Quy mô doanh nghiệp thế nào thì phải tổ chức bộ phận y tế?
Hiện nay, việc phát triển kinh tế cũng gắn liền với việc nâng cao chất lượng lao động. Trong đó, đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn thì đặc biệt phải quan tâm sức khỏe của người lao động (NLĐ). Theo quy định đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn thì cần phải tổ chức bộ phận y tế để đảm bảo sức khỏe NLĐ kịp thời. Vậy, công ty quy mô như thế nào mới cần thiết? 1. Tổ chức bộ phận y tế đối với cơ sở sản xuất kinh doanh Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng. Doanh nghiệp phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP tổ chức bộ phận y tế sau: - Sử dụng dưới 300 NLĐ phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp. - Sử dụng từ 300 - dưới 500 NLĐ phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp. - Sử dụng từ 500 - dưới 1.000 NLĐ phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp. - Sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. 2. Tổ chức bộ phận y tế đối với cơ sở kinh doanh khác Căn cứ khoản 2 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây: - Sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp. - Sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động ít nhất phải có 01 y sĩ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp. - Sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sĩ và 1 người làm công tác y tế khác. 3. Quy định đối với người làm công tác ý tế tại cơ sở lao động Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại cơ sở lao động được quy định tại mục 1 và 2 phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây: (1) Phải có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sĩ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sĩ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên. (2) Điều kiện thứ hai là phải có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động. Doanh nghiệp phải thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính. 4. Trường hợp không tổ chức bộ phận y tế Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định nêu trên, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây: Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP. Đồng thời có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính. Như vậy, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xác định được doanh nghiệp đó có thuộc trường hợp tại quy định khoản 1 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy mô từ 300 lao động thì doanh nghiệp đó phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp.
Sử dụng người lao động cao tuổi cần chú ý những gì?
Hiện nay, người lao động cao tuổi là một thành phần lao động có nhiều kinh nghiệm và được ưu tiên trong quá trình lao động. Việc sử dụng người lao động cao tuổi nhận được nhiều khuyến khích từ nhà nước. Tuy nhiên, người sử dụng lao động cần chú ý một số quy định về đối tượng lao động này, nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như giúp đỡ người cao tuổi vẫn có thể thực hiện được công việc theo mong muốn. Cụ thể, trong một số công việc đòi hỏi cần có kinh nghiệm và kiến thức của người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng cần lưu ý một số vấn đề về độ tuổi được xem là lao động cao tuổi và đối tượng lao động này có thể thực hiện những công việc nào? Quy định về độ tuổi của người lao động cao tuổi Người lao động cao tuổi hiện nay được quy định tại Điều 148 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu thông thường được pháp luật quy định. Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Căn cứ khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 (được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP) quy định về tuổi nghỉ hưu vào năm 2022 cho người lao động như sau: Kể từ năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động nam là đủ 60 tuổi 06 tháng, còn đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 08 tháng. Cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Lưu ý: khi người sử dụng lao động chấp thuận ký kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi, thì đối tượng lao động này có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe, cho người lao động nghỉ ngơi và chăm sóc gia đình. Nhà nước đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động của người lao động cao tuổi. Bên cạnh đó sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực vì người lao động cao tuổi là người có tay nghề cao cũng như kinh nghiệm thâm niên có thể đào tạo và hướng dẫn giúp đỡ thế hệ lao động trẻ. Nguyên tắc sử dụng người lao động cao tuổi Khi sử dụng người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động cần phải tuân theo quy định pháp luật về đảm bảo quyền lợi cho người cao tuổi tham gia lao động được quy định theo Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 như sau: Về việc giao kết hợp đồng lao động, khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Như vậy, theo quy định này thì không ràng buộc số lần giao kết lao động xác định thời hạn đối với người lao động cao tuổi. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2019 mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động. Đặc biệt nghiêm cấm cơ sở lao động sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn. Nếu cơ sở lao động làm việc trong các môi trường trên có ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động cao tuổi thì không nên giao kết hợp đồng để tránh gây nên những vấn đề không đáng có. Nhà nước khuyến khích và quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc. Như vậy, trên đây là những thông tin cần lưu ý khi tuyển dụng người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động cần quan tâm về độ tuổi được xem là lao động cao tuổi sẽ được thay đổi theo từng năm khác nhau. Bên cạnh đó, khi giao kết hợp đồng cần chú ý các quy định về đảm bảo sức khỏe cho đối tượng đặc biệt này.
Quy mô doanh nghiệp thế nào thì phải tổ chức bộ phận y tế?
Hiện nay, việc phát triển kinh tế cũng gắn liền với việc nâng cao chất lượng lao động. Trong đó, đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn thì đặc biệt phải quan tâm sức khỏe của người lao động (NLĐ). Theo quy định đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn thì cần phải tổ chức bộ phận y tế để đảm bảo sức khỏe NLĐ kịp thời. Vậy, công ty quy mô như thế nào mới cần thiết? 1. Tổ chức bộ phận y tế đối với cơ sở sản xuất kinh doanh Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng. Doanh nghiệp phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP tổ chức bộ phận y tế sau: - Sử dụng dưới 300 NLĐ phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp. - Sử dụng từ 300 - dưới 500 NLĐ phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp. - Sử dụng từ 500 - dưới 1.000 NLĐ phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp. - Sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. 2. Tổ chức bộ phận y tế đối với cơ sở kinh doanh khác Căn cứ khoản 2 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây: - Sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp. - Sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động ít nhất phải có 01 y sĩ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp. - Sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sĩ và 1 người làm công tác y tế khác. 3. Quy định đối với người làm công tác ý tế tại cơ sở lao động Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại cơ sở lao động được quy định tại mục 1 và 2 phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây: (1) Phải có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sĩ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sĩ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên. (2) Điều kiện thứ hai là phải có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động. Doanh nghiệp phải thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính. 4. Trường hợp không tổ chức bộ phận y tế Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định nêu trên, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây: Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP. Đồng thời có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính. Như vậy, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xác định được doanh nghiệp đó có thuộc trường hợp tại quy định khoản 1 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy mô từ 300 lao động thì doanh nghiệp đó phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp.
Sử dụng người lao động cao tuổi cần chú ý những gì?
Hiện nay, người lao động cao tuổi là một thành phần lao động có nhiều kinh nghiệm và được ưu tiên trong quá trình lao động. Việc sử dụng người lao động cao tuổi nhận được nhiều khuyến khích từ nhà nước. Tuy nhiên, người sử dụng lao động cần chú ý một số quy định về đối tượng lao động này, nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như giúp đỡ người cao tuổi vẫn có thể thực hiện được công việc theo mong muốn. Cụ thể, trong một số công việc đòi hỏi cần có kinh nghiệm và kiến thức của người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng cần lưu ý một số vấn đề về độ tuổi được xem là lao động cao tuổi và đối tượng lao động này có thể thực hiện những công việc nào? Quy định về độ tuổi của người lao động cao tuổi Người lao động cao tuổi hiện nay được quy định tại Điều 148 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu thông thường được pháp luật quy định. Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Căn cứ khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 (được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP) quy định về tuổi nghỉ hưu vào năm 2022 cho người lao động như sau: Kể từ năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động nam là đủ 60 tuổi 06 tháng, còn đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 08 tháng. Cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Lưu ý: khi người sử dụng lao động chấp thuận ký kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi, thì đối tượng lao động này có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe, cho người lao động nghỉ ngơi và chăm sóc gia đình. Nhà nước đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động của người lao động cao tuổi. Bên cạnh đó sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực vì người lao động cao tuổi là người có tay nghề cao cũng như kinh nghiệm thâm niên có thể đào tạo và hướng dẫn giúp đỡ thế hệ lao động trẻ. Nguyên tắc sử dụng người lao động cao tuổi Khi sử dụng người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động cần phải tuân theo quy định pháp luật về đảm bảo quyền lợi cho người cao tuổi tham gia lao động được quy định theo Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 như sau: Về việc giao kết hợp đồng lao động, khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Như vậy, theo quy định này thì không ràng buộc số lần giao kết lao động xác định thời hạn đối với người lao động cao tuổi. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2019 mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động. Đặc biệt nghiêm cấm cơ sở lao động sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn. Nếu cơ sở lao động làm việc trong các môi trường trên có ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động cao tuổi thì không nên giao kết hợp đồng để tránh gây nên những vấn đề không đáng có. Nhà nước khuyến khích và quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc. Như vậy, trên đây là những thông tin cần lưu ý khi tuyển dụng người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động cần quan tâm về độ tuổi được xem là lao động cao tuổi sẽ được thay đổi theo từng năm khác nhau. Bên cạnh đó, khi giao kết hợp đồng cần chú ý các quy định về đảm bảo sức khỏe cho đối tượng đặc biệt này.