Cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Đối với trường hợp muốn được cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thực hiện như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gồm giấy tờ gì và phải đáp ứng điều kiện nào để được cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương? Trình tự thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Căn cứ Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các bước sau: Bước 1: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương có nhu cầu cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính. Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiếp nhận hồ sơ, giao giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến cho người được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giao nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ và trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến nêu rõ lý do không tiếp nhận hồ sơ. Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ nhận Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ hoặc nhận qua dịch vụ bưu chính. Thành phần hồ sơ cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thành phần hồ sơ bao gồm: - Giấy giới thiệu - bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ - Văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng công cụ hỗ trợ - Bản sao Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ - Bản sao hóa đơn hoặc bản sao phiếu xuất kho Yêu cầu, điều kiện cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Chỉ cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ cho đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cụ thể: Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm: - Quân đội nhân dân; - Dân quân tự vệ; - Cảnh sát biển; - Công an nhân dân; - Cơ yếu; - Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Cơ quan thi hành án dân sự; - Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản; - Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan; - Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường; - An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải; - Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; - Ban Bảo vệ dân phố; - Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động; - Cơ sở cai nghiện ma túy; - Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định. =>> Trên đây là trình tự thủ tục hồ sơ cần có cũng như điều kiện cần đáp ứng để được cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Lưu ý: từ ngày 01/01/2025 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 sẽ hết hiệu lực áp dụng và bị thay thế bởi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024
Lực lượng bảo vệ tại doanh nghiệp được sử dụng những loại công cụ và có quyền hạn như thế nào?
Nhân viên bảo vệ là người làm nhiệm vụ bảo vệ. Là người có đủ những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định và có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ. Vậy tại doanh nghiệp lực lượng bảo vệ sẽ được trang bị loại dụng cụ như thế nào và có quyền hạn gì trong công việc? Căn cứ Nghị định 06/2013/NĐ-CP có quy định như sau: "Điều 11. Quyền hạn của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp 1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị có quyền hạn sau: a) Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị và cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; b) Trong khi làm nhiệm vụ, được kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy của cơ quan, doanh nghiệp; c) Tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền mà người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền; d) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp khác thực hiện quyền hạn quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này. ... Điều 15. Trang bị phương tiện đối với bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp 1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được cấp trang phục, trang bị và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. 2. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận, trang bị biển hiệu, băng chức danh và các phương tiện cần thiết khác theo quy định để phục vụ công tác bảo vệ. 3. Bộ Công an quy định và hướng dẫn cụ thể về trang bị phương tiện và quản lý, sử dụng trang bị phương tiện đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định của Điều này." Đồng thời, tại Thông tư 17/2018/TT-BCA có quy định như sau: "Điều 9. Đối tượng, loại công cụ hỗ trợ trang bị ... 3. Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ, bao gồm: a) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao; b) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại cơ quan nhà nước; mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội; trên tàu hỏa; ngân hàng; bệnh viện; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh vàng, đá quý, ngoại hối, tiền Việt Nam thì căn cứ tính chất, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ để xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng bắn điện, súng bắn đạn nổ, cao su, hơi cay và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay; dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;"
Xác định TSCĐ và công cụ, dụng cụ?
Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong thời gian sử dụng công cụ, dụng cụ cũng bị hao mòn dần về mặt giá trị giống như tài sản cố định. Tuy nhiên, do thời gian sử dụng ngắn và giá trị thấp chưa đủ điều kiện để làm tài sản cố định. Theo thông tư 45/2013/TT-BTC về chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định, thì đối với những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30.000.000 VNĐ; không đủ điều kiện trở thành tài sản cố định thì được xếp vào loại công cụ dụng cụ. Cụ thể, Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định: “Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định: 1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình”. Chúng ta có thể kiểm tra link sau của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP https://khoinghiep.thuvienphapluat.vn/tieu-chuan-xac-dinh-la-tai-san-co-dinh-trong-cong-ty-co-phan/1938.html
Cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Đối với trường hợp muốn được cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thực hiện như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gồm giấy tờ gì và phải đáp ứng điều kiện nào để được cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương? Trình tự thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Căn cứ Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các bước sau: Bước 1: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương có nhu cầu cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính. Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiếp nhận hồ sơ, giao giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến cho người được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giao nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ và trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến nêu rõ lý do không tiếp nhận hồ sơ. Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ nhận Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ hoặc nhận qua dịch vụ bưu chính. Thành phần hồ sơ cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thành phần hồ sơ bao gồm: - Giấy giới thiệu - bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ - Văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng công cụ hỗ trợ - Bản sao Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ - Bản sao hóa đơn hoặc bản sao phiếu xuất kho Yêu cầu, điều kiện cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Chỉ cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ cho đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cụ thể: Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm: - Quân đội nhân dân; - Dân quân tự vệ; - Cảnh sát biển; - Công an nhân dân; - Cơ yếu; - Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Cơ quan thi hành án dân sự; - Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản; - Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan; - Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường; - An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải; - Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; - Ban Bảo vệ dân phố; - Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động; - Cơ sở cai nghiện ma túy; - Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định. =>> Trên đây là trình tự thủ tục hồ sơ cần có cũng như điều kiện cần đáp ứng để được cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Lưu ý: từ ngày 01/01/2025 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 sẽ hết hiệu lực áp dụng và bị thay thế bởi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024
Lực lượng bảo vệ tại doanh nghiệp được sử dụng những loại công cụ và có quyền hạn như thế nào?
Nhân viên bảo vệ là người làm nhiệm vụ bảo vệ. Là người có đủ những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định và có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ. Vậy tại doanh nghiệp lực lượng bảo vệ sẽ được trang bị loại dụng cụ như thế nào và có quyền hạn gì trong công việc? Căn cứ Nghị định 06/2013/NĐ-CP có quy định như sau: "Điều 11. Quyền hạn của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp 1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị có quyền hạn sau: a) Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị và cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; b) Trong khi làm nhiệm vụ, được kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy của cơ quan, doanh nghiệp; c) Tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền mà người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền; d) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp khác thực hiện quyền hạn quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này. ... Điều 15. Trang bị phương tiện đối với bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp 1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được cấp trang phục, trang bị và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. 2. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận, trang bị biển hiệu, băng chức danh và các phương tiện cần thiết khác theo quy định để phục vụ công tác bảo vệ. 3. Bộ Công an quy định và hướng dẫn cụ thể về trang bị phương tiện và quản lý, sử dụng trang bị phương tiện đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định của Điều này." Đồng thời, tại Thông tư 17/2018/TT-BCA có quy định như sau: "Điều 9. Đối tượng, loại công cụ hỗ trợ trang bị ... 3. Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ, bao gồm: a) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao; b) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại cơ quan nhà nước; mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội; trên tàu hỏa; ngân hàng; bệnh viện; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh vàng, đá quý, ngoại hối, tiền Việt Nam thì căn cứ tính chất, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ để xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng bắn điện, súng bắn đạn nổ, cao su, hơi cay và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay; dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;"
Xác định TSCĐ và công cụ, dụng cụ?
Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong thời gian sử dụng công cụ, dụng cụ cũng bị hao mòn dần về mặt giá trị giống như tài sản cố định. Tuy nhiên, do thời gian sử dụng ngắn và giá trị thấp chưa đủ điều kiện để làm tài sản cố định. Theo thông tư 45/2013/TT-BTC về chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định, thì đối với những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30.000.000 VNĐ; không đủ điều kiện trở thành tài sản cố định thì được xếp vào loại công cụ dụng cụ. Cụ thể, Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định: “Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định: 1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình”. Chúng ta có thể kiểm tra link sau của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP https://khoinghiep.thuvienphapluat.vn/tieu-chuan-xac-dinh-la-tai-san-co-dinh-trong-cong-ty-co-phan/1938.html