Quy định về phương pháp lập giá bán điện bình quân từ 15/05/2024
Ngày 26/03/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó phương pháp lập giá bán điện bình quân từ 15/05/2024 được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg như sau: 1. Cơ sở lập giá bán điện bình quân: Giá bán điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí khâu phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành, các khoản chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư theo kế hoạch được duyệt, trong đó chi phí các khâu có tính đến các khoản giảm trừ giá thành theo quy định. 2. Công thức lập giá bán điện bình quân: Giá bán điện bình quân năm N (GBQ) được xác định theo công thức sau: GBQ = CPĐ + CDVPT + CTT + CPP-BL +Cchung + CĐĐ + Ckhác ATP ATP ATP Trong đó: - CPĐ: Tổng chi phí khâu phát điện năm N (đồng), được xác định theo công thức sau: CPĐ = CTTĐ + CĐMT + CBOT + CTĐN + CNLTT + CNK Trong đó: + CTTĐ: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện trực tiếp và gián tiếp tham gia thị trường điện (đồng); + CĐMT: Tổng chi phí và lợi nhuận định mức năm N từ các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và hạch toán phụ thuộc (đồng); + CBOT: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện BOT (đồng); + CTĐN: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy thủy điện nhỏ (đồng); + CNLTT: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng mới (đồng); + CNK: Tổng chi phí mua điện năm N từ nhập khẩu điện (đồng); - CDVPT: Tổng chi phí các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện năm N, bao gồm cả chi phí chạy thử nghiệm của các nhà máy điện (đồng); - CTT: Tổng chi phí mua dịch vụ truyền tải điện năm N (đồng); - CPP-BL: Tổng chi phí mua dịch vụ phân phối - bán lẻ điện năm N (đồng); - Cchung: Tổng chi phí điều hành - quản lý ngành và lợi nhuận định mức năm N (đồng); - CĐĐ: Tổng chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực năm N (đồng); - Ckhác: Tổng các chi phí khác chưa được tính vào giá điện, là các khoản chi phí được phép tính nhưng chưa tính vào giá điện, bao gồm cả chênh lệch tỷ giá đánh giá lại chưa được phân bổ, được tính toán phân bổ vào giá bán điện bình quân năm N (đồng); - ATP: Tổng sản lượng điện thương phẩm dự kiến cho năm N (kWh). 3. Chi phí mua điện: Chi phí mua điện từ Bên bán điện được thực hiện theo quy định vận hành thị trường điện theo từng cấp độ do Bộ Công Thương ban hành và theo Hợp đồng mua bán điện đã ký kết giữa Bên bán điện và Bên mua điện. 4. Các chi phí mua dịch vụ khác: Chi phí mua dịch vụ truyền tải điện, chi phí mua dịch vụ phân phối - bán lẻ điện, chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí các nhà máy máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành được xác định trên cơ sở chi phí cộng lợi nhuận định mức của các khâu truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, các nhà máy máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, điều hành - quản lý ngành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo quy định do Bộ Công Thương ban hành. Các khoản giảm trừ giá thành được xác định trên cơ sở số liệu tại Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Trên đây là quy định về phương pháp lập giá bán điện bình quân. Quyết định 05/2024/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/05/2024 và thay thế cho Quyết định 24/2017/QĐ-TTg.
Tổng hợp công thức tính lương cho NLĐ
>>> Tổng hợp công thức tính lương, trợ cấp cho NLĐ >>> Tổng hợp công thức tính các loại thuế thường gặp Hôm nay mình tổng hợp một số công thức tính lương trong Bộ luật Lao động 2012 để mọi người cùng tham khảo Ví dụ: A ký hợp đồng lao động với công ty B, với tiền lương theo thời gian hàng tháng là 7.800.000 đồng. Và tiền này không chứa lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm.(ví dụ được sử dụng cho toàn bảng bên dưới) Khái niệm Quy định cách tính Căn cứ pháp lý Ví dụ Tiền lương tháng Được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động Bằng với lương theo quy định trong hợp đồng nếu người lao động làm đủ và đúng thời gian theo quy định Điểm a, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 23/2015/TT-BLDTBXH 7.800.000 đồng Tiền lương tuần Trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần (Lương tháng*12)/52 Điểm b, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 23/2015/TT-BLDTBXH 1.800.000 đồng Tiền lương ngày Trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày Lương tháng/26 (doanh nghiệp có thể lựa chọn một con số khác nhưng không quá 26 ngày) Điểm a, Khoản 4, Điều 14, Thông tư 47/2015/TT-BLDTBXH 300.000 đồng Tiền lương giờ Trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần Lương ngày/8 (doanh nghiệp làm việc với thời gian ít hơn thì chia tương ứng với thời gian làm việc) Điểm d, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 23/2015/TT-BLDTBXH và Điều 104 BLLD 37.500 đồng Tiền lương thử việc Doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian thử việc, ít nhất bằng 85% lương của công việc Lương tháng *85% Điều 28, Bộ luật Lao động 2012 (BLLD) 6.630.000 đồng Tiền lương khi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động Là tiền lương trả cho người lao động khi phải làm công việc khác so với hợp đồng lao động + Bằng mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày + Tối thiểu bằng 85% lương công việc cũ nhưng cao hơn lương tối thiểu vùng Khoản 3, Điều 31, BLLD và Điều 8 Nghị định 05/2015/ND-CP +7.800.00 đồng + 6.630.000 đồng Tiền lương làm thêm giờ Là mức lương người lao động được hưởng khi làm thêm ngoài giờ làm việc bình thường được quy định theo pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%x số giờ làm thêm + 150% khi làm thêm vào ngày thường +200% khi làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần +300 khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương Khoản 1, Điều 6, Thông tư 23/2015/TT-BLDTBXH và Khoản 1, Điều 97 BLLD - Làm thêm 4 tiếng vào ngày thường 37.500*4*150% = 225.000 đồng - Làm thêm 4 tiếng vào ngày nghỉ trong tuần= 37.500*4*200%= 300.000 đồng - Làm thêm 4 tiếng vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương 37.500*4*300% = 450.000 đồng Tiền lương làm việc vào ban đêm Làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6h sáng ngày hôm sau [Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường * (1+ ít nhất 30%)]* số giờ làm việc vào ban đêm Khoản 2, Điều 97, BLLD và Khoản 1, Điều 7, Thông tư 23/2015/TT-BLDTBXH 37.500*(1+30%)* 8= 390.000 Làm thêm giờ vào ban đêm Là mức lương người lao động được hưởng khi làm thêm ngoài giờ làm việc bình thường được quy định theo pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau - Làm thêm vào ban đêm của ngày bình thường (150%+30%+20%*150%)* Tiền lương giờ*số giờ làm việc - Làm thêm vào ban đêm của ngày nghỉ hàng tuần (200%+30%+20%*200)* Tiền lương giờ*số giờ làm việc - Làm thêm vào ban đêm của ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (300%+30%+20%*300%)* Tiền lương giờ*số giờ làm việc Khoản 1, Điều 8, Thông tư 23/2015/TT-BLDTBXH và khoản 3, Điều 97, BLLD - Làm thêm 4 tiếng vào ban đêm của ngày bình thường = 315.000 đồng - Làm thêm 4 tiếng vào ban đêm của ngày nghỉ hàng tuần = 405.000 đồng - Làm thêm 4 tiếng vào ban đêm của ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương = 585.000 đồng
Quy định về phương pháp lập giá bán điện bình quân từ 15/05/2024
Ngày 26/03/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó phương pháp lập giá bán điện bình quân từ 15/05/2024 được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quyết định 05/2024/QĐ-TTg như sau: 1. Cơ sở lập giá bán điện bình quân: Giá bán điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí khâu phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành, các khoản chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư theo kế hoạch được duyệt, trong đó chi phí các khâu có tính đến các khoản giảm trừ giá thành theo quy định. 2. Công thức lập giá bán điện bình quân: Giá bán điện bình quân năm N (GBQ) được xác định theo công thức sau: GBQ = CPĐ + CDVPT + CTT + CPP-BL +Cchung + CĐĐ + Ckhác ATP ATP ATP Trong đó: - CPĐ: Tổng chi phí khâu phát điện năm N (đồng), được xác định theo công thức sau: CPĐ = CTTĐ + CĐMT + CBOT + CTĐN + CNLTT + CNK Trong đó: + CTTĐ: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện trực tiếp và gián tiếp tham gia thị trường điện (đồng); + CĐMT: Tổng chi phí và lợi nhuận định mức năm N từ các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và hạch toán phụ thuộc (đồng); + CBOT: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện BOT (đồng); + CTĐN: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy thủy điện nhỏ (đồng); + CNLTT: Tổng chi phí mua điện năm N từ các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng mới (đồng); + CNK: Tổng chi phí mua điện năm N từ nhập khẩu điện (đồng); - CDVPT: Tổng chi phí các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện năm N, bao gồm cả chi phí chạy thử nghiệm của các nhà máy điện (đồng); - CTT: Tổng chi phí mua dịch vụ truyền tải điện năm N (đồng); - CPP-BL: Tổng chi phí mua dịch vụ phân phối - bán lẻ điện năm N (đồng); - Cchung: Tổng chi phí điều hành - quản lý ngành và lợi nhuận định mức năm N (đồng); - CĐĐ: Tổng chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực năm N (đồng); - Ckhác: Tổng các chi phí khác chưa được tính vào giá điện, là các khoản chi phí được phép tính nhưng chưa tính vào giá điện, bao gồm cả chênh lệch tỷ giá đánh giá lại chưa được phân bổ, được tính toán phân bổ vào giá bán điện bình quân năm N (đồng); - ATP: Tổng sản lượng điện thương phẩm dự kiến cho năm N (kWh). 3. Chi phí mua điện: Chi phí mua điện từ Bên bán điện được thực hiện theo quy định vận hành thị trường điện theo từng cấp độ do Bộ Công Thương ban hành và theo Hợp đồng mua bán điện đã ký kết giữa Bên bán điện và Bên mua điện. 4. Các chi phí mua dịch vụ khác: Chi phí mua dịch vụ truyền tải điện, chi phí mua dịch vụ phân phối - bán lẻ điện, chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí các nhà máy máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành được xác định trên cơ sở chi phí cộng lợi nhuận định mức của các khâu truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, các nhà máy máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, điều hành - quản lý ngành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo quy định do Bộ Công Thương ban hành. Các khoản giảm trừ giá thành được xác định trên cơ sở số liệu tại Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Trên đây là quy định về phương pháp lập giá bán điện bình quân. Quyết định 05/2024/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/05/2024 và thay thế cho Quyết định 24/2017/QĐ-TTg.
Tổng hợp công thức tính lương cho NLĐ
>>> Tổng hợp công thức tính lương, trợ cấp cho NLĐ >>> Tổng hợp công thức tính các loại thuế thường gặp Hôm nay mình tổng hợp một số công thức tính lương trong Bộ luật Lao động 2012 để mọi người cùng tham khảo Ví dụ: A ký hợp đồng lao động với công ty B, với tiền lương theo thời gian hàng tháng là 7.800.000 đồng. Và tiền này không chứa lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm.(ví dụ được sử dụng cho toàn bảng bên dưới) Khái niệm Quy định cách tính Căn cứ pháp lý Ví dụ Tiền lương tháng Được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động Bằng với lương theo quy định trong hợp đồng nếu người lao động làm đủ và đúng thời gian theo quy định Điểm a, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 23/2015/TT-BLDTBXH 7.800.000 đồng Tiền lương tuần Trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần (Lương tháng*12)/52 Điểm b, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 23/2015/TT-BLDTBXH 1.800.000 đồng Tiền lương ngày Trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày Lương tháng/26 (doanh nghiệp có thể lựa chọn một con số khác nhưng không quá 26 ngày) Điểm a, Khoản 4, Điều 14, Thông tư 47/2015/TT-BLDTBXH 300.000 đồng Tiền lương giờ Trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần Lương ngày/8 (doanh nghiệp làm việc với thời gian ít hơn thì chia tương ứng với thời gian làm việc) Điểm d, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 23/2015/TT-BLDTBXH và Điều 104 BLLD 37.500 đồng Tiền lương thử việc Doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian thử việc, ít nhất bằng 85% lương của công việc Lương tháng *85% Điều 28, Bộ luật Lao động 2012 (BLLD) 6.630.000 đồng Tiền lương khi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động Là tiền lương trả cho người lao động khi phải làm công việc khác so với hợp đồng lao động + Bằng mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày + Tối thiểu bằng 85% lương công việc cũ nhưng cao hơn lương tối thiểu vùng Khoản 3, Điều 31, BLLD và Điều 8 Nghị định 05/2015/ND-CP +7.800.00 đồng + 6.630.000 đồng Tiền lương làm thêm giờ Là mức lương người lao động được hưởng khi làm thêm ngoài giờ làm việc bình thường được quy định theo pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%x số giờ làm thêm + 150% khi làm thêm vào ngày thường +200% khi làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần +300 khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương Khoản 1, Điều 6, Thông tư 23/2015/TT-BLDTBXH và Khoản 1, Điều 97 BLLD - Làm thêm 4 tiếng vào ngày thường 37.500*4*150% = 225.000 đồng - Làm thêm 4 tiếng vào ngày nghỉ trong tuần= 37.500*4*200%= 300.000 đồng - Làm thêm 4 tiếng vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương 37.500*4*300% = 450.000 đồng Tiền lương làm việc vào ban đêm Làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6h sáng ngày hôm sau [Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường * (1+ ít nhất 30%)]* số giờ làm việc vào ban đêm Khoản 2, Điều 97, BLLD và Khoản 1, Điều 7, Thông tư 23/2015/TT-BLDTBXH 37.500*(1+30%)* 8= 390.000 Làm thêm giờ vào ban đêm Là mức lương người lao động được hưởng khi làm thêm ngoài giờ làm việc bình thường được quy định theo pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau - Làm thêm vào ban đêm của ngày bình thường (150%+30%+20%*150%)* Tiền lương giờ*số giờ làm việc - Làm thêm vào ban đêm của ngày nghỉ hàng tuần (200%+30%+20%*200)* Tiền lương giờ*số giờ làm việc - Làm thêm vào ban đêm của ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (300%+30%+20%*300%)* Tiền lương giờ*số giờ làm việc Khoản 1, Điều 8, Thông tư 23/2015/TT-BLDTBXH và khoản 3, Điều 97, BLLD - Làm thêm 4 tiếng vào ban đêm của ngày bình thường = 315.000 đồng - Làm thêm 4 tiếng vào ban đêm của ngày nghỉ hàng tuần = 405.000 đồng - Làm thêm 4 tiếng vào ban đêm của ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương = 585.000 đồng