) phải bố trí nơi nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của cảng hàng không; + Thời gian chậm 06 giờ trở lên (từ 22 giờ hôm trước đến trước 07 giờ ngày hôm sau) phải bố trí chỗ ngủ, nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương hoặc giải pháp thay thế nếu được sự đồng ý của hành khách; + Chuyển đổi hành trình của hành khách trong phạm vi cung cấp dịch vụ của hãng hàng không để hành khách tới được điểm cuối của hành trình một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. - Việc cung cấp các dịch vụ quy định tại Điều này không hạn chế việc thực hiện các nghĩa vụ khác của hãng hàng không khi vận chuyển hành khách theo quy định của pháp luật. (2) Khu vực chức năng tại nhà ga hành khách - Khu vực chức năng tại nhà ga hành khách bao gồm: + Khu vực làm thủ tục cần thiết theo quy trình phục vụ hành khách, hành lý. + Khu làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan theo chức năng khai thác của nhà ga tại cảng hàng không. + Khu vực dành cho hành khách không đủ điều kiện nhập cảnh đối với cảng hàng không quốc tế. + Khu vực hành lý thất lạc. + Khu vực đặt quầy, thiết bị hướng dẫn thông tin chung cho hành khách. + Khu vực trợ giúp y tế, sơ cứu ban đầu. + Khu thương mại, dịch vụ. + Khu vực dành cho đại diện hãng hàng không tại nhà ga. + Khu vực hút thuốc. - Doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhà ga hành khách có trách nhiệm đảm bảo các khu vực chức năng cơ bản tại nhà ga hành khách theo quy định trên, ngoài ra còn phải đảm bảo các khu vực chức năng khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ GTVT về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay. (3) Xây dựng Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không - Hãng hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhà ga hành khách, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất có trách nhiệm ban hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không và ban hành quy trình phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác phục vụ hành khách. - Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không bao gồm các nội dung cơ bản sau: + Dịch vụ hành khách tại điểm đi; + Dịch vụ đưa hành khách ra tàu bay; + Dịch vụ phục vụ hành khách của chuyến bay bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến; + Dịch vụ phục vụ hành khách sử dụng các loại dịch vụ đặc biệt; + Dịch vụ phục vụ hành khách, hành lý tại điểm đến, điểm nối chuyến. - Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không và các sửa đổi, bổ sung (nếu có) phải được gửi cho Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không khu vực để giám sát thực hiện. Xem thêm Văn bản hợp nhất 45/VBHN-BGTVT năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
Yêu cầu về thẻ, Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không sân bay
Theo Điều 9 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT quy định về hệ thống thẻ, Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không sân bay như sau: Hệ thống thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không 1. Hệ thống thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không bao gồm: a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn và loại có giá trị sử dụng ngắn hạn cấp cho người, phương tiện được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay; b) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ loại có giá trị sử dụng dài hạn và loại có giá trị sử dụng ngắn hạn được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế riêng của doanh nghiệp; c) Thẻ nhận dạng tổ bay của hãng hàng không được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế có liên quan đến nhiệm vụ của tổ bay. 2. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải được bảo mật, chống làm giả. Cục Hàng không Việt Nam thống nhất cách thức, biện pháp bảo mật đối với từng loại thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không. 3. Các quy định về giấy phép kiểm soát an ninh hàng không cấp cho phương tiện trong Thông tư này chỉ áp dụng đối với phương tiện tự hành và phương tiện giao thông đường bộ. Theo đó, một số yêu cầu đối với thẻ, Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không sân bay sau đây: - Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn và loại có giá trị sử dụng ngắn hạn cấp cho người, phương tiện được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không sân bay - Phải được bảo mật, chống làm giả. Cục Hàng không Việt Nam thống nhất cách thức, biện pháp bảo mật đối với từng loại thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không.
Thông tư 52/2022/TT-BGTVT: Kiểm soát hoạt động môi trường tại cảng hàng không
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 52/2022/TT-BGTVT ngày 30/12/2022 quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng. Theo đó, quản lý, doanh nghiệp tại các cảng hàng dân dụng, sân bay phải kiểm soát được chất lượng bảo vệ môi trường trong các hoạt động sau: (1) Kiểm soát tiếng ồn tại cảng hàng không, sân bay Xây dựng, áp dụng các giải pháp hạn chế tiếng ồn tàu bay hoạt động tại khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận bao gồm: - Phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay, người khai thác tàu bay giảm thiểu thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong khu bay. - Khu vực thử động cơ tàu bay độc lập phải có biện pháp giảm âm, giảm thiểu tối đa tiếng ồn tới các khu vực lân cận và người lao động. Người quản lý, khai thác sân đỗ tàu bay phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay có trách nhiệm lựa chọn, bố trí khu vực thử động cơ tàu bay gây ồn ít nhất đến người lao động, khu vực lân cận. (So với hiện hành đã loại bỏ biện pháp áp dụng quỹ đạo tiếp cận hạ cánh và khởi hành cất cánh của tàu bay nhằm gây ồn ít nhất). (2) Kiểm soát bụi, khí thải tại cảng hàng không, sân bay Người quản lý cảng thiết lập các tuyến giao thông nội cảng hợp lý nhằm giảm thiểu quãng đường hoạt động của phương tiện, thiết bị. Đồng thời, có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các giải pháp giảm thiểu khí thải bao gồm: - Bảo dưỡng định kỳ hệ thống phương tiện, trang thiết bị sử dụng. - Hạn chế hoạt động của động cơ khi phương tiện, thiết bị tạm dừng hoạt động. - Áp dụng tốc độ, chế độ tăng tốc hợp lý khi phương tiện, thiết bị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay. - Khuyến khích sử dụng nguồn cấp điện, thiết bị điều hòa không khí trên mặt đất bằng thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hoặc sử dụng nhiên liệu sạch. - Có kế hoạch thay thế, tiến đến loại trừ việc sử dụng các thiết bị làm lạnh có sử dụng chất làm lạnh nhóm HCFC (Hydrochlorofluorocarbon). Cơ sở bảo dưỡng tàu bay có trách nhiệm áp dụng các biện pháp giảm thiểu khí thải động cơ tàu bay trong quá trình thử nghiệm động cơ tàu bay. Đối với chủ đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay phải có các biện pháp đảm bảo các yêu cầu về kiểm soát bụi, khí thải, không làm phát tán bụi, gây ô nhiễm không khí trong quá trình thi công. (Thông tư mới đã bổ sung thêm trách nhiệm đối với chủ đầu tư xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng thiết bị cũng phải có biện pháp đảm bảo bụi, khí thải trong quá trình thi công). (3) Kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay Người khai thác cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm: - Xây dựng, thực hiện quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2020. - Bố trí điểm tập kết phù hợp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; có biện pháp kiểm soát đảm bảo yêu cầu về môi trường tại các vị trí lưu trữ, thu gom. - Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng chất thải rắn từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý. (So với Thông tư 53/2012/TT-BGTVT đã mở rộng hơn quy trình xử lý rác thải phải thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường 2020). Ngoài ra, phải lắp đặt các thiết bị đựng, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà ga hành khách; có hướng dẫn bỏ rác, phân loại rác để thực hiện phân loại tại nguồn. Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong sản xuất, cung cấp dịch vụ; có trách nhiệm thực hiện các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa. Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại cảng hàng không, sân bay phải áp dụng biện pháp ngăn ngừa việc phát thải bụi, rơi vãi. (4) Kiểm soát chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại tại cảng hàng không, sân bay Trường hợp có phát sinh chất thải rắn, thì phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định khoản 2 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Xử lý hoặc chuyển giao cho các cơ sở xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Trường hợp phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại mà không thực hiện phân loại hoặc không thể phân loại được thì phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Không được xử lý chất thải nguy hại trong khu vực cảng hàng không sân bay. Trường hợp phát sinh chất thải nguy hại thì phải thực hiện khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Xem thêm Thông tư 52/2022/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/3/2023 thay thế Thông tư 53/2012/TT-BGTVT).
Chỉ thị 5706/CT-CHK: Tăng thêm các chuyến bay cho dịp Tết 2023
Đây là nội dung tại Chỉ thị 5706/CT-CHK ngày 18/11/2022 về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn hàng không dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2023 do Cục Hàng không Việt Nam ban hành. Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tăng cường thêm các chuyến bay phục vụ cho dịp Tết 2023 như sau: Xây dựng kế hoạch, phương án, biện pháp cụ thể đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023 trên cơ sở nguồn lực của đơn vị và kế hoạch khai thác tăng chuyến của các hãng hàng không. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo an ninh, an toàn khi phục vụ chuyến bay, hành khách, tham gia giao thông tại khu vực cảng hàng không, sân bay. Ngoài ra, đối với vấn đề PCCC, khẩn nguy, phải luôn kiểm tra, rà soát, bổ sung đảm bảo đầy đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị đáp ứng kịp thời theo phương án đã được phê duyệt. Yêu cầu các cán bộ, nhân viên thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch với tinh thần ý thức, nghiêm túc và có trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Đối với các cảng hàng không và bảo dưỡng Yêu cầu người lái tàu bay, tiếp viên hàng không, nhân viên bảo dưỡng tàu bay tuân thủ nghiêm các quy trình khai thác tiêu chuẩn đã được Cục HKVN phê duyệt. Trong đó, chú trọng công tác chuẩn bị trước chuyến bay; phối hợp kiểm tra chéo các thông tin quan trọng trong quá trình bay; tuân thủ quy định về điều kiện thời tiết bất lợi (gió đứt, gió giật, gió cạnh, gió đuôi, mưa giông lớn, tầm nhìn giảm đột ngột ...). Chú trọng thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, không để xảy ra trường hợp vi phạm quá giờ làm việc của thành viên tổ bay, nhân viên bảo dưỡng. Xây dựng kế hoạch tăng chuyến, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm và bố trí các chuyến bay khai thác buổi đêm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên cơ sở phù hợp với hạ tầng hàng không và công tác bảo đảm an ninh, an toàn. Đồng thời có biện pháp, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu việc chậm, huỷ chuyến bay và tiếp tục nâng cao ý thức, nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Xem thêm Chỉ thị 5706/CT-CHK ban hành ngày 18/11/2022.
Công văn 1305/BGTVT-CYT: 2 biện pháp tăng cường ngăn ngừa dịch Covid-19 tại các Cảng Hàng không
Biện pháp tăng cường ngăn ngừa dịch tại các cảng hàng không Trước những diễn biến phức tạp tại điểm dịch Sân bay Tân Sơn Nhất, Ngày 12/2/2021, Bộ Giao thông vận tải ban hành Công văn 1305/BGTVT-CYT V/v tăng cường các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 tại các Cảng Hàng không. Trong đó có 2 nội dung đáng chú ý. Một là, kiểm tra và nhắc nhở cán bộ nhân viên, người lao động của đơn vị và hành khách thực hiện nghiêm yêu cầu SK trong phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung đông người, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, khai bảo y tế). - Phổ biến, truyền thông về sử dụng khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn tại Quyết định 1053/QĐ-BYT ngày 06/02/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn đeo khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi công cộng (gửi kèm Công văn này) - Hướng dẫn hành khách khai báo y tế điện tử khi làm thủ tục trực tuyến tại website: https://tokhaiyte.vn hoặc trên ứng dụng Tờ khai y tế (Vietnam Health Declaration) mục Khai y tế nội địa. Từ chối vận chuyển các trường hợp không thực hiện khai báo y tế và các quy định về an toàn dịch bệnh. - Yêu cầu tất cả cán bộ nhân viên, người lao động của đơn vị cài đặt ứng dụng truy vết Bluezone và phải thường xuyên bật Bluetooth để ứng dụng hoạt động hiệu quả, nhằm cảnh báo sớm nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm, người nghỉ nhiễm và giúp cơ quan chức năng phát hiện, truy vết nhanh những người có khả năng bị lây nhiễm. - Hướng dẫn, nhắc nhở hành khách đứng giãn cách khi làm thủ tục tại sân bay, Tăng số lượng xe buýt trung chuyển hành khách từ nhà ga ra máy bay và ngược lại để đảm bảo giữ khoảng cách hành khách trên xe. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch khác theo hướng dẫn tại Công văn 7234/BGTVT-CYT ngày 26/7/2020 của Bộ Giao thông vận tải. Hai là, tăng cường các trang bị phòng hộ cá nhân (bộ quần áo chống dịch, khẩu trang, găng tay...) cho toàn bộ nhân viên làm việc tại các cảng hàng không để hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Đối với nhân viên tiếp xúc trực tiếp với hành khách phải được trang bị kính chống giọt bắn và thường xuyên xét nghiệm SAR-CoV-2, đảm bảo có kết quả âm tính trước khi vào làm việc (nếu có yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan y tế). Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm.