Công việc nào được sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước từ 31/10/2023?
Ngày 31/10/2023, Kiểm toán Nhà nước ký Quyết định 1348/QĐ-KTNN ban hành Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước. Các công việc nào được sử dụng cộng tác viên? Kiểm toán nhà nước sử dụng cộng tác viên thực hiện các công việc (khi cần thiết) gồm: (1) Tư vấn về chuyên môn - Tư vấn chuyên môn trong việc xây dựng chuẩn mực kiểm toán, quy trinh kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn chuyên môn kiểm toán; - Tư vấn trong công tác chuẩn bị kiểm toán: Thuyết trình về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý và những bất cập, hạn chế trong thực tế liên quan đến nội dung kiểm toán; khảo sát, thu thập thông tin; xác định trọng tâm, trọng yếu, rủi ro kiểm toán, nội dung và phương pháp kiểm toán; xây dựng các tiêu chí kiểm toán,...; - Tư vấn chuyên môn trong quá trình thực hiện kiểm toán, lập Báo cáo kiểm toán; - Tư vấn chuyên môn trong quá trình kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, trả lời khiếu nại, giải quyết khời kiện quyết định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có lien quan đến hoạt động kiểm toán. (2) Tham gia hỗ trợ công tác kiểm toán: - Nghiên cứu tài liệu, hồ sơ kỹ thuật, chuyên môn trợ giúp cho công tác kiểm toán; dịch tài liệu kỹ thuật, chuyên môn; thực hiện một so công việc thuộc nội dung kiểm toán; sử dụng chuyên gia để trợ giúp kiểm toán viên nhà nước theo quy định của chuẩn mực Kiểm toán nhà nước về việc sử dụng chuyên gia. - Giám định chuyên môn: Kiểm định chất lượng công trình xây dựng, máy móc, thiết bị; thẩm định giá cả và xuất xứ máy móc, thiết bị; giám định tài liệu chửng từ; kiểm kê; định giá tài sàn, doanh nghiệp; đo đạc địa chính, địa hình, địa vật, diện tích, kích thước hình học; khoan thí nghiệm xác định địa chất các lớp đất đá; siêu âm để xác định chiều dài cọc khoan nhồi, cốt thép, chiều dày bảo vệ cốt thép trong các kết cấu; kiểm tra các kết cấu chìm khuất; kiểm định chất lượng môi trường, quah trắc và phân tích thành phần môi trường; các trường hợp khác cần sử dụng chuyên gia giám định chuyên môn theo quy định của chuẩn mực Kiểm toán nhà nước. - Các công việc khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định. Cộng tác viên cần đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện gì? (1) Đối với cộng tác viên là cá nhân - Tiêu chuẩn + Có trình độ, kỹ năng chuyên môn phù hợp với chuyên ngành và công việc mà Kiểm toán nhà nước yôu cầu; + Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan; + Có kinh nghiệm làm việc, nghiên cửu, quản lý tối thiểu 5 năm liên tục trong lĩnh vực chuyên môn lien quan đến yêu cầu của Kiềm toán nhà nước; + Có bằng cấp, chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề (được cấp của cơ quan chức năng có thẩm quyền) liên quan đến yêu cầu, nội dung công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu theo quy định của pháp luật. - Điều kiện + Phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điểm a Khoản 1 điều này; + Trong 3 năm trước liền kề và tại thời điềm ký hợp đồng không cỏ sai phạm, vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp xử lý; không thuộc diện liên quan đển các vụ việc đang bị điều tra, khiếu nại, tố cáo hên quan đến lĩnh vực chuyên môn theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước; + Cộng tác viên tham gia kiểm toán không thuộc các trường hợp theo Diều 28 của Luật Kiểm toán nhà nước và không tham gia làm việc, tư vấn cho đơn vị được kiểm toán hoặc các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong thực hiện nhiêm vụ (do thành kiến, mâu thuẫn lợi ích, hoặc những nhân tố khác có ảnh hưởng đến những xét đoán nghề nghiệp). + Trường hợp cộng tác viên là cá nhân ngoài nước phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Cộng tác viên không vi phạm các họp đồng đã ký trước đây với Kiểm toán nhà nước. (2) Đối với cộng tác viên là tổ chức - Tiêu chuẩn + Được thành lập theo quy định của pháp luật, cỏ tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với các công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu; + Có uy tín, đủ năng lực chuyên môn thuộc các chuyên ngành phù hợp với công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu; + Tại thời điểm ký hợp đồng có thời gian hành nghề tối thiểu 03 năm trong lĩnh vực chuyên môn mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu. - Điều kiện + Phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này; + Trong 3 năm trước liền kè và tại thời điểm ký hợp đồng không cỏ sai phạm, vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp xử lý; không thuộc diện liên quan đến các vụ việc đang bị điều tra, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực chuyên môn theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước; + Trong 02 năm trước liền kề và hiện tại không thực hiện các công việc liên quan đến các công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu với đơn vị được kiểm toán; + Không sở hữu vốn hoặc có các lợi ích liên quan đến đơn vị được kiểm toán. + Trường hợp cộng tác viên là tổ chức ngoài nước phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Không vi phạm các hợp đồng đã ký trước đây với Kiểm toán nhà nước. - Các tồ chức chỉ cử cá nhân, người lao động thuộc tổ chức mình đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này tham gia thực hiện nhiệm vụ cộng tác với Kiểm toán nhà nước. (3) Trường họp đặc biệt cần bổ sung, điều chỉnh các tiêu chuẩn, điều kiện so với quy định tại Điều này thi báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét quyết định. Cộng tác viên có những quyền và nghĩa vụ gì? (1) Quyền hạn - Được quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện các công việc dã được ghi trong hợp đồng thực hiện nhiệm vụ; - Nhận đầy đủ, kịp thời kinh phí từ Kiểm toán nhà nước theo các điều khoản cam kết tại hợp đồng đã ký giữa hai bên; - Đề nghị Kiểm toán nhà nước yêu cầu đon vị được kiểm toán cung cap đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng. (2) Nghĩa vụ - Thực hiện khai báo kịp thời với Kiểm toán nhà nước nểu thuộc các trường hợp làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 của Quy chế này. - Thực hiện nhiệm vụ theo đúng nội dung hợp đồng; - Chấp hành nghiêm chỉnh cảc quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định pháp luật liên quan; - Chịu trách nhiệm trước Kiểm toán nhà nước và trước pháp luật về két quả thực hiện nhiệm vụ được giao và theo hợp đồng đã ký; khi có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu ưảch nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo hợp đồng và theo quy định của pháp luật; - Khi tham gia Đoàn kiểm toán, cộng tác viên phải: + Chấp hành và hoàn thành nhiệm vụ theo sự phân công của Trường đoàn hoặc Tổ trưởng Tổ kiểm toán; tuân thủ chuẩn mực, quy trình và phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán; Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiếm toán của Kiểm toán nhà nước; chấp hành nghiêm các quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước. Trường họp cộng tác viên là tổ chức thì phải bố trí người có trình độ chuyên môn phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện như cộng tác viên là cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Quy chế này để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc; + Có trách nhiệm báo cáo trung thực về các mối quan hệ làm ảnh hưởng đến tính khách quan trong hoạt động kiểm toán theo Điều 28 của Luật Kiểm toán nhà nước; + Thông báo kịp thời với Tổ trưởng, Trưởng đoàn kiểm toán để báo cáo Kiểm toán nhà nước theo quy định khi phát hiện đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật. - Chấp hành các yêu cầu của Kiểm toán nhà nước về việc báo cáo, kiểm tra, giám sát; - Cộng tác viên chịu trách nhiệm bảo mật tài liệu, số liệu và các thông tin do đơn vị được kiểm toán hoặc Kiểm toán nhà nước cung cấp theo quy đậih của Kiểm toán nhà nước và quy định của pháp luật; - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng. Xem chi tiết tại Quyết định 1348/QĐ-KTNN có hiệu lực kể từ ngày 31/10/2023.
Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Lao động năm 2019 thì: "Điều 140. Bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản." =>Theo quy định này thì trong trường hợp "việc làm cũ không còn" thì mới thực hiện bố trí việc làm khác cho người lao động. Nếu vị trí việc làm vẫn còn và đang có người đảm nhiệm tại vị trí làm việc này nên doanh nghiệp mới muốn sắp xếp cho người lao động sau sinh làm công việc khác thì phải thỏa thuận với người lao động đó, chứ không mặc nhiên bố trí công việc khác được. Trong trường hợp doanh nghiệp thỏa thuận được với người lao động về vị trí mới, mức lương mới (có thể thấp hơn) thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể: "Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động 2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới." Như đã nêu trên, nếu lao động nữ không đồng ý thì doanh nghiệp cần phải sắp xếp lại công việc này trước khi người lao động nữ nghỉ thai sản theo như hợp đồng lao động mà hai người sử dụng lao động và người lao động đã ký kết.
Xử lý thế nào khi người lao động được phân công làm việc khác với thỏa thuận?
Trong quá trình làm việc cho doanh nghiệp, đôi khi người lao động có thể được điều chuyển đi làm công việc khác với công việc đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Vậy có phải người lao động luôn luôn phải tuân theo sự thay đổi ấy hay không? Cách xử lý khi bị chuyển đi làm công việc khác với hợp đồng - Minh họa Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động (NSDLĐ) chỉ được tạm thời chuyển người lao động (NLĐ) đi làm công việc khác so với hợp đồng trong những trường hợp sau: Một là, do khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước. Hai là, do nhu cầu sản xuất, kinh doanh cụ thể được ghi nhận tại nội quy lao động của doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 Bộ luật này, nếu doanh nghiệp có từ 10 người trở lên thì nội quy lao động phải được đăng ký tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Nội quy có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi Sở nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu doanh nghiệp sử dụng ít hơn 10 lao động thì nội quy không phải đăng ký và có hiệu lực theo quyết định của NSDLĐ. Khoản 4 Điều 118 Bộ luật này nêu rõ, nội quy phải được thông báo cho NLĐ được biết. Ngoài ra, những nội dung chính phải được niêm yết (treo, dán) ở những nơi cần thiết tại công sở, trong đó có những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà phải điều chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng. Theo quy định, trước khi điều động nhân sự đi làm việc khác với hợp đồng, NSDLĐ phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc cho NLĐ. Thông báo phải quy định thời hạn làm việc cụ thể, đồng thời công việc phải phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ. Trong thời gian làm công việc khác, NLĐ được trả lương theo công việc đó. Nếu thấp hơn tiền lương trước đây thì ít nhất phải bằng 85% số cũ, nhưng không được ít hơn mức lương tối thiểu. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng hằng tháng như sau: - Vùng I là 4.420.000 đồng; - Vùng II là 3.920.000 đồng; - Vùng III là 3.430.000 đồng; - Vùng IV là 3.070.000 đồng. Thời hạn điều chuyển không được vượt quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong vòng 01 năm. Nếu nhiều hơn thì phải được NLĐ đồng ý bằng văn bản thì mới được thi hành. Nếu NLĐ không đồng ý thì được hưởng lương ngừng việc theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật này. Trường hợp NSDLĐ cố ý ép buộc NLĐ làm việc khác với hợp đồng mà không thuộc những trường hợp đã nêu thì NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Bộ luật này. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, NSDLĐ có hành vi tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo trước 03 ngày làm việc; không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời; hoặc, bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ thì bị phạt tiền đến 6.000.000 đồng. Nghiêm trọng hơn, theo điểm c khoản 2 Điều này, trường hợp tạm thời chuyển NLĐ làm việc khác với hợp đồng nhưng không đúng lý do hoặc chưa nhận được sự đồng ý của họ (thời hạn chuyển đi vượt quá 60 ngày làm việc cộng dồn một năm) thì bị phạt tiền đến 14.000.000 đồng.
Công việc không thuộc đối tượng hỗ trợ dịch covid
Em nay 18t sống tại phường13 quận11 cùng mẹ già 64t và dì hai 68t ,gia đình em thật sự khó khăn trong mùa dịch covid19, vì mẹ người hoa không rành về pháp lý câu từ , em thì không học cao nghĩ học phải đi làm sớm vì thấy mẹ già rồi, gia đình em làm ngày sống ngày không có cả gia đình không thu nhập và ăn tới phải mượn nợ , không nghe thông báo đủ điều kiện nhận hỗ trợ hay không, cho người dân về ảnh hưởng từ khu vực, tổ trưởng, ủy ban nhân dân phường 13 quận 11, em không thấy nói hay là tuyên truyền cho bà con trong khu vực nghe,gia đình em cứ nghĩ rằng dù sao cũng nghe tin chính phủ hỗ trợ ảnh hưởng khó khăn trong đại dịch , thì ủy ban hay tổ trưởng cũng ghé nhà thông báo thôi, đến khi gia đình em không còn khả năng cạn từng người một mới buộc và rồi buộc phải , 29/4 chủ động lên ủy ban khu vực phường13 quận11. Mẹ em vừa bước vô thì có 1ng nói ở đâu nói tới đó lấy em thấy lạ rồi ,và vô trong đăng ký và sau đó họ cho tờ giấy mẹ em điền vô, em hỏi họ em có được hỗ trợ không em chở nước uống đóng bình, họ trả lời em câu mà em không phục đến tận bây giờ em vẫn giữ câu nói đó của cán bộ ủy ban nhân dân phường 13 quận 11, chở nước uống đóng bình không nằm trong nhóm đối tượng hỗ trợ nha em và em không biết hỏi sao luôn nhưng thắc mắc vấn đề rõ ràng chính phủ ban hành mà sao họ nói vậy... Sau đó em giúp mẹ làm cho xong em nhóm thứ 6 lưu trứ, dịch vụ ăn uống,v.v, em cầm tờ giấy đi xin 3 chữ ký của chỗ làm của mẹ e, và công an khu vực của chỗ làm mẹ em ,và tổ trưởng, em thấy có nhóm vận chuyển bốc vác, e cứ ấm ức không phục ,nghi ngờ nghĩ ngay đến việc họ ăn chặn đồng tiền của dân không rành không biết về luật , gia đình em hiện tại mẹ thì 64 nay chưa được ngồi phải đi làm, em thì 19t không đủ tuổi vay ngân hàng có nguồn ít bù trừ qua lại để lo mẹ, được nghĩ ngơi với , mẹ con em dc cho BHYT 5năm mà họ bảo. Không đóng tiền hình như 200 mấy , lúc đó mẹ không có để đóng nên giờ không hiệu lực được nữa coi như giấy vụn ý họ nói vậy. Em không thể làm gì em ấm ức không phục họ chút nào , em thấy nhiều người không biết luật nói sao với họ , gia đình em trước giờ không vay nợ làm nhiêu ăn nhiêu thấy được mỗi ngày lại tục nó vậy thôi, phải lâm vô tình cảnh thiếu nợ lãi cao.có phần hỗ trợ chi từ chính phủ hỗ trợ dân cũng nhẹ phần nào đó đi , không nằm trong danh sách đối tượng hỗ trợ, còn mẹ em nộp r. Mà từ 29/4 đến tận hôm nay 10/5 mẹ em chưa nge, nhận được bất cứ khoản tiền từ họ ,Tiền chính phủ chi để hỗ trợ dân ,v mà thấy được một liên minh trục lợi dân tại f13 q11. Xin luật sự đọc qua thật tình gia đình em cần sự hỗ trợ nên em phải kiếm giải pháp mong luật sư hồi âm qua gmail em
Doanh nghiệp có thể sử dụng NLĐ làm bất kỳ công việc nào muốn không?
Trong một số trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động vẫn có quyền sử dụng người lao động làm công việc khác cụ thể là theo quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động 2012: “Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động 1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động. 2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động. 3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.” => Tóm lại, đối với một số trường hợp đặc biệt doanh nghiệp sử dụng người lao động làm công việc khác so với công việc được ghi trong hợp đồng lao động hoàn toàn được pháp luật cho phép. Theo đó, để việc này diễn ra đúng quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện sau: - Thời gian điều chuyển không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động; - Phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 3 ngày làm việc; - Nếu tiền lương công việc cũ cao hơn tiền lương công việc mới thì phải giữ nguyên mức tiền lương cũ trong 30 ngày làm việc; - Mức tiền lương công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Nhân lực trong kỷ nguyên số “không cần bằng cấp, làm được là được”
Không nặng bằng cấp, thước đo cho người lao động ở kỷ nguyên số là sự đánh giá của doanh nghiệp, các diễn giả tham thảo luận về vấn đề này đều chung nhận định như vậy. Những thách thức cơ bản của Việt Nam sẽ gia tăng trong kỷ nguyên số đối với vấn đề về nguồn nhân lực như thế nào? Để tìm kiếm nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, các học giả, Giáo sư, Tiến sĩ đã có những ý kiến, suy nghĩ và những phương pháp đi khác nhau, cụ thể là: Theo ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty FPT Sofware đề xuất một số phương pháp và hiện nay đang thực hiện: “Chúng tôi thử nghiệm học nhanh và ra đi làm. Cụ thể là, chúng tôi vẫn có đào tạo đại học nhưng đổi quy trình, làm sao các sinh viên học 2 năm là có thể ra đi làm. Chúng tôi khẳng định chương trình đào tạo hiện nay là sau 2 năm, các bạn sinh viên có thể đi làm được, tất nhiên sẽ kèm theo một loạt điều kiện khác. Sau khi đi làm, các em sẽ có cân nhắc giữa đi làm luôn và không tốt nghiệp đại học nữa, hoặc quay lại trường đại học để học thêm hai năm nữa để lấy bằng đại học. Ở đây quan điểm của các doanh nghiệp và tôi nghĩ kể cả các cơ quan nhà nước rất quan trọng là không cần bằng cấp. Bạn làm được việc là được, không cần bằng cấp. Nhưng điều này là rất khó vì nó trái với những gì chúng ta vẫn suy nghĩ, những truyền thống về học hành ở nước ta: đã học là phải có bằng cấp! Đề xuất thứ hai là của chúng tôi là đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp. Hiện nay xã hội thay đổi, nền kinh tế đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Có rất nhiều người học ngành điện, ngành cơ khí, học nghề chế tạo máy…, khi ra trường và đi làm một số năm, họ không được sử dụng một cách thích đáng. Chưa kể, thu nhập của họ cũng không được tốt, họ có nhu cầu để chuyển đổi ngành nghề. Chúng tôi đang đề nghị các trường đại học, đặc biệt là những trường đại học lớn như Đại học Bách khoa sẽ đưa ra chương trình đào tạo văn bằng 2 trong 12 đến 24 tháng và cung cấp những kỹ năng cập nhật nhất để học xong là số lao động này có thể tốt nghiệp là đi làm được. Đây là hai đề xuất hiện nay chúng tôi đang triển khai. Tôi tin rằng nếu thực hiện được thì chỉ trong vòng rất ngắn, khoảng 2 đến 4 năm tới, chúng ta sẽ có cả trăm ngàn người sẵn sàng cho những đòi hỏi của cuộc chuyển dịch mới này.” Theo quan điểm cá nhân mình thì việc áp dụng phương pháp này khá hay vì: Thứ nhất, mình có thể ra đi làm luôn sau 2 năm học trên trường, được đào tạo đủ để có thể đáp ứng công việc ban đầu tốt. Thứ hai, phương pháp này có thể rút ngắn được 1 khoảng thời gian dài (2 năm) để mình có thể đi làm và trải nghiệm luôn được công việc thực tế, học hỏi kinh nghiệm. Không có kinh nghiệm nào bằng việc tự thực hành, làm việc và va vấp với thực tế cuộc sống, công việc. Thứ ba, sau hai năm học bạn có quyền lựa chọn: một là ra đi làm có kinh nghiệm sau đó quay lại trường học tiếp 2 năm và lấy bằng hoặc làm việc luôn mà không cần bằng nữa. Quyền lựa chọn nằm trong tay của bạn. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi sinh viên sau 2 năm ra đi làm phải làm được việc và kèm theo một số điều kiện khác. Mình nghĩ điều kiện khác này ít nhất là các bạn có thể làm được công việc Doanh nghiệp đưa ra và phải nắm trong tay vốn kiến thức nhất định, ít ra cũng phải thuộc những sinh viên khá giỏi trong trường và có năng lực thật sự… thì mới đáp ứng được công việc. Vì thời gian hai năm để học tập cũng không phải ngắn cũng ko phải quá dài để có thể biết hết mọi kiến thức có thể làm được việc. Ngoài ra khi bạn đi làm sau hai năm học lúc này bạn muốn quay lại trường để học tiếp lấy tấm bằng đại học, tuy nhiên việc này sẽ làm gián đoạn công việc bạn đang làm và chắc chắn không công ty nào muốn một nhân viên của mình nghỉ hai năm để học xong sau đó quay lại làm cả. Lúc này bạn phải đối mặt với sự lựa chọn: ở lại làm việc, không có bằng cấp hoặc nghỉ việc, học nốt lấy bằng và xin việc lại. Và nếu có một nội dung giáo dục đảm bảo tính thực tiễn, tính hiện đại cộng với hệ thống đánh giá khách quan khoa học thì "bằng cấp" xác nhận khả năng "làm được việc" của mỗi cá nhân ở những lĩnh vực xác định. Cái "quan trọng" là "Hệ thống đánh giá và cấp bằng", bước này OK thì đương nhiên "Bằng cấp là quan trọng và giá trị" Đây là quan điểm của mình, còn các bạn nghĩ sao về phương pháp này ?, hãy cho mình biết quan điểm của các bạn nhé!
Học Luật - Ra trường bạn có thể lựa chọn những công việc gì?
Hiện nay có nhiều bạn trẻ rất yêu thích ngành Luật. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn mơ hồ về cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường của việc học Luật. Liệu rằng cơ hội việc làm trong tương lai có lớn không? Học luật có thất nghiệp sau khi ra trường như thực trạng nhiều ngành khác hiện nay? Học luật có phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước? Đây là những câu hỏi phổ biến mà các bạn yêu thích ngành Luật hay thắc mắc. Thực tế, cơ hội việc làm của ngành Luật hiện nay đang rất lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển thì nhu cầu về ngành Luật là không thể nào thiếu được. Ngược lại, nhu cầu đó còn tăng cao. Các bạn học Luật tốt nghiệp ra trường có thể lựa chọn làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước như: Tòa án, Viện kiểm sát hay các cơ quan hành chính sự nghiệp khác. Hay cũng có thể lựa chọn làm luật sư, hoặc làm vị trí liên quan đến pháp lý trong các công ty...tùy vào sự lựa chọn của mỗi người. Nhìn chung, mình có thể chia ra 4 nhóm ngành nghề chính mà các bạn học Luật có thể lựa chọn như sau: – Nhóm 1: Có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, công an… và các cơ quan nhà nước khác từ trung ương xuống địa phương; làm việc tại các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị-xã hội. – Nhóm 2: Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. – Nhóm 3: Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật, hành chính-chính trị như các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan. – Nhóm 4: Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật. Như các bạn thấy đó, việc học Luật trong xu thế hiện nay đang mở ra cơ hội việc làm rất lớn. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngành nghề nào sau khi ra trường là tùy vào năng lực, niềm đam mê và định hướng của mỗi người. Mong rằng các bạn học Luật sau khi ra trường có thể tìm được ngành nghề, công việc phù hợp nhất với bản thân mình.
Công việc nào được sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước từ 31/10/2023?
Ngày 31/10/2023, Kiểm toán Nhà nước ký Quyết định 1348/QĐ-KTNN ban hành Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước. Các công việc nào được sử dụng cộng tác viên? Kiểm toán nhà nước sử dụng cộng tác viên thực hiện các công việc (khi cần thiết) gồm: (1) Tư vấn về chuyên môn - Tư vấn chuyên môn trong việc xây dựng chuẩn mực kiểm toán, quy trinh kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn chuyên môn kiểm toán; - Tư vấn trong công tác chuẩn bị kiểm toán: Thuyết trình về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý và những bất cập, hạn chế trong thực tế liên quan đến nội dung kiểm toán; khảo sát, thu thập thông tin; xác định trọng tâm, trọng yếu, rủi ro kiểm toán, nội dung và phương pháp kiểm toán; xây dựng các tiêu chí kiểm toán,...; - Tư vấn chuyên môn trong quá trình thực hiện kiểm toán, lập Báo cáo kiểm toán; - Tư vấn chuyên môn trong quá trình kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, trả lời khiếu nại, giải quyết khời kiện quyết định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có lien quan đến hoạt động kiểm toán. (2) Tham gia hỗ trợ công tác kiểm toán: - Nghiên cứu tài liệu, hồ sơ kỹ thuật, chuyên môn trợ giúp cho công tác kiểm toán; dịch tài liệu kỹ thuật, chuyên môn; thực hiện một so công việc thuộc nội dung kiểm toán; sử dụng chuyên gia để trợ giúp kiểm toán viên nhà nước theo quy định của chuẩn mực Kiểm toán nhà nước về việc sử dụng chuyên gia. - Giám định chuyên môn: Kiểm định chất lượng công trình xây dựng, máy móc, thiết bị; thẩm định giá cả và xuất xứ máy móc, thiết bị; giám định tài liệu chửng từ; kiểm kê; định giá tài sàn, doanh nghiệp; đo đạc địa chính, địa hình, địa vật, diện tích, kích thước hình học; khoan thí nghiệm xác định địa chất các lớp đất đá; siêu âm để xác định chiều dài cọc khoan nhồi, cốt thép, chiều dày bảo vệ cốt thép trong các kết cấu; kiểm tra các kết cấu chìm khuất; kiểm định chất lượng môi trường, quah trắc và phân tích thành phần môi trường; các trường hợp khác cần sử dụng chuyên gia giám định chuyên môn theo quy định của chuẩn mực Kiểm toán nhà nước. - Các công việc khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định. Cộng tác viên cần đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện gì? (1) Đối với cộng tác viên là cá nhân - Tiêu chuẩn + Có trình độ, kỹ năng chuyên môn phù hợp với chuyên ngành và công việc mà Kiểm toán nhà nước yôu cầu; + Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan; + Có kinh nghiệm làm việc, nghiên cửu, quản lý tối thiểu 5 năm liên tục trong lĩnh vực chuyên môn lien quan đến yêu cầu của Kiềm toán nhà nước; + Có bằng cấp, chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề (được cấp của cơ quan chức năng có thẩm quyền) liên quan đến yêu cầu, nội dung công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu theo quy định của pháp luật. - Điều kiện + Phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điểm a Khoản 1 điều này; + Trong 3 năm trước liền kề và tại thời điềm ký hợp đồng không cỏ sai phạm, vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp xử lý; không thuộc diện liên quan đển các vụ việc đang bị điều tra, khiếu nại, tố cáo hên quan đến lĩnh vực chuyên môn theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước; + Cộng tác viên tham gia kiểm toán không thuộc các trường hợp theo Diều 28 của Luật Kiểm toán nhà nước và không tham gia làm việc, tư vấn cho đơn vị được kiểm toán hoặc các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong thực hiện nhiêm vụ (do thành kiến, mâu thuẫn lợi ích, hoặc những nhân tố khác có ảnh hưởng đến những xét đoán nghề nghiệp). + Trường hợp cộng tác viên là cá nhân ngoài nước phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Cộng tác viên không vi phạm các họp đồng đã ký trước đây với Kiểm toán nhà nước. (2) Đối với cộng tác viên là tổ chức - Tiêu chuẩn + Được thành lập theo quy định của pháp luật, cỏ tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với các công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu; + Có uy tín, đủ năng lực chuyên môn thuộc các chuyên ngành phù hợp với công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu; + Tại thời điểm ký hợp đồng có thời gian hành nghề tối thiểu 03 năm trong lĩnh vực chuyên môn mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu. - Điều kiện + Phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này; + Trong 3 năm trước liền kè và tại thời điểm ký hợp đồng không cỏ sai phạm, vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp xử lý; không thuộc diện liên quan đến các vụ việc đang bị điều tra, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực chuyên môn theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước; + Trong 02 năm trước liền kề và hiện tại không thực hiện các công việc liên quan đến các công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu với đơn vị được kiểm toán; + Không sở hữu vốn hoặc có các lợi ích liên quan đến đơn vị được kiểm toán. + Trường hợp cộng tác viên là tổ chức ngoài nước phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Không vi phạm các hợp đồng đã ký trước đây với Kiểm toán nhà nước. - Các tồ chức chỉ cử cá nhân, người lao động thuộc tổ chức mình đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này tham gia thực hiện nhiệm vụ cộng tác với Kiểm toán nhà nước. (3) Trường họp đặc biệt cần bổ sung, điều chỉnh các tiêu chuẩn, điều kiện so với quy định tại Điều này thi báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét quyết định. Cộng tác viên có những quyền và nghĩa vụ gì? (1) Quyền hạn - Được quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện các công việc dã được ghi trong hợp đồng thực hiện nhiệm vụ; - Nhận đầy đủ, kịp thời kinh phí từ Kiểm toán nhà nước theo các điều khoản cam kết tại hợp đồng đã ký giữa hai bên; - Đề nghị Kiểm toán nhà nước yêu cầu đon vị được kiểm toán cung cap đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng. (2) Nghĩa vụ - Thực hiện khai báo kịp thời với Kiểm toán nhà nước nểu thuộc các trường hợp làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 của Quy chế này. - Thực hiện nhiệm vụ theo đúng nội dung hợp đồng; - Chấp hành nghiêm chỉnh cảc quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định pháp luật liên quan; - Chịu trách nhiệm trước Kiểm toán nhà nước và trước pháp luật về két quả thực hiện nhiệm vụ được giao và theo hợp đồng đã ký; khi có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu ưảch nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo hợp đồng và theo quy định của pháp luật; - Khi tham gia Đoàn kiểm toán, cộng tác viên phải: + Chấp hành và hoàn thành nhiệm vụ theo sự phân công của Trường đoàn hoặc Tổ trưởng Tổ kiểm toán; tuân thủ chuẩn mực, quy trình và phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán; Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiếm toán của Kiểm toán nhà nước; chấp hành nghiêm các quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước. Trường họp cộng tác viên là tổ chức thì phải bố trí người có trình độ chuyên môn phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện như cộng tác viên là cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Quy chế này để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc; + Có trách nhiệm báo cáo trung thực về các mối quan hệ làm ảnh hưởng đến tính khách quan trong hoạt động kiểm toán theo Điều 28 của Luật Kiểm toán nhà nước; + Thông báo kịp thời với Tổ trưởng, Trưởng đoàn kiểm toán để báo cáo Kiểm toán nhà nước theo quy định khi phát hiện đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật. - Chấp hành các yêu cầu của Kiểm toán nhà nước về việc báo cáo, kiểm tra, giám sát; - Cộng tác viên chịu trách nhiệm bảo mật tài liệu, số liệu và các thông tin do đơn vị được kiểm toán hoặc Kiểm toán nhà nước cung cấp theo quy đậih của Kiểm toán nhà nước và quy định của pháp luật; - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng. Xem chi tiết tại Quyết định 1348/QĐ-KTNN có hiệu lực kể từ ngày 31/10/2023.
Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Lao động năm 2019 thì: "Điều 140. Bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản." =>Theo quy định này thì trong trường hợp "việc làm cũ không còn" thì mới thực hiện bố trí việc làm khác cho người lao động. Nếu vị trí việc làm vẫn còn và đang có người đảm nhiệm tại vị trí làm việc này nên doanh nghiệp mới muốn sắp xếp cho người lao động sau sinh làm công việc khác thì phải thỏa thuận với người lao động đó, chứ không mặc nhiên bố trí công việc khác được. Trong trường hợp doanh nghiệp thỏa thuận được với người lao động về vị trí mới, mức lương mới (có thể thấp hơn) thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể: "Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động 2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới." Như đã nêu trên, nếu lao động nữ không đồng ý thì doanh nghiệp cần phải sắp xếp lại công việc này trước khi người lao động nữ nghỉ thai sản theo như hợp đồng lao động mà hai người sử dụng lao động và người lao động đã ký kết.
Xử lý thế nào khi người lao động được phân công làm việc khác với thỏa thuận?
Trong quá trình làm việc cho doanh nghiệp, đôi khi người lao động có thể được điều chuyển đi làm công việc khác với công việc đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Vậy có phải người lao động luôn luôn phải tuân theo sự thay đổi ấy hay không? Cách xử lý khi bị chuyển đi làm công việc khác với hợp đồng - Minh họa Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động (NSDLĐ) chỉ được tạm thời chuyển người lao động (NLĐ) đi làm công việc khác so với hợp đồng trong những trường hợp sau: Một là, do khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước. Hai là, do nhu cầu sản xuất, kinh doanh cụ thể được ghi nhận tại nội quy lao động của doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 Bộ luật này, nếu doanh nghiệp có từ 10 người trở lên thì nội quy lao động phải được đăng ký tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Nội quy có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi Sở nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu doanh nghiệp sử dụng ít hơn 10 lao động thì nội quy không phải đăng ký và có hiệu lực theo quyết định của NSDLĐ. Khoản 4 Điều 118 Bộ luật này nêu rõ, nội quy phải được thông báo cho NLĐ được biết. Ngoài ra, những nội dung chính phải được niêm yết (treo, dán) ở những nơi cần thiết tại công sở, trong đó có những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà phải điều chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng. Theo quy định, trước khi điều động nhân sự đi làm việc khác với hợp đồng, NSDLĐ phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc cho NLĐ. Thông báo phải quy định thời hạn làm việc cụ thể, đồng thời công việc phải phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ. Trong thời gian làm công việc khác, NLĐ được trả lương theo công việc đó. Nếu thấp hơn tiền lương trước đây thì ít nhất phải bằng 85% số cũ, nhưng không được ít hơn mức lương tối thiểu. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng hằng tháng như sau: - Vùng I là 4.420.000 đồng; - Vùng II là 3.920.000 đồng; - Vùng III là 3.430.000 đồng; - Vùng IV là 3.070.000 đồng. Thời hạn điều chuyển không được vượt quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong vòng 01 năm. Nếu nhiều hơn thì phải được NLĐ đồng ý bằng văn bản thì mới được thi hành. Nếu NLĐ không đồng ý thì được hưởng lương ngừng việc theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật này. Trường hợp NSDLĐ cố ý ép buộc NLĐ làm việc khác với hợp đồng mà không thuộc những trường hợp đã nêu thì NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Bộ luật này. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, NSDLĐ có hành vi tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo trước 03 ngày làm việc; không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời; hoặc, bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ thì bị phạt tiền đến 6.000.000 đồng. Nghiêm trọng hơn, theo điểm c khoản 2 Điều này, trường hợp tạm thời chuyển NLĐ làm việc khác với hợp đồng nhưng không đúng lý do hoặc chưa nhận được sự đồng ý của họ (thời hạn chuyển đi vượt quá 60 ngày làm việc cộng dồn một năm) thì bị phạt tiền đến 14.000.000 đồng.
Công việc không thuộc đối tượng hỗ trợ dịch covid
Em nay 18t sống tại phường13 quận11 cùng mẹ già 64t và dì hai 68t ,gia đình em thật sự khó khăn trong mùa dịch covid19, vì mẹ người hoa không rành về pháp lý câu từ , em thì không học cao nghĩ học phải đi làm sớm vì thấy mẹ già rồi, gia đình em làm ngày sống ngày không có cả gia đình không thu nhập và ăn tới phải mượn nợ , không nghe thông báo đủ điều kiện nhận hỗ trợ hay không, cho người dân về ảnh hưởng từ khu vực, tổ trưởng, ủy ban nhân dân phường 13 quận 11, em không thấy nói hay là tuyên truyền cho bà con trong khu vực nghe,gia đình em cứ nghĩ rằng dù sao cũng nghe tin chính phủ hỗ trợ ảnh hưởng khó khăn trong đại dịch , thì ủy ban hay tổ trưởng cũng ghé nhà thông báo thôi, đến khi gia đình em không còn khả năng cạn từng người một mới buộc và rồi buộc phải , 29/4 chủ động lên ủy ban khu vực phường13 quận11. Mẹ em vừa bước vô thì có 1ng nói ở đâu nói tới đó lấy em thấy lạ rồi ,và vô trong đăng ký và sau đó họ cho tờ giấy mẹ em điền vô, em hỏi họ em có được hỗ trợ không em chở nước uống đóng bình, họ trả lời em câu mà em không phục đến tận bây giờ em vẫn giữ câu nói đó của cán bộ ủy ban nhân dân phường 13 quận 11, chở nước uống đóng bình không nằm trong nhóm đối tượng hỗ trợ nha em và em không biết hỏi sao luôn nhưng thắc mắc vấn đề rõ ràng chính phủ ban hành mà sao họ nói vậy... Sau đó em giúp mẹ làm cho xong em nhóm thứ 6 lưu trứ, dịch vụ ăn uống,v.v, em cầm tờ giấy đi xin 3 chữ ký của chỗ làm của mẹ e, và công an khu vực của chỗ làm mẹ em ,và tổ trưởng, em thấy có nhóm vận chuyển bốc vác, e cứ ấm ức không phục ,nghi ngờ nghĩ ngay đến việc họ ăn chặn đồng tiền của dân không rành không biết về luật , gia đình em hiện tại mẹ thì 64 nay chưa được ngồi phải đi làm, em thì 19t không đủ tuổi vay ngân hàng có nguồn ít bù trừ qua lại để lo mẹ, được nghĩ ngơi với , mẹ con em dc cho BHYT 5năm mà họ bảo. Không đóng tiền hình như 200 mấy , lúc đó mẹ không có để đóng nên giờ không hiệu lực được nữa coi như giấy vụn ý họ nói vậy. Em không thể làm gì em ấm ức không phục họ chút nào , em thấy nhiều người không biết luật nói sao với họ , gia đình em trước giờ không vay nợ làm nhiêu ăn nhiêu thấy được mỗi ngày lại tục nó vậy thôi, phải lâm vô tình cảnh thiếu nợ lãi cao.có phần hỗ trợ chi từ chính phủ hỗ trợ dân cũng nhẹ phần nào đó đi , không nằm trong danh sách đối tượng hỗ trợ, còn mẹ em nộp r. Mà từ 29/4 đến tận hôm nay 10/5 mẹ em chưa nge, nhận được bất cứ khoản tiền từ họ ,Tiền chính phủ chi để hỗ trợ dân ,v mà thấy được một liên minh trục lợi dân tại f13 q11. Xin luật sự đọc qua thật tình gia đình em cần sự hỗ trợ nên em phải kiếm giải pháp mong luật sư hồi âm qua gmail em
Doanh nghiệp có thể sử dụng NLĐ làm bất kỳ công việc nào muốn không?
Trong một số trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động vẫn có quyền sử dụng người lao động làm công việc khác cụ thể là theo quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động 2012: “Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động 1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động. 2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động. 3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.” => Tóm lại, đối với một số trường hợp đặc biệt doanh nghiệp sử dụng người lao động làm công việc khác so với công việc được ghi trong hợp đồng lao động hoàn toàn được pháp luật cho phép. Theo đó, để việc này diễn ra đúng quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện sau: - Thời gian điều chuyển không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động; - Phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 3 ngày làm việc; - Nếu tiền lương công việc cũ cao hơn tiền lương công việc mới thì phải giữ nguyên mức tiền lương cũ trong 30 ngày làm việc; - Mức tiền lương công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Nhân lực trong kỷ nguyên số “không cần bằng cấp, làm được là được”
Không nặng bằng cấp, thước đo cho người lao động ở kỷ nguyên số là sự đánh giá của doanh nghiệp, các diễn giả tham thảo luận về vấn đề này đều chung nhận định như vậy. Những thách thức cơ bản của Việt Nam sẽ gia tăng trong kỷ nguyên số đối với vấn đề về nguồn nhân lực như thế nào? Để tìm kiếm nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, các học giả, Giáo sư, Tiến sĩ đã có những ý kiến, suy nghĩ và những phương pháp đi khác nhau, cụ thể là: Theo ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty FPT Sofware đề xuất một số phương pháp và hiện nay đang thực hiện: “Chúng tôi thử nghiệm học nhanh và ra đi làm. Cụ thể là, chúng tôi vẫn có đào tạo đại học nhưng đổi quy trình, làm sao các sinh viên học 2 năm là có thể ra đi làm. Chúng tôi khẳng định chương trình đào tạo hiện nay là sau 2 năm, các bạn sinh viên có thể đi làm được, tất nhiên sẽ kèm theo một loạt điều kiện khác. Sau khi đi làm, các em sẽ có cân nhắc giữa đi làm luôn và không tốt nghiệp đại học nữa, hoặc quay lại trường đại học để học thêm hai năm nữa để lấy bằng đại học. Ở đây quan điểm của các doanh nghiệp và tôi nghĩ kể cả các cơ quan nhà nước rất quan trọng là không cần bằng cấp. Bạn làm được việc là được, không cần bằng cấp. Nhưng điều này là rất khó vì nó trái với những gì chúng ta vẫn suy nghĩ, những truyền thống về học hành ở nước ta: đã học là phải có bằng cấp! Đề xuất thứ hai là của chúng tôi là đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp. Hiện nay xã hội thay đổi, nền kinh tế đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Có rất nhiều người học ngành điện, ngành cơ khí, học nghề chế tạo máy…, khi ra trường và đi làm một số năm, họ không được sử dụng một cách thích đáng. Chưa kể, thu nhập của họ cũng không được tốt, họ có nhu cầu để chuyển đổi ngành nghề. Chúng tôi đang đề nghị các trường đại học, đặc biệt là những trường đại học lớn như Đại học Bách khoa sẽ đưa ra chương trình đào tạo văn bằng 2 trong 12 đến 24 tháng và cung cấp những kỹ năng cập nhật nhất để học xong là số lao động này có thể tốt nghiệp là đi làm được. Đây là hai đề xuất hiện nay chúng tôi đang triển khai. Tôi tin rằng nếu thực hiện được thì chỉ trong vòng rất ngắn, khoảng 2 đến 4 năm tới, chúng ta sẽ có cả trăm ngàn người sẵn sàng cho những đòi hỏi của cuộc chuyển dịch mới này.” Theo quan điểm cá nhân mình thì việc áp dụng phương pháp này khá hay vì: Thứ nhất, mình có thể ra đi làm luôn sau 2 năm học trên trường, được đào tạo đủ để có thể đáp ứng công việc ban đầu tốt. Thứ hai, phương pháp này có thể rút ngắn được 1 khoảng thời gian dài (2 năm) để mình có thể đi làm và trải nghiệm luôn được công việc thực tế, học hỏi kinh nghiệm. Không có kinh nghiệm nào bằng việc tự thực hành, làm việc và va vấp với thực tế cuộc sống, công việc. Thứ ba, sau hai năm học bạn có quyền lựa chọn: một là ra đi làm có kinh nghiệm sau đó quay lại trường học tiếp 2 năm và lấy bằng hoặc làm việc luôn mà không cần bằng nữa. Quyền lựa chọn nằm trong tay của bạn. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi sinh viên sau 2 năm ra đi làm phải làm được việc và kèm theo một số điều kiện khác. Mình nghĩ điều kiện khác này ít nhất là các bạn có thể làm được công việc Doanh nghiệp đưa ra và phải nắm trong tay vốn kiến thức nhất định, ít ra cũng phải thuộc những sinh viên khá giỏi trong trường và có năng lực thật sự… thì mới đáp ứng được công việc. Vì thời gian hai năm để học tập cũng không phải ngắn cũng ko phải quá dài để có thể biết hết mọi kiến thức có thể làm được việc. Ngoài ra khi bạn đi làm sau hai năm học lúc này bạn muốn quay lại trường để học tiếp lấy tấm bằng đại học, tuy nhiên việc này sẽ làm gián đoạn công việc bạn đang làm và chắc chắn không công ty nào muốn một nhân viên của mình nghỉ hai năm để học xong sau đó quay lại làm cả. Lúc này bạn phải đối mặt với sự lựa chọn: ở lại làm việc, không có bằng cấp hoặc nghỉ việc, học nốt lấy bằng và xin việc lại. Và nếu có một nội dung giáo dục đảm bảo tính thực tiễn, tính hiện đại cộng với hệ thống đánh giá khách quan khoa học thì "bằng cấp" xác nhận khả năng "làm được việc" của mỗi cá nhân ở những lĩnh vực xác định. Cái "quan trọng" là "Hệ thống đánh giá và cấp bằng", bước này OK thì đương nhiên "Bằng cấp là quan trọng và giá trị" Đây là quan điểm của mình, còn các bạn nghĩ sao về phương pháp này ?, hãy cho mình biết quan điểm của các bạn nhé!
Học Luật - Ra trường bạn có thể lựa chọn những công việc gì?
Hiện nay có nhiều bạn trẻ rất yêu thích ngành Luật. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn mơ hồ về cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường của việc học Luật. Liệu rằng cơ hội việc làm trong tương lai có lớn không? Học luật có thất nghiệp sau khi ra trường như thực trạng nhiều ngành khác hiện nay? Học luật có phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước? Đây là những câu hỏi phổ biến mà các bạn yêu thích ngành Luật hay thắc mắc. Thực tế, cơ hội việc làm của ngành Luật hiện nay đang rất lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển thì nhu cầu về ngành Luật là không thể nào thiếu được. Ngược lại, nhu cầu đó còn tăng cao. Các bạn học Luật tốt nghiệp ra trường có thể lựa chọn làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước như: Tòa án, Viện kiểm sát hay các cơ quan hành chính sự nghiệp khác. Hay cũng có thể lựa chọn làm luật sư, hoặc làm vị trí liên quan đến pháp lý trong các công ty...tùy vào sự lựa chọn của mỗi người. Nhìn chung, mình có thể chia ra 4 nhóm ngành nghề chính mà các bạn học Luật có thể lựa chọn như sau: – Nhóm 1: Có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, công an… và các cơ quan nhà nước khác từ trung ương xuống địa phương; làm việc tại các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị-xã hội. – Nhóm 2: Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. – Nhóm 3: Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật, hành chính-chính trị như các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan. – Nhóm 4: Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật. Như các bạn thấy đó, việc học Luật trong xu thế hiện nay đang mở ra cơ hội việc làm rất lớn. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngành nghề nào sau khi ra trường là tùy vào năng lực, niềm đam mê và định hướng của mỗi người. Mong rằng các bạn học Luật sau khi ra trường có thể tìm được ngành nghề, công việc phù hợp nhất với bản thân mình.