Phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm là gì? Từ 1/7, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật còn được nhận phụ cấp ưu đãi không? (1) Phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc là gì? Phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc là một khoản tiền mà người lao động sẽ được nhận thêm khi nhận lương do làm những công việc đặc thù, có điều kiện lao động cao hơn bình thường. Căn cứ vào điểm b và điểm d2 khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc được quy định như sau: Phụ cấp ưu đãi nghề được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Phụ cấp trách nhiệm công việc được áp dụng đối với những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung. (2) Giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được nhận phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp trách nhiệm không? Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, đối tượng được nhận phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc bao gồm: - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học dành riêng cho người khuyết tật là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học có từ 70% trở lên số học viên là người khuyết tật và lớp hòa nhập là lớp học thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có từ 5% đến dưới 70% số học viên là người khuyết tật. Như vậy, nhà giáo chuyên trách và không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học dành riêng cho người khuyết tật và trong các lớp hòa nhập dành cho người khuyết tật là đối tượng được nhận phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp công việc. (3) Từ 1/7, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật còn được nhận phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm không? Từ 01/7/2024, theo Nghị quyết 27/NQ-TW mức lương dành cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được áp dụng theo bảng lương mới, tiền lương chiếm 70% và các khoản phụ cấp chiếm 30% trong tổng tiền lương được nhận. Căn cứ tại điểm d tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW quy định việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành có nêu rõ: “Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.” Như vậy, từ ngày 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề sẽ được gộp với phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm và được gọi chung với tên gọi mới là phụ cấp theo nghề. Do đó, giảng viên chuyên trách hoặc không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học dành riêng cho người khuyết tật và trong các lớp hòa nhập dành cho người khuyết tật sẽ vẫn được nhận phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc nhưng sẽ dưới tên gọi là phụ cấp theo nghề.
Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay là gì?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; Trường trung cấp;Trường cao đẳng. Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức như sau: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước. 1. Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Căn cứ vào Điều 22 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau: - Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành bao gồm Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Điều lệ trường trung cấp, Điều lệ trường cao đẳng. - Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nội dung chủ yếu sau đây: + Mục tiêu và sứ mạng; + Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; + Tổ chức các hoạt động đào tạo; + Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo, cán bộ quản lý; + Nhiệm vụ và quyền của người học; + Tổ chức và quản lý của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; + Tài chính và tài sản; + Quan hệ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, gia đình và xã hội. - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của mình và công bố công khai tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục Căn cứ vào Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục như sau: - Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau đây: + Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông; + Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp; + Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp. - Tổ chức đào tạo thường xuyên theo quy định tại Mục 2 Chương III của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 - Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học. - Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo. - Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp. - Được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. - Liên kết hoạt động đào tạo trong nước; liên kết hoạt động đào tạo với nước ngoài theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. - Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. - Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội. - Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định. - Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học. - Được thành lập doanh nghiệp, được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. - Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật. - Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là một số quy định về điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
Phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm là gì? Từ 1/7, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật còn được nhận phụ cấp ưu đãi không? (1) Phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc là gì? Phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc là một khoản tiền mà người lao động sẽ được nhận thêm khi nhận lương do làm những công việc đặc thù, có điều kiện lao động cao hơn bình thường. Căn cứ vào điểm b và điểm d2 khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc được quy định như sau: Phụ cấp ưu đãi nghề được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Phụ cấp trách nhiệm công việc được áp dụng đối với những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung. (2) Giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được nhận phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp trách nhiệm không? Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, đối tượng được nhận phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc bao gồm: - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. - Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học dành riêng cho người khuyết tật là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học có từ 70% trở lên số học viên là người khuyết tật và lớp hòa nhập là lớp học thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có từ 5% đến dưới 70% số học viên là người khuyết tật. Như vậy, nhà giáo chuyên trách và không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học dành riêng cho người khuyết tật và trong các lớp hòa nhập dành cho người khuyết tật là đối tượng được nhận phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp công việc. (3) Từ 1/7, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật còn được nhận phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm không? Từ 01/7/2024, theo Nghị quyết 27/NQ-TW mức lương dành cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được áp dụng theo bảng lương mới, tiền lương chiếm 70% và các khoản phụ cấp chiếm 30% trong tổng tiền lương được nhận. Căn cứ tại điểm d tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW quy định việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành có nêu rõ: “Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.” Như vậy, từ ngày 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề sẽ được gộp với phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm và được gọi chung với tên gọi mới là phụ cấp theo nghề. Do đó, giảng viên chuyên trách hoặc không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học dành riêng cho người khuyết tật và trong các lớp hòa nhập dành cho người khuyết tật sẽ vẫn được nhận phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc nhưng sẽ dưới tên gọi là phụ cấp theo nghề.
Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay là gì?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; Trường trung cấp;Trường cao đẳng. Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức như sau: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước. 1. Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Căn cứ vào Điều 22 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau: - Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành bao gồm Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Điều lệ trường trung cấp, Điều lệ trường cao đẳng. - Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nội dung chủ yếu sau đây: + Mục tiêu và sứ mạng; + Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; + Tổ chức các hoạt động đào tạo; + Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo, cán bộ quản lý; + Nhiệm vụ và quyền của người học; + Tổ chức và quản lý của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; + Tài chính và tài sản; + Quan hệ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, gia đình và xã hội. - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của mình và công bố công khai tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục Căn cứ vào Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục như sau: - Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau đây: + Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông; + Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp; + Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp. - Tổ chức đào tạo thường xuyên theo quy định tại Mục 2 Chương III của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 - Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học. - Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo. - Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp. - Được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. - Liên kết hoạt động đào tạo trong nước; liên kết hoạt động đào tạo với nước ngoài theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. - Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. - Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội. - Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định. - Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học. - Được thành lập doanh nghiệp, được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. - Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật. - Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là một số quy định về điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.