Trường hợp nào được giảm mức phạt vi phạm an toàn giao thông?
Giảm mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông - Hình minh họa Bạn có biết, khi vi phạm an toàn giao bạn cũng có thể thuộc đối tượng được giảm mức phạt hành chính với hành vi vi phạm. Nếu thuộc đối tượng được liệt kê dưới đây và có đơn xin xét giảm mức phạt bạn sẽ được giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt. Theo khoản 1 Điều 77 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định trường hợp được xem xét miễn, giảm tiền phạt vi phạm: “Cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc mà không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.” Như vậy để được xem xét giảm mức xử phạt thì cá nhân phải thỏa mãn điều kiện sau đây: - Bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên - Đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. - Không có khả năng thi hành quyết định xử phạt. Lưu ý: Việc xem xét được giảm mức phạt chỉ áp dụng đối với cá nhân không áp dụng đối với tổ chức. Thủ tục thực hiện - Cá nhân gửi đơn đề nghị giảm,miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Ngoài ra, hồ sơ còn bao gồm có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn Thời gian thực hiện - Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. - Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do. Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt. Kết Luận: Nếu trong trường hợp bạn đang gặp khó khăn như được liệt kê ở trên thì bạn hoàn toàn có thể gửi đơn để được xem xét miễn giảm mức phạt tiền.
Xe vi phạm đang bị tạm giữ sẽ không được bảo lãnh nếu thuộc 4 trường hợp sau
Xe bị tạm giữ vì vi phạm an toàn giao thông - Hình minh họa Đây là nội dung tại Nghị định 31/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/5/2020. Theo đó, không phải mọi trường hợp tổ chức và cá nhân đều được bảo lãnh xe bị tạm giữ. Cụ thể theo khoản 5 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung cho Điều 14 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định: Các trường hợp xe bị tạm giữ không được bảo lãnh: - Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự; - Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông; - Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa; - Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.” Theo đó, nếu thuộc 04 trường hợp trên sẽ không được xem xét đặt tiền bảo lãnh để giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản Trường hợp tổ chức, cá nhân tự giữ, bảo quản khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông Các trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tạm giữ mà không thuộc 4 trường hợp liệt kê ở trên có thể được xem xét cho cá nhân, tổ chức tự giữ, bảo quản nếu có một trong các điều kiện dưới đây: - Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện; -Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện. - Lưu ý mức đặt tiền bảo lãnh Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm; - Trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm. Căn cứ theo khoản 5, khoản 6 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP
Những ai có quyền xử phạt vi phạm giao thông đường bộ?
Xử phạt vi phạm giao thông - Hình minh họa Ngoài cảnh sát giao thông, còn một số chủ thể khác có quyền xử phạt vi phạm giao đường bộ trong phạm vi thẩm quyền cho phép. Dưới đây, là tổng hợp những chủ thể có quyền xử phạt và chủ thể chỉ có quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Căn cứ theo Điều 74 và Điều 79 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau: Các chức danh Phạm vi Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình. Cảnh sát giao thông Những hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 74 Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Những hành vi được quy định tại khoản 3 Điều 74 Trưởng Công an cấp xã Những hành vi được quy định tại khoản 4 Điều 74 Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ Những hành vi được quy định tại khoản 5 Điều 74 Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường Những hành vi được quy định tại khoản 8 Điều 74 Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Hành vi vi phạm an giao thông được quy định quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm Hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ; Công an viên Hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương; Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải Đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
Quyền từ chối các yêu cầu CSGT khi làm người làm chứng
Rất cảm ơn Dân luật hổ trợ trong thời gian qua. Mình có 1 vấn đền cần tham khảo như sau Mình đi cùng đoàn công tác trên xe oto mình ngồi ghế trước. Khi xe xảy ra tai nạn, cảnh sát giao thông yêu cầu mình làm chứng. Mình đã đền trụ sở công an làm biên bản lời khai người làm chứng. Vì nơi mình ở đến trụ sở công an cách nhau gần 200km lại ở vùng không thuận tiện đi lại hơn nữa công việc và gia đình nên mình ko có thời gian để lên làm việc theo các anh CS GT yêu cầu. Mình cần biết có văn bản nào quy định trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người làm chứng không. mình có thể từ chối yêu cầu của CSGT ko. hoặc có thể yêu cầu CSGT đền chổ mình ở để làm việc(cái này trên tinh thần mình hợp tác nhưng do gia đình và công việc mình ko thể đi xa)
Trường hợp nào được giảm mức phạt vi phạm an toàn giao thông?
Giảm mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông - Hình minh họa Bạn có biết, khi vi phạm an toàn giao bạn cũng có thể thuộc đối tượng được giảm mức phạt hành chính với hành vi vi phạm. Nếu thuộc đối tượng được liệt kê dưới đây và có đơn xin xét giảm mức phạt bạn sẽ được giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt. Theo khoản 1 Điều 77 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định trường hợp được xem xét miễn, giảm tiền phạt vi phạm: “Cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc mà không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.” Như vậy để được xem xét giảm mức xử phạt thì cá nhân phải thỏa mãn điều kiện sau đây: - Bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên - Đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. - Không có khả năng thi hành quyết định xử phạt. Lưu ý: Việc xem xét được giảm mức phạt chỉ áp dụng đối với cá nhân không áp dụng đối với tổ chức. Thủ tục thực hiện - Cá nhân gửi đơn đề nghị giảm,miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Ngoài ra, hồ sơ còn bao gồm có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn Thời gian thực hiện - Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. - Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do. Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt. Kết Luận: Nếu trong trường hợp bạn đang gặp khó khăn như được liệt kê ở trên thì bạn hoàn toàn có thể gửi đơn để được xem xét miễn giảm mức phạt tiền.
Xe vi phạm đang bị tạm giữ sẽ không được bảo lãnh nếu thuộc 4 trường hợp sau
Xe bị tạm giữ vì vi phạm an toàn giao thông - Hình minh họa Đây là nội dung tại Nghị định 31/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/5/2020. Theo đó, không phải mọi trường hợp tổ chức và cá nhân đều được bảo lãnh xe bị tạm giữ. Cụ thể theo khoản 5 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung cho Điều 14 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định: Các trường hợp xe bị tạm giữ không được bảo lãnh: - Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự; - Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông; - Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa; - Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.” Theo đó, nếu thuộc 04 trường hợp trên sẽ không được xem xét đặt tiền bảo lãnh để giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản Trường hợp tổ chức, cá nhân tự giữ, bảo quản khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông Các trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tạm giữ mà không thuộc 4 trường hợp liệt kê ở trên có thể được xem xét cho cá nhân, tổ chức tự giữ, bảo quản nếu có một trong các điều kiện dưới đây: - Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện; -Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện. - Lưu ý mức đặt tiền bảo lãnh Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm; - Trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm. Căn cứ theo khoản 5, khoản 6 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP
Những ai có quyền xử phạt vi phạm giao thông đường bộ?
Xử phạt vi phạm giao thông - Hình minh họa Ngoài cảnh sát giao thông, còn một số chủ thể khác có quyền xử phạt vi phạm giao đường bộ trong phạm vi thẩm quyền cho phép. Dưới đây, là tổng hợp những chủ thể có quyền xử phạt và chủ thể chỉ có quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Căn cứ theo Điều 74 và Điều 79 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau: Các chức danh Phạm vi Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình. Cảnh sát giao thông Những hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 74 Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Những hành vi được quy định tại khoản 3 Điều 74 Trưởng Công an cấp xã Những hành vi được quy định tại khoản 4 Điều 74 Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ Những hành vi được quy định tại khoản 5 Điều 74 Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường Những hành vi được quy định tại khoản 8 Điều 74 Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Hành vi vi phạm an giao thông được quy định quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm Hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ; Công an viên Hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương; Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải Đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
Quyền từ chối các yêu cầu CSGT khi làm người làm chứng
Rất cảm ơn Dân luật hổ trợ trong thời gian qua. Mình có 1 vấn đền cần tham khảo như sau Mình đi cùng đoàn công tác trên xe oto mình ngồi ghế trước. Khi xe xảy ra tai nạn, cảnh sát giao thông yêu cầu mình làm chứng. Mình đã đền trụ sở công an làm biên bản lời khai người làm chứng. Vì nơi mình ở đến trụ sở công an cách nhau gần 200km lại ở vùng không thuận tiện đi lại hơn nữa công việc và gia đình nên mình ko có thời gian để lên làm việc theo các anh CS GT yêu cầu. Mình cần biết có văn bản nào quy định trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người làm chứng không. mình có thể từ chối yêu cầu của CSGT ko. hoặc có thể yêu cầu CSGT đền chổ mình ở để làm việc(cái này trên tinh thần mình hợp tác nhưng do gia đình và công việc mình ko thể đi xa)