Việt Nam đặt mục tiêu doanh thu công nghiệp bán dẫn đạt 100 tỷ USD vào năm 2050
Công nghệ bán dẫn là một trong những chiến lược phát triển kinh tế quan trọng mà nước ta hướng tới, đặt mục tiêu đạt được quy mô doanh thu 100 tỷ USD/năm vào năm 2050. (1) Công nghệ bán dẫn là gì? Bạn có biết, từ chiếc điện thoại thông minh, máy vi tính, cho đến các thiết bị chẩn đoán y tế tiên tiến đều là kết quả của sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ bán dẫn không? Theo đó, ngành công nghệ bán dẫn là một lĩnh vực công nghệ cao, chuyên sản xuất và phát triển các thành phần linh kiện điện tử dựa vào tinh thể bán dẫn, được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống như điện thoại thông minh, máy tính, ô tô, thiết bị y tế,… Sự phát triển của công nghệ bán dẫn đã cách mạng hóa ngành công nghiệp điện tử và là nền tảng cho sự tiến bộ của nhiều lĩnh vực như viễn thông, máy tính, tự động hóa và Internet of Things (IoT). Hiểu nôm na, bán dẫn là những vật liệu có tính chất điện dẫn nằm giữa kim loại và chất cách điện. Các vật liệu bán dẫn phổ biến bao gồm silicon (Si), gallium arsenide (GaAs), indium phosphide (InP) và silicon carbide (SiC). Hiện nay, silicon là vật liệu chủ yếu được sử dụng do tính khả thi về chi phí, độ bền, và khả năng chế tạo linh kiện quy mô lớn. Công nghệ bán dẫn đang được phát triển theo xu hướng miniaturization (thu nhỏ kích thước linh kiện) cho phép các chip ngày càng nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ hơn. Mặc dù công nghệ bán dẫn đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cũng đối mặt với một số thách thức có thể kể đến như chi phí sản xuất cao do sự đòi hỏi về độ tinh vi và phức tạp của các linh kiện điện tử ngày càng cao; các vấn đề liên quan đến chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường cũng cần phải cân nhắc trong quá trình sản xuất và sử dụng chất bán dẫn. Tuy vậy, không thể phủ nhận công nghệ bán dẫn chính là là nền tảng cho các thiết bị điện tử hiện đại, là động lực cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Sự tiến bộ trong công nghệ bán dẫn sẽ tiếp tục định hình tương lai của công nghệ thông tin, viễn thông và nhiều lĩnh vực khác, đồng thời mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo. (2) Việt Nam đặt mục tiêu doanh thu công nghiệp bán dẫn đạt 100 tỷ USD vào năm 2050 Ngày 21/9/2024 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Theo đó, Chính phủ đặt ra công thức để phát triển ngành công nghệ bán dẫn là: C = SET + 1 Trong đó: C: Chip S: Specialized (Chuyên dụng, Chip chuyên dụng); E: Electronics (Điện tử, Công nghiệp điện tử); T: Talent (Nhân tài, Nhân lực); +1: Việt Nam (Việt Nam là điểm đến mới an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn). Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đề ra kế hoạch thực hiện gồm giai đoạn như sau: Giai đoạn 1 (2024 - 2030) Trong giai đoạn này, mục tiêu là thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, với kế hoạch hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, một nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn. Đồng thời, sẽ phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên dụng cho các ngành lĩnh vực cụ thể. - Doanh thu: Quy mô doanh thu của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam dự kiến đạt trên 25 tỷ USD/năm, với giá trị gia tăng từ 10 - 15%. - Ngành điện tử: Doanh thu của ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam sẽ vượt 225 tỷ USD/năm, với giá trị gia tăng cũng từ 10 - 15%. - Nhân lực: Quy mô nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn đạt trên 50.000 kỹ sư và cử nhân, với cơ cấu và số lượng phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển. Giai đoạn 2 (2030 - 2040) Giai đoạn này sẽ tập trung vào việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn thông qua sự kết hợp giữa tự cường và FDI. Mục tiêu là hình thành ít nhất 200 doanh nghiệp thiết kế, hai nhà máy chế tạo chip bán dẫn, và 15 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn. Đồng thời, sẽ từng bước tự chủ về công nghệ thiết kế và sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng. - Doanh thu: Ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam dự kiến đạt quy mô doanh thu trên 50 tỷ USD/năm, với giá trị gia tăng từ 15 - 20%. - Ngành điện tử: Doanh thu ngành công nghiệp điện tử sẽ vượt 485 tỷ USD/năm, với giá trị gia tăng từ 15 - 20%. - Nhân lực: Quy mô nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn sẽ đạt trên 100.000 kỹ sư và cử nhân, với cơ cấu và số lượng phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển. Giai đoạn 3 (2040 - 2050) Trong giai đoạn cuối này, mục tiêu là hình thành ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, ba nhà máy chế tạo chip bán dẫn, và 20 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn. Ngành công nghiệp sẽ làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn. - Doanh thu: Dự kiến quy mô doanh thu của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam sẽ vượt 100 tỷ USD/năm, với giá trị gia tăng từ 20 - 25%. - Ngành điện tử: Doanh thu ngành công nghiệp điện tử sẽ đạt trên 1.045 tỷ USD/năm, với giá trị gia tăng từ 20 - 25%. - Nhân lực: Quy mô nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn sẽ có cơ cấu và số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển. Trên cơ sở các nội dung trên tại Quyết định 1018/QĐ-TTg, Thủ tướng cũng đề ra 05 nhiệm vụ chính cần thực hiện để phát triển ngành công nghệ bán dẫn là: 1- Phát triển chip chuyên dụng 2- Phát triển Công nghiệp điện tử 3- Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn 4- Thu hút đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn 5- Một số nhiệm vụ và giải pháp khác Cuối cùng, mục tiêu hướng đến là hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, đảm bảo tính tự chủ và có năng lực dẫn đầu trong một số công đoạn và phân khúc của chuỗi sản xuất. (Nguồn: Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ)
Đề xuất những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn
Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số được công bố đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và thảo luận của mọi người. Trong đó, những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn là nội dung được quan tâm hơn cả. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Những cơ chế, chính sách đặc biệt cho phát triển công nghiệp bán dẫn tại Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số Căn cứ Điều 80 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất những cơ chế, chính sách đặc biệt cho phát triển công nghiệp bán dẫn như sau: - Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án đầu tư mới hoặc mở rộng hoạt động công nghiệp bán dẫn về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu dây chuyền, máy móc và nguyên liệu, vật tư, linh kiện phục vụ sản xuất, miễn giảm thuế, ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước và các chính sách ưu đãi khác. - Nhà nước có cơ chế về đối ứng đầu tư, hỗ trợ đầu tư để thu hút các dự án đầu tư lớn, có tính lan tỏa trong lĩnh vực công nghiệp vi mạch bán dẫn. - Có cơ chế đặc thù tuyển dụng các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn làm việc tại các tổ chức công lập. - Có cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, các chuyên gia trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn như: ưu đãi thuế thu nhập cá nhân, bổ sung quy định sở hữu nhà ở, đơn giản hóa thủ tục cấp thẻ tạm trú cho các chuyên gia, nhân sự cấp cao của các doanh nghiệp bán dẫn; hỗ trợ cho các chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài mong muốn được cống hiến cho đất nước. - Có cơ chế đặc biệt thu hút các chuyên gia đầu ngành bán dẫn có nghiên cứu những công nghệ tiên tiến và những sản phẩm bán dẫn có tính chất cách mạng và cơ đầu tư nghiên cứu, thương mại hóa phát triển sản phẩm. - Có cơ chế kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn với các cơ sở đào tạo nhằm bổ sung kỹ năng, kiến thức đóng góp chuyên môn, cung cấp cơ hội thực tập và trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, tham gia xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy các kỹ năng chuyên ngành; hỗ trợ cùng chia sẻ, dùng chung một số cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu. - Thúc đẩy kiểm định chương trình đào tạo bởi các tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn, đảm bảo các khóa đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế và được công nhận rộng rãi, kết hợp các chương trình đào tạo chuyên ngành với các chương trình đào tạo bổ trợ (ngoại ngữ, kỹ năng khởi nghiệp, …) trong lĩnh vực bán dẫn. - Có cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ chiến lược phát triển bán dẫn cho doanh nghiệp công nghệ số chủ lực trong nước. - Có cơ chế hỗ trợ chuyển giao công nghệ, mua bán sáp nhập các công ty công nghệ trong và ngoài nước. - Thiết lập cơ chế một cửa liên thông quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục hành chính, đầu tư và các vấn đề liên quan khác tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn, tư vấn, tiếp nhận, tham mưu cấp phép và theo dõi tiến độ các dự án đầu tư về công nghiệp vi mạch bán dẫn; dành mức ưu tiên xử lý cao nhất đối với hồ sơ thủ tục các dự án. - Thiết lập cơ chế làn xanh cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Công nghiệp bán dẫn là xu hướng của thế giới và là “gà đẻ trứng vàng” trong ngành công nghiệp công nghệ số. Những chính sách trên sẽ là bước đầu cần thiết cho việc phát triển công nghiệp bán dẫn nói riêng và ngành công nghiệp công nghệ số nói chung. 2. Đề xuất những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn Căn cứ Điều 76 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn như sau: - Công nghiệp bán dẫn là một ngành công nghiệp nền tảng trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh quốc gia. - Phát triển công nghiệp bán dẫn gắn liền với phát triển công nghiệp điện tử, chuyển đổi số; tận dụng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm bán dẫn chuyên dụng cho phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này tại Việt Nam. - Phát triển nguồn nhân lực đồng thời cả chiều rộng và chiều sâu, nhân tài và nhân lực là ưu tiên hàng đầu và là yếu tố quyết định để tự chủ, trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu có khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tất cả các công đoạn trong hoạt động bán dẫn. - Phát triển công nghiệp bán dẫn dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về bán dẫn, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và thương mại hóa các sản phẩm bán dẫn tại Việt Nam, làm nền tảng vươn ra thị trường thế giới. - Định hướng công nghiệp bán dẫn Việt Nam trọng tâm phục vụ phát triển xanh. Cung cấp các giải pháp bán dẫn ứng dụng trong giám sát môi trường, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, đô thị thông minh,… nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tối ưu hóa sản xuất và truyền tải năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. - Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn dựa trên việc kết hợp thị trường với sự điều tiết, dẫn dắt của nhà nước; kết hợp kế hoạch ngắn hạn, trung hạn với tầm nhìn dài hạn, phát triển toàn diện nhưng có đột phá trong các lĩnh vực cốt lõi; kết hợp tự chủ và hợp tác quốc tế. Chung quy lại, ngành bán dẫn là ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kinh tế toàn cầu. Đồng thời, là nền tảng cho các thiết bị điện tử, vi mạch, và các linh kiện điện tử khác. Những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn trên là bàn đạp vững chắc cho các doanh nghiệp cũng như những cá nhân đang và sẽ hoạt động trong ngành có thêm động lực để phát triển và vươn mình ra thế giới. Bài được viết theo Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số: Tải về
Việt Nam đặt mục tiêu doanh thu công nghiệp bán dẫn đạt 100 tỷ USD vào năm 2050
Công nghệ bán dẫn là một trong những chiến lược phát triển kinh tế quan trọng mà nước ta hướng tới, đặt mục tiêu đạt được quy mô doanh thu 100 tỷ USD/năm vào năm 2050. (1) Công nghệ bán dẫn là gì? Bạn có biết, từ chiếc điện thoại thông minh, máy vi tính, cho đến các thiết bị chẩn đoán y tế tiên tiến đều là kết quả của sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ bán dẫn không? Theo đó, ngành công nghệ bán dẫn là một lĩnh vực công nghệ cao, chuyên sản xuất và phát triển các thành phần linh kiện điện tử dựa vào tinh thể bán dẫn, được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống như điện thoại thông minh, máy tính, ô tô, thiết bị y tế,… Sự phát triển của công nghệ bán dẫn đã cách mạng hóa ngành công nghiệp điện tử và là nền tảng cho sự tiến bộ của nhiều lĩnh vực như viễn thông, máy tính, tự động hóa và Internet of Things (IoT). Hiểu nôm na, bán dẫn là những vật liệu có tính chất điện dẫn nằm giữa kim loại và chất cách điện. Các vật liệu bán dẫn phổ biến bao gồm silicon (Si), gallium arsenide (GaAs), indium phosphide (InP) và silicon carbide (SiC). Hiện nay, silicon là vật liệu chủ yếu được sử dụng do tính khả thi về chi phí, độ bền, và khả năng chế tạo linh kiện quy mô lớn. Công nghệ bán dẫn đang được phát triển theo xu hướng miniaturization (thu nhỏ kích thước linh kiện) cho phép các chip ngày càng nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ hơn. Mặc dù công nghệ bán dẫn đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cũng đối mặt với một số thách thức có thể kể đến như chi phí sản xuất cao do sự đòi hỏi về độ tinh vi và phức tạp của các linh kiện điện tử ngày càng cao; các vấn đề liên quan đến chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường cũng cần phải cân nhắc trong quá trình sản xuất và sử dụng chất bán dẫn. Tuy vậy, không thể phủ nhận công nghệ bán dẫn chính là là nền tảng cho các thiết bị điện tử hiện đại, là động lực cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Sự tiến bộ trong công nghệ bán dẫn sẽ tiếp tục định hình tương lai của công nghệ thông tin, viễn thông và nhiều lĩnh vực khác, đồng thời mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo. (2) Việt Nam đặt mục tiêu doanh thu công nghiệp bán dẫn đạt 100 tỷ USD vào năm 2050 Ngày 21/9/2024 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Theo đó, Chính phủ đặt ra công thức để phát triển ngành công nghệ bán dẫn là: C = SET + 1 Trong đó: C: Chip S: Specialized (Chuyên dụng, Chip chuyên dụng); E: Electronics (Điện tử, Công nghiệp điện tử); T: Talent (Nhân tài, Nhân lực); +1: Việt Nam (Việt Nam là điểm đến mới an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn). Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đề ra kế hoạch thực hiện gồm giai đoạn như sau: Giai đoạn 1 (2024 - 2030) Trong giai đoạn này, mục tiêu là thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, với kế hoạch hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, một nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn. Đồng thời, sẽ phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên dụng cho các ngành lĩnh vực cụ thể. - Doanh thu: Quy mô doanh thu của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam dự kiến đạt trên 25 tỷ USD/năm, với giá trị gia tăng từ 10 - 15%. - Ngành điện tử: Doanh thu của ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam sẽ vượt 225 tỷ USD/năm, với giá trị gia tăng cũng từ 10 - 15%. - Nhân lực: Quy mô nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn đạt trên 50.000 kỹ sư và cử nhân, với cơ cấu và số lượng phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển. Giai đoạn 2 (2030 - 2040) Giai đoạn này sẽ tập trung vào việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn thông qua sự kết hợp giữa tự cường và FDI. Mục tiêu là hình thành ít nhất 200 doanh nghiệp thiết kế, hai nhà máy chế tạo chip bán dẫn, và 15 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn. Đồng thời, sẽ từng bước tự chủ về công nghệ thiết kế và sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng. - Doanh thu: Ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam dự kiến đạt quy mô doanh thu trên 50 tỷ USD/năm, với giá trị gia tăng từ 15 - 20%. - Ngành điện tử: Doanh thu ngành công nghiệp điện tử sẽ vượt 485 tỷ USD/năm, với giá trị gia tăng từ 15 - 20%. - Nhân lực: Quy mô nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn sẽ đạt trên 100.000 kỹ sư và cử nhân, với cơ cấu và số lượng phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển. Giai đoạn 3 (2040 - 2050) Trong giai đoạn cuối này, mục tiêu là hình thành ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, ba nhà máy chế tạo chip bán dẫn, và 20 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn. Ngành công nghiệp sẽ làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn. - Doanh thu: Dự kiến quy mô doanh thu của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam sẽ vượt 100 tỷ USD/năm, với giá trị gia tăng từ 20 - 25%. - Ngành điện tử: Doanh thu ngành công nghiệp điện tử sẽ đạt trên 1.045 tỷ USD/năm, với giá trị gia tăng từ 20 - 25%. - Nhân lực: Quy mô nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn sẽ có cơ cấu và số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển. Trên cơ sở các nội dung trên tại Quyết định 1018/QĐ-TTg, Thủ tướng cũng đề ra 05 nhiệm vụ chính cần thực hiện để phát triển ngành công nghệ bán dẫn là: 1- Phát triển chip chuyên dụng 2- Phát triển Công nghiệp điện tử 3- Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn 4- Thu hút đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn 5- Một số nhiệm vụ và giải pháp khác Cuối cùng, mục tiêu hướng đến là hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, đảm bảo tính tự chủ và có năng lực dẫn đầu trong một số công đoạn và phân khúc của chuỗi sản xuất. (Nguồn: Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ)
Đề xuất những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn
Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số được công bố đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và thảo luận của mọi người. Trong đó, những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn là nội dung được quan tâm hơn cả. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Những cơ chế, chính sách đặc biệt cho phát triển công nghiệp bán dẫn tại Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số Căn cứ Điều 80 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất những cơ chế, chính sách đặc biệt cho phát triển công nghiệp bán dẫn như sau: - Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án đầu tư mới hoặc mở rộng hoạt động công nghiệp bán dẫn về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu dây chuyền, máy móc và nguyên liệu, vật tư, linh kiện phục vụ sản xuất, miễn giảm thuế, ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước và các chính sách ưu đãi khác. - Nhà nước có cơ chế về đối ứng đầu tư, hỗ trợ đầu tư để thu hút các dự án đầu tư lớn, có tính lan tỏa trong lĩnh vực công nghiệp vi mạch bán dẫn. - Có cơ chế đặc thù tuyển dụng các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn làm việc tại các tổ chức công lập. - Có cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, các chuyên gia trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn như: ưu đãi thuế thu nhập cá nhân, bổ sung quy định sở hữu nhà ở, đơn giản hóa thủ tục cấp thẻ tạm trú cho các chuyên gia, nhân sự cấp cao của các doanh nghiệp bán dẫn; hỗ trợ cho các chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài mong muốn được cống hiến cho đất nước. - Có cơ chế đặc biệt thu hút các chuyên gia đầu ngành bán dẫn có nghiên cứu những công nghệ tiên tiến và những sản phẩm bán dẫn có tính chất cách mạng và cơ đầu tư nghiên cứu, thương mại hóa phát triển sản phẩm. - Có cơ chế kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn với các cơ sở đào tạo nhằm bổ sung kỹ năng, kiến thức đóng góp chuyên môn, cung cấp cơ hội thực tập và trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, tham gia xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy các kỹ năng chuyên ngành; hỗ trợ cùng chia sẻ, dùng chung một số cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu. - Thúc đẩy kiểm định chương trình đào tạo bởi các tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn, đảm bảo các khóa đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế và được công nhận rộng rãi, kết hợp các chương trình đào tạo chuyên ngành với các chương trình đào tạo bổ trợ (ngoại ngữ, kỹ năng khởi nghiệp, …) trong lĩnh vực bán dẫn. - Có cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ chiến lược phát triển bán dẫn cho doanh nghiệp công nghệ số chủ lực trong nước. - Có cơ chế hỗ trợ chuyển giao công nghệ, mua bán sáp nhập các công ty công nghệ trong và ngoài nước. - Thiết lập cơ chế một cửa liên thông quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục hành chính, đầu tư và các vấn đề liên quan khác tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn, tư vấn, tiếp nhận, tham mưu cấp phép và theo dõi tiến độ các dự án đầu tư về công nghiệp vi mạch bán dẫn; dành mức ưu tiên xử lý cao nhất đối với hồ sơ thủ tục các dự án. - Thiết lập cơ chế làn xanh cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Công nghiệp bán dẫn là xu hướng của thế giới và là “gà đẻ trứng vàng” trong ngành công nghiệp công nghệ số. Những chính sách trên sẽ là bước đầu cần thiết cho việc phát triển công nghiệp bán dẫn nói riêng và ngành công nghiệp công nghệ số nói chung. 2. Đề xuất những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn Căn cứ Điều 76 Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số đề xuất những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn như sau: - Công nghiệp bán dẫn là một ngành công nghiệp nền tảng trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh quốc gia. - Phát triển công nghiệp bán dẫn gắn liền với phát triển công nghiệp điện tử, chuyển đổi số; tận dụng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm bán dẫn chuyên dụng cho phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này tại Việt Nam. - Phát triển nguồn nhân lực đồng thời cả chiều rộng và chiều sâu, nhân tài và nhân lực là ưu tiên hàng đầu và là yếu tố quyết định để tự chủ, trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu có khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tất cả các công đoạn trong hoạt động bán dẫn. - Phát triển công nghiệp bán dẫn dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về bán dẫn, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và thương mại hóa các sản phẩm bán dẫn tại Việt Nam, làm nền tảng vươn ra thị trường thế giới. - Định hướng công nghiệp bán dẫn Việt Nam trọng tâm phục vụ phát triển xanh. Cung cấp các giải pháp bán dẫn ứng dụng trong giám sát môi trường, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, đô thị thông minh,… nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tối ưu hóa sản xuất và truyền tải năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. - Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn dựa trên việc kết hợp thị trường với sự điều tiết, dẫn dắt của nhà nước; kết hợp kế hoạch ngắn hạn, trung hạn với tầm nhìn dài hạn, phát triển toàn diện nhưng có đột phá trong các lĩnh vực cốt lõi; kết hợp tự chủ và hợp tác quốc tế. Chung quy lại, ngành bán dẫn là ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kinh tế toàn cầu. Đồng thời, là nền tảng cho các thiết bị điện tử, vi mạch, và các linh kiện điện tử khác. Những nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn trên là bàn đạp vững chắc cho các doanh nghiệp cũng như những cá nhân đang và sẽ hoạt động trong ngành có thêm động lực để phát triển và vươn mình ra thế giới. Bài được viết theo Dự thảo Luật công nghiệp công nghệ số: Tải về