Khi nào bị xem là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh? Mức phạt của hành vi này ra sao?
Cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, nếu hành vi cạnh tranh biến tướng, thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì nó có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường. (1) Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi cạnh tranh không lành mạnh được định nghĩa là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Như vậy, có thể hiểu, cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh đi ngược lại các quy tắc chung của kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp khác và làm méo mó thị trường. Có thể thấy, cạnh tranh không lành mạnh là một vấn đề nghiêm trọng, đe dọa đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Hơn nữa, khi các doanh nghiệp phải đối mặt với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, họ có thể phải tiêu tốn nhiều nguồn lực để bảo vệ mình thay vì tập trung vào phát triển và đổi mới. (2) Khi nào bị xem là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh Theo quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, 07 hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật nghiêm cấm bao gồm: 1- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây: + Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; + Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó. 2- Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó. 3- Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. 4- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó. 5- Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây: + Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; + So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung. 6- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. 7- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác. Dựa theo quy định trên, có thể rút ra đặc điểm chung của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là đều có chủ ý, có gây thiệt hại và đều vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Do đó, nếu một tổ chức, cá nhân mà có các hành vi nêu trên, xuất phát từ việc có chủ ý, có gây thiệt hại thì sẽ bị xem là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. (3) Mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh Theo đó, căn cứ theo quy định tại Nghị định 75/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể như sau: Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh quy định tại Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi ép buộc trong kinh doanh quy định tại Điều 17 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác quy định tại Điều 18 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác quy định tại Điều 19 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng; + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính quy định tại Điều 20 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc cải chính công khai; + Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ quy định tại Điều 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, có thể thấy, hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị phạt với mức phạt tiền rất cao, tối đa có thể lên đến 2 tỷ đồng. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc việc cơ quan chức năng rất mạnh tay trong việc thực hiện các biện pháp để ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Gót chân Asin có nghĩa là gì? Lợi dụng gót chân Asin đối thủ có là cạnh tranh không lành mạnh không?
Gót chân Asin có nghĩa là gì và việc lợi dụng gót chân Asin của đối thủ thì có được xem là cạnh tranh không lành mạnh hay không? Gót chân Asin có nghĩa là gì? Nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp, Asin (Achilles) là chiến binh vĩ đại nhất của đội quân Hy Lạp dũng mãnh trong Cuộc chiến thành Troy xảy ra vào khoảng 1184 TCN. Asin là con trai của nữ thần biển Thetis và vị vua Hy Lạp người trần Peleus. Ngày Asin chào đời đã được tiên tri rằng chàng sẽ chết trọng một trận chiến kinh hoàng Mẹ Asin muốn chàng trở nên bất tử nên đã mang chàng đến dòng sông Styx - dòng sông của sự vĩnh hằng để nhúng cơ thể chàng xuống nhưng lại quên mất rằng mình đang giữ 2 gót chân chàng nên cả người Asin đều trở nên mình đồng da sắt, duy chỉ có 2 gót chân của Asin vẫn là của người phàm và là chỗ duy nhất có thể bị tổn thương Asin nhờ được thần nhân mã Chiron cho ăn tim gan của sư tử, lợn lòi nên dần trở nên khỏe mạnh, có được lòng can đảm vô song. Thần Chiron còn lắp cho Asin mắt cá chân của người khổng lồ, có thể đuổi kịp cả hươu nai bằng chân trần. Khi diễn ra cuộc chiến của người Hy Lạp chiếm thành Troy, Asin có sức huỷ diệt vô đối vì đối thủ không tìm ra điểm yếu trên cơ thể của chàng. Nhưng cuối cùng hoàng tử Paris (em trai của tướng tài Hector – người đã bị Asin giết chết) của thành Troy đã trả thù thành công cho anh trai của mình bằng cách bắn một mũi tên (có độc) vào gót chân của Asin bằng sự chỉ dẫn của thần Apollo Qua đó có thể hiểu rằng gót chân Asin chính là điểm yếu của một ai đó. Trong cạnh tranh thì gót chân Asin dùng để chỉ rằng không có ai mạnh tuyệt đối và cần phải tìm ra điểm yếu (gót chân Asin) để dốc toàn lực tấn công. Gót chân Asin là điểm yếu của đối phương và để chiến thắng thì sẽ cần tấn công vào điểm yếu đó, vậy đối với cạnh tranh thương mại, việc lợi dụng điểm yếu của đối phương để tấn công có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không thì cụ thể được phân tích dưới góc độ pháp lý dưới đây: Lợi dụng gót chân Asin của đối thủ có được xem là cạnh tranh không lành mạnh không? Theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về cạnh tranh không lành mạnh thì có thể hiểu hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Đồng thời tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau: - Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức theo quy định - Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó. - Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. - Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó. - Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức theo luật định - Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. - Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác. Qua đó có thể thấy pháp luật không quy định rõ việc lợi dụng điểm yếu (gót chân Asin) là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không. Tuy nhiên việc tấn công điểm yếu của đối phương trong cạnh tranh cần tuân thủ theo một số quy định để không trở thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh: - Tuân thủ nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh - Không gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối phương - Không thuộc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo quy định pháp luật Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là bao lâu? Theo Điều 81 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh thì mỗi loại vụ việc (vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế, vụ việc cạnh tranh không lành mạnh) sẽ có một thời hạn điều tra khác nhau. Trong đó, thời hạn để điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 60 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra Trong trường hợp điều tra vụ việc cạnh tranh là vụ việc phức tạp thì sẽ được gia hạn 01 lần nhưng sẽ không quá 45 ngày
Doanh nghiệp viễn thông có được bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh hay không?
Với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay thì việc quản lý về an ninh mạng cũng như viễn thông ngày một trở nên quan trọng. Vậy thì riêng Việt Nam có quy định pháp luật như thế nào về việc doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu có bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực này? Doanh nghiệp viễn thông có được bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh hay không? Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Luật Viễn thông 2009 về việc cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau: - Doanh nghiệp viễn thông không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh. - Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Viễn thông 2009, doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi sau đây: + Bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh; + Sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác; + Sử dụng thông tin thu được từ doanh nghiệp viễn thông khác vào mục đích cạnh tranh không lành mạnh; + Không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu và thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ viễn thông. - Doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu phải thực hiện thống kê, kế toán riêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế để xác định giá thành dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế. - Từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng mà Nhà nước cần quản lý cạnh tranh, Danh mục doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu; quy định và tổ chức thực hiện biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông. - Các doanh nghiệp viễn thông khi tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường dịch vụ liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế. - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Công thương quy định chi tiết việc thực hiện các khoản 1, 5 và 6 Điều 19 Luật Viễn thông 2009. Theo đó thì doanh nghiệp viễn thông không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh. Bên cạnh đó thì nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh. Như vậy, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu sẽ không được phép thực hiện các hành vi bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh. Những hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông? Theo quy định tại Điều 12 Luật Viễn thông 2009 về các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông như sau: - Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc. - Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những thông tin bí mật khác do pháp luật quy định. - Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác. - Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. - Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật. - Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông. Như vậy, trong hoạt động viễn thông thì 6 hoạt động nêu trên sẽ là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực này. Tranh chấp khi doanh nghiệp viễn thông bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh thì thẩm quyền sẽ thuộc về cơ quan nào? Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Viễn thông 2009 về việc cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau: - Thẩm quyền, thủ tục xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau: + Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm xử lý các vụ việc cạnh tranh trong hoạt động thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều 19 Luật Viễn thông 2009. + Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc cạnh tranh, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Các bên liên quan có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật; + Đối với vụ việc cạnh tranh phức tạp hoặc vụ việc có liên quan đến chức năng của nhiều cơ quan khác nhau thì cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan đó trước khi ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Theo đó, thẩm quyền, thủ tục xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau: Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm xử lý các vụ việc cạnh tranh trong hoạt động thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều 19 Luật Viễn thông 2009. Như vậy, tranh chấp khi doanh nghiệp viễn thông bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh thì thẩm quyền sẽ thuộc về cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông. Có thể thấy, Nhà nước ta đang hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp viễn thông để đảm bảo hoạt động viễn thông phát triển hơn.
"Nhái thương hiệu" có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh không? Bị xử phạt như thế nào?
Do nhận được rất nhiều lợi ích từ việc sử dụng thương hiệu của công ty khác để tiến hành những hoạt động kinh doanh của bản thân cho nên hành vi nhái thương hiệu diễn ra rất nhiều Nhái "thương hiệu" là gì "Thương hiệu" là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến hiện nay. Mọi người khi nhắc đến thương hiệu vẫn thường luôn đi kèm với giá trị của nó. Thương hiệu được hình thành từ quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm. Hàng hóa, dịch vụ được sử dụng rộng rãi và được nhiều công nhận thì thương hiệu sẽ trở nên nổi tiếng, có giá trị. Do đó, trường hợp này chúng ta cần xác định cụ thể họ có hành vi nhái thương hiệu thì ở đây là nhái nhãn hiệu, tên thương mại hay chỉ dẫn địa lý. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi Khoản 50 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong đó có chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý là mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại. => Theo đó, doanh nghiệp nhái thương hiệu (sử dụng trùng hoặc tương tự tên thương mại, nhãn hiệu được bảo hộ) là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại, là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Xử phạt hành vi nhái thương hiệu. Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) thì xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, cụ thể: + Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng: - Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp; - Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài việc, đơn vị nhái thương hiệu có thể bị xử lý vi phạm hành chính nêu trên thì trường hợp này mình còn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra (vấn đề này chị có thể xem thêm quy định tại Chương XVII Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự. Ngoài ra hành vi này còn có thể bị xử lý hình sự tùy theo tính chất mức độ vi phạm theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 53 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
“Đạo nhái” thương hiệu nổi tiếng là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Sao chép logo hay tên thương hiệu các nhãn hàng lớn vẫn luôn là tình trạng xảy ra thường xuyên hiện nay. Điều này, làm khách hàng dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại của người khác gây ảnh hưởng lớn đến các nhãn hàng bị đạo tên tuổi của mình mà kinh doanh các mặt hàng kém chất lượng làm mất uy tín cũng như tạo tác động xấu cho thị trường kinh doanh. Vì mục đích kiếm lời nhanh chóng hay tạo sự nổi tiếng, một số người không ngần ngại đạo nhái thương hiệu các hãng lớn và cách điệu tên tuổi theo một hướng gần giống với bản gốc. Đây được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, qua đó nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu và đảm bảo thị trường kinh doanh được lành mạnh. Hãy cùng tìm hiểu hành vi cạnh tranh không lành mạnh được pháp luật quy định như thế nào? Hành vi này sẽ bị xử lý ra sao? Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì? Theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 giải thích hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, do Luật Cạnh tranh 2018 đã bỏ quy định hành vi gây nhầm lẫn thương hiệu là hành vi cạnh tranh bị cấm. Thì tại điểm d khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 có hiệu lực vào năm 2023) vẫn còn quy định. Theo đó, hành vi đạo nhái, chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi “đạo nhái” thương hiệu vi phạm về sở hữu trí tuệ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu tranh cũng vi phạm các quy định về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý được quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm các hành vi sau: (1) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. (2) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. (3) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. (4) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Mức phạt hành chính đối với hành vi “đạo nhái” thương hiệu Nhằm hạn chế các vấn đề về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường kinh tế. Hiện hành có quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP) về các mức phạt hành chính đối với cá nhân có hành vi trên như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 250 triệu đồng khi giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 3 triệu đồng đến 500 triệu đồng khi có các hành vi sau: - Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp - Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi như trên. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP nhưng không vượt quá 250 triệu đồng khi vi phạm: - Sản xuất bao gồm: Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp. - In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa. - Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp. - Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi vi phạm. Phạt tiền từ 10 triệu đồng - 30 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm. Phạt tiền từ 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa. Ngoài ra, còn đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng - 03 tháng. Bên cạnh đó, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được. Đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu là hàng hóa quá cảnh. Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trái pháp luật. Lưu ý: đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt tiền gấp 02 lần so với cá nhân. Như vậy, để bảo vệ các nhãn hiệu, thương hiệu khỏi các nhãn hiệu đạo nhái pháp luật cũng đã quy định các khung xử phạt hành chính tương đối nặng nhằm ngăn chặn hành vi này tác động xấu đến thị trường cũng như tạo sự cạnh tranh lành mạnh.
Khi nào bị xem là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh? Mức phạt của hành vi này ra sao?
Cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, nếu hành vi cạnh tranh biến tướng, thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì nó có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường. (1) Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi cạnh tranh không lành mạnh được định nghĩa là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Như vậy, có thể hiểu, cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh đi ngược lại các quy tắc chung của kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp khác và làm méo mó thị trường. Có thể thấy, cạnh tranh không lành mạnh là một vấn đề nghiêm trọng, đe dọa đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Hơn nữa, khi các doanh nghiệp phải đối mặt với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, họ có thể phải tiêu tốn nhiều nguồn lực để bảo vệ mình thay vì tập trung vào phát triển và đổi mới. (2) Khi nào bị xem là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh Theo quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, 07 hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật nghiêm cấm bao gồm: 1- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây: + Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; + Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó. 2- Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó. 3- Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. 4- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó. 5- Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây: + Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; + So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung. 6- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. 7- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác. Dựa theo quy định trên, có thể rút ra đặc điểm chung của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là đều có chủ ý, có gây thiệt hại và đều vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Do đó, nếu một tổ chức, cá nhân mà có các hành vi nêu trên, xuất phát từ việc có chủ ý, có gây thiệt hại thì sẽ bị xem là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. (3) Mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh Theo đó, căn cứ theo quy định tại Nghị định 75/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể như sau: Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh quy định tại Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi ép buộc trong kinh doanh quy định tại Điều 17 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác quy định tại Điều 18 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác quy định tại Điều 19 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng; + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính quy định tại Điều 20 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc cải chính công khai; + Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ quy định tại Điều 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc gấp hai lần tùy theo hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; + Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, có thể thấy, hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị phạt với mức phạt tiền rất cao, tối đa có thể lên đến 2 tỷ đồng. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc việc cơ quan chức năng rất mạnh tay trong việc thực hiện các biện pháp để ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Gót chân Asin có nghĩa là gì? Lợi dụng gót chân Asin đối thủ có là cạnh tranh không lành mạnh không?
Gót chân Asin có nghĩa là gì và việc lợi dụng gót chân Asin của đối thủ thì có được xem là cạnh tranh không lành mạnh hay không? Gót chân Asin có nghĩa là gì? Nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp, Asin (Achilles) là chiến binh vĩ đại nhất của đội quân Hy Lạp dũng mãnh trong Cuộc chiến thành Troy xảy ra vào khoảng 1184 TCN. Asin là con trai của nữ thần biển Thetis và vị vua Hy Lạp người trần Peleus. Ngày Asin chào đời đã được tiên tri rằng chàng sẽ chết trọng một trận chiến kinh hoàng Mẹ Asin muốn chàng trở nên bất tử nên đã mang chàng đến dòng sông Styx - dòng sông của sự vĩnh hằng để nhúng cơ thể chàng xuống nhưng lại quên mất rằng mình đang giữ 2 gót chân chàng nên cả người Asin đều trở nên mình đồng da sắt, duy chỉ có 2 gót chân của Asin vẫn là của người phàm và là chỗ duy nhất có thể bị tổn thương Asin nhờ được thần nhân mã Chiron cho ăn tim gan của sư tử, lợn lòi nên dần trở nên khỏe mạnh, có được lòng can đảm vô song. Thần Chiron còn lắp cho Asin mắt cá chân của người khổng lồ, có thể đuổi kịp cả hươu nai bằng chân trần. Khi diễn ra cuộc chiến của người Hy Lạp chiếm thành Troy, Asin có sức huỷ diệt vô đối vì đối thủ không tìm ra điểm yếu trên cơ thể của chàng. Nhưng cuối cùng hoàng tử Paris (em trai của tướng tài Hector – người đã bị Asin giết chết) của thành Troy đã trả thù thành công cho anh trai của mình bằng cách bắn một mũi tên (có độc) vào gót chân của Asin bằng sự chỉ dẫn của thần Apollo Qua đó có thể hiểu rằng gót chân Asin chính là điểm yếu của một ai đó. Trong cạnh tranh thì gót chân Asin dùng để chỉ rằng không có ai mạnh tuyệt đối và cần phải tìm ra điểm yếu (gót chân Asin) để dốc toàn lực tấn công. Gót chân Asin là điểm yếu của đối phương và để chiến thắng thì sẽ cần tấn công vào điểm yếu đó, vậy đối với cạnh tranh thương mại, việc lợi dụng điểm yếu của đối phương để tấn công có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không thì cụ thể được phân tích dưới góc độ pháp lý dưới đây: Lợi dụng gót chân Asin của đối thủ có được xem là cạnh tranh không lành mạnh không? Theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về cạnh tranh không lành mạnh thì có thể hiểu hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Đồng thời tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau: - Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức theo quy định - Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó. - Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. - Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó. - Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức theo luật định - Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. - Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác. Qua đó có thể thấy pháp luật không quy định rõ việc lợi dụng điểm yếu (gót chân Asin) là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không. Tuy nhiên việc tấn công điểm yếu của đối phương trong cạnh tranh cần tuân thủ theo một số quy định để không trở thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh: - Tuân thủ nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh - Không gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối phương - Không thuộc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo quy định pháp luật Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là bao lâu? Theo Điều 81 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh thì mỗi loại vụ việc (vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế, vụ việc cạnh tranh không lành mạnh) sẽ có một thời hạn điều tra khác nhau. Trong đó, thời hạn để điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 60 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra Trong trường hợp điều tra vụ việc cạnh tranh là vụ việc phức tạp thì sẽ được gia hạn 01 lần nhưng sẽ không quá 45 ngày
Doanh nghiệp viễn thông có được bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh hay không?
Với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay thì việc quản lý về an ninh mạng cũng như viễn thông ngày một trở nên quan trọng. Vậy thì riêng Việt Nam có quy định pháp luật như thế nào về việc doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu có bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực này? Doanh nghiệp viễn thông có được bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh hay không? Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Luật Viễn thông 2009 về việc cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau: - Doanh nghiệp viễn thông không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh. - Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Viễn thông 2009, doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi sau đây: + Bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh; + Sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác; + Sử dụng thông tin thu được từ doanh nghiệp viễn thông khác vào mục đích cạnh tranh không lành mạnh; + Không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu và thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ viễn thông. - Doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu phải thực hiện thống kê, kế toán riêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế để xác định giá thành dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế. - Từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng mà Nhà nước cần quản lý cạnh tranh, Danh mục doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu; quy định và tổ chức thực hiện biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông. - Các doanh nghiệp viễn thông khi tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường dịch vụ liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế. - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Công thương quy định chi tiết việc thực hiện các khoản 1, 5 và 6 Điều 19 Luật Viễn thông 2009. Theo đó thì doanh nghiệp viễn thông không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh. Bên cạnh đó thì nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh. Như vậy, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu sẽ không được phép thực hiện các hành vi bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh. Những hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông? Theo quy định tại Điều 12 Luật Viễn thông 2009 về các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông như sau: - Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc. - Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những thông tin bí mật khác do pháp luật quy định. - Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác. - Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. - Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật. - Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông. Như vậy, trong hoạt động viễn thông thì 6 hoạt động nêu trên sẽ là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực này. Tranh chấp khi doanh nghiệp viễn thông bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh thì thẩm quyền sẽ thuộc về cơ quan nào? Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Viễn thông 2009 về việc cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau: - Thẩm quyền, thủ tục xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau: + Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm xử lý các vụ việc cạnh tranh trong hoạt động thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều 19 Luật Viễn thông 2009. + Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc cạnh tranh, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Các bên liên quan có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật; + Đối với vụ việc cạnh tranh phức tạp hoặc vụ việc có liên quan đến chức năng của nhiều cơ quan khác nhau thì cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan đó trước khi ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Theo đó, thẩm quyền, thủ tục xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau: Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm xử lý các vụ việc cạnh tranh trong hoạt động thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều 19 Luật Viễn thông 2009. Như vậy, tranh chấp khi doanh nghiệp viễn thông bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh thì thẩm quyền sẽ thuộc về cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông. Có thể thấy, Nhà nước ta đang hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp viễn thông để đảm bảo hoạt động viễn thông phát triển hơn.
"Nhái thương hiệu" có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh không? Bị xử phạt như thế nào?
Do nhận được rất nhiều lợi ích từ việc sử dụng thương hiệu của công ty khác để tiến hành những hoạt động kinh doanh của bản thân cho nên hành vi nhái thương hiệu diễn ra rất nhiều Nhái "thương hiệu" là gì "Thương hiệu" là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến hiện nay. Mọi người khi nhắc đến thương hiệu vẫn thường luôn đi kèm với giá trị của nó. Thương hiệu được hình thành từ quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm. Hàng hóa, dịch vụ được sử dụng rộng rãi và được nhiều công nhận thì thương hiệu sẽ trở nên nổi tiếng, có giá trị. Do đó, trường hợp này chúng ta cần xác định cụ thể họ có hành vi nhái thương hiệu thì ở đây là nhái nhãn hiệu, tên thương mại hay chỉ dẫn địa lý. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi Khoản 50 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong đó có chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý là mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại. => Theo đó, doanh nghiệp nhái thương hiệu (sử dụng trùng hoặc tương tự tên thương mại, nhãn hiệu được bảo hộ) là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại, là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Xử phạt hành vi nhái thương hiệu. Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) thì xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, cụ thể: + Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng: - Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp; - Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài việc, đơn vị nhái thương hiệu có thể bị xử lý vi phạm hành chính nêu trên thì trường hợp này mình còn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra (vấn đề này chị có thể xem thêm quy định tại Chương XVII Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự. Ngoài ra hành vi này còn có thể bị xử lý hình sự tùy theo tính chất mức độ vi phạm theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 53 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
“Đạo nhái” thương hiệu nổi tiếng là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Sao chép logo hay tên thương hiệu các nhãn hàng lớn vẫn luôn là tình trạng xảy ra thường xuyên hiện nay. Điều này, làm khách hàng dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại của người khác gây ảnh hưởng lớn đến các nhãn hàng bị đạo tên tuổi của mình mà kinh doanh các mặt hàng kém chất lượng làm mất uy tín cũng như tạo tác động xấu cho thị trường kinh doanh. Vì mục đích kiếm lời nhanh chóng hay tạo sự nổi tiếng, một số người không ngần ngại đạo nhái thương hiệu các hãng lớn và cách điệu tên tuổi theo một hướng gần giống với bản gốc. Đây được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, qua đó nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu và đảm bảo thị trường kinh doanh được lành mạnh. Hãy cùng tìm hiểu hành vi cạnh tranh không lành mạnh được pháp luật quy định như thế nào? Hành vi này sẽ bị xử lý ra sao? Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì? Theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 giải thích hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, do Luật Cạnh tranh 2018 đã bỏ quy định hành vi gây nhầm lẫn thương hiệu là hành vi cạnh tranh bị cấm. Thì tại điểm d khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 có hiệu lực vào năm 2023) vẫn còn quy định. Theo đó, hành vi đạo nhái, chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi “đạo nhái” thương hiệu vi phạm về sở hữu trí tuệ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu tranh cũng vi phạm các quy định về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý được quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm các hành vi sau: (1) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. (2) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. (3) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. (4) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Mức phạt hành chính đối với hành vi “đạo nhái” thương hiệu Nhằm hạn chế các vấn đề về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường kinh tế. Hiện hành có quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP) về các mức phạt hành chính đối với cá nhân có hành vi trên như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 250 triệu đồng khi giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 3 triệu đồng đến 500 triệu đồng khi có các hành vi sau: - Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp - Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi như trên. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP nhưng không vượt quá 250 triệu đồng khi vi phạm: - Sản xuất bao gồm: Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp. - In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa. - Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp. - Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi vi phạm. Phạt tiền từ 10 triệu đồng - 30 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm. Phạt tiền từ 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa. Ngoài ra, còn đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng - 03 tháng. Bên cạnh đó, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được. Đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu là hàng hóa quá cảnh. Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trái pháp luật. Lưu ý: đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt tiền gấp 02 lần so với cá nhân. Như vậy, để bảo vệ các nhãn hiệu, thương hiệu khỏi các nhãn hiệu đạo nhái pháp luật cũng đã quy định các khung xử phạt hành chính tương đối nặng nhằm ngăn chặn hành vi này tác động xấu đến thị trường cũng như tạo sự cạnh tranh lành mạnh.