Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay là gì?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; Trường trung cấp;Trường cao đẳng. Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức như sau: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước. 1. Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Căn cứ vào Điều 22 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau: - Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành bao gồm Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Điều lệ trường trung cấp, Điều lệ trường cao đẳng. - Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nội dung chủ yếu sau đây: + Mục tiêu và sứ mạng; + Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; + Tổ chức các hoạt động đào tạo; + Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo, cán bộ quản lý; + Nhiệm vụ và quyền của người học; + Tổ chức và quản lý của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; + Tài chính và tài sản; + Quan hệ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, gia đình và xã hội. - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của mình và công bố công khai tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục Căn cứ vào Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục như sau: - Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau đây: + Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông; + Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp; + Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp. - Tổ chức đào tạo thường xuyên theo quy định tại Mục 2 Chương III của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 - Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học. - Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo. - Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp. - Được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. - Liên kết hoạt động đào tạo trong nước; liên kết hoạt động đào tạo với nước ngoài theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. - Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. - Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội. - Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định. - Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học. - Được thành lập doanh nghiệp, được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. - Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật. - Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là một số quy định về điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được thành lập từ vốn đầu tư nước ngoài không? Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn nước ngoài có được tự chủ về cơ cấu tổ chức không? 1.Các hình thức tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Căn cứ Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm các hình thức và được tổ chức theo các loại hình như sau: 1.Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: -Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; -Trường trung cấp; -Trường cao đẳng. 2.Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây: - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn có thể hoạt động theo hình thức có vốn đầu tư nước ngoài. 2. Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Căn cứ Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau: 1.Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm: - Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục; - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; - Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ; - Các khoa, bộ môn; - Các hội đồng tư vấn; - Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có). 2.Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm: - Giám đốc, phó giám đốc; - Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ; - Các tổ bộ môn; - Các hội đồng tư vấn; - Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có). 3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức. Theo đó, cở sở giáo dục nghề nghiệp có vốn nước ngoài thì được tự chủ về cơ cấu tổ chức không cần phải có cơ cấu bắt buộc như cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục. 3. Giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định Giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị giải thể đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp và được phép giải thể đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp Như vậy cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ giải thể khi: - Vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng; - Hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ; - Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau thời hạn 36 tháng đối với trường cao đẳng, trường trung cấp hoặc 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực; - Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó
Lý, Hóa, Sinh, Địa là môn học lựa chọn ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Ngày 08/11/2022, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT Quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định cụ thể các môn học bắt buộc và lựa chọn đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, còn quy định về khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông. Theo đó, căn cứ tại Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định các môn học bắt buộc và lựa chọn đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cụ thể là: - Các môn học bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Lịch sử. - Các môn học lựa chọn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí. Thời lượng giảng dạy của các môn học như sau: - Toán, Ngữ văn: 252 tiết/môn học. - Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử: 168 tiết/môn học. Theo đó, mỗi ngành, nghề đào tạo phải học các môn học bắt buộc và ít nhất 01 môn học lựa chọn quy định tại Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định lựa chọn các môn học bảo đảm phù hợp với ngành, nghề đào tạo. Ngoài ra, Việc giảng dạy các môn học được tổ chức theo lớp học đối với từng môn học, mỗi lớp học có không quá 45 người học. Mỗi môn học được giảng dạy trong 03 (ba) kỳ. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định việc phân chia các kì và xây dựng kế hoạch giảng dạy bảo đảm thực hiện đầy đủ khối lượng kiến thức, yêu cầu cần đạt và thời lượng giảng dạy của môn học. Hoạt động giảng dạy thông qua một số hình thức chủ yếu: học lý thuyết, làm bài tập, thực hành, thí nghiệm, dự án học tập, trải nghiệm, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng. Thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của người học; chú trọng rèn luyện cho người học phương pháp tự học, tự nghiên cứu theo yêu cầu dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/12/2022.
Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay là gì?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; Trường trung cấp;Trường cao đẳng. Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức như sau: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước. 1. Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Căn cứ vào Điều 22 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau: - Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành bao gồm Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Điều lệ trường trung cấp, Điều lệ trường cao đẳng. - Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nội dung chủ yếu sau đây: + Mục tiêu và sứ mạng; + Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; + Tổ chức các hoạt động đào tạo; + Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo, cán bộ quản lý; + Nhiệm vụ và quyền của người học; + Tổ chức và quản lý của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; + Tài chính và tài sản; + Quan hệ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, gia đình và xã hội. - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào Điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của mình và công bố công khai tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục Căn cứ vào Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục như sau: - Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau đây: + Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông; + Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp; + Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp. - Tổ chức đào tạo thường xuyên theo quy định tại Mục 2 Chương III của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 - Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học. - Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo. - Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp. - Được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. - Liên kết hoạt động đào tạo trong nước; liên kết hoạt động đào tạo với nước ngoài theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. - Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. - Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội. - Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định. - Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học. - Được thành lập doanh nghiệp, được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. - Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật. - Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là một số quy định về điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được thành lập từ vốn đầu tư nước ngoài không? Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn nước ngoài có được tự chủ về cơ cấu tổ chức không? 1.Các hình thức tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Căn cứ Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm các hình thức và được tổ chức theo các loại hình như sau: 1.Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: -Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; -Trường trung cấp; -Trường cao đẳng. 2.Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây: - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn có thể hoạt động theo hình thức có vốn đầu tư nước ngoài. 2. Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Căn cứ Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau: 1.Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm: - Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục; - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; - Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ; - Các khoa, bộ môn; - Các hội đồng tư vấn; - Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có). 2.Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm: - Giám đốc, phó giám đốc; - Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ; - Các tổ bộ môn; - Các hội đồng tư vấn; - Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có). 3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức. Theo đó, cở sở giáo dục nghề nghiệp có vốn nước ngoài thì được tự chủ về cơ cấu tổ chức không cần phải có cơ cấu bắt buộc như cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục. 3. Giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định Giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị giải thể đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp và được phép giải thể đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp Như vậy cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ giải thể khi: - Vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng; - Hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ; - Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau thời hạn 36 tháng đối với trường cao đẳng, trường trung cấp hoặc 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực; - Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó
Lý, Hóa, Sinh, Địa là môn học lựa chọn ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Ngày 08/11/2022, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT Quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định cụ thể các môn học bắt buộc và lựa chọn đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, còn quy định về khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông. Theo đó, căn cứ tại Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định các môn học bắt buộc và lựa chọn đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cụ thể là: - Các môn học bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Lịch sử. - Các môn học lựa chọn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí. Thời lượng giảng dạy của các môn học như sau: - Toán, Ngữ văn: 252 tiết/môn học. - Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử: 168 tiết/môn học. Theo đó, mỗi ngành, nghề đào tạo phải học các môn học bắt buộc và ít nhất 01 môn học lựa chọn quy định tại Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định lựa chọn các môn học bảo đảm phù hợp với ngành, nghề đào tạo. Ngoài ra, Việc giảng dạy các môn học được tổ chức theo lớp học đối với từng môn học, mỗi lớp học có không quá 45 người học. Mỗi môn học được giảng dạy trong 03 (ba) kỳ. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định việc phân chia các kì và xây dựng kế hoạch giảng dạy bảo đảm thực hiện đầy đủ khối lượng kiến thức, yêu cầu cần đạt và thời lượng giảng dạy của môn học. Hoạt động giảng dạy thông qua một số hình thức chủ yếu: học lý thuyết, làm bài tập, thực hành, thí nghiệm, dự án học tập, trải nghiệm, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng. Thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của người học; chú trọng rèn luyện cho người học phương pháp tự học, tự nghiên cứu theo yêu cầu dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/12/2022.