Từ vụ Hồ Duy Hải: Trường hợp nào phải hoãn thi hành án tử hình?
Liên quan đến vụ án với tử tù Hồ Duy Hải vào năm 2008, dư luận chấn động trước thông tin 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (đóng tại ấp 5, xã Nhị Thành, H.Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man ngay tại nơi làm việc. Sau đó, bản án sơ thẩm (2008) và phúc thẩm (2009) tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội Giết người và Cướp tài sản. Hải có đơn xin Chủ tịch nước ân giảm. TAND Tối cao và VKSND Tối cao lần lượt quyết định không kháng nghị vụ án. Hải và gia đình sau đó liên tục kêu oan và xin hoãn thi hành án. Trưa 4/12/2014, một ngày trước khi thi hành án tử hình Hải, Hội đồng thi hành án tỉnh Long An ra quyết định tạm hoãn thi hành. Chắc hẳn sẽ có bạn thắc mắc pháp luật quy định cụ thể như thế nào về việc khi có bản án về tuyên án tử hình nhưng sau đó hoãn thi hành án? Điều 81 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về hoãn thi hành án tử hình. Cụ thể như sau: 1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự; Trích khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự: Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. - Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; - Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm. Cần lưu ý: Khi quyết định hoãn thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ, tên, chức vụ của thành viên Hội đồng; lý do hoãn thi hành án. Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Gọi vong có vi phạm pháp luật Hình sự?
Những ngày gần đây chùa Ba Vàng bị phản ánh tổ chức "tuyên truyền vong báo oán", mỗi năm thu cả trăm tỷ đồng. Trong video đăng tải trên mạng xã hội, bà Phạm Thị Yến, Chủ nhiệm câu lạc bộ Cúc vàng tập tu lục hòa chùa Ba Vàng, nói trước đám đông hiện tượng "ma nhập" rất nhiều, mọi người phải dùng tiền hoặc làm không công thì mới chữa được. Bà Yến giải thích nguyên nhân nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại là "ác nghiệp tiền kiếp và duyên trong hiện tại cộng lại". Vậy hành vi gọi vong có vi phạm pháp luật hình sự Trước tiên cần phải xác định gọi vong là gì? Có phải là hành vi mê tín dị đoan hay không? Nếu các hiện tượng “trục vong”, “gọi hồn” không có trong truyền thống Phật giáo, các cơ sở thờ tự Phật giáo thực hiện việc trên là đang vi phạm Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 162/2017/NĐ –CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo cũng như những văn bản liên quan, cần được xử lý theo quy định của pháp luật. Về chế tài: Tuỳ vào mức độ của hành vi vi phạm mà người thực hiện hành vi mê tín dị đoan có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 158/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 28/2017/NĐ-CP: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi; - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này. ...... Với mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan theo quy định tại điều 320 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) với mức phạt cao nhất đến 10 năm tù. Việc xử lý hành vi ở mức độ nào còn tùy thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, việc gọi vong trong Phật giáo có thực sự là có thật hay không vẫn đang là một dấu hỏi lớn. Lưu ý nội dung không mang tính chất kết tội mà chỉ phân tích vấn đề dưới góc độ pháp lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật
Từ vụ Hồ Duy Hải: Trường hợp nào phải hoãn thi hành án tử hình?
Liên quan đến vụ án với tử tù Hồ Duy Hải vào năm 2008, dư luận chấn động trước thông tin 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (đóng tại ấp 5, xã Nhị Thành, H.Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man ngay tại nơi làm việc. Sau đó, bản án sơ thẩm (2008) và phúc thẩm (2009) tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội Giết người và Cướp tài sản. Hải có đơn xin Chủ tịch nước ân giảm. TAND Tối cao và VKSND Tối cao lần lượt quyết định không kháng nghị vụ án. Hải và gia đình sau đó liên tục kêu oan và xin hoãn thi hành án. Trưa 4/12/2014, một ngày trước khi thi hành án tử hình Hải, Hội đồng thi hành án tỉnh Long An ra quyết định tạm hoãn thi hành. Chắc hẳn sẽ có bạn thắc mắc pháp luật quy định cụ thể như thế nào về việc khi có bản án về tuyên án tử hình nhưng sau đó hoãn thi hành án? Điều 81 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về hoãn thi hành án tử hình. Cụ thể như sau: 1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự; Trích khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự: Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. - Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; - Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm. Cần lưu ý: Khi quyết định hoãn thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ, tên, chức vụ của thành viên Hội đồng; lý do hoãn thi hành án. Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Gọi vong có vi phạm pháp luật Hình sự?
Những ngày gần đây chùa Ba Vàng bị phản ánh tổ chức "tuyên truyền vong báo oán", mỗi năm thu cả trăm tỷ đồng. Trong video đăng tải trên mạng xã hội, bà Phạm Thị Yến, Chủ nhiệm câu lạc bộ Cúc vàng tập tu lục hòa chùa Ba Vàng, nói trước đám đông hiện tượng "ma nhập" rất nhiều, mọi người phải dùng tiền hoặc làm không công thì mới chữa được. Bà Yến giải thích nguyên nhân nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại là "ác nghiệp tiền kiếp và duyên trong hiện tại cộng lại". Vậy hành vi gọi vong có vi phạm pháp luật hình sự Trước tiên cần phải xác định gọi vong là gì? Có phải là hành vi mê tín dị đoan hay không? Nếu các hiện tượng “trục vong”, “gọi hồn” không có trong truyền thống Phật giáo, các cơ sở thờ tự Phật giáo thực hiện việc trên là đang vi phạm Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 162/2017/NĐ –CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo cũng như những văn bản liên quan, cần được xử lý theo quy định của pháp luật. Về chế tài: Tuỳ vào mức độ của hành vi vi phạm mà người thực hiện hành vi mê tín dị đoan có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 158/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 28/2017/NĐ-CP: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi; - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này. ...... Với mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan theo quy định tại điều 320 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) với mức phạt cao nhất đến 10 năm tù. Việc xử lý hành vi ở mức độ nào còn tùy thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, việc gọi vong trong Phật giáo có thực sự là có thật hay không vẫn đang là một dấu hỏi lớn. Lưu ý nội dung không mang tính chất kết tội mà chỉ phân tích vấn đề dưới góc độ pháp lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật