Miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới
Cư dân biên giới là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn hoặc khu vực địa giới hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua khu vực biên giới của những người này sẽ được miễn thuế xuất nhập khẩu. Quy định về thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 14/2018/NĐ-CP: - Cư dân biên giới mua bán, trao đổi hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành được hưởng định mức miễn thuế theo quy định tại Phụ lục V Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Danh mục hàng hóa được nhập khẩu dưới hình thức mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BCT. - Phần giá trị hàng hóa vượt định mức quy định được miễn thuế phải chịu thuế nhập khẩu và các loại thuế, phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật. Tại Khoản 3 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định: - Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới. - Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới thì phải nộp thuế. => Theo đó, đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được mua bán, trao đổi qua biên giới nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới thì được miễn thuế trong định mức cụ thể. Định mức được miễn thuế và thủ tục miễn thuế cho cư dân biên giới Tại Điều 9 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định: - Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới do Bộ Công Thương công bố trong định mức theo quy định pháp luật được miễn thuế. - Định mức miễn thuế theo quy định tại Phụ lục V Nghị định 134/2016/NĐ-CP: Cư dân biên giới là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại các khu vực biên giới, người có giấy phép của cơ quan công an tỉnh biên giới cho cư trú ở khu vực biên giới được miễn thuế với trị giá hải quan không quá 2.000.000 đồng/1 người/1 ngày/1 lượt và không quá 4 lượt tháng. - Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới phải kê khai, nộp thuế theo quy định. - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân của nước có chung đường biên giới nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định. Hồ sơ miễn thuế bao gồm: - Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan; - Người nộp thuế cung cấp thông tin về số định danh cá nhân hoặc xuất trình giấy thông hành biên giới hoặc xuất trình thẻ Căn cước công dân. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP như sau: Bước 1: Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuê gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo. Bước 2: Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định. - Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế. - Trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế bản giấy, cơ quan hải quan thực hiện cập nhật và trừ lùi số lượng hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế. - Trường hợp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế phải làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan nơi lắp đặt máy móc, thiết bị. - Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế kê khai chi tiết hàng hóa trên tờ khai hải quan. Trường hợp không kê khai chi tiết được trên tờ khai hải quan, người nộp thuế lập bảng kê chi tiết về hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VIIa ban hành kèm Nghị định 18/2021/NĐ-CP thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 15 Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 18/2021/NĐ-CP và đính kèm tờ khai hải quan. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan nơi thông báo Danh mục miễn thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 16 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này. Như vậy, không phải mọi hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới đều được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà chỉ có hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới tại Phụ lục V Nghị định 134/2016/NĐ-CP mới được miễn thuế và chỉ được miễn thuế với trị giá hải quan không quá 2.000.000 đồng/1 người/1 ngày/1 lượt và không quá 4 lượt tháng. Bên cạnh đó cư dân còn phải đảm bảo điều kiện là hàng hóa mua bán, trao đổi này phải phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của mình. Trường hợp không phải phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng hoặc phần giá trị hàng hóa vượt định mức quy định thì phải chịu thuế theo quy định của pháp luật.
Xử phạt cư dân biên giới đi quá phạm vi được phép qua lại biên giới
Cư dân biên giới Việt Nam được phép qua lại biên giới trong phạm vi nào? Nếu đi quá phạm vi được phép thì bị xử phạt như thế nào? Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt cư dân biên giới hành vi này không? Xử phạt cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới Tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền, trong đó phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: - Cư dân biên giới sử dụng giấy tờ xuất, nhập cảnh biên giới hết giá trị để qua lại biên giới; - Cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới; - Cung cấp thông tin không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới; - Người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế), vành đai biên giới không có giấy tờ theo quy định; - Người nước ngoài vào vành đai biên giới không trình báo với đồn Biên phòng sở tại; - Cư dân biên giới chăn thả gia súc, gia cầm qua biên giới. Theo đó, đối với cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp không phải là cư dân biên giới mà có hành vi đi lại quá phạm vi quy định trong khu vực biên giới đất liền thì bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo Điểm d Khoản 4 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP. Phạm vi cư dân biên giới được phép qua lại biên giới Theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 82/2022/TT-BQP có hướng dẫn: Hành vi đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới là hành vi của cư dân biên giới Bên này sử dụng giấy tờ theo quy định để xuất nhập cảnh sang khu vực biên giới, vùng biên giới Bên kia nhưng đi quá phạm vi một xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương tiếp giáp đường biên giới hai nước. Cụ thể như sau: - Tuyến Việt Nam - Trung Quốc sử dụng Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp huyện; - Tuyến Việt Nam - Lào sử dụng giấy tờ được quy định tại điểm b khoản 4 Điều này và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã đối với Việt Nam và cấp bản đối với Lào; - Tuyến Việt Nam - Campuchia sử dụng Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã. Theo đó, cư dân biên giới chỉ được phép qua lại biên giới theo phạm vi được quy định như trên. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Nghị định 96/2020/NĐ-CP thì: - Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng. - Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ, Trạm trưởng trạm kiểm soát Biên phòng có quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng. Theo quy định về xử phạt thì cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Theo đó, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ không có thẩm quyền xử phạt mà Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ hoặc Trạm trưởng trạm kiểm soát Biên phòng mới có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp cư dân biên giới này. => Như vậy, cư dân biên giới được qua lại các tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Việt Nam - Lào; Việt Nam - Campuchia trong phạm vi được cho phép. Khi đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới, cư dân biên giới sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới
Cư dân biên giới là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn hoặc khu vực địa giới hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua khu vực biên giới của những người này sẽ được miễn thuế xuất nhập khẩu. Quy định về thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 14/2018/NĐ-CP: - Cư dân biên giới mua bán, trao đổi hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành được hưởng định mức miễn thuế theo quy định tại Phụ lục V Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Danh mục hàng hóa được nhập khẩu dưới hình thức mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BCT. - Phần giá trị hàng hóa vượt định mức quy định được miễn thuế phải chịu thuế nhập khẩu và các loại thuế, phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật. Tại Khoản 3 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định: - Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới. - Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới thì phải nộp thuế. => Theo đó, đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được mua bán, trao đổi qua biên giới nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới thì được miễn thuế trong định mức cụ thể. Định mức được miễn thuế và thủ tục miễn thuế cho cư dân biên giới Tại Điều 9 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định: - Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới do Bộ Công Thương công bố trong định mức theo quy định pháp luật được miễn thuế. - Định mức miễn thuế theo quy định tại Phụ lục V Nghị định 134/2016/NĐ-CP: Cư dân biên giới là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại các khu vực biên giới, người có giấy phép của cơ quan công an tỉnh biên giới cho cư trú ở khu vực biên giới được miễn thuế với trị giá hải quan không quá 2.000.000 đồng/1 người/1 ngày/1 lượt và không quá 4 lượt tháng. - Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới phải kê khai, nộp thuế theo quy định. - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân của nước có chung đường biên giới nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định. Hồ sơ miễn thuế bao gồm: - Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan; - Người nộp thuế cung cấp thông tin về số định danh cá nhân hoặc xuất trình giấy thông hành biên giới hoặc xuất trình thẻ Căn cước công dân. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP như sau: Bước 1: Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuê gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo. Bước 2: Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định. - Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế. - Trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế bản giấy, cơ quan hải quan thực hiện cập nhật và trừ lùi số lượng hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế. - Trường hợp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế phải làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan nơi lắp đặt máy móc, thiết bị. - Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế kê khai chi tiết hàng hóa trên tờ khai hải quan. Trường hợp không kê khai chi tiết được trên tờ khai hải quan, người nộp thuế lập bảng kê chi tiết về hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VIIa ban hành kèm Nghị định 18/2021/NĐ-CP thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 15 Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 18/2021/NĐ-CP và đính kèm tờ khai hải quan. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, người nộp thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan nơi thông báo Danh mục miễn thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Nghị định này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc theo Mẫu số 16 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này. Như vậy, không phải mọi hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới đều được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà chỉ có hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới tại Phụ lục V Nghị định 134/2016/NĐ-CP mới được miễn thuế và chỉ được miễn thuế với trị giá hải quan không quá 2.000.000 đồng/1 người/1 ngày/1 lượt và không quá 4 lượt tháng. Bên cạnh đó cư dân còn phải đảm bảo điều kiện là hàng hóa mua bán, trao đổi này phải phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của mình. Trường hợp không phải phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng hoặc phần giá trị hàng hóa vượt định mức quy định thì phải chịu thuế theo quy định của pháp luật.
Xử phạt cư dân biên giới đi quá phạm vi được phép qua lại biên giới
Cư dân biên giới Việt Nam được phép qua lại biên giới trong phạm vi nào? Nếu đi quá phạm vi được phép thì bị xử phạt như thế nào? Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt cư dân biên giới hành vi này không? Xử phạt cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới Tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền, trong đó phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: - Cư dân biên giới sử dụng giấy tờ xuất, nhập cảnh biên giới hết giá trị để qua lại biên giới; - Cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới; - Cung cấp thông tin không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới; - Người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế), vành đai biên giới không có giấy tờ theo quy định; - Người nước ngoài vào vành đai biên giới không trình báo với đồn Biên phòng sở tại; - Cư dân biên giới chăn thả gia súc, gia cầm qua biên giới. Theo đó, đối với cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp không phải là cư dân biên giới mà có hành vi đi lại quá phạm vi quy định trong khu vực biên giới đất liền thì bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo Điểm d Khoản 4 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP. Phạm vi cư dân biên giới được phép qua lại biên giới Theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 82/2022/TT-BQP có hướng dẫn: Hành vi đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới là hành vi của cư dân biên giới Bên này sử dụng giấy tờ theo quy định để xuất nhập cảnh sang khu vực biên giới, vùng biên giới Bên kia nhưng đi quá phạm vi một xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương tiếp giáp đường biên giới hai nước. Cụ thể như sau: - Tuyến Việt Nam - Trung Quốc sử dụng Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp huyện; - Tuyến Việt Nam - Lào sử dụng giấy tờ được quy định tại điểm b khoản 4 Điều này và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã đối với Việt Nam và cấp bản đối với Lào; - Tuyến Việt Nam - Campuchia sử dụng Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã. Theo đó, cư dân biên giới chỉ được phép qua lại biên giới theo phạm vi được quy định như trên. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Nghị định 96/2020/NĐ-CP thì: - Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng. - Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ, Trạm trưởng trạm kiểm soát Biên phòng có quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng. Theo quy định về xử phạt thì cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Theo đó, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ không có thẩm quyền xử phạt mà Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ hoặc Trạm trưởng trạm kiểm soát Biên phòng mới có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp cư dân biên giới này. => Như vậy, cư dân biên giới được qua lại các tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Việt Nam - Lào; Việt Nam - Campuchia trong phạm vi được cho phép. Khi đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới, cư dân biên giới sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.