Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có cần ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước?
Có thể thấy việc tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước là một điều rất quan trọng. Tuy nhiên, một trong những yếu tố trên là phải có phiếu thu nhận thông tin căn cước, vậy trong trường hợp đặc thù nếu cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có cần ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước? Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có cần ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước? Căn cứ Điều 23 Luật căn cước 2023 quy định về Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước như sau: 1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên được thực hiện như sau: - Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước; trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 của Luật này; - Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước; - Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước; - Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước; - Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát. 2. Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện như sau: - Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi; - Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó. 3. Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có người đại diện hợp pháp hỗ trợ làm thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Trường hợp từ chối cấp thẻ căn cước thì cơ quan quản lý căn cước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Do đó, Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên gồm những thủ tục trên và một trong những tiến trình đó thì bắt buộc phải ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước mới nhất? Căn cứ Điều 24 Luật căn cước 2023 quy định về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: 1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: - Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; - Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; - Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; - Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; - Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; - Xác lập lại số định danh cá nhân; - Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. 2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: - Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này; - Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam. Trên đây là Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo quy định hiện hành.
Các trường hợp công dân không phải nộp lệ phí theo Luật Căn cước 2023
Công dân không phải trả lệ phí khi cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước khi nào? Thẻ căn cước là gì? Giá trị sử dụng của thẻ căn cước? Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước 2023 định nghĩa thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật Căn cước 2023 Căn cứ tại Điều 20 Luật Căn cước 2023 quy định giá trị sử dụng của thẻ căn cước bao gồm: - Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam. - Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau. - Thẻ căn cước hoặc số định danh cá nhân được sử dụng để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được cấp thẻ căn cước phải xuất trình thẻ căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người được cấp thẻ xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được in, tích hợp vào thẻ căn cước; trường hợp thông tin đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, người được cấp thẻ phải cung cấp giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh các thông tin đã thay đổi. - Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được cấp thẻ căn cước theo quy định của pháp luật. Tích hợp thông tin và thẻ căn cước là gì? Những thông tin nào được tích hợp trên thẻ căn cước? Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Luật Căn cước 2023 quy định tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp như sau: - Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa. Thông tin được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. - Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp. - Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác. => Theo đó tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa. Các thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp. Đồng thời thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác. Những trường hợp công dân không phải trả lệ phí khi cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước? Căn cứ tại Điều 38 Luật Căn cước 2023 quy định phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và lệ phí cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước như sau: - Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 8 Điều 10 Luật Căn cước 2023 khi khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. - Công dân không phải nộp lệ phí khi được cấp thẻ căn cước lần đầu. - Công dân phải nộp lệ phí khi cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, trừ những trường hợp sau đây: + Cấp đổi thẻ căn cước theo quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023; + Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước do lỗi của cơ quan quản lý căn cước. - Không thu lệ phí đối với trường hợp cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch. => Theo đó trường hợp công dân được cấp thẻ căn cước lần đầu, cấp đổi thẻ căn cước theo quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023, có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước do lỗi của cơ quan quản lý căn cước và cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch thì không phải nộp lệ phí.
Trình tự thủ tục thực hiện cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi
Theo quy định mới hiện nay thì người dưới 14 tuổi sẽ được cấp căn cước. Vậy thủ tục các bước thực hiện cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi thực hiện như thế nào? Thành phần hồ sơ cấp căn cước gồm những giấy tờ gì? Thủ tục cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi Căn cứ Điều 23 Luật Căn cước 2023 thì các bước thực hiện cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi như sau: - Bước 1: + Trường hợp người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia thì lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của người dưới 06 tuổi trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì người đại diện hợp pháp xác nhận chuyển hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện xem xét, giải quyết việc cấp thẻ căn cước. + Trường hợp thực hiện trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện, người đại diện hợp pháp đưa người dưới 14 tuổi đến địa điểm làm thủ tục cấp thẻ căn cước. - Bước 2: Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ căn cước.. + Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Cán bộ thu nhận đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thông tin nhân thân và hướng dẫn thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.. + Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì Cán bộ thu nhận hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.. + Trường hợp thông tin công dân không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ căn cước. + Trường hợp công dân không đủ điều kiện cấp thẻ căn cước thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024). - Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh khuôn mặt và thu nhận ảnh mống mắt của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi. - Bước 4: In Phiếu thu nhận thông tin căn cước; Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có) cho người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi kiểm tra, ký xác nhận. - Bước 5: thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu. Thành phần hồ sơ cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi - Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an). Phiếu này là biểu mẫu điện tử, công dân kê khai đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến - Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an. Phiếu được tạo lập khi trích xuất thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và in trong quá trình thu nhận hồ sơ căn cước để công dân kiểm tra và ký xác nhận. - Trường hợp công dân chưa có thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì hồ sơ còn có: Phiếu thu thập thông tin dân cư (mẫu DC01 ban hành kèm theo Thông tư 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Giấy tờ, tài liệu pháp lý chứa thông tin công dân. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như thành phần hồ sơ thực hiện cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi
Chưa có thẻ căn cước có được cấp tài khoản định danh điện tử không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 69/2024/NĐ-CP, trường hợp công dân chưa được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước thì thực hiện đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử đồng thời với việc thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. Do đó, để làm tài khoản định danh điện tử khi chưa có thẻ căn cước, chúng ta phải đồng thời thực hiện hai thủ tục: đăng ký cấp thẻ căn cước và đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử. Đăng ký cấp thẻ căn cước Căn cứ Điều 23 Luật Căn cước 2023 thì trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước được thực hiện như sau: * Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên - Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước; trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Luật Căn cước 2023; - Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước; - Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước; - Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước; - Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có người đại diện hợp pháp hỗ trợ làm thủ tục như trên. * Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. - Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi; - Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước 2023. Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó. Đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử Đối với cấp tài khoản định danh điện tử hai mức độ được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 69/2024/NĐ-CP: * Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 - Công dân sử dụng thiết bị số tải và cài đặt Ứng dụng định danh quốc gia; - Công dân sử dụng Ứng dụng định danh quốc gia để nhập thông tin về số định danh cá nhân, số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ thư điện tử của công dân (nếu có); kê khai thông tin theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia; thu nhận ảnh khuôn mặt thông qua thiết bị số và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử; - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin công dân đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử và thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc qua số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử; - Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ và tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 cho người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện thông qua Ứng dụng định danh quốc gia. * Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 - Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước không phụ thuộc vào nơi cư trú, xuất trình thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước còn hiệu lực và thực hiện thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02; - Công dân cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin trên Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử theo mẫu TK01 ban hành kèm theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP; trong đó cung cấp rõ số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ thư điện tử của công dân (nếu có) và thông tin khác đề nghị tích hợp vào căn cước điện tử (nếu có nhu cầu) cho cán bộ tiếp nhận; - Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử để xác thực; xác thực ảnh khuôn mặt, vân tay của công dân đến làm thủ tục với Cơ sở dữ liệu căn cước; - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin công dân đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 và thông báo kết quả đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 qua ứng dụng định danh quốc gia hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử; - Người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện cùng người đại diện hoặc người giám hộ của mình đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02; Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 cho công dân Việt Nam là người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện. Như vậy, chúng ta có thể thực hiện cả hai thủ tục này song song để có tài khoản định danh điện tử đồng thời có thẻ căn cước.
Người dưới 14 tuổi có được tự đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước?
Có thể thấy Luật Căn cước (Luật số 26) được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, trong đó quy định trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước. Tuy nhiên, đối với đối tượng cũng như độ tuổi hiện này đặt ra trường hợp việc người dưới 14 tuổi có được tự đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước, chắc hẳn nội dung này nhiều người sẽ quan tâm. Người dưới 14 tuổi có được tự đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước? Căn cứ Khoản 2 Điều 23 luật Căn cước 2023 quy định về Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước như sau: 1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên được thực hiện như sau: - Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước; trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 của Luật căn cước 2023. - Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước; - Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước; - Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước; - Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát. 2. Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện như sau: - Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi; - Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó. 3. Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có người đại diện hợp pháp hỗ trợ làm thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Trường hợp từ chối cấp thẻ căn cước thì cơ quan quản lý căn cước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Do đó, theo quy định mới thì Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện theo quy định trên, hay nói cách khác về quyền thì người dưới 14 tuổi được tự đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. Quy định về thu hồi, giữ thẻ căn cước theo quy định hiện hành? Căn cứ Điều 29 Luật căn cước 2023 quy định về việc Thu hồi, giữ thẻ căn cước như sau: 1. Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây: - Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; - Thẻ căn cước cấp sai quy định; - Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa. 2. Thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau đây: - Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. 3. Trong thời gian bị giữ thẻ căn cước, cơ quan giữ thẻ căn cước xem xét cho phép người bị giữ thẻ căn cước quy định tại khoản 2 Điều này sử dụng thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp. 4. Người bị giữ thẻ căn cước quy định tại khoản 2 Điều này được trả lại thẻ căn cước khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam hoặc có quyết định hủy bỏ việc tạm giữ, tạm giam; chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. 5. Thẩm quyền thu hồi, giữ thẻ căn cước được quy định như sau: - Cơ quan quản lý căn cước thực hiện thu hồi thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; - Cơ quan tiếp nhận, trả kết quả khi thực hiện thủ tục tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì có trách nhiệm thu hồi để hủy thẻ căn cước của công dân và thông báo cho cơ quan quản lý căn cước; - Cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện giữ thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này; quy định trình tự, thủ tục thu hồi, giữ, trả lại thẻ căn cước. Trên đây là những quy định về việc thu hồi, giữ thẻ căn cước theo quy định hiện hành.
09 hành vi bị nghiêm cấm trong Luật căn cước 2023
Từ 01/07/2024 Luật căn cước 2023 có hiệu lực thi hành quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Vậy 09 hành vi bị nghiêm cấm trong Luật căn cước 2023 bao gồm những hành vi nào? 09 hành vi bị nghiêm cấm trong Luật căn cước 2023 Căn cứ Điều 7 Luật căn cước 2023 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: - Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật. - Giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật. - Nhũng nhiễu, gây phiền hà, phân biệt đối xử khi giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước. - Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp không chính xác, cung cấp trái quy định của pháp luật các thông tin, tài liệu về căn cước hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước. - Không thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật căn cước 2023 - Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi khác gây cản trở, rối loạn hoạt động của cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử. - Làm giả, sửa chữa, cố ý làm sai lệch nội dung thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước của người khác; thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; sử dụng thẻ căn cước giả, căn cước điện tử giả, giấy chứng nhận căn cước giả. - Truy nhập, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán hoặc thực hiện các hoạt động khác liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử trái quy định của pháp luật. - Khai thác, chia sẻ, mua, bán, trao đổi, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin, dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử. Như vậy, pháp luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật căn cước 2023 nêu trên, tùy từng trường hợp và hành vi cụ thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu hình sự theo quy định. Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước bao gồm những gì? Căn cứ Điều 6 Luật căn cước 2023 có quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước như sau: - Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước đầy đủ, chính xác, kịp thời. - Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật. - Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử. - Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu về người dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật. - Cấp, quản lý căn cước điện tử; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của Luật này. - Quản lý về định danh và xác thực điện tử. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về căn cước theo quy định của pháp luật. Như vậy, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước đầy đủ, chính xác, kịp thời và một số trách nhiệm khác theo quy định trên. Nguyên tắc quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước như thế nào? Căn cứ Điều 6 Luật căn cước 2023 có quy định về nguyên tắc quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước như sau: - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân. - Bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân. - Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời; quản lý tập trung, thống nhất, chặt chẽ, duy trì, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng hiệu quả, lưu trữ lâu dài. Theo đó, căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước sẽ được quản lý dựa trên Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Lệ phí làm thẻ căn cước, hộ chiếu từ ngày 01/7/2024 đến hết 31/12/2024
Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 43/2024/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về lệ phí làm thẻ căn cước, hộ chiếu mới nhất theo Thông tư 43/2024/TT-BTC Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 43/2024/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo Thông Tư, lệ phí cấp căn cước sẽ giảm 50% và cấp hộ chiếu sẽ giảm 20% từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024. (1) Lệ phí làm thẻ căn cước, hộ chiếu từ ngày 01/7/2024 đến hết 31/12/2024 Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC, kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, mức thu một số khoản phí, lệ phí được quy định như sau: - Lệ phí liên quan đến cấp thẻ căn cước: Theo đó, từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, lệ phí làm thẻ căn cước bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định về lý lệ phí cấp Căn cước công dân. Thủ tục Lệ phí Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân 15.000 đồng/thẻ Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ 25.000 đồng/thẻ Cấp lại thẻ Căn cước khi bị mất thẻ Căn cước/Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam. 35.000 đồng/thẻ Xem và tải bảng lệ phí cấp căn cước, hộ chiếu tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/02/le-phi-the-can-cuoc-ho-chieu.docx - Lệ phí liên quan đến cấp hộ chiếu: Từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, mức thu lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép xuất cảnh, tem AB bằng 80% mức thu lệ phí quy định tại Mục I Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC: Thủ tục Lệ phí Lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử) Cấp mới 160.000 Cấp lại do bị hỏng hoặc bị mất 320.000 Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự 80.000 Lệ phí cấp giấy thông hành Giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào hoặc Việt Nam - Campuchia 40.000 Giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới cho cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp với đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc 40.000 Giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới cấp cho công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc 4.000 Giấy thông hành xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam sang công tác, du lịch các tỉnh, thành phố biên giới Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam Lệ phí cấp giấy phép xuất cảnh Cấp giấy phép xuất cảnh 160.000 Cấp công hàm xin thị thực 8.000 Cấp thẻ ABTC của thương nhân APEC Cấp lần đầu 960.000 Cấp lại 800.000 Lệ phí cấp tem AB 800.000 Xem và tải bảng lệ phí cấp căn cước, hộ chiếu tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/02/le-phi-the-can-cuoc-ho-chieu.docx Như vậy, kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, lệ phí cấp căn cước sẽ được giảm 50% và lệ phí cấp hộ chiếu, giấy phép xuất cảnh, tem AB sẽ được giảm 20% (2) Trường hợp được miễn lệ phí, hoàn trả lệ phí cấp hộ chiếu - Miễn lệ phí cấp hộ chiếu: Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Thông tư 25/2021/TT-BTC đề cập đến một số trường hợp được miễn lệ phí hộ chiếu như sau: + Miễn lệ phí cấp hộ chiếu đối với: Người Việt Nam ở nước ngoài có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu; người Việt Nam ở nước ngoài phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân nhưng không có hộ chiếu và những trường hợp vì lý do nhân đạo. + Những trường hợp được miễn phí, lệ phí nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5, tổ chức thu phí, lệ phí phải đóng dấu “Miễn thu phí”, “Miễn thu lệ phí” (GRATIS) vào giấy tờ đã cấp. - Hoàn trả lệ phí cấp hộ chiếu: Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định về hoàn trả lệ phí như sau: + Trường hợp người nộp lệ phí đã nộp lệ phí nhưng không đủ điều kiện được cấp hộ chiếu, giấy thông hành, tem AB, tổ chức thu lệ phí hoàn trả số tiền lệ phí đã thu khi thông báo kết quả cho người nộp; trường hợp từ chối nhận kết quả xử lý hồ sơ, tổ chức thu lệ phí không hoàn trả số tiền lệ phí đã thu. + Trường hợp người nộp phí đã nộp phí nhưng không đủ điều kiện cấp thị thực và các giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú cho người nước ngoài hoặc từ chối nhận kết quả xử lý hồ sơ, tổ chức thu phí không phải hoàn trả số tiền phí đã thu. Tóm lại, kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/1/2024, lệ phí cấp căn cước sẽ được giảm 50% và lệ phí cấp hộ chiếu, giấy phép xuất cảnh, tem AB sẽ được giảm 20%. Các cá nhân sẽ được miễn lệ phí hoặc hoàn trả lệ phí cấp hộ chiếu trong các trường hợp được quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 25/2021/TT-BTC.
Thủ tục khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước. Căn cứ Điều 10 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau: Khai thác qua kết nối, chia sẻ trực tiếp thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an cấp tài khoản cho cơ quan, tổ chức để truy cập, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; - Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an cấp tài khoản có trách nhiệm tạo lập, quản lý tài khoản riêng trên hệ thống thông tin của mình đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và phân quyền sử dụng tài khoản đã tạo lập cho cá nhân thuộc quyền quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; - Cá nhân được phân quyền sử dụng tài khoản riêng thuộc cơ quan, tổ chức sử dụng tài khoản riêng đó để tra cứu, khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức. Người tra cứu phải nhập đủ các thông tin gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân và lựa chọn các thông tin khác cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; - Hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức gửi yêu cầu khai thác thông tin tới Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua tài khoản đã được cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an cấp. Kết quả khai thác được thể hiện dưới dạng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử và được lưu trữ tại hệ thống thông tin được kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin. - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra, xác thực thông tin tài khoản và trả kết quả khai thác theo yêu cầu, phù hợp với quyền hạn, phạm vi thông tin được khai thác của tài khoản. Khai thác qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an - Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thực hiện khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an theo hướng dẫn về kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ Công an; b) Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thực hiện khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an theo hướng dẫn trên Cổng dịch vụ công; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định 70/2024/NĐ-CP xem xét, quyết định cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP. Trường hợp đồng ý cho phép khai thác thì thực hiện cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đồng ý cho phép khai thác thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; Chủ thể thông tin xác nhận nội dung đồng ý hoặc không đồng ý cho phép tổ chức, cá nhân không thuộc khoản 1 Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua ứng dụng định danh quốc gia hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác. Khai thác thông qua Ứng dụng định danh quốc gia - Công dân đã được cấp căn cước điện tử đăng nhập vào Ứng dụng định danh quốc gia để khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia; - Tổ chức, cá nhân không thuộc điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 70/2024/NĐ-CP đăng nhập vào Ứng dụng định danh quốc gia để khai thác thông tin của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia; việc khai thác thông tin phải được sự đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác thông qua Ứng dụng định danh quốc gia. Khai thác qua nền tảng định danh và xác thực điện tử - Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thông qua kết nối trực tiếp với nền tảng định danh và xác thực điện tử để khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo văn bản thống nhất với Bộ Công an; - Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP kết nối với nền tảng định danh và xác thực điện tử thông qua hệ thống thông tin của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử để khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc thực hiện khai thác thông tin được thực hiện theo văn bản thỏa thuận với tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử và tuân thủ quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP. Khai thác bằng văn bản yêu cầu khai thác, cung cấp thông tin - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản yêu cầu khai thác, cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gửi người có thẩm quyền quy định Điều 9 Nghị định 70/2024/NĐ-CP; - Văn bản yêu cầu khai thác, cung cấp thông tin phải nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác và ý kiến đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác; - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định 70/2024/NĐ-CP xem xét, quyết định cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; - Trường hợp đồng ý cho phép khai thác thông tin thì có văn bản trả lời và cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đồng ý cho phép khai thác thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Trên đây là quy định liên quan đến thủ tục khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được áp dụng từ ngày 01/7/2024. Xem chi tiết tại Nghị định 70/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Trình tự, thủ tục tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước
Ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước. Căn cứ Điều 20 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước như sau: Công dân đề nghị tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý căn cước. Trình tự, thủ tục tích hợp thông tin trên thẻ căn cước khi thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân tại cơ quan quản lý căn cước - Trong quá trình thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, công dân cung cấp thông tin cần tích hợp vào thẻ căn cước thông qua Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước; - Cơ quan quản lý căn cước nơi tiếp nhận hồ sơ chuyển yêu cầu tích hợp đến cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an kèm theo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước; - Cơ quản lý căn cước của Bộ Công an thực hiện kiểm tra, đối chiếu, xác thực thông tin đề nghị tích hợp thông qua Cơ sở dữ liệu căn cước, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và thực hiện tích hợp đối với các thông tin xác thực thành công; - Cơ quan quản lý căn cước nơi tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả tích hợp thông tin khi trả thẻ căn cước cho công dân. Trình tự, thủ tục tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước đã cấp thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia - Công dân lựa chọn thông tin cần tích hợp, cập nhật, điều chỉnh đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; đăng ký thời gian và cơ quan quản lý căn cước thực hiện tích hợp; - Công dân trực tiếp đến cơ quan quản lý căn cước để đề nghị tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin vào thẻ căn cước đã có theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định 70/2024/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước đã cấp tại cơ quan quản lý căn cước - Cơ quan quản lý căn cước nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân xuất trình thẻ căn cước đã được cấp để thực hiện việc xác thực danh tính; lựa chọn thông tin cần tích hợp, cập nhật, điều chỉnh đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để thực hiện việc tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin vào thẻ căn cước; - Trường hợp thông tin đề nghị tích hợp, cập nhật, điều chỉnh chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước thì cơ quan quản lý căn cước nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện tiếp nhận và chuyển yêu cầu tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin tới cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an để xác thực thông tin đề nghị tích hợp thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Sau khi xác thực thành công thì thực hiện tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin vào thẻ căn cước. Trình tự, thủ tục tích hợp thông tin vào thẻ căn cước đối với trường hợp người dưới 6 tuổi đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, công dân đề nghị cấp lại thẻ căn cước khi bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia - Công dân hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 6 tuổi lựa chọn thông tin cần tích hợp gửi kèm hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước; - Cơ quản lý căn cước của Bộ Công an thực hiện kiểm tra, đối chiếu, xác thực thông tin đề nghị tích hợp thông qua Cơ sở dữ liệu căn cước, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và thực hiện tích hợp đối với các thông tin xác thực thành công; - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an thông báo kết quả tích hợp thông tin khi trả thẻ căn cước cho công dân; - Công dân hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 6 tuổi thực hiện thanh toán lệ phí tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước và phí dịch vụ chuyển phát theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Trên đây là những quy định liên quan đến trình tự, thủ tục tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước được áp dụng từ ngày 01/7/2024. Xem chi tiết tại Nghị định 70/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Các trường hợp bị thu hồi thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024
Nghị định 70/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 hướng dẫn Luật Căn cước 2023. Nghị định này quy định chi tiết một số điều khoản của Luật Căn cước 2023 về việc cấp và quản lý thẻ căn cước. Trong đó, có quy định các trường hợp bị thu hồi thẻ căn cước và trình tự thủ tục thu hồi. 1. Các trường hợp bị thu hồi thẻ căn cước Theo khoản 1 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định các trường hợp bị thu hồi thẻ căn cước bao gồm các trường hợp sau: - Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; - Thẻ căn cước cấp sai quy định; - Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa. 2. Trình tự, thủ tục thu hồi thẻ căn cước Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thu hồi thẻ căn cước như sau: - Trình tự, thủ tục thu hồi thẻ căn cước đối với Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. + Cơ quan tiếp nhận, trả kết quả khi thực hiện thủ tục tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam tiến hành lập biên bản về việc thu hồi thẻ căn cước đối với người bị tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; + Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi văn bản thông báo kèm thẻ căn cước đã bị thu hồi đến cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an. Trường hợp cơ quan tiếp nhận, trả kết quả khi thực hiện thủ tục tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam không thu hồi được thẻ căn cước của người bị tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì nêu rõ trong văn bản thông báo gửi cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an để cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an tiến hành xác minh, thu hồi thẻ căn cước theo quy định; + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm hủy giá trị sử dụng của thẻ căn cước và cập nhật thông tin người có quyết định tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; + Trường hợp cơ quan quản lý căn cước phát hiện người thuộc trường hợp phải thu hồi thẻ căn cước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 Luật Căn cước thì phải hủy giá trị sử dụng của thẻ căn cước của người đó và cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; tiến hành lập biên bản thu hồi thẻ căn cước nếu người đó còn thẻ căn cước và nộp lại cho cơ quan quản lý căn cước đã lập biên bản thu hồi thẻ căn cước. - Trình tự, thủ tục thu hồi đối với thẻ căn cước cấp sai quy định hoặc thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa. + Khi có căn cứ xác định thẻ căn cước cấp sai quy định hoặc thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý căn cước kiểm tra, xác minh và yêu cầu người đang sử dụng thẻ căn cước nộp lại thẻ căn cước; + Trong thời hạn 07 ngày làm việc, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và thực hiện thu hồi thẻ căn cước cấp sai quy định hoặc thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa và thông báo cho cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an. - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm cập nhật trạng thái, khóa căn cước điện tử đối với trường hợp thẻ căn cước đã được thu hồi. - Trường hợp không thu hồi được thẻ căn cước, cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an vẫn thực hiện việc cập nhật theo quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều này. Theo đó, người dân lưu ý các trường hợp bị thu hồi thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024 để thực hiện đúng quy định pháp luật.
Các trường hợp bị thu hồi, giữ Giấy chứng nhận căn cước từ ngày 01/7/2024
Nghị định 70/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 hướng dẫn Luật Căn cước 2023. Nghị định này quy định chi tiết một số điều khoản của Luật Căn cước 2023 và hướng dẫn về việc quản lý, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân, xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân. Trong đó, người dân lưu ý các trường hợp quy định bị thu hồi, giữ Giấy chứng nhận căn cước từ ngày 01/7/2024. 1. Các trường hợp thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước bao gồm: - Giấy chứng nhận căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây: + Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc xác định có quốc tịch nước ngoài; + Giấy chứng nhận căn cước cấp sai quy định; + Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa. - Giấy chứng nhận căn cước bị giữ trong trường hợp trong các trường hợp sau đây: + Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù; + Trong thời gian bị giữ giấy chứng nhận căn cước, cơ quan giữ giấy chứng nhận căn cước xem xét cho phép người bị giữ giấy chứng nhận căn cước quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này sử dụng giấy chứng nhận căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp; + Người bị giữ giấy chứng nhận căn cước quy định tại khoản 2 Điều này được trả lại giấy chứng nhận căn cước khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam hoặc có quyết định hủy bỏ việc tạm giữ, tạm giam; chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. 2. Thẩm quyền thu hồi, giữ giấy chứng nhận căn cước Căn cứ tại Điều 33 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền thu hồi, giữ giấy chứng nhận căn cước như sau: - Cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp tỉnh thực hiện thu hồi giấy chứng nhận căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này. - Cơ quan tiếp nhận, trả kết quả khi thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp tỉnh thực hiện hiện thu hồi và hủy giá trị sử dụng giấy chứng nhận căn cước đã cấp của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch. - Cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện giữ giấy chứng nhận căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này. 3. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận căn cước Căn cứ tại Điều 34 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận căn cước được thực hiện theo các bước như sau: - Trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc xác định có quốc tịch nước ngoài. + Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp (hoặc Sở Tư pháp đối với trường hợp xác nhận có quốc tịch Việt Nam) gửi văn bản thông báo đến cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an; + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm thu hồi và hủy giá trị sử dụng giấy chứng nhận căn cước đã cấp của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch và cập nhật, điều chỉnh thông tin của người trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ xác định người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc xác định có quốc tịch nước ngoài, cơ quan quản lý căn cước thực hiện thu hồi, hủy giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước và cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước. - Trình tự, thủ tục thu hồi đối với giấy chứng nhận căn cước cấp sai quy định hoặc thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa. + Khi có căn cứ xác định giấy chứng nhận căn cước cấp sai quy định hoặc giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh kiểm tra, xác minh và yêu cầu người đang sử dụng giấy chứng nhận căn cước nộp lại giấy chứng nhận căn cước; + Trong thời hạn 07 ngày làm việc, cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và thực hiện thu hồi giấy chứng nhận căn cước cấp sai quy định hoặc giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa và cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước. - Trường hợp không thu hồi được giấy chứng nhận căn cước, cơ quan quản lý căn cước vẫn thực hiện việc cập nhật theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này. Theo đó, người dân nên lưu ý các trường hợp bị thu hồi, giữ Giấy chứng chứng nhận căn cước và thẩm quyền được thu hồi, giữ giấy từ ngày 01/7/2024.
Đã có Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước
Ngày 25/6/2024, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/26/70-nd.signed.pdf Nghị định 70/2024/NĐ-CP (1) Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước Theo Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: - Công dân đến cơ quan quản lý căn cước quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 Luật Căn cước 2023 để đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, cung cấp thông tin bao gồm: + Họ, chữ đệm và tên khai sinh. + Số định danh cá nhân. + Nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là người diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi. Trường hợp thông tin của công dân trong CSDL quốc gia về dân cư chưa có hoặc có sai sót thì người tiếp nhận thực hiện việc điều chỉnh thông tin theo quy định tại Điều 6 Nghị định 70/2024/NĐ-CP trước khi đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Trường hợp thông tin của công dân chính xác, người tiếp nhận đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước trích xuất thông tin về công dân trong CSDL quốc gia về dân cư, sau khi xác định thông tin người đề nghị là chính xác thì thực hiện trình tự thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước 2023. (2) Trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi thẻ căn cước online Theo Khoản 2 Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước thông qua cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia như sau: - Công dân lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của mình được khai thác trong CSDL quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì đăng ký thời gian và cơ quan quản lý căn cước để thực hiện thủ tục, hệ thống sẽ xác nhận và tự động chuyển đề nghị của công dân đến cơ quan quản lý căn cước nơi công dân đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Tại đây, công dân đến cơ quan quản lý căn cước theo thời gian, địa điểm đã đăng ký để thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo trình tự, thủ tục quy định nêu trên. Trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng không sử dụng được: Lựa chọn thủ tục cấp lại, kiểm tra thông tin của mình được khai thác trong CSDL quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác: Xác nhận chuyển hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ căn cước đến cơ quan quản lý căn cước xem xét, giải quyết việc cấp lại thẻ căn cước theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Luật Căn cước 2023. Trường hợp người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi: Lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của người dưới 06 tuổi trong CSDL quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì người đại diện hợp pháp xác nhận chuyển hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý căn cước xem xét, giải quyết việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Ngoài ra, Nghị định 70/2024/NĐ-CP cũng có nêu rõ, khi cấp đổi thẻ CCCD sang thẻ căn cước hoặc cấp đổi thẻ căn cước thì người tiếp nhận sẽ thu lại CMND/CCCD, thẻ căn cước đang sử dụng. Trường hợp công dân không đến nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo thời gian, địa điểm đã đăng ký hẹn làm việc với cơ quan quản lý căn cước để thực hiện thủ tục thì hệ thống tiếp nhận yêu cầu của công dân sẽ tự động hủy lịch hẹn công dân đã đăng ký khi hết ngày làm việc. Cạnh đó, công dân tiếp tục có nhu cầu cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước thì đăng ký hẹn lại. Cơ quan quản lý căn cước tổ chức lưu động việc tiếp nhận yêu cầu, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân Việt Nam ở trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài trong điều kiện, khả năng của mình. Đồng thời, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Căn cước 2023, Điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Xem chi tiết tại Nghị định 70/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024.
Thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam
Ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử. Theo đó, trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử được thực hiện như sau: Phân loại, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử Căn cứ Điều 7 Nghị định 69/2024/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử như sau: - Đối với công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước còn hiệu lực được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02. Công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu. Công dân Việt Nam dưới 6 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh mức độ 01 khi có nhu cầu. - Đối với người nước ngoài từ đủ 06 tuổi trở lên đã được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu. Người nước ngoài dưới 06 tuổi được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 khi có nhu cầu. - Đối với cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử không phân biệt theo mức độ. Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 69/2024/NĐ-CP về trình tư, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam quy định như sau: - Công dân sử dụng thiết bị số tải và cài đặt Ứng dụng định danh quốc gia; - Công dân sử dụng Ứng dụng định danh quốc gia để nhập thông tin về số định danh cá nhân, số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ thư điện tử của công dân (nếu có); kê khai thông tin theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia; thu nhận ảnh khuôn mặt thông qua thiết bị số và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử; - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin công dân đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử và thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc qua số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử; - Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ và tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 cho người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện thông qua Ứng dụng định danh quốc gia. Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 69/2024/NĐ-CP về trình tư, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam quy định như sau: - Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước không phụ thuộc vào nơi cư trú, xuất trình thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước còn hiệu lực và thực hiện thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02; - Công dân cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin trên Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử theo mẫu TK01 ban hành kèm theo Nghị định này; trong đó cung cấp rõ số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ thư điện tử của công dân (nếu có) và thông tin khác đề nghị tích hợp vào căn cước điện tử (nếu có nhu cầu) cho cán bộ tiếp nhận; - Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử để xác thực; xác thực ảnh khuôn mặt, vân tay của công dân đến làm thủ tục với Cơ sở dữ liệu căn cước; - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin công dân đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 và thông báo kết quả đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 qua ứng dụng định danh quốc gia hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử; - Người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện cùng người đại diện hoặc người giám hộ của mình đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02; Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 cho công dân Việt Nam là người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện. Trường hợp công dân chưa được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 69/2024/NĐ-CP về trình tư, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam quy định như sau: -Thực hiện đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử đồng thời với việc thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước và thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định 69/2024/NĐ-CP. Trên đây là những quy định liên quan đến trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử được áp dụng từ ngày 01/7/2024. Xem chi tiết tại Nghị định 69/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024
Luật Căn cước năm 2023 sẽ có hiệu lực vào 01/7/2024. Trong đó, vấn đề thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024 trở thành mối quan tâm của đông đảo người dân. Từ ngày 01/7/2024 khi Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực, việc thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước sẽ được triển khai trên toàn quốc. Việc thu thập mống mắt trong quy trình làm thẻ căn cước là một cải tiến đáng kể, giúp nâng cao hiệu quả quản lý dân cư và dễ dàng trong việc xác nhận thông tin của từng cá nhân. (1) Thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024 Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật Căn cước. Theo khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước năm 2023 quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên được thực hiện như sau: + Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước. Trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 của Luật Căn cước. + Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước. + Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước. + Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước. + Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Theo điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước năm 2023 đã quy định người tiếp nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục. Như vậy, so với luật hiện hành, Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực vào ngày 01/07/2024 đã quy định về việc thu thập thêm mống mắt của người có nhu cầu cấp thẻ căn cước. Vân tay, mống mắt là những đặc điểm riêng biệt để xác nhận các cá nhân với nhau. Thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao an ninh và hiệu quả quản lý thông tin dân cư. Việc này giúp cho các cơ quan chức năng có thể dễ dàng đối soát, xác nhận thông tin cá nhân cũng như hỗ trợ công dân làm thẻ căn cước dễ hơn khi trong trường hợp không thu được dấu vân tay của người cần cấp thẻ căn cước. (2) Từ 01/7/2024, có bắt buộc công dân phải đổi từ CCCD sang thẻ Căn cước không? Căn cứ theo Điều 46 Luật Căn cước năm 2023 quy định như sau: - Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật Căn cước. có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 46. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước. - Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp. - Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024. Như vậy, không bắt buộc công dân phải đổi từ CCCD sang thẻ Căn cước. Tuy nhiên, trừ các trường hợp phải bắt buộc đổi như theo khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước năm 2023, bao gồm: + Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Căn cước. + Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh. + Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật. + Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước. + Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính. + Xác lập lại số định danh cá nhân. Tóm lại, các cơ quan chức năng sẽ thu thập thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024. Bên cạnh đó, trừ các trường hợp phải đổi sang thẻ căn cước theo Điều 24 thì không bắt buộc công dân phải đổi từ CCCD sang thẻ Căn cước. Công dân có thể tiếp tục sử dụng thẻ CCCD bình thường cho đến khi hết hạn sử dụng.
Mất CCCD gắn chip: Có thể xin cấp lại ở tỉnh khác không?
Làm mất CCCD gắn chip thì làm lại như thế nào? Có phải về quê làm lại không? Làm ở tỉnh khác được không? Từ 01/7/2024 Luật Căn cước có hiệu lực thì có buộc đổi sang Căn cước không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Có thể xin cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD ở tỉnh khác không? Căn cứ Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 thì công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD, cụ thể: - Tại cơ quan quản lý CCCD của Bộ Công an - Tại cơ quan quản lý CCCD của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Tại cơ quan quản lý CCCD của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương - Cơ quan quản lý CCCD có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ CCCD tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết. Như vậy, khi làm mất CCCD gắn chip, người dân không bắt buộc phải về quê làm lại mà có thể thực hiện thủ tục cấp lại CCCD tại Cơ quan công an có thẩm quyền ở tỉnh khác (nơi đăng ký tạm trú). Trường hợp người dân chưa đăng ký tạm trú thì mới phải về nơi đăng ký thường trú để làm lại CCCD. Ví dụ: Bạn đang sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh và quê ở Đồng Tháp nhưng có đăng ký tạm trú ở TP. HCM thì khi làm mất CCCD bạn không cần phải Đồng Tháp thực hiện thủ tục mà có thể xin cấp lại tại cơ quan công an có thẩm quyền tại TP. HCM. Trình tự, thủ tục cấp lại thẻ CCCD Công dân làm lại thẻ CCCD gắn chip theo quy trình, thủ tục cấp lại như sau: Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp thẻ CCCD tại nơi thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ CCCD. Bước 2: Khi cơ quan Công an tiếp nhận yêu cầu Cán bộ tiếp nhận đề nghị tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ CCCD. Nếu chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu thì công dân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân. Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay và in Phiếu thu nhận thông tin Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký tên. Lưu ý: Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ CCCD là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai. Bước 4: Thu lệ phí cấp thẻ theo quy định Bước 5: Nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD Công dân nhận giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả theo giấy hẹn. Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện. Thời hạn giải quyết: Tối đa 08 ngày làm việc (theo Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA). (CCPL: Điều 11 Luật Căn cước công dân 2014, Điều 10, Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA và Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư 60/2021/TT-BCA) Bên cạnh đó, công dân còn có thể gửi đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD tại cơ quan Công an có thẩm quyền tại nơi thường trú, tạm trú hoặc đăng ký trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hay Cổng dịch vụ công Bộ Công an theo Điều 10, Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định. Từ 01/7/2024, có bắt buộc đổi sang thẻ Căn cước khi Luật Căn cước có hiệu lực? Căn cứ tại Điều 46 Luật Căn cước quy định về chuyển tiếp nêu rõ: Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2024) có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Như vậy, thẻ căn cước có giá trị tương đương như thẻ CCCD. Tuy nhiên đối với các trường hợp công dân đang sử dụng thẻ CCCD vẫn còn thời hạn sử dụng thì vẫn tiếp tục được sử dụng đến khi hết thời hạn mới phải đổi sang thẻ căn cước, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước. Những trường hợp phải làm thủ tục cấp, đổi thẻ căn cước gồm: Công dân đủ 14 tuổi chưa từng được cấp thẻ căn cước, thẻ CCCD; công dân đã có thẻ CCCD nhưng hết thời hạn sử dụng. Trường hợp công dân dưới 14 tuổi, công dân có thẻ CCCD còn thời hạn sử dụng được cấp thẻ căn cước khi công dân đó có nhu cầu. Thẻ CCCD được cấp trước ngày 01/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Như vậy, không bắt buộc đổi CCCD còn hạn sử dụng sang Thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024. Tóm lại, khi làm mất thẻ CCCD người dân có thể làm lại ở tỉnh khác - nơi đăng ký tạm trú, mà không phải bắt buộc về quê làm lại, trừ trường hợp chưa đăng ký tạm trú thì mới phải về nơi đăng ký thường trú để làm lại CCCD.
Các trường hợp bắt buộc cấp đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024
Ngày 1/7/2024 Luật Căn cước 2023 sẽ bắt đầu có hiệu lực, trong đó có quy định một số trường hợp bắt buộc cấp đổi từ CCCD và CMND thành thẻ CCCD (1) Các trường hợp bắt buộc cấp đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024 Từ ngày 01/7/2024, các trường hợp sau bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước: Cấp đổi khi CCCD,CMND hết thời hạn sử dụng Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 46 Luật Căn cước 2023: - Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024. >>> Công dân có thẻ CCCD, CMND hết hạn từ ngày 30/6 bắt buộc cấp đổi sang thẻ Căn cước từ 01/7/2024. - CMND có hạn sử dụng sau ngày 31/12/204 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024 >>> Công dân có thẻ CMND hết hạn từ ngày 31/12/2024 bắt buộc cấp đổi sang thẻ Căn cước từ 01/01/2025. Cấp đổi khi công dân khi đủ độ tuổi 14, 25, 40 và 60 Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023, công dân đã được cấp thẻ Căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Cấp đổi khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước Theo quy định của Điều 24 Luật Căn cước 2023, các trường hợp sau đây công dân phải đề nghị cấp đổi thẻ Căn cước: - Thay đổi, cải chính thông tin cá nhân như về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh - Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật - Có sai sót về thông tin in trên thẻ Căn cước - Xác lập lại số định danh cá nhân Cấp đổi theo yêu cầu Ngoài những trường hợp phải cấp đổi thẻ Căn cước ở trên, công dân có quyền đề nghị cấp đổi thẻ Căn cước theo yêu cầu trong các trường hợp sau: - Công dân đã có thẻ CCCD gắn chip nhưng có nhu cầu đổi sang sử dụng thẻ Căn cước - Công dân thay đổi, cải chính các thông tin về đơn vị hành chính, thông tin nhân thân - Khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính Như vậy, khi thuộc các trường hợp trên, công dân Việt Nam đến cơ quan công an quận, huyện, xã, phường để thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước từ 01/7/2024. (2) Thời hạn cấp đổi thẻ Căn cước? Hiện nay Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về thời gian cấp đổi thẻ Căn cước công dân như sau: - Đối với thành phố, thị xã: không quá 07 với cấp mới và cấp đổi; không quá 15 ngày làm việc với cấp lại - Đối với các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: không quá 20 ngày làm việc - Khu vực còn lại: không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2024 sắp tới đây, Điều 26 Luật Căn cước 2023 quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Theo đó, thời hạn tối đa để cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước đối với tất cả trường hợp là 07 ngày kể từ ngày cơ quan thực hiện thủ tục nhận đủ hồ sơ của công dân. (3) Cơ quan thực hiện việc cấp đổi thẻ Căn cước? Theo quy định tại Điều 27 Luật Căn cước 2023, công dân làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước tại các địa điểm sau: - Cơ quan quản lý căn cước Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú. - Cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định. - Tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân (khi cần thiết) Từ ngày 01/7/2024, khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến thẻ Căn cước, công dân có thể đến các địa điểm trên để được hỗ trợ thực hiện thủ tục.
Từ 01/7/2024, làm thẻ căn cước cho trẻ dưới 06 tuổi phải có thông tin nhân dạng, sinh trắc học?
Luật Căn cước 2023 đã được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Theo đó, trẻ em dưới 14 tuổi được làm thẻ Căn cước nhưng phải thu thập thông tin nhân dạng sinh trắc học. (1) Độ tuổi được cấp thẻ Căn cước? Hiện nay, chúng ta đang sử dụng thẻ CCCD theo Luật Căn cước công dân 2014, theo đó, Luật Căn cước công dân 2014 quy định chỉ có công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên mới được cấp thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, theo các quy định tại Điều 19 Luật Căn cước 2023, người được cấp thẻ căn cước là: - Là công dân Việt Nam. - Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. - Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu. Như vậy, đối với Luật Căn cước 2023, công dân có độ tuổi dưới 14 tuổi, khi có nhu cầu cấp thẻ căn cước thì sẽ được làm thủ tục để cấp căn cước theo quy định của pháp luật. (2) Các thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm những thông tin nào? Theo Điều 15 Luật Căn cước 2023, các thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bao gồm: - Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 của Luật Căn cước 2023. - Thông tin nhân dạng. - Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói. - Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu. - Trạng thái của căn cước điện tử. Trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử. Theo đó, ngoài việc cung cấp các thông tin như họ tên, số định danh, giới tính, quê quán, năm sinh,...thì căn cước còn có thêm thông tin nhân dạng, thông tin sinh trắc học,... Như vậy, khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước, người dân phải cung cấp các dữ liệu về thông tin nhân dạng, thông tin sinh trắc học. (3) Trẻ em dưới 06 tuổi làm thẻ căn cước phải có thông tin nhân dạng, sinh trắc học? Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Luật Căn cước 2023 quy định, người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi như sau: - Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước. Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó. - Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. - Người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. - Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi Như vậy, trường hợp trẻ em dưới 06 tuổi làm thẻ căn cước sẽ không cần có thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học. Trẻ em từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi phải cung cấp thông tin nhân dạng sinh trắc học như người từ đủ 14 tuổi trở lên. Người đại diện (cha, mẹ) của trẻ em dưới 14 tuổi sẽ thực hiện thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước cho trẻ. Trường hợp dưới 06 tuổi sẽ được thực hiện thông qua công dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Đối với trẻ từ đủ 06 tuổi và dưới 14 tuổi thì cha, mẹ phải dắt trẻ đến cơ quan quản lý căn cước để cơ quan thu thập thông tin nhân dạng, sinh trắc học của trẻ sau đó thực hiện thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước cho trẻ. Trẻ em dưới 14 tuổi sẽ được làm thẻ căn cước kể từ ngày Luật Căn cước 2023 có hiệu lực. Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024.
Đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân
Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú. Tại dự thảo, Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân. Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ đã công bố dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú ngày 04/5/2024, thay thế Nghị định 62/2021/NĐ-CP do Bộ Công an là cơ quan chủ trì soạn thảo. Xem dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (cập nhật 04/5/2024) tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/10/du-thao-nd-luat-cu-tru.doc Xem cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú Đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân Tại Điều 6 dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (dự thảo) , Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân. Cụ thể như sau: - Đối với giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: bổ sung thẻ căn cước, thẻ căn cước điện tử; thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Đối với giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: bổ sung thẻ căn cước, thẻ căn cước điện tử; thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - Đối với giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột: bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Đối với giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột: bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Đối với giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: Bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Đối với Giấy tờ chứng minh người cao tuổi: bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước điện tử; - Đối với Giấy tờ chứng minh người chưa thành niên: bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước điện tử Ngoài ra, dự thảo còn bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ người giám hộ: Quyết định cử người giám hộ; thẻ căn cước; thẻ căn cước điện tử; thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Kho dữ liệu điện tử; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú; Như vậy, so với Nghị định 62/2021/NĐ-CP, dự thảo đã bổ sung thêm nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân, trong đó chủ yếu là thẻ căn cước, thẻ căn cước điện tử; thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Quy định mới về đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh So với Nghị định 62/2021/NĐ-CP, dự thảo đã bổ sung yêu cầu về đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh tại Điều 7 như sau: - Nơi thường trú của trẻ em mới sinh là nơi thường trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi thường trú khác nhau thì nơi thường trú của trẻ em mới sinh là nơi thường trú của cha hoặc mẹ mà trẻ em mới sinh thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi thường trú của trẻ em mới sinh là nơi do cha, mẹ thỏa thuận. - Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú phải thực hiện đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú cho trẻ; Quy định này trước đây đã từng xuất hiện tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật Cư trú (Văn bản này hết hiệu lực vào ngày 01/07/2021): Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó. Tuy nhiên, sau khi Nghị định 31/2014/NĐ-CP hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 62/2021/NĐ-CP thì thời hạn đăng ký thường trú không còn được quy định nữa. Mặc dù không còn quy định thời hạn đăng ký thường trú cho con mới sinh ra nữa, nhưng theo quy định khoản 6 Điều 19 Luật Cư trú 2020 thì khi có đủ điều kiện, người dân phải làm thủ tục đăng ký thường trú. Đến nay, quy định này lại một lần nữa xuất hiện trở lại trong dự thảo, theo đó nếu được thông qua thì trẻ em sẽ bắt buộc phải được đăng ký thường trú trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được đăng ký khai sinh. Bổ sung khái niệm huỷ đăng ký thường trú, tạm trú Tại Điều 9 dự thảo đã bổ sung khái niệm hủy đăng ký thường trú, tạm trú như sau: Việc hủy đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là việc hủy kết quả giải quyết các thủ tục làm thay đổi thông tin đã đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trước đó, do cơ quan đăng ký cư trú giải quyết không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của Luật Cư trú; Trong khi đó, quy định hiện hành không quy định khái niệm của việc huỷ đăng ký thường trú, tạm trú mà chỉ quy định như sau: Tại Điều 35 Luật Cư trú 2020: Trường hợp cơ quan, người có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của Luật này thì cơ quan đã thực hiện việc đăng ký hoặc thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan đã đăng ký có trách nhiệm ra quyết định hủy bỏ việc đăng ký đó. Cơ quan đã đăng ký có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do. Như vậy, dù không thay đổi bản chất của việc huỷ đăng ký thường trú, tạm trú nhưng dự thảo đã có quy định rõ ràng hơn về khái niệm này. Xem dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (cập nhật 04/5/2024) tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/10/du-thao-nd-luat-cu-tru.doc Xem cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú
Thẻ Căn cước và Giấy chứng nhận Căn cước khác nhau thế nào?
Thẻ Căn cước và giấy chứng nhận căn cước là gì? Hai loại giấy tờ này khác nhau thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây (1) Thẻ Căn cước là gì? Căn cứ khoản 11 Điều 3 Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước được định nghĩa như sau: Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này. Trong đó: Căn cước gồm các thông tin cơ bản của một người về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học. Thông tin đã được tích hợp vào thẻ Căn cước gồm: Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe… (2) Giấy chứng nhận Căn cước là gì? Từ ngày 01/7/2024, khi Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thì sẽ một loại giấy tờ mới hoàn toàn đó là Giấy chứng nhận Căn cước. Theo khoản 12 Điều 3 Luật Căn cước 2023, Giấy chứng nhận Căn cước được định nghĩa như sau: Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này. Theo đó, loại giấy tờ này không phải giấy tờ được cấp cho toàn thể cá nhân là công dân Việt Nam mà cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch. Trong đó, người này được Luật Căn cước 2023 giải thích là người có các đặc điểm như sau: - Là người đang sinh sống tại Việt Nam. - Là người không có giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đang mang quốc tịch của Việt Nam hoặc của nước khác nhưng có cùng dòng máu trực hệ với người đã từng có quốc tịch Việt Nam theo nguyên tắc huyết thống. Tựu chung là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống tại Việt Nam. (3) Thẻ Căn cước và giấy chứng nhận căn cước khác nhau thế nào? Có thể thấy, mặc dù là hai loại giấy tờ mới, sẽ được áp dụng từ ngày 01/7/2024 nhưng đây là hai loại giấy tờ hoàn toàn khác nhau, cấp cho các đối tượng khác nhau và thủ tục cấp cũng khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chí được sử dụng để phân biệt hai loại giấy tờ này: Tiêu chí Thẻ Căn cước Giấy chứng nhận căn cước Căn cứ Khoản 11 Điều 3 Luật Căn cước 2023. Khoản 12 Điều 3 Luật Căn cước 2023. Định nghĩa Thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân mới của công dân do cơ quan về căn cước cấp, gồm các thông tin cơ bản của một người về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học và thông tin khác được tích hợp. Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống tại Việt Nam liên tục 06 tháng trở lên tại xã hoặc huyện (nếu không có đơn vị hành chính cấp xã), do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này. Đối tượng được cấp Công dân Việt Nam Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch và đang sinh sống tại Việt Nam Giá trị sử dụng - Có giá trị chứng minh về căn cước, thông tin đã được tích hợp vào thẻ Căn cước để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam. - Sử dụng thay giấy tờ xuất nhập cảnh khi Việt Nam và nước ngoài ký điều ước/thỏa thuận quốc té cho phép dùng thẻ Căn cước thay giấy tờ xuất nhập khẩu. - Được sử dụng để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ Căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… - Có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện giao dịch, quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. - Để kiểm tra thông tin người được cấp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… Nội dung - Dòng chữ “Căn cước” trên thẻ; - Nơi đăng ký khai sinh; - Quốc tịch; - Nơi cư trú; - Thông tin được mã hóa, lưu trong mã QR của thẻ: Ảnh khuôn mặt, vân tay, móng mắt… - Có dòng chữ “Chứng nhận căn cước” trên thẻ; - Vân tay; - Nơi sinh; - Nơi sinh; - Quê quán; - Dân tộc; - Tôn giáo; - Tình trạng hôn nhân; - Nơi ở hiện tại; - Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ. Luật Căn cước 2023 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024
Thủ tục sửa thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai
Tình huống: Cho tôi hỏi thông báo định danh cá nhân của con tôi (năm nay 14 tuổi) bị sai tên mẹ thì phải làm sao để sửa thông báo lại ạ? Bài viết sau sẽ cung cấp quy định về vấn đề trên. Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân Theo Luật căn cước công dân 2014: Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác. Theo Thông tư 59/2021/TT-BCA - Số Căn cước công dân, số định danh cá nhân đã có trong Giấy khai sinh là số định danh cá nhân của công dân; các trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì sử dụng thông tin về số Căn cước công dân, số định danh cá nhân trong Giấy khai sinh và các thông tin trên thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh để tiến hành các giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. - Mẫu Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) được in trực tiếp từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công dân sử dụng Thông báo này để chứng minh nội dung thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai cần làm gì? Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân không có quy định riêng cho thủ tục sửa thông báo này nếu thông báo cấp sai, trường hợp thông tin trong cơ sở dữ liệu sai thì chị yêu cầu cơ quan quản lý dữ liệu kiểm tra điều chỉnh, cấp lại văn bản thông báo số định danh cá nhân cho chị theo các quy định sau: Căn cứ Nghị định 137/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP Về Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân ... - Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân cư trú trên địa bàn quản lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ việc giải quyết thủ tục đăng ký, thay đổi, điều chỉnh thông tin cư trú của công dân; cơ sở dữ liệu hộ tịch hoặc giấy tờ hộ tịch, sổ sách quản lý về cư trú. Trường hợp các thông tin, giấy tờ, tài liệu nêu trên về công dân mà chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân qua Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư”. Về Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là việc điều chỉnh thông tin của công dân khi có sự thay đổi hoặc có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu. - Việc chỉnh sửa thông tin về công dân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: + Chỉ chỉnh sửa thông tin về công dân khi phát hiện có sự thay đổi hoặc có sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Phải có văn bản của người có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin về công dân có liên quan đến thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Chỉ người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này mới được cho phép chỉnh sửa thông tin về công dân. - Thủ trưởng cơ quan quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quyết định việc chỉnh sửa thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về việc chỉnh sửa đó. Căn cứ Thông tư 59/2021/TT-BCA về Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Theo đó, khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. ==>> Chị liên hệ Công an cấp xã để làm thủ tục chỉnh sửa thông tin và cấp lại văn bản Thông báo số định danh cá nhân cho con chị.
Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có cần ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước?
Có thể thấy việc tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước là một điều rất quan trọng. Tuy nhiên, một trong những yếu tố trên là phải có phiếu thu nhận thông tin căn cước, vậy trong trường hợp đặc thù nếu cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có cần ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước? Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có cần ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước? Căn cứ Điều 23 Luật căn cước 2023 quy định về Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước như sau: 1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên được thực hiện như sau: - Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước; trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 của Luật này; - Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước; - Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước; - Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước; - Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát. 2. Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện như sau: - Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi; - Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó. 3. Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có người đại diện hợp pháp hỗ trợ làm thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Trường hợp từ chối cấp thẻ căn cước thì cơ quan quản lý căn cước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Do đó, Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên gồm những thủ tục trên và một trong những tiến trình đó thì bắt buộc phải ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước mới nhất? Căn cứ Điều 24 Luật căn cước 2023 quy định về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: 1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: - Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; - Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; - Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; - Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; - Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; - Xác lập lại số định danh cá nhân; - Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. 2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: - Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này; - Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam. Trên đây là Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo quy định hiện hành.
Các trường hợp công dân không phải nộp lệ phí theo Luật Căn cước 2023
Công dân không phải trả lệ phí khi cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước khi nào? Thẻ căn cước là gì? Giá trị sử dụng của thẻ căn cước? Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước 2023 định nghĩa thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật Căn cước 2023 Căn cứ tại Điều 20 Luật Căn cước 2023 quy định giá trị sử dụng của thẻ căn cước bao gồm: - Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam. - Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau. - Thẻ căn cước hoặc số định danh cá nhân được sử dụng để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được cấp thẻ căn cước phải xuất trình thẻ căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người được cấp thẻ xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được in, tích hợp vào thẻ căn cước; trường hợp thông tin đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, người được cấp thẻ phải cung cấp giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh các thông tin đã thay đổi. - Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được cấp thẻ căn cước theo quy định của pháp luật. Tích hợp thông tin và thẻ căn cước là gì? Những thông tin nào được tích hợp trên thẻ căn cước? Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Luật Căn cước 2023 quy định tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp như sau: - Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa. Thông tin được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. - Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp. - Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác. => Theo đó tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa. Các thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp. Đồng thời thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác. Những trường hợp công dân không phải trả lệ phí khi cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước? Căn cứ tại Điều 38 Luật Căn cước 2023 quy định phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và lệ phí cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước như sau: - Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 8 Điều 10 Luật Căn cước 2023 khi khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. - Công dân không phải nộp lệ phí khi được cấp thẻ căn cước lần đầu. - Công dân phải nộp lệ phí khi cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, trừ những trường hợp sau đây: + Cấp đổi thẻ căn cước theo quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023; + Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước do lỗi của cơ quan quản lý căn cước. - Không thu lệ phí đối với trường hợp cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch. => Theo đó trường hợp công dân được cấp thẻ căn cước lần đầu, cấp đổi thẻ căn cước theo quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023, có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước do lỗi của cơ quan quản lý căn cước và cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch thì không phải nộp lệ phí.
Trình tự thủ tục thực hiện cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi
Theo quy định mới hiện nay thì người dưới 14 tuổi sẽ được cấp căn cước. Vậy thủ tục các bước thực hiện cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi thực hiện như thế nào? Thành phần hồ sơ cấp căn cước gồm những giấy tờ gì? Thủ tục cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi Căn cứ Điều 23 Luật Căn cước 2023 thì các bước thực hiện cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi như sau: - Bước 1: + Trường hợp người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia thì lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của người dưới 06 tuổi trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì người đại diện hợp pháp xác nhận chuyển hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện xem xét, giải quyết việc cấp thẻ căn cước. + Trường hợp thực hiện trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện, người đại diện hợp pháp đưa người dưới 14 tuổi đến địa điểm làm thủ tục cấp thẻ căn cước. - Bước 2: Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ căn cước.. + Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Cán bộ thu nhận đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thông tin nhân thân và hướng dẫn thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.. + Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì Cán bộ thu nhận hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.. + Trường hợp thông tin công dân không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ căn cước. + Trường hợp công dân không đủ điều kiện cấp thẻ căn cước thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do, thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024). - Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh khuôn mặt và thu nhận ảnh mống mắt của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi. - Bước 4: In Phiếu thu nhận thông tin căn cước; Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có) cho người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi kiểm tra, ký xác nhận. - Bước 5: thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục về căn cước (mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc trả qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo yêu cầu. Thành phần hồ sơ cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi - Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an). Phiếu này là biểu mẫu điện tử, công dân kê khai đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến - Phiếu thu nhận thông tin căn cước (Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an. Phiếu được tạo lập khi trích xuất thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và in trong quá trình thu nhận hồ sơ căn cước để công dân kiểm tra và ký xác nhận. - Trường hợp công dân chưa có thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì hồ sơ còn có: Phiếu thu thập thông tin dân cư (mẫu DC01 ban hành kèm theo Thông tư 17/2024/TT-BCA ngày 15/5/2024 của Bộ Công an). Giấy tờ, tài liệu pháp lý chứa thông tin công dân. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như thành phần hồ sơ thực hiện cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi
Chưa có thẻ căn cước có được cấp tài khoản định danh điện tử không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 69/2024/NĐ-CP, trường hợp công dân chưa được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước thì thực hiện đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử đồng thời với việc thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. Do đó, để làm tài khoản định danh điện tử khi chưa có thẻ căn cước, chúng ta phải đồng thời thực hiện hai thủ tục: đăng ký cấp thẻ căn cước và đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử. Đăng ký cấp thẻ căn cước Căn cứ Điều 23 Luật Căn cước 2023 thì trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước được thực hiện như sau: * Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên - Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước; trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Luật Căn cước 2023; - Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước; - Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước; - Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước; - Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có người đại diện hợp pháp hỗ trợ làm thủ tục như trên. * Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. - Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi; - Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước 2023. Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó. Đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử Đối với cấp tài khoản định danh điện tử hai mức độ được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 69/2024/NĐ-CP: * Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 - Công dân sử dụng thiết bị số tải và cài đặt Ứng dụng định danh quốc gia; - Công dân sử dụng Ứng dụng định danh quốc gia để nhập thông tin về số định danh cá nhân, số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ thư điện tử của công dân (nếu có); kê khai thông tin theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia; thu nhận ảnh khuôn mặt thông qua thiết bị số và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử; - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin công dân đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử và thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc qua số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử; - Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ và tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 cho người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện thông qua Ứng dụng định danh quốc gia. * Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 - Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước không phụ thuộc vào nơi cư trú, xuất trình thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước còn hiệu lực và thực hiện thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02; - Công dân cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin trên Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử theo mẫu TK01 ban hành kèm theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP; trong đó cung cấp rõ số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ thư điện tử của công dân (nếu có) và thông tin khác đề nghị tích hợp vào căn cước điện tử (nếu có nhu cầu) cho cán bộ tiếp nhận; - Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử để xác thực; xác thực ảnh khuôn mặt, vân tay của công dân đến làm thủ tục với Cơ sở dữ liệu căn cước; - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin công dân đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 và thông báo kết quả đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 qua ứng dụng định danh quốc gia hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử; - Người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện cùng người đại diện hoặc người giám hộ của mình đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02; Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 cho công dân Việt Nam là người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện. Như vậy, chúng ta có thể thực hiện cả hai thủ tục này song song để có tài khoản định danh điện tử đồng thời có thẻ căn cước.
Người dưới 14 tuổi có được tự đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước?
Có thể thấy Luật Căn cước (Luật số 26) được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, trong đó quy định trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước. Tuy nhiên, đối với đối tượng cũng như độ tuổi hiện này đặt ra trường hợp việc người dưới 14 tuổi có được tự đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước, chắc hẳn nội dung này nhiều người sẽ quan tâm. Người dưới 14 tuổi có được tự đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước? Căn cứ Khoản 2 Điều 23 luật Căn cước 2023 quy định về Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước như sau: 1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên được thực hiện như sau: - Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước; trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 của Luật căn cước 2023. - Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước; - Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước; - Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước; - Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát. 2. Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện như sau: - Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi; - Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó. 3. Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có người đại diện hợp pháp hỗ trợ làm thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Trường hợp từ chối cấp thẻ căn cước thì cơ quan quản lý căn cước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Do đó, theo quy định mới thì Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện theo quy định trên, hay nói cách khác về quyền thì người dưới 14 tuổi được tự đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. Quy định về thu hồi, giữ thẻ căn cước theo quy định hiện hành? Căn cứ Điều 29 Luật căn cước 2023 quy định về việc Thu hồi, giữ thẻ căn cước như sau: 1. Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây: - Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; - Thẻ căn cước cấp sai quy định; - Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa. 2. Thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau đây: - Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. 3. Trong thời gian bị giữ thẻ căn cước, cơ quan giữ thẻ căn cước xem xét cho phép người bị giữ thẻ căn cước quy định tại khoản 2 Điều này sử dụng thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp. 4. Người bị giữ thẻ căn cước quy định tại khoản 2 Điều này được trả lại thẻ căn cước khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam hoặc có quyết định hủy bỏ việc tạm giữ, tạm giam; chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. 5. Thẩm quyền thu hồi, giữ thẻ căn cước được quy định như sau: - Cơ quan quản lý căn cước thực hiện thu hồi thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; - Cơ quan tiếp nhận, trả kết quả khi thực hiện thủ tục tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì có trách nhiệm thu hồi để hủy thẻ căn cước của công dân và thông báo cho cơ quan quản lý căn cước; - Cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện giữ thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này; quy định trình tự, thủ tục thu hồi, giữ, trả lại thẻ căn cước. Trên đây là những quy định về việc thu hồi, giữ thẻ căn cước theo quy định hiện hành.
09 hành vi bị nghiêm cấm trong Luật căn cước 2023
Từ 01/07/2024 Luật căn cước 2023 có hiệu lực thi hành quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Vậy 09 hành vi bị nghiêm cấm trong Luật căn cước 2023 bao gồm những hành vi nào? 09 hành vi bị nghiêm cấm trong Luật căn cước 2023 Căn cứ Điều 7 Luật căn cước 2023 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: - Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật. - Giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật. - Nhũng nhiễu, gây phiền hà, phân biệt đối xử khi giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước. - Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp không chính xác, cung cấp trái quy định của pháp luật các thông tin, tài liệu về căn cước hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước. - Không thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật căn cước 2023 - Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi khác gây cản trở, rối loạn hoạt động của cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử. - Làm giả, sửa chữa, cố ý làm sai lệch nội dung thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước của người khác; thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; sử dụng thẻ căn cước giả, căn cước điện tử giả, giấy chứng nhận căn cước giả. - Truy nhập, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán hoặc thực hiện các hoạt động khác liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử trái quy định của pháp luật. - Khai thác, chia sẻ, mua, bán, trao đổi, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin, dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử. Như vậy, pháp luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật căn cước 2023 nêu trên, tùy từng trường hợp và hành vi cụ thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu hình sự theo quy định. Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước bao gồm những gì? Căn cứ Điều 6 Luật căn cước 2023 có quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước như sau: - Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước đầy đủ, chính xác, kịp thời. - Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật. - Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử. - Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu về người dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật. - Cấp, quản lý căn cước điện tử; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của Luật này. - Quản lý về định danh và xác thực điện tử. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về căn cước theo quy định của pháp luật. Như vậy, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước đầy đủ, chính xác, kịp thời và một số trách nhiệm khác theo quy định trên. Nguyên tắc quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước như thế nào? Căn cứ Điều 6 Luật căn cước 2023 có quy định về nguyên tắc quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước như sau: - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân. - Bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân. - Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời; quản lý tập trung, thống nhất, chặt chẽ, duy trì, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng hiệu quả, lưu trữ lâu dài. Theo đó, căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước sẽ được quản lý dựa trên Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Lệ phí làm thẻ căn cước, hộ chiếu từ ngày 01/7/2024 đến hết 31/12/2024
Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 43/2024/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về lệ phí làm thẻ căn cước, hộ chiếu mới nhất theo Thông tư 43/2024/TT-BTC Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 43/2024/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo Thông Tư, lệ phí cấp căn cước sẽ giảm 50% và cấp hộ chiếu sẽ giảm 20% từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024. (1) Lệ phí làm thẻ căn cước, hộ chiếu từ ngày 01/7/2024 đến hết 31/12/2024 Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2024/TT-BTC, kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, mức thu một số khoản phí, lệ phí được quy định như sau: - Lệ phí liên quan đến cấp thẻ căn cước: Theo đó, từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, lệ phí làm thẻ căn cước bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định về lý lệ phí cấp Căn cước công dân. Thủ tục Lệ phí Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân 15.000 đồng/thẻ Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ 25.000 đồng/thẻ Cấp lại thẻ Căn cước khi bị mất thẻ Căn cước/Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam. 35.000 đồng/thẻ Xem và tải bảng lệ phí cấp căn cước, hộ chiếu tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/02/le-phi-the-can-cuoc-ho-chieu.docx - Lệ phí liên quan đến cấp hộ chiếu: Từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, mức thu lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép xuất cảnh, tem AB bằng 80% mức thu lệ phí quy định tại Mục I Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC: Thủ tục Lệ phí Lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử) Cấp mới 160.000 Cấp lại do bị hỏng hoặc bị mất 320.000 Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự 80.000 Lệ phí cấp giấy thông hành Giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào hoặc Việt Nam - Campuchia 40.000 Giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới cho cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp với đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc 40.000 Giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới cấp cho công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc 4.000 Giấy thông hành xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam sang công tác, du lịch các tỉnh, thành phố biên giới Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam Lệ phí cấp giấy phép xuất cảnh Cấp giấy phép xuất cảnh 160.000 Cấp công hàm xin thị thực 8.000 Cấp thẻ ABTC của thương nhân APEC Cấp lần đầu 960.000 Cấp lại 800.000 Lệ phí cấp tem AB 800.000 Xem và tải bảng lệ phí cấp căn cước, hộ chiếu tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/02/le-phi-the-can-cuoc-ho-chieu.docx Như vậy, kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, lệ phí cấp căn cước sẽ được giảm 50% và lệ phí cấp hộ chiếu, giấy phép xuất cảnh, tem AB sẽ được giảm 20% (2) Trường hợp được miễn lệ phí, hoàn trả lệ phí cấp hộ chiếu - Miễn lệ phí cấp hộ chiếu: Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Thông tư 25/2021/TT-BTC đề cập đến một số trường hợp được miễn lệ phí hộ chiếu như sau: + Miễn lệ phí cấp hộ chiếu đối với: Người Việt Nam ở nước ngoài có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu; người Việt Nam ở nước ngoài phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân nhưng không có hộ chiếu và những trường hợp vì lý do nhân đạo. + Những trường hợp được miễn phí, lệ phí nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5, tổ chức thu phí, lệ phí phải đóng dấu “Miễn thu phí”, “Miễn thu lệ phí” (GRATIS) vào giấy tờ đã cấp. - Hoàn trả lệ phí cấp hộ chiếu: Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định về hoàn trả lệ phí như sau: + Trường hợp người nộp lệ phí đã nộp lệ phí nhưng không đủ điều kiện được cấp hộ chiếu, giấy thông hành, tem AB, tổ chức thu lệ phí hoàn trả số tiền lệ phí đã thu khi thông báo kết quả cho người nộp; trường hợp từ chối nhận kết quả xử lý hồ sơ, tổ chức thu lệ phí không hoàn trả số tiền lệ phí đã thu. + Trường hợp người nộp phí đã nộp phí nhưng không đủ điều kiện cấp thị thực và các giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú cho người nước ngoài hoặc từ chối nhận kết quả xử lý hồ sơ, tổ chức thu phí không phải hoàn trả số tiền phí đã thu. Tóm lại, kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/1/2024, lệ phí cấp căn cước sẽ được giảm 50% và lệ phí cấp hộ chiếu, giấy phép xuất cảnh, tem AB sẽ được giảm 20%. Các cá nhân sẽ được miễn lệ phí hoặc hoàn trả lệ phí cấp hộ chiếu trong các trường hợp được quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 25/2021/TT-BTC.
Thủ tục khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước. Căn cứ Điều 10 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau: Khai thác qua kết nối, chia sẻ trực tiếp thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an cấp tài khoản cho cơ quan, tổ chức để truy cập, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; - Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an cấp tài khoản có trách nhiệm tạo lập, quản lý tài khoản riêng trên hệ thống thông tin của mình đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và phân quyền sử dụng tài khoản đã tạo lập cho cá nhân thuộc quyền quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; - Cá nhân được phân quyền sử dụng tài khoản riêng thuộc cơ quan, tổ chức sử dụng tài khoản riêng đó để tra cứu, khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức. Người tra cứu phải nhập đủ các thông tin gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân và lựa chọn các thông tin khác cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; - Hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức gửi yêu cầu khai thác thông tin tới Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua tài khoản đã được cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an cấp. Kết quả khai thác được thể hiện dưới dạng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử và được lưu trữ tại hệ thống thông tin được kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin. - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra, xác thực thông tin tài khoản và trả kết quả khai thác theo yêu cầu, phù hợp với quyền hạn, phạm vi thông tin được khai thác của tài khoản. Khai thác qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an - Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thực hiện khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an theo hướng dẫn về kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ Công an; b) Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thực hiện khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an theo hướng dẫn trên Cổng dịch vụ công; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định 70/2024/NĐ-CP xem xét, quyết định cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP. Trường hợp đồng ý cho phép khai thác thì thực hiện cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đồng ý cho phép khai thác thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; Chủ thể thông tin xác nhận nội dung đồng ý hoặc không đồng ý cho phép tổ chức, cá nhân không thuộc khoản 1 Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua ứng dụng định danh quốc gia hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác. Khai thác thông qua Ứng dụng định danh quốc gia - Công dân đã được cấp căn cước điện tử đăng nhập vào Ứng dụng định danh quốc gia để khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia; - Tổ chức, cá nhân không thuộc điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 70/2024/NĐ-CP đăng nhập vào Ứng dụng định danh quốc gia để khai thác thông tin của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia; việc khai thác thông tin phải được sự đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác thông qua Ứng dụng định danh quốc gia. Khai thác qua nền tảng định danh và xác thực điện tử - Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thông qua kết nối trực tiếp với nền tảng định danh và xác thực điện tử để khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo văn bản thống nhất với Bộ Công an; - Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP kết nối với nền tảng định danh và xác thực điện tử thông qua hệ thống thông tin của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử để khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc thực hiện khai thác thông tin được thực hiện theo văn bản thỏa thuận với tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử và tuân thủ quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 70/2024/NĐ-CP. Khai thác bằng văn bản yêu cầu khai thác, cung cấp thông tin - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản yêu cầu khai thác, cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gửi người có thẩm quyền quy định Điều 9 Nghị định 70/2024/NĐ-CP; - Văn bản yêu cầu khai thác, cung cấp thông tin phải nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác và ý kiến đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác; - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định 70/2024/NĐ-CP xem xét, quyết định cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; - Trường hợp đồng ý cho phép khai thác thông tin thì có văn bản trả lời và cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đồng ý cho phép khai thác thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Trên đây là quy định liên quan đến thủ tục khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được áp dụng từ ngày 01/7/2024. Xem chi tiết tại Nghị định 70/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Trình tự, thủ tục tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước
Ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước. Căn cứ Điều 20 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước như sau: Công dân đề nghị tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý căn cước. Trình tự, thủ tục tích hợp thông tin trên thẻ căn cước khi thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân tại cơ quan quản lý căn cước - Trong quá trình thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, công dân cung cấp thông tin cần tích hợp vào thẻ căn cước thông qua Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước; - Cơ quan quản lý căn cước nơi tiếp nhận hồ sơ chuyển yêu cầu tích hợp đến cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an kèm theo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước; - Cơ quản lý căn cước của Bộ Công an thực hiện kiểm tra, đối chiếu, xác thực thông tin đề nghị tích hợp thông qua Cơ sở dữ liệu căn cước, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và thực hiện tích hợp đối với các thông tin xác thực thành công; - Cơ quan quản lý căn cước nơi tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả tích hợp thông tin khi trả thẻ căn cước cho công dân. Trình tự, thủ tục tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước đã cấp thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia - Công dân lựa chọn thông tin cần tích hợp, cập nhật, điều chỉnh đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; đăng ký thời gian và cơ quan quản lý căn cước thực hiện tích hợp; - Công dân trực tiếp đến cơ quan quản lý căn cước để đề nghị tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin vào thẻ căn cước đã có theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định 70/2024/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước đã cấp tại cơ quan quản lý căn cước - Cơ quan quản lý căn cước nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân xuất trình thẻ căn cước đã được cấp để thực hiện việc xác thực danh tính; lựa chọn thông tin cần tích hợp, cập nhật, điều chỉnh đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để thực hiện việc tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin vào thẻ căn cước; - Trường hợp thông tin đề nghị tích hợp, cập nhật, điều chỉnh chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước thì cơ quan quản lý căn cước nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện tiếp nhận và chuyển yêu cầu tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin tới cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an để xác thực thông tin đề nghị tích hợp thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Sau khi xác thực thành công thì thực hiện tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin vào thẻ căn cước. Trình tự, thủ tục tích hợp thông tin vào thẻ căn cước đối với trường hợp người dưới 6 tuổi đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, công dân đề nghị cấp lại thẻ căn cước khi bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia - Công dân hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 6 tuổi lựa chọn thông tin cần tích hợp gửi kèm hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước; - Cơ quản lý căn cước của Bộ Công an thực hiện kiểm tra, đối chiếu, xác thực thông tin đề nghị tích hợp thông qua Cơ sở dữ liệu căn cước, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và thực hiện tích hợp đối với các thông tin xác thực thành công; - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an thông báo kết quả tích hợp thông tin khi trả thẻ căn cước cho công dân; - Công dân hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 6 tuổi thực hiện thanh toán lệ phí tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước và phí dịch vụ chuyển phát theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Trên đây là những quy định liên quan đến trình tự, thủ tục tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước được áp dụng từ ngày 01/7/2024. Xem chi tiết tại Nghị định 70/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Các trường hợp bị thu hồi thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024
Nghị định 70/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 hướng dẫn Luật Căn cước 2023. Nghị định này quy định chi tiết một số điều khoản của Luật Căn cước 2023 về việc cấp và quản lý thẻ căn cước. Trong đó, có quy định các trường hợp bị thu hồi thẻ căn cước và trình tự thủ tục thu hồi. 1. Các trường hợp bị thu hồi thẻ căn cước Theo khoản 1 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định các trường hợp bị thu hồi thẻ căn cước bao gồm các trường hợp sau: - Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; - Thẻ căn cước cấp sai quy định; - Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa. 2. Trình tự, thủ tục thu hồi thẻ căn cước Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thu hồi thẻ căn cước như sau: - Trình tự, thủ tục thu hồi thẻ căn cước đối với Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. + Cơ quan tiếp nhận, trả kết quả khi thực hiện thủ tục tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam tiến hành lập biên bản về việc thu hồi thẻ căn cước đối với người bị tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; + Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi văn bản thông báo kèm thẻ căn cước đã bị thu hồi đến cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an. Trường hợp cơ quan tiếp nhận, trả kết quả khi thực hiện thủ tục tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam không thu hồi được thẻ căn cước của người bị tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì nêu rõ trong văn bản thông báo gửi cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an để cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an tiến hành xác minh, thu hồi thẻ căn cước theo quy định; + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm hủy giá trị sử dụng của thẻ căn cước và cập nhật thông tin người có quyết định tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; + Trường hợp cơ quan quản lý căn cước phát hiện người thuộc trường hợp phải thu hồi thẻ căn cước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 Luật Căn cước thì phải hủy giá trị sử dụng của thẻ căn cước của người đó và cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; tiến hành lập biên bản thu hồi thẻ căn cước nếu người đó còn thẻ căn cước và nộp lại cho cơ quan quản lý căn cước đã lập biên bản thu hồi thẻ căn cước. - Trình tự, thủ tục thu hồi đối với thẻ căn cước cấp sai quy định hoặc thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa. + Khi có căn cứ xác định thẻ căn cước cấp sai quy định hoặc thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý căn cước kiểm tra, xác minh và yêu cầu người đang sử dụng thẻ căn cước nộp lại thẻ căn cước; + Trong thời hạn 07 ngày làm việc, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và thực hiện thu hồi thẻ căn cước cấp sai quy định hoặc thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa và thông báo cho cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an. - Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm cập nhật trạng thái, khóa căn cước điện tử đối với trường hợp thẻ căn cước đã được thu hồi. - Trường hợp không thu hồi được thẻ căn cước, cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an vẫn thực hiện việc cập nhật theo quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều này. Theo đó, người dân lưu ý các trường hợp bị thu hồi thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024 để thực hiện đúng quy định pháp luật.
Các trường hợp bị thu hồi, giữ Giấy chứng nhận căn cước từ ngày 01/7/2024
Nghị định 70/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 hướng dẫn Luật Căn cước 2023. Nghị định này quy định chi tiết một số điều khoản của Luật Căn cước 2023 và hướng dẫn về việc quản lý, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân, xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân. Trong đó, người dân lưu ý các trường hợp quy định bị thu hồi, giữ Giấy chứng nhận căn cước từ ngày 01/7/2024. 1. Các trường hợp thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước bao gồm: - Giấy chứng nhận căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây: + Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc xác định có quốc tịch nước ngoài; + Giấy chứng nhận căn cước cấp sai quy định; + Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa. - Giấy chứng nhận căn cước bị giữ trong trường hợp trong các trường hợp sau đây: + Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù; + Trong thời gian bị giữ giấy chứng nhận căn cước, cơ quan giữ giấy chứng nhận căn cước xem xét cho phép người bị giữ giấy chứng nhận căn cước quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này sử dụng giấy chứng nhận căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp; + Người bị giữ giấy chứng nhận căn cước quy định tại khoản 2 Điều này được trả lại giấy chứng nhận căn cước khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam hoặc có quyết định hủy bỏ việc tạm giữ, tạm giam; chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. 2. Thẩm quyền thu hồi, giữ giấy chứng nhận căn cước Căn cứ tại Điều 33 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền thu hồi, giữ giấy chứng nhận căn cước như sau: - Cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp tỉnh thực hiện thu hồi giấy chứng nhận căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này. - Cơ quan tiếp nhận, trả kết quả khi thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp tỉnh thực hiện hiện thu hồi và hủy giá trị sử dụng giấy chứng nhận căn cước đã cấp của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch. - Cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện giữ giấy chứng nhận căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này. 3. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận căn cước Căn cứ tại Điều 34 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận căn cước được thực hiện theo các bước như sau: - Trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc xác định có quốc tịch nước ngoài. + Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp (hoặc Sở Tư pháp đối với trường hợp xác nhận có quốc tịch Việt Nam) gửi văn bản thông báo đến cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an; + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm thu hồi và hủy giá trị sử dụng giấy chứng nhận căn cước đã cấp của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch và cập nhật, điều chỉnh thông tin của người trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ xác định người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc xác định có quốc tịch nước ngoài, cơ quan quản lý căn cước thực hiện thu hồi, hủy giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước và cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước. - Trình tự, thủ tục thu hồi đối với giấy chứng nhận căn cước cấp sai quy định hoặc thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa. + Khi có căn cứ xác định giấy chứng nhận căn cước cấp sai quy định hoặc giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh kiểm tra, xác minh và yêu cầu người đang sử dụng giấy chứng nhận căn cước nộp lại giấy chứng nhận căn cước; + Trong thời hạn 07 ngày làm việc, cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và thực hiện thu hồi giấy chứng nhận căn cước cấp sai quy định hoặc giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa và cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước. - Trường hợp không thu hồi được giấy chứng nhận căn cước, cơ quan quản lý căn cước vẫn thực hiện việc cập nhật theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này. Theo đó, người dân nên lưu ý các trường hợp bị thu hồi, giữ Giấy chứng chứng nhận căn cước và thẩm quyền được thu hồi, giữ giấy từ ngày 01/7/2024.
Đã có Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước
Ngày 25/6/2024, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/26/70-nd.signed.pdf Nghị định 70/2024/NĐ-CP (1) Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước Theo Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: - Công dân đến cơ quan quản lý căn cước quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 Luật Căn cước 2023 để đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, cung cấp thông tin bao gồm: + Họ, chữ đệm và tên khai sinh. + Số định danh cá nhân. + Nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là người diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi. Trường hợp thông tin của công dân trong CSDL quốc gia về dân cư chưa có hoặc có sai sót thì người tiếp nhận thực hiện việc điều chỉnh thông tin theo quy định tại Điều 6 Nghị định 70/2024/NĐ-CP trước khi đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Trường hợp thông tin của công dân chính xác, người tiếp nhận đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước trích xuất thông tin về công dân trong CSDL quốc gia về dân cư, sau khi xác định thông tin người đề nghị là chính xác thì thực hiện trình tự thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước 2023. (2) Trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi thẻ căn cước online Theo Khoản 2 Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước thông qua cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia như sau: - Công dân lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của mình được khai thác trong CSDL quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì đăng ký thời gian và cơ quan quản lý căn cước để thực hiện thủ tục, hệ thống sẽ xác nhận và tự động chuyển đề nghị của công dân đến cơ quan quản lý căn cước nơi công dân đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Tại đây, công dân đến cơ quan quản lý căn cước theo thời gian, địa điểm đã đăng ký để thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo trình tự, thủ tục quy định nêu trên. Trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng không sử dụng được: Lựa chọn thủ tục cấp lại, kiểm tra thông tin của mình được khai thác trong CSDL quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác: Xác nhận chuyển hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ căn cước đến cơ quan quản lý căn cước xem xét, giải quyết việc cấp lại thẻ căn cước theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Luật Căn cước 2023. Trường hợp người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi: Lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của người dưới 06 tuổi trong CSDL quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì người đại diện hợp pháp xác nhận chuyển hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý căn cước xem xét, giải quyết việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Ngoài ra, Nghị định 70/2024/NĐ-CP cũng có nêu rõ, khi cấp đổi thẻ CCCD sang thẻ căn cước hoặc cấp đổi thẻ căn cước thì người tiếp nhận sẽ thu lại CMND/CCCD, thẻ căn cước đang sử dụng. Trường hợp công dân không đến nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo thời gian, địa điểm đã đăng ký hẹn làm việc với cơ quan quản lý căn cước để thực hiện thủ tục thì hệ thống tiếp nhận yêu cầu của công dân sẽ tự động hủy lịch hẹn công dân đã đăng ký khi hết ngày làm việc. Cạnh đó, công dân tiếp tục có nhu cầu cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước thì đăng ký hẹn lại. Cơ quan quản lý căn cước tổ chức lưu động việc tiếp nhận yêu cầu, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân Việt Nam ở trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài trong điều kiện, khả năng của mình. Đồng thời, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Căn cước 2023, Điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Xem chi tiết tại Nghị định 70/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024.
Thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam
Ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử. Theo đó, trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử được thực hiện như sau: Phân loại, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử Căn cứ Điều 7 Nghị định 69/2024/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử như sau: - Đối với công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước còn hiệu lực được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02. Công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu. Công dân Việt Nam dưới 6 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh mức độ 01 khi có nhu cầu. - Đối với người nước ngoài từ đủ 06 tuổi trở lên đã được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu. Người nước ngoài dưới 06 tuổi được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 khi có nhu cầu. - Đối với cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử không phân biệt theo mức độ. Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 69/2024/NĐ-CP về trình tư, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam quy định như sau: - Công dân sử dụng thiết bị số tải và cài đặt Ứng dụng định danh quốc gia; - Công dân sử dụng Ứng dụng định danh quốc gia để nhập thông tin về số định danh cá nhân, số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ thư điện tử của công dân (nếu có); kê khai thông tin theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia; thu nhận ảnh khuôn mặt thông qua thiết bị số và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử; - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin công dân đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử và thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc qua số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử; - Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ và tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 cho người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện thông qua Ứng dụng định danh quốc gia. Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 69/2024/NĐ-CP về trình tư, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam quy định như sau: - Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước không phụ thuộc vào nơi cư trú, xuất trình thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước còn hiệu lực và thực hiện thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02; - Công dân cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin trên Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử theo mẫu TK01 ban hành kèm theo Nghị định này; trong đó cung cấp rõ số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ thư điện tử của công dân (nếu có) và thông tin khác đề nghị tích hợp vào căn cước điện tử (nếu có nhu cầu) cho cán bộ tiếp nhận; - Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử để xác thực; xác thực ảnh khuôn mặt, vân tay của công dân đến làm thủ tục với Cơ sở dữ liệu căn cước; - Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin công dân đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 và thông báo kết quả đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 qua ứng dụng định danh quốc gia hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử; - Người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện cùng người đại diện hoặc người giám hộ của mình đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02; Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 cho công dân Việt Nam là người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện. Trường hợp công dân chưa được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 69/2024/NĐ-CP về trình tư, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam quy định như sau: -Thực hiện đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử đồng thời với việc thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước và thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định 69/2024/NĐ-CP. Trên đây là những quy định liên quan đến trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử được áp dụng từ ngày 01/7/2024. Xem chi tiết tại Nghị định 69/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024
Luật Căn cước năm 2023 sẽ có hiệu lực vào 01/7/2024. Trong đó, vấn đề thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024 trở thành mối quan tâm của đông đảo người dân. Từ ngày 01/7/2024 khi Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực, việc thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước sẽ được triển khai trên toàn quốc. Việc thu thập mống mắt trong quy trình làm thẻ căn cước là một cải tiến đáng kể, giúp nâng cao hiệu quả quản lý dân cư và dễ dàng trong việc xác nhận thông tin của từng cá nhân. (1) Thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024 Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật Căn cước. Theo khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước năm 2023 quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên được thực hiện như sau: + Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước. Trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 của Luật Căn cước. + Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước. + Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước. + Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước. + Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Theo điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước năm 2023 đã quy định người tiếp nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục. Như vậy, so với luật hiện hành, Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực vào ngày 01/07/2024 đã quy định về việc thu thập thêm mống mắt của người có nhu cầu cấp thẻ căn cước. Vân tay, mống mắt là những đặc điểm riêng biệt để xác nhận các cá nhân với nhau. Thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao an ninh và hiệu quả quản lý thông tin dân cư. Việc này giúp cho các cơ quan chức năng có thể dễ dàng đối soát, xác nhận thông tin cá nhân cũng như hỗ trợ công dân làm thẻ căn cước dễ hơn khi trong trường hợp không thu được dấu vân tay của người cần cấp thẻ căn cước. (2) Từ 01/7/2024, có bắt buộc công dân phải đổi từ CCCD sang thẻ Căn cước không? Căn cứ theo Điều 46 Luật Căn cước năm 2023 quy định như sau: - Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật Căn cước. có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 46. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước. - Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp. - Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024. Như vậy, không bắt buộc công dân phải đổi từ CCCD sang thẻ Căn cước. Tuy nhiên, trừ các trường hợp phải bắt buộc đổi như theo khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước năm 2023, bao gồm: + Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Căn cước. + Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh. + Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật. + Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước. + Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính. + Xác lập lại số định danh cá nhân. Tóm lại, các cơ quan chức năng sẽ thu thập thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024. Bên cạnh đó, trừ các trường hợp phải đổi sang thẻ căn cước theo Điều 24 thì không bắt buộc công dân phải đổi từ CCCD sang thẻ Căn cước. Công dân có thể tiếp tục sử dụng thẻ CCCD bình thường cho đến khi hết hạn sử dụng.
Mất CCCD gắn chip: Có thể xin cấp lại ở tỉnh khác không?
Làm mất CCCD gắn chip thì làm lại như thế nào? Có phải về quê làm lại không? Làm ở tỉnh khác được không? Từ 01/7/2024 Luật Căn cước có hiệu lực thì có buộc đổi sang Căn cước không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Có thể xin cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD ở tỉnh khác không? Căn cứ Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 thì công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD, cụ thể: - Tại cơ quan quản lý CCCD của Bộ Công an - Tại cơ quan quản lý CCCD của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Tại cơ quan quản lý CCCD của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương - Cơ quan quản lý CCCD có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ CCCD tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết. Như vậy, khi làm mất CCCD gắn chip, người dân không bắt buộc phải về quê làm lại mà có thể thực hiện thủ tục cấp lại CCCD tại Cơ quan công an có thẩm quyền ở tỉnh khác (nơi đăng ký tạm trú). Trường hợp người dân chưa đăng ký tạm trú thì mới phải về nơi đăng ký thường trú để làm lại CCCD. Ví dụ: Bạn đang sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh và quê ở Đồng Tháp nhưng có đăng ký tạm trú ở TP. HCM thì khi làm mất CCCD bạn không cần phải Đồng Tháp thực hiện thủ tục mà có thể xin cấp lại tại cơ quan công an có thẩm quyền tại TP. HCM. Trình tự, thủ tục cấp lại thẻ CCCD Công dân làm lại thẻ CCCD gắn chip theo quy trình, thủ tục cấp lại như sau: Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp thẻ CCCD tại nơi thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ CCCD. Bước 2: Khi cơ quan Công an tiếp nhận yêu cầu Cán bộ tiếp nhận đề nghị tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ CCCD. Nếu chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu thì công dân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân. Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay và in Phiếu thu nhận thông tin Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký tên. Lưu ý: Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ CCCD là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai. Bước 4: Thu lệ phí cấp thẻ theo quy định Bước 5: Nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD Công dân nhận giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả theo giấy hẹn. Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện. Thời hạn giải quyết: Tối đa 08 ngày làm việc (theo Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA). (CCPL: Điều 11 Luật Căn cước công dân 2014, Điều 10, Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA và Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư 60/2021/TT-BCA) Bên cạnh đó, công dân còn có thể gửi đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD tại cơ quan Công an có thẩm quyền tại nơi thường trú, tạm trú hoặc đăng ký trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hay Cổng dịch vụ công Bộ Công an theo Điều 10, Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định. Từ 01/7/2024, có bắt buộc đổi sang thẻ Căn cước khi Luật Căn cước có hiệu lực? Căn cứ tại Điều 46 Luật Căn cước quy định về chuyển tiếp nêu rõ: Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2024) có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Như vậy, thẻ căn cước có giá trị tương đương như thẻ CCCD. Tuy nhiên đối với các trường hợp công dân đang sử dụng thẻ CCCD vẫn còn thời hạn sử dụng thì vẫn tiếp tục được sử dụng đến khi hết thời hạn mới phải đổi sang thẻ căn cước, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước. Những trường hợp phải làm thủ tục cấp, đổi thẻ căn cước gồm: Công dân đủ 14 tuổi chưa từng được cấp thẻ căn cước, thẻ CCCD; công dân đã có thẻ CCCD nhưng hết thời hạn sử dụng. Trường hợp công dân dưới 14 tuổi, công dân có thẻ CCCD còn thời hạn sử dụng được cấp thẻ căn cước khi công dân đó có nhu cầu. Thẻ CCCD được cấp trước ngày 01/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Như vậy, không bắt buộc đổi CCCD còn hạn sử dụng sang Thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024. Tóm lại, khi làm mất thẻ CCCD người dân có thể làm lại ở tỉnh khác - nơi đăng ký tạm trú, mà không phải bắt buộc về quê làm lại, trừ trường hợp chưa đăng ký tạm trú thì mới phải về nơi đăng ký thường trú để làm lại CCCD.
Các trường hợp bắt buộc cấp đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024
Ngày 1/7/2024 Luật Căn cước 2023 sẽ bắt đầu có hiệu lực, trong đó có quy định một số trường hợp bắt buộc cấp đổi từ CCCD và CMND thành thẻ CCCD (1) Các trường hợp bắt buộc cấp đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024 Từ ngày 01/7/2024, các trường hợp sau bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước: Cấp đổi khi CCCD,CMND hết thời hạn sử dụng Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 46 Luật Căn cước 2023: - Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024. >>> Công dân có thẻ CCCD, CMND hết hạn từ ngày 30/6 bắt buộc cấp đổi sang thẻ Căn cước từ 01/7/2024. - CMND có hạn sử dụng sau ngày 31/12/204 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024 >>> Công dân có thẻ CMND hết hạn từ ngày 31/12/2024 bắt buộc cấp đổi sang thẻ Căn cước từ 01/01/2025. Cấp đổi khi công dân khi đủ độ tuổi 14, 25, 40 và 60 Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023, công dân đã được cấp thẻ Căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Cấp đổi khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước Theo quy định của Điều 24 Luật Căn cước 2023, các trường hợp sau đây công dân phải đề nghị cấp đổi thẻ Căn cước: - Thay đổi, cải chính thông tin cá nhân như về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh - Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật - Có sai sót về thông tin in trên thẻ Căn cước - Xác lập lại số định danh cá nhân Cấp đổi theo yêu cầu Ngoài những trường hợp phải cấp đổi thẻ Căn cước ở trên, công dân có quyền đề nghị cấp đổi thẻ Căn cước theo yêu cầu trong các trường hợp sau: - Công dân đã có thẻ CCCD gắn chip nhưng có nhu cầu đổi sang sử dụng thẻ Căn cước - Công dân thay đổi, cải chính các thông tin về đơn vị hành chính, thông tin nhân thân - Khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính Như vậy, khi thuộc các trường hợp trên, công dân Việt Nam đến cơ quan công an quận, huyện, xã, phường để thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước từ 01/7/2024. (2) Thời hạn cấp đổi thẻ Căn cước? Hiện nay Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về thời gian cấp đổi thẻ Căn cước công dân như sau: - Đối với thành phố, thị xã: không quá 07 với cấp mới và cấp đổi; không quá 15 ngày làm việc với cấp lại - Đối với các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: không quá 20 ngày làm việc - Khu vực còn lại: không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2024 sắp tới đây, Điều 26 Luật Căn cước 2023 quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Theo đó, thời hạn tối đa để cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước đối với tất cả trường hợp là 07 ngày kể từ ngày cơ quan thực hiện thủ tục nhận đủ hồ sơ của công dân. (3) Cơ quan thực hiện việc cấp đổi thẻ Căn cước? Theo quy định tại Điều 27 Luật Căn cước 2023, công dân làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước tại các địa điểm sau: - Cơ quan quản lý căn cước Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú. - Cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định. - Tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân (khi cần thiết) Từ ngày 01/7/2024, khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến thẻ Căn cước, công dân có thể đến các địa điểm trên để được hỗ trợ thực hiện thủ tục.
Từ 01/7/2024, làm thẻ căn cước cho trẻ dưới 06 tuổi phải có thông tin nhân dạng, sinh trắc học?
Luật Căn cước 2023 đã được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Theo đó, trẻ em dưới 14 tuổi được làm thẻ Căn cước nhưng phải thu thập thông tin nhân dạng sinh trắc học. (1) Độ tuổi được cấp thẻ Căn cước? Hiện nay, chúng ta đang sử dụng thẻ CCCD theo Luật Căn cước công dân 2014, theo đó, Luật Căn cước công dân 2014 quy định chỉ có công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên mới được cấp thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, theo các quy định tại Điều 19 Luật Căn cước 2023, người được cấp thẻ căn cước là: - Là công dân Việt Nam. - Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. - Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu. Như vậy, đối với Luật Căn cước 2023, công dân có độ tuổi dưới 14 tuổi, khi có nhu cầu cấp thẻ căn cước thì sẽ được làm thủ tục để cấp căn cước theo quy định của pháp luật. (2) Các thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm những thông tin nào? Theo Điều 15 Luật Căn cước 2023, các thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bao gồm: - Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 của Luật Căn cước 2023. - Thông tin nhân dạng. - Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói. - Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu. - Trạng thái của căn cước điện tử. Trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử. Theo đó, ngoài việc cung cấp các thông tin như họ tên, số định danh, giới tính, quê quán, năm sinh,...thì căn cước còn có thêm thông tin nhân dạng, thông tin sinh trắc học,... Như vậy, khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước, người dân phải cung cấp các dữ liệu về thông tin nhân dạng, thông tin sinh trắc học. (3) Trẻ em dưới 06 tuổi làm thẻ căn cước phải có thông tin nhân dạng, sinh trắc học? Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Luật Căn cước 2023 quy định, người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi như sau: - Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước. Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó. - Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. - Người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. - Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi Như vậy, trường hợp trẻ em dưới 06 tuổi làm thẻ căn cước sẽ không cần có thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học. Trẻ em từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi phải cung cấp thông tin nhân dạng sinh trắc học như người từ đủ 14 tuổi trở lên. Người đại diện (cha, mẹ) của trẻ em dưới 14 tuổi sẽ thực hiện thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước cho trẻ. Trường hợp dưới 06 tuổi sẽ được thực hiện thông qua công dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Đối với trẻ từ đủ 06 tuổi và dưới 14 tuổi thì cha, mẹ phải dắt trẻ đến cơ quan quản lý căn cước để cơ quan thu thập thông tin nhân dạng, sinh trắc học của trẻ sau đó thực hiện thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước cho trẻ. Trẻ em dưới 14 tuổi sẽ được làm thẻ căn cước kể từ ngày Luật Căn cước 2023 có hiệu lực. Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024.
Đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân
Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú. Tại dự thảo, Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân. Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ đã công bố dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú ngày 04/5/2024, thay thế Nghị định 62/2021/NĐ-CP do Bộ Công an là cơ quan chủ trì soạn thảo. Xem dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (cập nhật 04/5/2024) tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/10/du-thao-nd-luat-cu-tru.doc Xem cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú Đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân Tại Điều 6 dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (dự thảo) , Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân. Cụ thể như sau: - Đối với giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: bổ sung thẻ căn cước, thẻ căn cước điện tử; thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Đối với giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: bổ sung thẻ căn cước, thẻ căn cước điện tử; thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - Đối với giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột: bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Đối với giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột: bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Đối với giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: Bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Đối với Giấy tờ chứng minh người cao tuổi: bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước điện tử; - Đối với Giấy tờ chứng minh người chưa thành niên: bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước điện tử Ngoài ra, dự thảo còn bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ người giám hộ: Quyết định cử người giám hộ; thẻ căn cước; thẻ căn cước điện tử; thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Kho dữ liệu điện tử; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú; Như vậy, so với Nghị định 62/2021/NĐ-CP, dự thảo đã bổ sung thêm nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân, trong đó chủ yếu là thẻ căn cước, thẻ căn cước điện tử; thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Quy định mới về đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh So với Nghị định 62/2021/NĐ-CP, dự thảo đã bổ sung yêu cầu về đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh tại Điều 7 như sau: - Nơi thường trú của trẻ em mới sinh là nơi thường trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi thường trú khác nhau thì nơi thường trú của trẻ em mới sinh là nơi thường trú của cha hoặc mẹ mà trẻ em mới sinh thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi thường trú của trẻ em mới sinh là nơi do cha, mẹ thỏa thuận. - Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú phải thực hiện đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú cho trẻ; Quy định này trước đây đã từng xuất hiện tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật Cư trú (Văn bản này hết hiệu lực vào ngày 01/07/2021): Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó. Tuy nhiên, sau khi Nghị định 31/2014/NĐ-CP hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 62/2021/NĐ-CP thì thời hạn đăng ký thường trú không còn được quy định nữa. Mặc dù không còn quy định thời hạn đăng ký thường trú cho con mới sinh ra nữa, nhưng theo quy định khoản 6 Điều 19 Luật Cư trú 2020 thì khi có đủ điều kiện, người dân phải làm thủ tục đăng ký thường trú. Đến nay, quy định này lại một lần nữa xuất hiện trở lại trong dự thảo, theo đó nếu được thông qua thì trẻ em sẽ bắt buộc phải được đăng ký thường trú trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được đăng ký khai sinh. Bổ sung khái niệm huỷ đăng ký thường trú, tạm trú Tại Điều 9 dự thảo đã bổ sung khái niệm hủy đăng ký thường trú, tạm trú như sau: Việc hủy đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là việc hủy kết quả giải quyết các thủ tục làm thay đổi thông tin đã đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trước đó, do cơ quan đăng ký cư trú giải quyết không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của Luật Cư trú; Trong khi đó, quy định hiện hành không quy định khái niệm của việc huỷ đăng ký thường trú, tạm trú mà chỉ quy định như sau: Tại Điều 35 Luật Cư trú 2020: Trường hợp cơ quan, người có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của Luật này thì cơ quan đã thực hiện việc đăng ký hoặc thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan đã đăng ký có trách nhiệm ra quyết định hủy bỏ việc đăng ký đó. Cơ quan đã đăng ký có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do. Như vậy, dù không thay đổi bản chất của việc huỷ đăng ký thường trú, tạm trú nhưng dự thảo đã có quy định rõ ràng hơn về khái niệm này. Xem dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (cập nhật 04/5/2024) tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/10/du-thao-nd-luat-cu-tru.doc Xem cập nhật mới nhất tại: Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú
Thẻ Căn cước và Giấy chứng nhận Căn cước khác nhau thế nào?
Thẻ Căn cước và giấy chứng nhận căn cước là gì? Hai loại giấy tờ này khác nhau thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây (1) Thẻ Căn cước là gì? Căn cứ khoản 11 Điều 3 Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước được định nghĩa như sau: Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này. Trong đó: Căn cước gồm các thông tin cơ bản của một người về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học. Thông tin đã được tích hợp vào thẻ Căn cước gồm: Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe… (2) Giấy chứng nhận Căn cước là gì? Từ ngày 01/7/2024, khi Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thì sẽ một loại giấy tờ mới hoàn toàn đó là Giấy chứng nhận Căn cước. Theo khoản 12 Điều 3 Luật Căn cước 2023, Giấy chứng nhận Căn cước được định nghĩa như sau: Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này. Theo đó, loại giấy tờ này không phải giấy tờ được cấp cho toàn thể cá nhân là công dân Việt Nam mà cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch. Trong đó, người này được Luật Căn cước 2023 giải thích là người có các đặc điểm như sau: - Là người đang sinh sống tại Việt Nam. - Là người không có giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đang mang quốc tịch của Việt Nam hoặc của nước khác nhưng có cùng dòng máu trực hệ với người đã từng có quốc tịch Việt Nam theo nguyên tắc huyết thống. Tựu chung là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống tại Việt Nam. (3) Thẻ Căn cước và giấy chứng nhận căn cước khác nhau thế nào? Có thể thấy, mặc dù là hai loại giấy tờ mới, sẽ được áp dụng từ ngày 01/7/2024 nhưng đây là hai loại giấy tờ hoàn toàn khác nhau, cấp cho các đối tượng khác nhau và thủ tục cấp cũng khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chí được sử dụng để phân biệt hai loại giấy tờ này: Tiêu chí Thẻ Căn cước Giấy chứng nhận căn cước Căn cứ Khoản 11 Điều 3 Luật Căn cước 2023. Khoản 12 Điều 3 Luật Căn cước 2023. Định nghĩa Thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân mới của công dân do cơ quan về căn cước cấp, gồm các thông tin cơ bản của một người về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học và thông tin khác được tích hợp. Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống tại Việt Nam liên tục 06 tháng trở lên tại xã hoặc huyện (nếu không có đơn vị hành chính cấp xã), do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này. Đối tượng được cấp Công dân Việt Nam Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch và đang sinh sống tại Việt Nam Giá trị sử dụng - Có giá trị chứng minh về căn cước, thông tin đã được tích hợp vào thẻ Căn cước để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam. - Sử dụng thay giấy tờ xuất nhập cảnh khi Việt Nam và nước ngoài ký điều ước/thỏa thuận quốc té cho phép dùng thẻ Căn cước thay giấy tờ xuất nhập khẩu. - Được sử dụng để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ Căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… - Có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện giao dịch, quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. - Để kiểm tra thông tin người được cấp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… Nội dung - Dòng chữ “Căn cước” trên thẻ; - Nơi đăng ký khai sinh; - Quốc tịch; - Nơi cư trú; - Thông tin được mã hóa, lưu trong mã QR của thẻ: Ảnh khuôn mặt, vân tay, móng mắt… - Có dòng chữ “Chứng nhận căn cước” trên thẻ; - Vân tay; - Nơi sinh; - Nơi sinh; - Quê quán; - Dân tộc; - Tôn giáo; - Tình trạng hôn nhân; - Nơi ở hiện tại; - Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ. Luật Căn cước 2023 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024
Thủ tục sửa thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai
Tình huống: Cho tôi hỏi thông báo định danh cá nhân của con tôi (năm nay 14 tuổi) bị sai tên mẹ thì phải làm sao để sửa thông báo lại ạ? Bài viết sau sẽ cung cấp quy định về vấn đề trên. Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân Theo Luật căn cước công dân 2014: Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác. Theo Thông tư 59/2021/TT-BCA - Số Căn cước công dân, số định danh cá nhân đã có trong Giấy khai sinh là số định danh cá nhân của công dân; các trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì sử dụng thông tin về số Căn cước công dân, số định danh cá nhân trong Giấy khai sinh và các thông tin trên thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh để tiến hành các giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. - Mẫu Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) được in trực tiếp từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công dân sử dụng Thông báo này để chứng minh nội dung thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông báo số định danh cá nhân bị cấp sai cần làm gì? Quy định về cấp văn bản thông báo số định danh cá nhân không có quy định riêng cho thủ tục sửa thông báo này nếu thông báo cấp sai, trường hợp thông tin trong cơ sở dữ liệu sai thì chị yêu cầu cơ quan quản lý dữ liệu kiểm tra điều chỉnh, cấp lại văn bản thông báo số định danh cá nhân cho chị theo các quy định sau: Căn cứ Nghị định 137/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP Về Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân ... - Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân cư trú trên địa bàn quản lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ việc giải quyết thủ tục đăng ký, thay đổi, điều chỉnh thông tin cư trú của công dân; cơ sở dữ liệu hộ tịch hoặc giấy tờ hộ tịch, sổ sách quản lý về cư trú. Trường hợp các thông tin, giấy tờ, tài liệu nêu trên về công dân mà chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân qua Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư”. Về Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là việc điều chỉnh thông tin của công dân khi có sự thay đổi hoặc có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu. - Việc chỉnh sửa thông tin về công dân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: + Chỉ chỉnh sửa thông tin về công dân khi phát hiện có sự thay đổi hoặc có sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Phải có văn bản của người có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin về công dân có liên quan đến thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; + Chỉ người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này mới được cho phép chỉnh sửa thông tin về công dân. - Thủ trưởng cơ quan quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quyết định việc chỉnh sửa thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về việc chỉnh sửa đó. Căn cứ Thông tư 59/2021/TT-BCA về Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Theo đó, khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. ==>> Chị liên hệ Công an cấp xã để làm thủ tục chỉnh sửa thông tin và cấp lại văn bản Thông báo số định danh cá nhân cho con chị.