Trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở năm 2024
Quy định về thành lập công đoàn tại doanh nghiệp 2024 Thủ tục thành lập công đoàn tại doanh nghiệp là vấn đề được nhiều doanh nghiệp mới thành lập quan tâm. Vậy, trình tự và thủ tục thành lập công đoàn cơ sở năm 2024 như thế nào? Công đoàn tại doanh nghiệp là tổ chức gì? Tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp (hay thường được gọi tắt là công đoàn tại doanh nghiệp) là một tổ chức đại diện người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một doanh nghiệp nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở tại công ty - Công ty được thành lập và hoạt động hợp pháp. - Có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam. - Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở: + Công đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên. + Công đoàn cơ sở có tổ công đoàn. + Công đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận. +Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên. Lưu ý: + Tùy theo số lượng đoàn viên và tính chất, địa bàn hoạt động của công ty cổ phần; số lượng đoàn viên của công đoàn cơ sở có thể tổ chức các công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn. + Việc thành lập công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; đồng thời phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn và hướng dẫn nội dung cụ thể để công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn tổ chức các hoạt động. Trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở Để thành lập công đoàn cơ sở, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: thành lập ban vận động công đoàn cơ sở Trước tiên, những đơn vị chưa có công đoàn cơ sở thì cần thành lập ban vận động. Đây là ban do người lao động tự nguyện lập ra. Ban vận động sẽ có chức năng tuyên truyền, vận động và tiếp nhận đơn xin tham gia của người lao động. Đồng thời, ban vận động cũng sẽ liên kết công đoàn cơ sở với công đoàn các cấp để được hướng dẫn, hỗ trợ. Bước 2: Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở Sau khi đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, đơn vị tổ chức đại hội thành lập. Việc thành lập đại hội do ban vận động thực hiện. Thành phần tham gia sẽ bao gồm: - Ban vận động - NLĐ đang làm việc tại đơn vị, có đơn xin gia nhập công đoàn. - Đại diện công đoàn cấp trên, đơn vị sử dụng lao động và các thành phần có liên quan. Đại hội sẽ bầu ra công đoàn cơ sở thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi tổ chức thành công đại hội, ban vận động sẽ chấm dứt hiệm vụ của mình và bàn giao hồ sơ cho ban chấp hành mới được bầu. Bước 3: Lập hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn cơ sở Sau 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, đơn vị phải tổ chức họp ban chấp hành công đoàn mới được thành lập. Cuộc họp sẽ bầu ra ban thường vụ và các chức danh khác trong công đoàn. Sau 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội, ban chấp hành mới thành lập hồ sơ phải đề nghị công đoàn cấp trên xem xét việc công nhận. Bước 4: quyết định công nhận thành lập công đoàn cơ sở Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị công nhận thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có 15 ngày làm việc để: - Thẩm định quá trình thành lập công đoàn cơ sở của đơn vị, đảm bảo tính khách quan, tự nguyện - Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở đúng theo quy định của pháp luật thì công đoàn cấp trên ban hành quyết định công nhận. - Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở không đủ điều kiện thông nhận, công đoàn cấp trên cần thông báo bằng văn bản cho công đoàn cơ sở. Đồng thời, có hướng dẫn chi tiết, cụ thể để công đoàn cơ sở thực hiện, tuyên truyền, vận động NLĐ tự nguyện thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật. Sau khi được công đoàn cấp trên công nhận, ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành thủ tục để khắc dấu của công đoàn mình. Đồng thời, tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp không thành lập công đoàn có bị phạt
Công đoàn là một tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ) tại doanh nghiệp, là cơ quan chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Vậy Doanh nghiệp không thành lập công đoàn có bị phạt? Vai trò của công đoàn trong quan hệ lao động Công đoàn là một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và NLĐ tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, là thành viên trong hệ thống chính trị – xã hội Việt Nam. Trong quan hệ lao động, công đoàn có một số vai trò nhất định. Vai trò của công đoàn cơ sở: - Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, NLĐ; - Tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; - Tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động (NSDLĐ) xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Vai trò của công đoàn cấp trên trực tiếp: - Có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định đối với công đoàn cơ sở; - Tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho NLĐ - Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm. Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện NSDLĐ để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động. Thành lập công đoàn có bắt buộc không? - Theo nội dung quy định tại Điều 1 Luật Công đoàn 2012: Công đoàn là tổ chức của NLĐ, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho NLĐ, có nhiệm vụ chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tham gia quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời tuyên truyền, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho NLĐ. - Quy định tại Điều 5 của Luật Công đoàn 2012: NLĐ là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn - Theo Khoản 1 Điều 170 Bộ luật lao động 2019: Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Từ những quy định trên của pháp luật, có thể thấy việc thành lập công đoàn là hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện chứ không mang tính chất bắt buộc. Khi NLĐ có mong muốn thành lập công đoàn thì có thể đề nghị NSDLĐ cho phép thành lập và tạo điều kiện tốt nhất cho việc thành lập Công đoàn. Doanh nghiệp có từ 5 NLĐ trở lên thì NLĐ có thể thành lập công đoàn và đối với doanh nghiệp thì nên khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ cho NLĐ thành lập và tham gia tổ chức công đoàn, thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn tiến hành hoạt động, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho NLĐ và NSDLĐ. Doanh nghiệp không thành lập Công đoàn có bị phạt không? Do Công đoàn được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, không bắt buộc. Nó chỉ mang tính chất hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho NLĐ được thành lập công đoàn khi có nhu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ. Và pháp luật cũng không quy định là các doanh nghiệp khi hoạt động có từ 5 NLĐ trở lên là phải thành lập công đoàn. Do vậy, doanh nghiệp sẽ không bị phạt khi không thành lập công đoàn.
Trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở năm 2024
Quy định về thành lập công đoàn tại doanh nghiệp 2024 Thủ tục thành lập công đoàn tại doanh nghiệp là vấn đề được nhiều doanh nghiệp mới thành lập quan tâm. Vậy, trình tự và thủ tục thành lập công đoàn cơ sở năm 2024 như thế nào? Công đoàn tại doanh nghiệp là tổ chức gì? Tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp (hay thường được gọi tắt là công đoàn tại doanh nghiệp) là một tổ chức đại diện người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một doanh nghiệp nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở tại công ty - Công ty được thành lập và hoạt động hợp pháp. - Có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam. - Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở: + Công đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên. + Công đoàn cơ sở có tổ công đoàn. + Công đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận. +Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên. Lưu ý: + Tùy theo số lượng đoàn viên và tính chất, địa bàn hoạt động của công ty cổ phần; số lượng đoàn viên của công đoàn cơ sở có thể tổ chức các công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn. + Việc thành lập công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; đồng thời phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn và hướng dẫn nội dung cụ thể để công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn tổ chức các hoạt động. Trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở Để thành lập công đoàn cơ sở, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: thành lập ban vận động công đoàn cơ sở Trước tiên, những đơn vị chưa có công đoàn cơ sở thì cần thành lập ban vận động. Đây là ban do người lao động tự nguyện lập ra. Ban vận động sẽ có chức năng tuyên truyền, vận động và tiếp nhận đơn xin tham gia của người lao động. Đồng thời, ban vận động cũng sẽ liên kết công đoàn cơ sở với công đoàn các cấp để được hướng dẫn, hỗ trợ. Bước 2: Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở Sau khi đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, đơn vị tổ chức đại hội thành lập. Việc thành lập đại hội do ban vận động thực hiện. Thành phần tham gia sẽ bao gồm: - Ban vận động - NLĐ đang làm việc tại đơn vị, có đơn xin gia nhập công đoàn. - Đại diện công đoàn cấp trên, đơn vị sử dụng lao động và các thành phần có liên quan. Đại hội sẽ bầu ra công đoàn cơ sở thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi tổ chức thành công đại hội, ban vận động sẽ chấm dứt hiệm vụ của mình và bàn giao hồ sơ cho ban chấp hành mới được bầu. Bước 3: Lập hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn cơ sở Sau 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, đơn vị phải tổ chức họp ban chấp hành công đoàn mới được thành lập. Cuộc họp sẽ bầu ra ban thường vụ và các chức danh khác trong công đoàn. Sau 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội, ban chấp hành mới thành lập hồ sơ phải đề nghị công đoàn cấp trên xem xét việc công nhận. Bước 4: quyết định công nhận thành lập công đoàn cơ sở Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị công nhận thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có 15 ngày làm việc để: - Thẩm định quá trình thành lập công đoàn cơ sở của đơn vị, đảm bảo tính khách quan, tự nguyện - Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở đúng theo quy định của pháp luật thì công đoàn cấp trên ban hành quyết định công nhận. - Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở không đủ điều kiện thông nhận, công đoàn cấp trên cần thông báo bằng văn bản cho công đoàn cơ sở. Đồng thời, có hướng dẫn chi tiết, cụ thể để công đoàn cơ sở thực hiện, tuyên truyền, vận động NLĐ tự nguyện thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật. Sau khi được công đoàn cấp trên công nhận, ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành thủ tục để khắc dấu của công đoàn mình. Đồng thời, tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp không thành lập công đoàn có bị phạt
Công đoàn là một tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ) tại doanh nghiệp, là cơ quan chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Vậy Doanh nghiệp không thành lập công đoàn có bị phạt? Vai trò của công đoàn trong quan hệ lao động Công đoàn là một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và NLĐ tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, là thành viên trong hệ thống chính trị – xã hội Việt Nam. Trong quan hệ lao động, công đoàn có một số vai trò nhất định. Vai trò của công đoàn cơ sở: - Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, NLĐ; - Tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; - Tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động (NSDLĐ) xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Vai trò của công đoàn cấp trên trực tiếp: - Có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định đối với công đoàn cơ sở; - Tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho NLĐ - Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm. Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện NSDLĐ để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động. Thành lập công đoàn có bắt buộc không? - Theo nội dung quy định tại Điều 1 Luật Công đoàn 2012: Công đoàn là tổ chức của NLĐ, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho NLĐ, có nhiệm vụ chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tham gia quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời tuyên truyền, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho NLĐ. - Quy định tại Điều 5 của Luật Công đoàn 2012: NLĐ là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn - Theo Khoản 1 Điều 170 Bộ luật lao động 2019: Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Từ những quy định trên của pháp luật, có thể thấy việc thành lập công đoàn là hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện chứ không mang tính chất bắt buộc. Khi NLĐ có mong muốn thành lập công đoàn thì có thể đề nghị NSDLĐ cho phép thành lập và tạo điều kiện tốt nhất cho việc thành lập Công đoàn. Doanh nghiệp có từ 5 NLĐ trở lên thì NLĐ có thể thành lập công đoàn và đối với doanh nghiệp thì nên khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ cho NLĐ thành lập và tham gia tổ chức công đoàn, thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn tiến hành hoạt động, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho NLĐ và NSDLĐ. Doanh nghiệp không thành lập Công đoàn có bị phạt không? Do Công đoàn được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, không bắt buộc. Nó chỉ mang tính chất hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho NLĐ được thành lập công đoàn khi có nhu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ. Và pháp luật cũng không quy định là các doanh nghiệp khi hoạt động có từ 5 NLĐ trở lên là phải thành lập công đoàn. Do vậy, doanh nghiệp sẽ không bị phạt khi không thành lập công đoàn.