Đề xuất những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn
Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số được công bố đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và thảo luận của mọi người. Trong đó, những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn là nội dung được quan tâm hơn cả. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Những cơ chế, chính sách đặc biệt cho phát triển công nghiệp bán dẫn tại Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số Căn cứ Điều 80 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất những cơ chế, chính sách đặc biệt cho phát triển công nghiệp bán dẫn như sau: - Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án đầu tư mới hoặc mở rộng hoạt động công nghiệp bán dẫn về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu dây chuyền, máy móc và nguyên liệu, vật tư, linh kiện phục vụ sản xuất, miễn giảm thuế, ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước và các chính sách ưu đãi khác. - Nhà nước có cơ chế về đối ứng đầu tư, hỗ trợ đầu tư để thu hút các dự án đầu tư lớn, có tính lan tỏa trong lĩnh vực công nghiệp vi mạch bán dẫn. - Có cơ chế đặc thù tuyển dụng các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn làm việc tại các tổ chức công lập. - Có cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, các chuyên gia trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn như: ưu đãi thuế thu nhập cá nhân, bổ sung quy định sở hữu nhà ở, đơn giản hóa thủ tục cấp thẻ tạm trú cho các chuyên gia, nhân sự cấp cao của các doanh nghiệp bán dẫn; hỗ trợ cho các chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài mong muốn được cống hiến cho đất nước. - Có cơ chế đặc biệt thu hút các chuyên gia đầu ngành bán dẫn có nghiên cứu những công nghệ tiên tiến và những sản phẩm bán dẫn có tính chất cách mạng và cơ đầu tư nghiên cứu, thương mại hóa phát triển sản phẩm. - Có cơ chế kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn với các cơ sở đào tạo nhằm bổ sung kỹ năng, kiến thức đóng góp chuyên môn, cung cấp cơ hội thực tập và trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, tham gia xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy các kỹ năng chuyên ngành; hỗ trợ cùng chia sẻ, dùng chung một số cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu. - Thúc đẩy kiểm định chương trình đào tạo bởi các tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn, đảm bảo các khóa đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế và được công nhận rộng rãi, kết hợp các chương trình đào tạo chuyên ngành với các chương trình đào tạo bổ trợ (ngoại ngữ, kỹ năng khởi nghiệp, …) trong lĩnh vực bán dẫn. - Có cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ chiến lược phát triển bán dẫn cho doanh nghiệp công nghệ số chủ lực trong nước. - Có cơ chế hỗ trợ chuyển giao công nghệ, mua bán sáp nhập các công ty công nghệ trong và ngoài nước. - Thiết lập cơ chế một cửa liên thông quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục hành chính, đầu tư và các vấn đề liên quan khác tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn, tư vấn, tiếp nhận, tham mưu cấp phép và theo dõi tiến độ các dự án đầu tư về công nghiệp vi mạch bán dẫn; dành mức ưu tiên xử lý cao nhất đối với hồ sơ thủ tục các dự án. - Thiết lập cơ chế làn xanh cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Công nghiệp bán dẫn là xu hướng của thế giới và là “gà đẻ trứng vàng” trong ngành công nghiệp công nghệ số. Những chính sách trên sẽ là bước đầu cần thiết cho việc phát triển công nghiệp bán dẫn nói riêng và ngành công nghiệp công nghệ số nói chung. 2. Đề xuất những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn Căn cứ Điều 76 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn như sau: - Công nghiệp bán dẫn là một ngành công nghiệp nền tảng trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh quốc gia. - Phát triển công nghiệp bán dẫn gắn liền với phát triển công nghiệp điện tử, chuyển đổi số; tận dụng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm bán dẫn chuyên dụng cho phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này tại Việt Nam. - Phát triển nguồn nhân lực đồng thời cả chiều rộng và chiều sâu, nhân tài và nhân lực là ưu tiên hàng đầu và là yếu tố quyết định để tự chủ, trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu có khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tất cả các công đoạn trong hoạt động bán dẫn. - Phát triển công nghiệp bán dẫn dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về bán dẫn, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và thương mại hóa các sản phẩm bán dẫn tại Việt Nam, làm nền tảng vươn ra thị trường thế giới. - Định hướng công nghiệp bán dẫn Việt Nam trọng tâm phục vụ phát triển xanh. Cung cấp các giải pháp bán dẫn ứng dụng trong giám sát môi trường, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, đô thị thông minh,… nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tối ưu hóa sản xuất và truyền tải năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. - Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn dựa trên việc kết hợp thị trường với sự điều tiết, dẫn dắt của nhà nước; kết hợp kế hoạch ngắn hạn, trung hạn với tầm nhìn dài hạn, phát triển toàn diện nhưng có đột phá trong các lĩnh vực cốt lõi; kết hợp tự chủ và hợp tác quốc tế. Chung quy lại, ngành bán dẫn là ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kinh tế toàn cầu. Đồng thời, là nền tảng cho các thiết bị điện tử, vi mạch, và các linh kiện điện tử khác. Những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn trên là bàn đạp vững chắc cho các doanh nghiệp cũng như những cá nhân đang và sẽ hoạt động trong ngành có thêm động lực để phát triển và vươn mình ra thế giới. Bài được viết theo Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số: Tải về
Đề xuất những chính sách ưu đãi cho người làm trong ngành CN công nghệ số
Ngành công nghiệp công nghệ số tại Việt Nam hiện chỉ mới dừng lại ở mức tiềm năng và đang phát triển, rất cần những sự hỗ trợ từ nhà nước. Do đó, tại Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số hàng loạt chính sách ưu đãi đặc biệt cho người làm trong ngành công nghiệp công nghệ số nổi bật hơn thảy, thu rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Hãy cùng tìm hiểu. 1. Đề xuất phát triển cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ số Căn cứ Điều 35 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất phát triển cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ số như sau: - Cơ sở đào tạo trong hoạt động đào tạo về công nghệ số được hưởng chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư. - Nhà nước ưu tiên đầu tư, xây dựng một số cơ sở đào tạo công nghệ số đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, căn cứ Điều 34 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất phát triển nguồn nhân lực công nghệ số như sau: - Nhà nước hỗ trợ các hoạt động phát triển nguồn nhân lực công nghệ số bao gồm: đào tạo các kỹ năng công nghệ số đáp ứng yêu cầu phát triển; Hỗ trợ liên kết tìm kiếm việc làm; Đánh giá kỹ năng công nghệ số; Thông tin, số liệu nhu cầu nguồn nhân lực; Hỗ trợ tổ chức hợp tác giữa doanh nghiệp, hiệp hội, viện nghiên cứu và trường học trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ số; Hỗ trợ kết nối với các tổ chức nước ngoài trong đào tạo nguồn nhân lực; Hỗ trợ đào tạo người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; Hỗ trợ tổ chức các chương trình thu hút lao động công nghệ số chất lượng cao và các hoạt động hỗ trợ khác. - Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ số sử dụng ngân sách nhà nước được dành kinh phí cho các hoạt động tại Khoản 1 Điều này. Theo đó, nguồn nhân lực công nghệ số và cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ số đều là những đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước. Đây đều là những động thái cần thiết nhằm nâng cao chất lượng của ngành nghề mới như ông nghiệp công nghệ số. 2. Đề xuất những chính sách ưu đãi đặc biệt cho người làm trong ngành công nghiệp công nghệ số Căn cứ khoản 4 Điều 36 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất những chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút, sử dụng nhân tài là tinh hoa của thế giới để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số của nhà nước như sau: - Tạo môi trường làm việc, sống thuận lợi; - Chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm; - Ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập cá nhân; - Tạo điều kiện tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về công nghiệp công nghệ số. Bên cạnh đó, tại khoản 1, 2, 3 Điều 36 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số còn đề xuất thu hút nhân lực công nghệ số chất lượng cao như sau: - Nhân lực công nghệ số chất lượng cao là người Việt Nam, chuyên gia nước ngoài có trình độ và kỹ năng đáp ứng các tiêu chí theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Nhân lực công nghệ số chất lượng cao theo quy định tại khoản 1 Điều này khi tham gia vào các hoạt động thiết kế, sản xuất các sản phẩm công nghệ số trọng điểm, trọng yếu là đối tượng được hưởng ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân - Nhân lực công nghệ số chất lượng cao là người nước ngoài được ưu tiên xem xét rút ngắn quy trình thủ tục thẩm định cấp giấy phép lao động. Có thể nói, đầu tư vào con người luôn là đầu tư chính xác và bền vững nhất. Bởi lẽ ngành công nghiệp phát triển cũng là để phục vụ cho cuộc sống của người dân hiện đại hơn. Ngoài ra, những chính sách ưu đãi đặc biệt cho người làm trong ngành công nghiệp công nghệ số còn là bàn đạp chắp cánh mạnh mẽ cho những tài năng trẻ có cơ hội nhiều hơn thử sức tại lĩnh vực mới. Bài được viết theo Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số: Tải về
Đề xuất nguyên tắc xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu
Vừa qua, Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số được công bố với nhiều đề xuất mà nổi bật hơn thảy là về sản phẩm, dịch vụ công nghệ số sẽ là trọng yếu, đáng được quan tâm. Cụ thể thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu. 1. Đề xuất chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số Tại Điều 4 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số nêu rõ, nhà nước sẽ thực hiện các chính sách sau đây nhằm bảo đảm phát triển công nghiệp công nghệ số, cụ thể: - Ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, đầu tư và các cơ chế ưu đãi khác để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số nhằm phát huy vai trò nền tảng cho phát triển các ngành công nghiệp khác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tập trung chú trọng và có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư phát triển công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, chuỗi khối, thực tại ảo/thực tại tăng cường và các công nghệ số mới khác. - Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ số theo hướng bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, giảm tiêu hao năng lượng, giảm phát thải, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thân thiện với môi trường, hài hoà với tiêu chuẩn của các nước có nền công nghiệp tiên tiến, phát triển trên thế giới. - Huy động các nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế và làm chủ công nghệ trong ngành công nghiệp công nghệ số; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ số, tham gia vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tập trung nguồn lực để phát triển một số sản phẩm công nghệ số trọng điểm, trọng yếu. - Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực công nghiệp công nghệ số; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực công nghiệp công nghệ số; tăng cường chính sách đặt hàng đào tạo và thực hiện hỗ trợ tài chính của Nhà nước đối với cơ sở đào tạo và người học. - Tạo điều kiện phát triển thị trường công nghiệp công nghệ số. - Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về công nghiệp công nghệ số. Những chính sách trên đều hướng tới mục đích tạo điều kiện phát triển thị trường công nghiệp công nghệ số. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về công nghiệp công nghệ số. 2. Đề xuất nguyên tắc xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu Cụ thể, Điều 13 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đã có những đề xuất về sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu như sau: - Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu là các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số được sử dụng và cung cấp trong lãnh thổ Việt Nam, có vai trò quan trọng, tác động lớn đến lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, năng lực công nghệ quốc gia. - Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu là sản phẩm, dịch vụ đáp ứng một trong các nguyên tắc sau: + Là bộ phận chính, thiết yếu của các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, mạng lõi của hạ tầng viễn thông và hệ thống điều khiển trung tâm của các cơ sở hạ tầng quan trọng khác; + Là các nền tảng số có số lượng người sử dụng lớn và đồng thời thu thập, lưu trữ thông tin của người dùng là công dân Việt Nam; + Là các sản phẩm mang tính chiến lược quốc gia. - Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ công bố sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu. - Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, sở hữu và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu có trách nhiệm và nghĩa vụ như sau: + Bán, xuất khẩu, chuyển giao sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu cho đối tác nước ngoài phải được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Bán từ 25% vốn điều lệ trở lên cho đối tác nước ngoài (mua trực tiếp hoặc gián tiếp) phải được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải bảo đảm tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ. - Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí xác định sản phẩm công nghệ số trọng yếu; quy định về việc bán, xuất khẩu, chuyển giao sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu cho đối tác nước ngoài và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Chung quy lại, kim chỉ nam của Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đều hướng tới mục đích phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, tạo điểm tựa vững chắc cho các doanh nghiệp trong nước đi lên. Cho thấy, nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc hoàn thiện, xây dựng thể chế để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số trong nước ngày càng vững mạnh và đột phá hơn. Bài được viết theo Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số: Tải về
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số sẽ được hỗ trợ trong thời gian tới?
Bộ TT&TT đang đang Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số với hàng loạt những chính sách và quy định mới. Tin vui cho những doanh nghiệp trong ngành khi hàng loạt ưu đãi và hỗ trợ sẽ được nhà nước “chắp cánh”. Vậy những hỗ trợ ấy là gì? Hãy cùng tìm hiểu. 1. Đề xuất những ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng khi hoạt động công nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số Căn cứ Điều 20 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất những chính sách ưu đãi đối với hoạt động công nghiệp công nghệ số như sau: - Công nghiệp công nghệ số là ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan. - Dự án sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu, trọng điểm được hưởng chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan. Nhà nước ưu tiên đầu tư và được hưởng một phần tiền bản quyền đối với sản phẩm công nghệ số trọng điểm do Nhà nước đầu. - Dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Ưu đãi thuế đối với hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm công nghệ số thân thiện môi trường theo Luật này và quy định pháp luật khác có liên quan. - Doanh nghiệp có dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số được vay tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư; được vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam cho hạng mục xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường của dự án. - Dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai; - Dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số có sử dụng đất thuộc trường hợp được hỗ trợ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đầu tư ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai. - Chính sách ưu đãi đối với các dự án có tính chất đặc biệt, quy mô lớn quy định tại khoản 9 Điều này: + Được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan; + Được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) bằng 150% chi phí thực tế của hoạt động này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) thực tế được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán; + Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời hạn 05 năm đối với thu nhập từ lương, tiền công của các chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt làm việc tại các dự án; + Được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại; + Được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của dự án, miễn trừ áp dụng điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu. - Dự án có tính chất đặc biệt, quy mô lớn. + Dự án đầu tư xây dựng trung tâm lưu trữ và xử lý dữ liệu, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) có quy mô vốn đầu tư từ 2.000 tỷ đồng trở lên; + Đầu tư dự án trong lĩnh vực: bán dẫn (thiết kế, chế tạo, đóng gói và kiểm thử), sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng điểm có quy mô vốn đầu tư từ 4.000 tỷ đồng trở lên. - Chính phủ quyết định các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư khác đối với các dự án có tính chất đặc biệt, quy mô lớn tại khoản 9 Điều này. Có thể thấy hàng loạt ưu đãi được nhà nước xem xét và đề xuất cho thấy sự quan tâm và mong muốn đầu tư mạnh mẽ hơn nữa đối với ngành nghệ số trong tương lai. 2. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số sẽ được hỗ trợ trong thời gian tới? Căn cứ Điều 19 Dự thảo Luật đề xuất hỗ trợ phát triển doanh nghiệp như sau: - Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số được hỗ trợ: + Được hỗ trợ tư vấn, sử dụng các kết cấu hạ tầng dùng chung được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; + Được hỗ trợ tư vấn, tham gia cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; + Được hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu phát triển, sản xuất mẫu thử, xây dựng và đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; + Được hướng dẫn, hỗ trợ xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ số sản xuất trong nước để hưởng các chính sách ưu tiên, ưu đãi theo quy định của Dự thảo Luật này và pháp luật khác có liên quan; + Được hỗ trợ cung cấp các thông tin về thị trường; + Được hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm và doanh nghiệp. - Nhà nước bố trí hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ nghiên cứu phát triển, sản xuất mẫu sản phẩm công nghệ số trọng điểm, trọng yếu trên cơ sở phân cấp ngân sách Trung ương và địa phương, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội. Có thể thấy, Nhà nước dành một sự quan tâm to lớn cho Dự thảo trên và cho ngành công nghiệp công nghệ số nói chung. Những ưu đãi, hỗ trợ sẽ là bệ phóng cực lớn dành cho những doanh nghiệp đang và sẽ phát triển trên thị trường Việt Nam. Bài được viết theo Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số: Tải về
Đề xuất những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn
Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số được công bố đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và thảo luận của mọi người. Trong đó, những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn là nội dung được quan tâm hơn cả. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Những cơ chế, chính sách đặc biệt cho phát triển công nghiệp bán dẫn tại Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số Căn cứ Điều 80 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất những cơ chế, chính sách đặc biệt cho phát triển công nghiệp bán dẫn như sau: - Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án đầu tư mới hoặc mở rộng hoạt động công nghiệp bán dẫn về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu dây chuyền, máy móc và nguyên liệu, vật tư, linh kiện phục vụ sản xuất, miễn giảm thuế, ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước và các chính sách ưu đãi khác. - Nhà nước có cơ chế về đối ứng đầu tư, hỗ trợ đầu tư để thu hút các dự án đầu tư lớn, có tính lan tỏa trong lĩnh vực công nghiệp vi mạch bán dẫn. - Có cơ chế đặc thù tuyển dụng các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn làm việc tại các tổ chức công lập. - Có cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, các chuyên gia trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn như: ưu đãi thuế thu nhập cá nhân, bổ sung quy định sở hữu nhà ở, đơn giản hóa thủ tục cấp thẻ tạm trú cho các chuyên gia, nhân sự cấp cao của các doanh nghiệp bán dẫn; hỗ trợ cho các chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài mong muốn được cống hiến cho đất nước. - Có cơ chế đặc biệt thu hút các chuyên gia đầu ngành bán dẫn có nghiên cứu những công nghệ tiên tiến và những sản phẩm bán dẫn có tính chất cách mạng và cơ đầu tư nghiên cứu, thương mại hóa phát triển sản phẩm. - Có cơ chế kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn với các cơ sở đào tạo nhằm bổ sung kỹ năng, kiến thức đóng góp chuyên môn, cung cấp cơ hội thực tập và trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, tham gia xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy các kỹ năng chuyên ngành; hỗ trợ cùng chia sẻ, dùng chung một số cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu. - Thúc đẩy kiểm định chương trình đào tạo bởi các tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn, đảm bảo các khóa đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế và được công nhận rộng rãi, kết hợp các chương trình đào tạo chuyên ngành với các chương trình đào tạo bổ trợ (ngoại ngữ, kỹ năng khởi nghiệp, …) trong lĩnh vực bán dẫn. - Có cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ chiến lược phát triển bán dẫn cho doanh nghiệp công nghệ số chủ lực trong nước. - Có cơ chế hỗ trợ chuyển giao công nghệ, mua bán sáp nhập các công ty công nghệ trong và ngoài nước. - Thiết lập cơ chế một cửa liên thông quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục hành chính, đầu tư và các vấn đề liên quan khác tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn, tư vấn, tiếp nhận, tham mưu cấp phép và theo dõi tiến độ các dự án đầu tư về công nghiệp vi mạch bán dẫn; dành mức ưu tiên xử lý cao nhất đối với hồ sơ thủ tục các dự án. - Thiết lập cơ chế làn xanh cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Công nghiệp bán dẫn là xu hướng của thế giới và là “gà đẻ trứng vàng” trong ngành công nghiệp công nghệ số. Những chính sách trên sẽ là bước đầu cần thiết cho việc phát triển công nghiệp bán dẫn nói riêng và ngành công nghiệp công nghệ số nói chung. 2. Đề xuất những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn Căn cứ Điều 76 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn như sau: - Công nghiệp bán dẫn là một ngành công nghiệp nền tảng trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh quốc gia. - Phát triển công nghiệp bán dẫn gắn liền với phát triển công nghiệp điện tử, chuyển đổi số; tận dụng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm bán dẫn chuyên dụng cho phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này tại Việt Nam. - Phát triển nguồn nhân lực đồng thời cả chiều rộng và chiều sâu, nhân tài và nhân lực là ưu tiên hàng đầu và là yếu tố quyết định để tự chủ, trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu có khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tất cả các công đoạn trong hoạt động bán dẫn. - Phát triển công nghiệp bán dẫn dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về bán dẫn, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và thương mại hóa các sản phẩm bán dẫn tại Việt Nam, làm nền tảng vươn ra thị trường thế giới. - Định hướng công nghiệp bán dẫn Việt Nam trọng tâm phục vụ phát triển xanh. Cung cấp các giải pháp bán dẫn ứng dụng trong giám sát môi trường, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, đô thị thông minh,… nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tối ưu hóa sản xuất và truyền tải năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. - Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn dựa trên việc kết hợp thị trường với sự điều tiết, dẫn dắt của nhà nước; kết hợp kế hoạch ngắn hạn, trung hạn với tầm nhìn dài hạn, phát triển toàn diện nhưng có đột phá trong các lĩnh vực cốt lõi; kết hợp tự chủ và hợp tác quốc tế. Chung quy lại, ngành bán dẫn là ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kinh tế toàn cầu. Đồng thời, là nền tảng cho các thiết bị điện tử, vi mạch, và các linh kiện điện tử khác. Những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn trên là bàn đạp vững chắc cho các doanh nghiệp cũng như những cá nhân đang và sẽ hoạt động trong ngành có thêm động lực để phát triển và vươn mình ra thế giới. Bài được viết theo Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số: Tải về
Đề xuất những chính sách ưu đãi cho người làm trong ngành CN công nghệ số
Ngành công nghiệp công nghệ số tại Việt Nam hiện chỉ mới dừng lại ở mức tiềm năng và đang phát triển, rất cần những sự hỗ trợ từ nhà nước. Do đó, tại Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số hàng loạt chính sách ưu đãi đặc biệt cho người làm trong ngành công nghiệp công nghệ số nổi bật hơn thảy, thu rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Hãy cùng tìm hiểu. 1. Đề xuất phát triển cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ số Căn cứ Điều 35 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất phát triển cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ số như sau: - Cơ sở đào tạo trong hoạt động đào tạo về công nghệ số được hưởng chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư. - Nhà nước ưu tiên đầu tư, xây dựng một số cơ sở đào tạo công nghệ số đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, căn cứ Điều 34 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất phát triển nguồn nhân lực công nghệ số như sau: - Nhà nước hỗ trợ các hoạt động phát triển nguồn nhân lực công nghệ số bao gồm: đào tạo các kỹ năng công nghệ số đáp ứng yêu cầu phát triển; Hỗ trợ liên kết tìm kiếm việc làm; Đánh giá kỹ năng công nghệ số; Thông tin, số liệu nhu cầu nguồn nhân lực; Hỗ trợ tổ chức hợp tác giữa doanh nghiệp, hiệp hội, viện nghiên cứu và trường học trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ số; Hỗ trợ kết nối với các tổ chức nước ngoài trong đào tạo nguồn nhân lực; Hỗ trợ đào tạo người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; Hỗ trợ tổ chức các chương trình thu hút lao động công nghệ số chất lượng cao và các hoạt động hỗ trợ khác. - Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ số sử dụng ngân sách nhà nước được dành kinh phí cho các hoạt động tại Khoản 1 Điều này. Theo đó, nguồn nhân lực công nghệ số và cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ số đều là những đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước. Đây đều là những động thái cần thiết nhằm nâng cao chất lượng của ngành nghề mới như ông nghiệp công nghệ số. 2. Đề xuất những chính sách ưu đãi đặc biệt cho người làm trong ngành công nghiệp công nghệ số Căn cứ khoản 4 Điều 36 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất những chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút, sử dụng nhân tài là tinh hoa của thế giới để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số của nhà nước như sau: - Tạo môi trường làm việc, sống thuận lợi; - Chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm; - Ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập cá nhân; - Tạo điều kiện tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về công nghiệp công nghệ số. Bên cạnh đó, tại khoản 1, 2, 3 Điều 36 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số còn đề xuất thu hút nhân lực công nghệ số chất lượng cao như sau: - Nhân lực công nghệ số chất lượng cao là người Việt Nam, chuyên gia nước ngoài có trình độ và kỹ năng đáp ứng các tiêu chí theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Nhân lực công nghệ số chất lượng cao theo quy định tại khoản 1 Điều này khi tham gia vào các hoạt động thiết kế, sản xuất các sản phẩm công nghệ số trọng điểm, trọng yếu là đối tượng được hưởng ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân - Nhân lực công nghệ số chất lượng cao là người nước ngoài được ưu tiên xem xét rút ngắn quy trình thủ tục thẩm định cấp giấy phép lao động. Có thể nói, đầu tư vào con người luôn là đầu tư chính xác và bền vững nhất. Bởi lẽ ngành công nghiệp phát triển cũng là để phục vụ cho cuộc sống của người dân hiện đại hơn. Ngoài ra, những chính sách ưu đãi đặc biệt cho người làm trong ngành công nghiệp công nghệ số còn là bàn đạp chắp cánh mạnh mẽ cho những tài năng trẻ có cơ hội nhiều hơn thử sức tại lĩnh vực mới. Bài được viết theo Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số: Tải về
Đề xuất nguyên tắc xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu
Vừa qua, Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số được công bố với nhiều đề xuất mà nổi bật hơn thảy là về sản phẩm, dịch vụ công nghệ số sẽ là trọng yếu, đáng được quan tâm. Cụ thể thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu. 1. Đề xuất chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số Tại Điều 4 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số nêu rõ, nhà nước sẽ thực hiện các chính sách sau đây nhằm bảo đảm phát triển công nghiệp công nghệ số, cụ thể: - Ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, đầu tư và các cơ chế ưu đãi khác để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số nhằm phát huy vai trò nền tảng cho phát triển các ngành công nghiệp khác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tập trung chú trọng và có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư phát triển công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, chuỗi khối, thực tại ảo/thực tại tăng cường và các công nghệ số mới khác. - Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ số theo hướng bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, giảm tiêu hao năng lượng, giảm phát thải, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thân thiện với môi trường, hài hoà với tiêu chuẩn của các nước có nền công nghiệp tiên tiến, phát triển trên thế giới. - Huy động các nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế và làm chủ công nghệ trong ngành công nghiệp công nghệ số; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ số, tham gia vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tập trung nguồn lực để phát triển một số sản phẩm công nghệ số trọng điểm, trọng yếu. - Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực công nghiệp công nghệ số; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực công nghiệp công nghệ số; tăng cường chính sách đặt hàng đào tạo và thực hiện hỗ trợ tài chính của Nhà nước đối với cơ sở đào tạo và người học. - Tạo điều kiện phát triển thị trường công nghiệp công nghệ số. - Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về công nghiệp công nghệ số. Những chính sách trên đều hướng tới mục đích tạo điều kiện phát triển thị trường công nghiệp công nghệ số. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về công nghiệp công nghệ số. 2. Đề xuất nguyên tắc xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu Cụ thể, Điều 13 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đã có những đề xuất về sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu như sau: - Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu là các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số được sử dụng và cung cấp trong lãnh thổ Việt Nam, có vai trò quan trọng, tác động lớn đến lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, năng lực công nghệ quốc gia. - Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu là sản phẩm, dịch vụ đáp ứng một trong các nguyên tắc sau: + Là bộ phận chính, thiết yếu của các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, mạng lõi của hạ tầng viễn thông và hệ thống điều khiển trung tâm của các cơ sở hạ tầng quan trọng khác; + Là các nền tảng số có số lượng người sử dụng lớn và đồng thời thu thập, lưu trữ thông tin của người dùng là công dân Việt Nam; + Là các sản phẩm mang tính chiến lược quốc gia. - Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ công bố sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu. - Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, sở hữu và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu có trách nhiệm và nghĩa vụ như sau: + Bán, xuất khẩu, chuyển giao sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu cho đối tác nước ngoài phải được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Bán từ 25% vốn điều lệ trở lên cho đối tác nước ngoài (mua trực tiếp hoặc gián tiếp) phải được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải bảo đảm tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ. - Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí xác định sản phẩm công nghệ số trọng yếu; quy định về việc bán, xuất khẩu, chuyển giao sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu cho đối tác nước ngoài và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Chung quy lại, kim chỉ nam của Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đều hướng tới mục đích phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, tạo điểm tựa vững chắc cho các doanh nghiệp trong nước đi lên. Cho thấy, nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc hoàn thiện, xây dựng thể chế để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số trong nước ngày càng vững mạnh và đột phá hơn. Bài được viết theo Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số: Tải về
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số sẽ được hỗ trợ trong thời gian tới?
Bộ TT&TT đang đang Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số với hàng loạt những chính sách và quy định mới. Tin vui cho những doanh nghiệp trong ngành khi hàng loạt ưu đãi và hỗ trợ sẽ được nhà nước “chắp cánh”. Vậy những hỗ trợ ấy là gì? Hãy cùng tìm hiểu. 1. Đề xuất những ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng khi hoạt động công nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số Căn cứ Điều 20 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất những chính sách ưu đãi đối với hoạt động công nghiệp công nghệ số như sau: - Công nghiệp công nghệ số là ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan. - Dự án sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu, trọng điểm được hưởng chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan. Nhà nước ưu tiên đầu tư và được hưởng một phần tiền bản quyền đối với sản phẩm công nghệ số trọng điểm do Nhà nước đầu. - Dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Ưu đãi thuế đối với hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm công nghệ số thân thiện môi trường theo Luật này và quy định pháp luật khác có liên quan. - Doanh nghiệp có dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số được vay tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư; được vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam cho hạng mục xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường của dự án. - Dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai; - Dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số có sử dụng đất thuộc trường hợp được hỗ trợ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đầu tư ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai. - Chính sách ưu đãi đối với các dự án có tính chất đặc biệt, quy mô lớn quy định tại khoản 9 Điều này: + Được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan; + Được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) bằng 150% chi phí thực tế của hoạt động này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) thực tế được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán; + Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời hạn 05 năm đối với thu nhập từ lương, tiền công của các chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt làm việc tại các dự án; + Được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại; + Được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của dự án, miễn trừ áp dụng điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu. - Dự án có tính chất đặc biệt, quy mô lớn. + Dự án đầu tư xây dựng trung tâm lưu trữ và xử lý dữ liệu, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) có quy mô vốn đầu tư từ 2.000 tỷ đồng trở lên; + Đầu tư dự án trong lĩnh vực: bán dẫn (thiết kế, chế tạo, đóng gói và kiểm thử), sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng điểm có quy mô vốn đầu tư từ 4.000 tỷ đồng trở lên. - Chính phủ quyết định các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư khác đối với các dự án có tính chất đặc biệt, quy mô lớn tại khoản 9 Điều này. Có thể thấy hàng loạt ưu đãi được nhà nước xem xét và đề xuất cho thấy sự quan tâm và mong muốn đầu tư mạnh mẽ hơn nữa đối với ngành nghệ số trong tương lai. 2. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số sẽ được hỗ trợ trong thời gian tới? Căn cứ Điều 19 Dự thảo Luật đề xuất hỗ trợ phát triển doanh nghiệp như sau: - Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số được hỗ trợ: + Được hỗ trợ tư vấn, sử dụng các kết cấu hạ tầng dùng chung được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; + Được hỗ trợ tư vấn, tham gia cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; + Được hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu phát triển, sản xuất mẫu thử, xây dựng và đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; + Được hướng dẫn, hỗ trợ xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ số sản xuất trong nước để hưởng các chính sách ưu tiên, ưu đãi theo quy định của Dự thảo Luật này và pháp luật khác có liên quan; + Được hỗ trợ cung cấp các thông tin về thị trường; + Được hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm và doanh nghiệp. - Nhà nước bố trí hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ nghiên cứu phát triển, sản xuất mẫu sản phẩm công nghệ số trọng điểm, trọng yếu trên cơ sở phân cấp ngân sách Trung ương và địa phương, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội. Có thể thấy, Nhà nước dành một sự quan tâm to lớn cho Dự thảo trên và cho ngành công nghiệp công nghệ số nói chung. Những ưu đãi, hỗ trợ sẽ là bệ phóng cực lớn dành cho những doanh nghiệp đang và sẽ phát triển trên thị trường Việt Nam. Bài được viết theo Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số: Tải về