NHNN gia hạn khoản vay tái cấp vốn 4000 tỷ đồng của Vietnam Airlines
Ngày 22/7/2024, NHNN đã ban hành Thông tư 42/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2021/TT-NHNN. Cụ thể, Thông tư 42/2024/TT-NHNN sẽ sửa đổi, bổ sung về quy định tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines) vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Vietnam Airlines do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. (1) NHNN gia hạn khoản vay tái cấp vốn 4000 tỷ đồng của Vietnam Airlines Cụ thể, Thông tư 42/2024/TT-NHNN đã sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-NHNN như sau: “3. Gia hạn tái cấp vốn: Khoản tái cấp vốn được gia hạn tự động 05 (năm) lần tại thời điểm đến hạn đối với dư nợ gốc tái cấp vốn còn lại; thời hạn gia hạn mỗi lần bằng thời hạn tái cấp vốn; tổng thời gian tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn tối đa không quá 06 năm.”. Đối với nội dung này, trước đó, tại Nghị quyết 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 có nêu rõ, cho phép NHNN được tự động gia hạn thêm 03 lần tại thời điểm đến hạn trả nợ đối với dư nợ tái cấp vốn còn lại của các tổ chức tín dụng đang cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Điểm a Khoản 11 Điều 1 Nghị quyết 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020. Qua đó, thời gian gia hạn mỗi lần sẽ bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu, tổng thời gian các lần gia hạn tái cấp vốn tối đa không quá 05 năm (trong đó bao gồm cả 02 lần đã được gia hạn theo Nghị quyết 135/2020/QH14). Theo đó, khoản tái cấp vốn của VietNam Airlines sẽ được gia hạn tự động 5 lần tại thời điểm đến hạn đối với dư nợ gốc tái cấp vốn còn lại; thời hạn gia hạn mỗi lần bằng thời hạn tái cấp vốn; tổng thời gian tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn tối đa không quá 6 năm. Xem chi tiết tại Thông tư 42/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ 22/07/2024 Thông tin thêm về vấn đề này, trước đó, tại Báo cáo tài chính hợp nhất do Vietnam Airlines và Báo cáo tài chính Công ty mẹ giữa niên độ quý I/2024. Đơn vị này đạt 28.268 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (quý I/2023 là 23.640 tỷ đồng); doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 27.964 tỷ đồng; lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 4.084,9 tỷ đồng (quý I/2023 là 1.959 tỷ đồng); lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 900 tỷ đồng (quý I/2023 là 57,2 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 4.441 tỷ đồng (quý I/2023 là âm 37,3 tỷ đồng). Qua đó, cũng chấm dứt chuỗi thua lỗ 16 quý liên tiếp của đơn vị này. (2) Quy định về trả nợ vay tái cấp vốn Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 04/2021/TT-NHNN có nêu rõ, khi khoản vay tái cấp vốn đến hạn (hết thời hạn tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn (nếu có)) thì tổ chức tín dụng phải trả hết số dư gốc khoản vay tái cấp vốn. Theo đó, trong thời hạn là 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh số dư gốc khoản vay tái cấp vốn lớn hơn dư nợ gốc khoản cho vay Vietnam Airlines tương ứng với khoản vay tái cấp vốn đó, tổ chức tín dụng phải chủ động trả nợ khoản vay tái cấp vốn theo thứ tự từ Khế ước nhận nợ được ký sớm nhất tương ứng với khoản cho vay Vietnam Airlines bảo đảm số dư gốc khoản vay tái cấp vốn không vượt quá dư nợ gốc khoản cho vay VNA (theo từng khoản cho vay VNA). Đồng thời, tại Thông tư 04/2021/TT-NHNN cũng cho phép tổ chức tín dụng được trả nợ vay tái cấp vốn trước hạn.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là gì? Thông tư 02/2023/TT-NHNN liệu có được kéo dài thời hạn?
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là gì? Điều kiện để cơ cấu thời hạn trả nợ là gì? Thông tư 02/2023/TT-NHNN liệu có được kéo dài thời hạn? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên. (1) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là gì? Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ như sau: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, Cụ thể: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Ngân hàng sẽ kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ cho một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của bạn. Số kỳ hạn trả nợ có thể thay đổi hoặc giữ nguyên. Gia hạn nợ: Ngân hàng sẽ kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ cho nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của khách hàng. Khoảng thời gian này sẽ vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận ban đầu. Như vậy, hiểu đơn giản thì cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng (ngân hàng) chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khoản vay của khách hàng. (2) Điều kiện để cơ cấu lại thời hạn trả nợ là gì? Cụ thể, theo Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN các tổ chức tài chính sẽ xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ dựa trên cơ sơ đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và khả năng đáp ứng các điều kiện của khách hàng như sau: - Dư nợ gốc phát sinh trước ngày 24/04/2023 và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính. - Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ 24/04/2023 đến hết ngày 30/6/2024. - Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận. - Được đánh giá bởi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm so với doanh thu, thu nhập tại phương án trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận. - Được đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại. - Khoản nợ không vi phạm pháp luật - Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. - Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN được thực hiện kể từ ngày 24/04/2023 đến hết ngày 30/6/2024. (3) Kéo dài thời hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN? Từ giải thích từ mục (2), có thể thấy việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng chỉ được thực hiện đến hết ngày 30/06/2024. Tuy nhiên, kể từ khi được ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp giảm bớt áp lực trả nợ vay gặp khó khăn về dòng tiền, thu nhập và doanh thu sụt giảm do phát sinh từ thị trường, tiêu thụ sản phẩm và trong hoạt động sản xuất kinh doanh... Doanh nghiệp được gia hạn nợ, giãn nợ, mà không bị chuyển nhóm nợ, giúp doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ vay mà vẫn tiếp cận được nguồn vốn thuận lợi để vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, phục hồi và phát triển. Chính vì thế, nhiều tổ chức tín dụng đã kiến nghị kéo dài thêm thời hạn của Thông tư 02/2023/TT-NHNN. Trả lời cho những kiến nghị này, Phó Thống đốc NHNN ông Đào Minh Tú trong năm 2024, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư 02/2023/TT-NHNN Tuy nhiên, việc kéo dài thời hạn thêm bao lâu cần phải được xem xét kỹ.
NHNN gia hạn khoản vay tái cấp vốn 4000 tỷ đồng của Vietnam Airlines
Ngày 22/7/2024, NHNN đã ban hành Thông tư 42/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2021/TT-NHNN. Cụ thể, Thông tư 42/2024/TT-NHNN sẽ sửa đổi, bổ sung về quy định tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines) vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Vietnam Airlines do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. (1) NHNN gia hạn khoản vay tái cấp vốn 4000 tỷ đồng của Vietnam Airlines Cụ thể, Thông tư 42/2024/TT-NHNN đã sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-NHNN như sau: “3. Gia hạn tái cấp vốn: Khoản tái cấp vốn được gia hạn tự động 05 (năm) lần tại thời điểm đến hạn đối với dư nợ gốc tái cấp vốn còn lại; thời hạn gia hạn mỗi lần bằng thời hạn tái cấp vốn; tổng thời gian tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn tối đa không quá 06 năm.”. Đối với nội dung này, trước đó, tại Nghị quyết 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 có nêu rõ, cho phép NHNN được tự động gia hạn thêm 03 lần tại thời điểm đến hạn trả nợ đối với dư nợ tái cấp vốn còn lại của các tổ chức tín dụng đang cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Điểm a Khoản 11 Điều 1 Nghị quyết 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020. Qua đó, thời gian gia hạn mỗi lần sẽ bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu, tổng thời gian các lần gia hạn tái cấp vốn tối đa không quá 05 năm (trong đó bao gồm cả 02 lần đã được gia hạn theo Nghị quyết 135/2020/QH14). Theo đó, khoản tái cấp vốn của VietNam Airlines sẽ được gia hạn tự động 5 lần tại thời điểm đến hạn đối với dư nợ gốc tái cấp vốn còn lại; thời hạn gia hạn mỗi lần bằng thời hạn tái cấp vốn; tổng thời gian tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn tối đa không quá 6 năm. Xem chi tiết tại Thông tư 42/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ 22/07/2024 Thông tin thêm về vấn đề này, trước đó, tại Báo cáo tài chính hợp nhất do Vietnam Airlines và Báo cáo tài chính Công ty mẹ giữa niên độ quý I/2024. Đơn vị này đạt 28.268 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (quý I/2023 là 23.640 tỷ đồng); doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 27.964 tỷ đồng; lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 4.084,9 tỷ đồng (quý I/2023 là 1.959 tỷ đồng); lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 900 tỷ đồng (quý I/2023 là 57,2 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 4.441 tỷ đồng (quý I/2023 là âm 37,3 tỷ đồng). Qua đó, cũng chấm dứt chuỗi thua lỗ 16 quý liên tiếp của đơn vị này. (2) Quy định về trả nợ vay tái cấp vốn Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 04/2021/TT-NHNN có nêu rõ, khi khoản vay tái cấp vốn đến hạn (hết thời hạn tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn (nếu có)) thì tổ chức tín dụng phải trả hết số dư gốc khoản vay tái cấp vốn. Theo đó, trong thời hạn là 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh số dư gốc khoản vay tái cấp vốn lớn hơn dư nợ gốc khoản cho vay Vietnam Airlines tương ứng với khoản vay tái cấp vốn đó, tổ chức tín dụng phải chủ động trả nợ khoản vay tái cấp vốn theo thứ tự từ Khế ước nhận nợ được ký sớm nhất tương ứng với khoản cho vay Vietnam Airlines bảo đảm số dư gốc khoản vay tái cấp vốn không vượt quá dư nợ gốc khoản cho vay VNA (theo từng khoản cho vay VNA). Đồng thời, tại Thông tư 04/2021/TT-NHNN cũng cho phép tổ chức tín dụng được trả nợ vay tái cấp vốn trước hạn.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là gì? Thông tư 02/2023/TT-NHNN liệu có được kéo dài thời hạn?
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là gì? Điều kiện để cơ cấu thời hạn trả nợ là gì? Thông tư 02/2023/TT-NHNN liệu có được kéo dài thời hạn? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên. (1) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là gì? Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ như sau: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, Cụ thể: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Ngân hàng sẽ kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ cho một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của bạn. Số kỳ hạn trả nợ có thể thay đổi hoặc giữ nguyên. Gia hạn nợ: Ngân hàng sẽ kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ cho nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của khách hàng. Khoảng thời gian này sẽ vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận ban đầu. Như vậy, hiểu đơn giản thì cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng (ngân hàng) chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khoản vay của khách hàng. (2) Điều kiện để cơ cấu lại thời hạn trả nợ là gì? Cụ thể, theo Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN các tổ chức tài chính sẽ xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ dựa trên cơ sơ đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và khả năng đáp ứng các điều kiện của khách hàng như sau: - Dư nợ gốc phát sinh trước ngày 24/04/2023 và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính. - Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ 24/04/2023 đến hết ngày 30/6/2024. - Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận. - Được đánh giá bởi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm so với doanh thu, thu nhập tại phương án trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận. - Được đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại. - Khoản nợ không vi phạm pháp luật - Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. - Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN được thực hiện kể từ ngày 24/04/2023 đến hết ngày 30/6/2024. (3) Kéo dài thời hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN? Từ giải thích từ mục (2), có thể thấy việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng chỉ được thực hiện đến hết ngày 30/06/2024. Tuy nhiên, kể từ khi được ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp giảm bớt áp lực trả nợ vay gặp khó khăn về dòng tiền, thu nhập và doanh thu sụt giảm do phát sinh từ thị trường, tiêu thụ sản phẩm và trong hoạt động sản xuất kinh doanh... Doanh nghiệp được gia hạn nợ, giãn nợ, mà không bị chuyển nhóm nợ, giúp doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ vay mà vẫn tiếp cận được nguồn vốn thuận lợi để vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, phục hồi và phát triển. Chính vì thế, nhiều tổ chức tín dụng đã kiến nghị kéo dài thêm thời hạn của Thông tư 02/2023/TT-NHNN. Trả lời cho những kiến nghị này, Phó Thống đốc NHNN ông Đào Minh Tú trong năm 2024, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư 02/2023/TT-NHNN Tuy nhiên, việc kéo dài thời hạn thêm bao lâu cần phải được xem xét kỹ.