Mức đóng đảng phí của cán bộ nghỉ hưu mới nhất
Đảng viên là cán bộ nghỉ hưu có mức đóng đảng phí hằng tháng là bao nhiêu? Đảng viên nghỉ hưu được miễn sinh hoạt Đảng thì có phải đóng đảng phí không? Mức đóng đảng phí của cán bộ nghỉ hưu mới nhất Theo Tiểu mục 2 Mục 1 Phần B Quy định về chế độ đảng phí được ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định về đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên, trong đó: Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng. Đối với đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội. Như vậy, đảng viên là cán bộ nghỉ hưu đang hưởng lương hưu từ BHXH thì mức đóng sẽ là 0,5% lương hưu. Nghỉ hưu được miễn sinh hoạt Đảng có phải đóng đảng phí? Theo Mục A Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định: - Đóng đảng phí là nhiệm vụ của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng, là vấn đề có tính nguyên tắc và có ý nghĩa chính trị quan trọng. Căn cứ để tính đóng đảng phí của đảng viên là thu nhập hằng tháng của đảng viên. - Đảng phí là một nguồn kinh phí hoạt động công tác đảng của tổ chức đảng các cấp; một số cấp ủy được lập quỹ dự trữ từ tiền thu đảng phí; việc sử dụng quỹ dự trữ do cấp ủy quyết định. - Quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng đảng phí được thực hiện thống nhất trong toàn Đảng. Đồng thời, Mục B.I.6 Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định: - Khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý. - Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định. Như vậy, chỉ có đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đã được quyết định miễn đóng đảng phí thì mới được miễn đóng đảng phí. Theo đó, đảng viên nghỉ hưu được miễn sinh hoạt Đảng thì vẫn phải đóng Đảng phí theo quy định. Cán bộ nghỉ hưu thì đóng đảng phí cho ai? Theo Mục C Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định: - Đảng viên đóng đảng phí hằng tháng trực tiếp cho chi bộ, do đồng chí chi ủy viên được giao trách nhiệm thu đảng phí. Chi bộ trực thuộc, đảng bộ bộ phận nộp đảng phí lên cấp trên theo tháng; các tổ chức cơ sở đảng còn lại nộp và gửi báo cáo lên cấp trên theo quý, trừ một số địa bàn đặc biệt do tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định. - Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn cụ thể chế độ thu, quản lý, sử dụng, hạch toán, kế toán và báo cáo đảng phí thực hiện thống nhất trong toàn Đảng. - Đảng ủy từ cấp cơ sở trở lên và ủy ban kiểm tra các cấp có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy định về chế độ đảng phí. Như vậy, hằng tháng cán bộ nghỉ hưu là đảng viên sẽ đóng đảng phí trực tiếp cho đồng chí chi uỷ viên được giao trách nhiệm thu đảng phí cho chi bộ.
Cán bộ nghỉ hưu có thể kinh doanh được không?
Những người trước đây làm tại cơ quan nhà nước sau khi nghỉ hưu hoặc thôi việc có được thành lập công ty để kinh doanh hay không? Sau khi nghỉ hưu không làm quan chức nữa có được kinh doanh thành lập công ty không? Trường hợp nào sau khi nghỉ hưu thôi giữ chức vụ tại cơ quan nhà nước có thể thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty? Công chức, viên chức sau khi nghỉ hưu có thể kinh doanh không? Người giữ chức vụ quyền hạn có thể thành lập doanh nghiệp? Quan chức sau khi về hưu có được thành lập doanh nghiệp không? Những câu hỏi nêu trên là những câu hỏi mà rất nhiều người giữ chức vụ tại cơ quan nhà nước sau khi nghỉ hưu hoặc thôi không giữ chức vụ nữa rất quan tâm. Quy định của pháp luật hiện hành không quy định cụ thể rằng người có chức vụ nghỉ hưu hoặc thôi việc có thể thành lập doanh nghiệp và kinh doanh ở lĩnh vực nào. Tuy nhiên pháp luật lại có quy định về "người có chức vụ sau khi nghỉ hưu, thôi việc không được thành lập doanh nghiệp hay kinh doanh những lĩnh vực nào". Qua đó, chúng ta sẽ lược bỏ được những ngành, nghề và lĩnh vực nào mà người giữ chức vụ đã nghỉ hưu hoặc thôi việc có thể thành lập công ty. Có cái nhìn tổng quan hơn để giải đáp sâu hơn vấn đề nêu trên. Và theo quy định mới nhất hiện nay, sau khi nghỉ hưu hoặc thôi giữ chức vụ người làm trong cơ quan nhà nước hoàn toàn có thể kinh doanh và thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty. Nếu quý đọc giả quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng chúng tôi phân tích sâu hơn thông qua bài viết này. Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các tổ chức; cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam như sau: "- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng" Như vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu trên thì cán bộ đã nghỉ hưu được phép kinh doanh, thành lập và quản lý doanh nghiệp, công ty vì cán bộ đã nghỉ hưu không thuộc một trong những trường hợp pháp luật cấm thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu cán bộ đã nghỉ hưu trước đó làm việc tại cơ quan nhà nước trong lĩnh vực thuộc Bộ Tài chính quản lý thì còn cần phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư 60/2022/TT-BTC: Thông tư 60/2022/TT-BTC đã quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính. Tại Điều 5 Thông tư 60/2022/TT-BTC quy định về danh mục các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ như sau: "Các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xà thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ bao gồm: (1) Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán. (2) Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. (3) Quản lý nhà nước về bảo hiểm. (4) Quản lý nhà nước về hải quan. (5) Quản lý nhà nước về giá. (6) Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước. (7) Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. (8) Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia. (9) Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài. (10) Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước. (11) Quản lý nhà nước về tài sản công." Và theo quy định tại Điều 6 Thông tư 60/2022/TT-BTC quy định về thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ như sau: "1. Trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 5 Thông tư này không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý. 2. Trong thời hạn đủ 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều 5 Thông tư này không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý." Như vậy, từ những nội dung quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 60/2022/TT-BTC nêu trên ta có thể chia ra 2 trường hợp như sau: Thứ nhất: Người giữ chức vụ sau khi nghỉ hưu hoặc thôi giữ chức vụ tại cơ quan nhà nước có thể thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty để kinh doanh ngay lập tức nếu không kinh doanh trong những lĩnh vực quy định tại Điều 5 Thông tư 60/2022/TT-BTC Thứ hai:Người giữ chức vụ sau khi nghỉ hưu hoặc thôi giữ chức vụ tại cơ quan nhà nước có thể thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty để kinh doanh tất cả các ngành, nghề lĩnh vực mà Việt Nam cho phép kinh doanh nếu: - Đã quá 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực: + Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước; + Quản lý nhà nước về tài sản công. - Đã quá 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực: + Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán; + Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; + Quản lý nhà nước về bảo hiểm; + Quản lý nhà nước về hải quan; + Quản lý nhà nước về giá; + Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; + Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; + Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia; + Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định rằng: - Những người trước đây làm tại cơ quan nhà nước sau khi nghỉ hưu hoặc thôi việc được thành lập công ty để kinh doanh! - Sau khi nghỉ hưu không làm quan chức nữa được kinh doanh thành lập công ty! - Có trường hợp sau khi nghỉ hưu thôi giữ chức vụ tại cơ quan nhà nước được thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty - Công chức, viên chức sau khi nghỉ hưu có thể kinh doanh - Người giữ chức vụ quyền hạn sau khi nghỉ hưu hoặc thôi việc có thể thành lập doanh nghiệp - Quan chức sau khi về hưu được thành lập doanh nghiệp Trên đây là những phân tích về việc Cán bộ, "người giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước sau khi nghỉ hưu hoặc thôi việc có thể kinh doanh được không". Mong rằng sau khi tham khảo bài viết này, quý đọc giả sẽ có được những câu trả lời chính xác nhất và bổ ích nhất. Ngoài ra quý đọc giả có thể tham khảo thêm quy định về vấn đề này tại các văn bản pháp luật như: - Luật Doanh nghiệp 2020 - Thông tư 60/2022/TT-BTC
5 trường hợp CB, CC, VC nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu
Cán bộ, công chức, viên chức khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đáp ứng quy định về tuổi theo luật định thì được hưởng lương hưu (Điều 54 Luật BHXH 2014). Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi quy định sẽ giảm 2% mỗi năm. Hướng dẫn của BHXH Việt Nam thì nếu thuộc 05 trường hợp dưới đây sẽ được nghỉ hưu trước tuổi mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu: 1. Lao động nam từ đủ 55 - 60 tuổi, nữ từ đủ 50 - 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên (điểm b khoản 1 Điều 54 Luật BHXH 2014). 2. Người lao động từ đủ 50 - 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò (điểm c khoản 1 Điều 54 Luật BHXH 2014). 3. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (điểm d khoản 1 Điều 54 Luật BHXH 2014). 4. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế đủ 50 - 55 tuổi đối với nam, đủ 45 - 50 tuổi đối với nữ, có 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên (khoản 1, khoản 3 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP). 5. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế đủ 55 - 60 tuổi đối với nam, đủ 50 - 55 tuổi đối với nữ và có 20 năm đóng BHXH trở lên (khoản 2, khoản 4 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 113/2018/NĐ-CP). Nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vẫn được hưởng lương hưu tính theo số năm đã đóng BHXH của mình mà không bị trừ tỷ lệ do nghỉ hưu trước tuổi./.
Mức đóng đảng phí của cán bộ nghỉ hưu mới nhất
Đảng viên là cán bộ nghỉ hưu có mức đóng đảng phí hằng tháng là bao nhiêu? Đảng viên nghỉ hưu được miễn sinh hoạt Đảng thì có phải đóng đảng phí không? Mức đóng đảng phí của cán bộ nghỉ hưu mới nhất Theo Tiểu mục 2 Mục 1 Phần B Quy định về chế độ đảng phí được ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định về đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên, trong đó: Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng. Đối với đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội. Như vậy, đảng viên là cán bộ nghỉ hưu đang hưởng lương hưu từ BHXH thì mức đóng sẽ là 0,5% lương hưu. Nghỉ hưu được miễn sinh hoạt Đảng có phải đóng đảng phí? Theo Mục A Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định: - Đóng đảng phí là nhiệm vụ của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng, là vấn đề có tính nguyên tắc và có ý nghĩa chính trị quan trọng. Căn cứ để tính đóng đảng phí của đảng viên là thu nhập hằng tháng của đảng viên. - Đảng phí là một nguồn kinh phí hoạt động công tác đảng của tổ chức đảng các cấp; một số cấp ủy được lập quỹ dự trữ từ tiền thu đảng phí; việc sử dụng quỹ dự trữ do cấp ủy quyết định. - Quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng đảng phí được thực hiện thống nhất trong toàn Đảng. Đồng thời, Mục B.I.6 Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định: - Khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý. - Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định. Như vậy, chỉ có đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đã được quyết định miễn đóng đảng phí thì mới được miễn đóng đảng phí. Theo đó, đảng viên nghỉ hưu được miễn sinh hoạt Đảng thì vẫn phải đóng Đảng phí theo quy định. Cán bộ nghỉ hưu thì đóng đảng phí cho ai? Theo Mục C Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định: - Đảng viên đóng đảng phí hằng tháng trực tiếp cho chi bộ, do đồng chí chi ủy viên được giao trách nhiệm thu đảng phí. Chi bộ trực thuộc, đảng bộ bộ phận nộp đảng phí lên cấp trên theo tháng; các tổ chức cơ sở đảng còn lại nộp và gửi báo cáo lên cấp trên theo quý, trừ một số địa bàn đặc biệt do tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định. - Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn cụ thể chế độ thu, quản lý, sử dụng, hạch toán, kế toán và báo cáo đảng phí thực hiện thống nhất trong toàn Đảng. - Đảng ủy từ cấp cơ sở trở lên và ủy ban kiểm tra các cấp có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy định về chế độ đảng phí. Như vậy, hằng tháng cán bộ nghỉ hưu là đảng viên sẽ đóng đảng phí trực tiếp cho đồng chí chi uỷ viên được giao trách nhiệm thu đảng phí cho chi bộ.
Cán bộ nghỉ hưu có thể kinh doanh được không?
Những người trước đây làm tại cơ quan nhà nước sau khi nghỉ hưu hoặc thôi việc có được thành lập công ty để kinh doanh hay không? Sau khi nghỉ hưu không làm quan chức nữa có được kinh doanh thành lập công ty không? Trường hợp nào sau khi nghỉ hưu thôi giữ chức vụ tại cơ quan nhà nước có thể thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty? Công chức, viên chức sau khi nghỉ hưu có thể kinh doanh không? Người giữ chức vụ quyền hạn có thể thành lập doanh nghiệp? Quan chức sau khi về hưu có được thành lập doanh nghiệp không? Những câu hỏi nêu trên là những câu hỏi mà rất nhiều người giữ chức vụ tại cơ quan nhà nước sau khi nghỉ hưu hoặc thôi không giữ chức vụ nữa rất quan tâm. Quy định của pháp luật hiện hành không quy định cụ thể rằng người có chức vụ nghỉ hưu hoặc thôi việc có thể thành lập doanh nghiệp và kinh doanh ở lĩnh vực nào. Tuy nhiên pháp luật lại có quy định về "người có chức vụ sau khi nghỉ hưu, thôi việc không được thành lập doanh nghiệp hay kinh doanh những lĩnh vực nào". Qua đó, chúng ta sẽ lược bỏ được những ngành, nghề và lĩnh vực nào mà người giữ chức vụ đã nghỉ hưu hoặc thôi việc có thể thành lập công ty. Có cái nhìn tổng quan hơn để giải đáp sâu hơn vấn đề nêu trên. Và theo quy định mới nhất hiện nay, sau khi nghỉ hưu hoặc thôi giữ chức vụ người làm trong cơ quan nhà nước hoàn toàn có thể kinh doanh và thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty. Nếu quý đọc giả quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng chúng tôi phân tích sâu hơn thông qua bài viết này. Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các tổ chức; cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam như sau: "- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng" Như vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu trên thì cán bộ đã nghỉ hưu được phép kinh doanh, thành lập và quản lý doanh nghiệp, công ty vì cán bộ đã nghỉ hưu không thuộc một trong những trường hợp pháp luật cấm thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu cán bộ đã nghỉ hưu trước đó làm việc tại cơ quan nhà nước trong lĩnh vực thuộc Bộ Tài chính quản lý thì còn cần phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư 60/2022/TT-BTC: Thông tư 60/2022/TT-BTC đã quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính. Tại Điều 5 Thông tư 60/2022/TT-BTC quy định về danh mục các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ như sau: "Các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xà thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ bao gồm: (1) Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán. (2) Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. (3) Quản lý nhà nước về bảo hiểm. (4) Quản lý nhà nước về hải quan. (5) Quản lý nhà nước về giá. (6) Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước. (7) Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. (8) Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia. (9) Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài. (10) Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước. (11) Quản lý nhà nước về tài sản công." Và theo quy định tại Điều 6 Thông tư 60/2022/TT-BTC quy định về thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ như sau: "1. Trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 5 Thông tư này không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý. 2. Trong thời hạn đủ 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều 5 Thông tư này không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý." Như vậy, từ những nội dung quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 60/2022/TT-BTC nêu trên ta có thể chia ra 2 trường hợp như sau: Thứ nhất: Người giữ chức vụ sau khi nghỉ hưu hoặc thôi giữ chức vụ tại cơ quan nhà nước có thể thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty để kinh doanh ngay lập tức nếu không kinh doanh trong những lĩnh vực quy định tại Điều 5 Thông tư 60/2022/TT-BTC Thứ hai:Người giữ chức vụ sau khi nghỉ hưu hoặc thôi giữ chức vụ tại cơ quan nhà nước có thể thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty để kinh doanh tất cả các ngành, nghề lĩnh vực mà Việt Nam cho phép kinh doanh nếu: - Đã quá 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực: + Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước; + Quản lý nhà nước về tài sản công. - Đã quá 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực: + Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán; + Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; + Quản lý nhà nước về bảo hiểm; + Quản lý nhà nước về hải quan; + Quản lý nhà nước về giá; + Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; + Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; + Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia; + Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định rằng: - Những người trước đây làm tại cơ quan nhà nước sau khi nghỉ hưu hoặc thôi việc được thành lập công ty để kinh doanh! - Sau khi nghỉ hưu không làm quan chức nữa được kinh doanh thành lập công ty! - Có trường hợp sau khi nghỉ hưu thôi giữ chức vụ tại cơ quan nhà nước được thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty - Công chức, viên chức sau khi nghỉ hưu có thể kinh doanh - Người giữ chức vụ quyền hạn sau khi nghỉ hưu hoặc thôi việc có thể thành lập doanh nghiệp - Quan chức sau khi về hưu được thành lập doanh nghiệp Trên đây là những phân tích về việc Cán bộ, "người giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước sau khi nghỉ hưu hoặc thôi việc có thể kinh doanh được không". Mong rằng sau khi tham khảo bài viết này, quý đọc giả sẽ có được những câu trả lời chính xác nhất và bổ ích nhất. Ngoài ra quý đọc giả có thể tham khảo thêm quy định về vấn đề này tại các văn bản pháp luật như: - Luật Doanh nghiệp 2020 - Thông tư 60/2022/TT-BTC
5 trường hợp CB, CC, VC nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu
Cán bộ, công chức, viên chức khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đáp ứng quy định về tuổi theo luật định thì được hưởng lương hưu (Điều 54 Luật BHXH 2014). Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi quy định sẽ giảm 2% mỗi năm. Hướng dẫn của BHXH Việt Nam thì nếu thuộc 05 trường hợp dưới đây sẽ được nghỉ hưu trước tuổi mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu: 1. Lao động nam từ đủ 55 - 60 tuổi, nữ từ đủ 50 - 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên (điểm b khoản 1 Điều 54 Luật BHXH 2014). 2. Người lao động từ đủ 50 - 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò (điểm c khoản 1 Điều 54 Luật BHXH 2014). 3. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (điểm d khoản 1 Điều 54 Luật BHXH 2014). 4. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế đủ 50 - 55 tuổi đối với nam, đủ 45 - 50 tuổi đối với nữ, có 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên (khoản 1, khoản 3 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP). 5. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế đủ 55 - 60 tuổi đối với nam, đủ 50 - 55 tuổi đối với nữ và có 20 năm đóng BHXH trở lên (khoản 2, khoản 4 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 113/2018/NĐ-CP). Nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vẫn được hưởng lương hưu tính theo số năm đã đóng BHXH của mình mà không bị trừ tỷ lệ do nghỉ hưu trước tuổi./.