05 tiêu chí khung đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ
Sinh hoạt Chi bộ - Ảnh minh họa Theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2018 về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ do Ban Tổ chức Trung ương ban hành. Một số tiêu chí khung để làm cơ sở ban hành tiêu chí đánh giá một buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ đạt chất lượng gồm: 1. Tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt chi bộ Đảng viên dự sinh hoạt đạt tỷ lệ trên 85% và không có đảng viên vắng mặt không có lý do hoặc đảng viên vắng mặt có lý do quá 03 lần liên tiếp trong năm (trừ trường hợp được miễn công tác, sinh hoạt đảng theo quy định và đảng viên trong lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ đặc biệt). 2. Công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ - Bí thư hoặc phó bí thư chi bộ trực tiếp chuẩn bị nội dung sinh hoạt. - Họp chi ủy (bí thư, phó bí thư ở những nơi không có chi ủy) trước khi sinh hoạt chi bộ. - Nội dung sinh hoạt được chuẩn bị đúng, đủ theo hướng dẫn của cấp ủy cấp trên; xác định được nội dung trọng tâm cần trao đổi, thảo luận để chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, nhất là những vấn đề mới nổi lên có tính cấp bách ở địa phương, cơ quan, đơn vị. - Xây dựng dự thảo nghị quyết của chi bộ. 3. Tổ chức sinh hoạt chi bộ - Thời điểm tổ chức sinh hoạt đúng quy định của cấp ủy có thẩm quyền. - Thực hiện đầy đủ nội dung, trình tự buổi sinh hoạt chi bộ theo quy định. Phương pháp điều hành của người chủ trì linh hoạt, hiệu quả. - Có biểu dương đảng viên tiêu biểu trong tháng; nhắc nhở, phê bình đảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảng viên không thực hiện đúng cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm hoặc có khuyết điểm trong thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và cấp ủy cấp trên nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật (nếu có). - Có nhiều đảng viên tham gia phát biểu ý kiến. - Thời gian sinh hoạt chi bộ: Phải bảo đảm từ 90 phút trở lên. Nếu kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chi bộ thường kỳ trong cùng một buổi thì phải bảo đảm thời gian tối thiểu 120 phút. Đối với chi bộ có quá ít đảng viên thì cấp ủy có thẩm quyền quy định cụ thể thời gian sinh hoạt. - Sổ biên bản sinh hoạt chi bộ ghi chép đầy đủ diễn biến của buổi sinh hoạt và được lưu giữ, bảo quản lâu dài để làm tài liệu tham khảo, giáo dục truyền thống cho đảng viên. 4. Thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng - Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt chi bộ. - Chi ủy, đảng viên nghiêm túc, thực sự cầu thị khi tự phê bình và phê bình. - Sinh hoạt bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu. Cương quyết chống bệnh thành tích, dĩ hòa vi quý, nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh. 5. Kết quả lãnh đạo thực hiện kết luận hoặc nghị quyết của chi bộ Kết luận hoặc nghị quyết của chi bộ được lãnh đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt.
06 điều “bỏ túi” dành riêng cho công chức năm 2020
Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/07/2020. Nếu bạn là công chức thì hãy cập nhật ngay 05 vấn đề sau đây: 1. Sẽ kiểm định chất lượng đầu vào đối với công chức Tại khoản 6 Điều 1 Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi quy định về việc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trừ trường xét tuyển và tiếp nhận nhân sự đủ tiêu chuẩn, vị trí việc làm đối với công chức. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả. 2. Thu hẹp những đối tượng là công chức Nghị định 06/2010/NĐ-CP đã phân loại công chức thành 09 nhóm theo quy định từ Điều 3 đến Điều 11. Tuy nhiên, Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi đã điều chỉnh theo hướng nhóm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không còn là công chức. Việc thay đổi này hoàn toàn phù hợp theo tinh thần tại Nghị quyết 19-NQ/TW về chủ trương không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, Luật sửa đổi cũng nêu rõ: Công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập theo Luật và các văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện chế độ, chính sách cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm. 3. Nâng số lượng ngạch công chức Theo quy định tại Điều 42 Luật cán bộ, công chức 2008 đã liệt kê 05 ngạch công chức bao gồm: a) Chuyên viên cao cấp và tương đương; b) Chuyên viên chính và tương đương; c) Chuyên viên và tương đương; d) Cán sự và tương đương; đ) Nhân viên. Theo đó, tại Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi đã bổ sung thêm 01 loại ngạch mới, nâng tổng số lượng ngạch công chức lên 06 ngạch từ 01/07/2020; đó là: Ngạch khác theo quy định pháp luật 4. Công chức sẽ được nâng ngạch theo 02 cách 02 hình thức nâng ngạch công chức được bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi bao gồm: thi tuyển và xét tuyển. Bên cạnh đó, khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi nêu rõ những tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức. 5. Sẽ đánh giá công chức bằng sản phẩm cụ thể Để khắc phục những hạn chế trong việc đánh giá công chức như trước đây, khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi đã bổ sung quy định đánh giá công chức theo tiêu chí cụ thể thông qua sản phẩm; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. 6. Tăng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức 2008 thì thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng không phân biệt mức độ vi phạm, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm đến khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật. Tuy nhiên, khi áp dụng thực tế thì thấy rằng thời gian trên quá ngắn không đủ để thực hiện tính nghiêm minh khi thực hiện xử lý kỷ luật. Luật sửa đổi đã điều chỉnh thời hiệu đối với công chức như sau: - Thời hiệu kỷ luật là 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách; - Thời hiệu kỷ luật là 02 năm đối với các hành vi vi phạm khác. Bên cạnh đó tăng thời hạn xử lý kỷ luật từ 02 tháng lên 90 ngày, trường hợp phức tạp thì tăng từ 04 tháng lên 150 ngày.
Đối tượng tài sản, thu nhập phải kê khai của cán bộ, công chức, viên chức
Hiện nay các vấn đề liên quan đến việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ nhà nước đang được điều chỉnh bởi Thông tư 08/2013/TT-TTCP. Khá nhiều người thắc mắc về đối tượng tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm những đối tượng nào? Khi các tài sản có sự biến động thì có phải cập nhật, kê khai bổ sung? Bài viết này sẽ giải đáp hết tất cả các câu hỏi trên. Theo đó, Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-TTCP quy định rõ các loại tài sản, thu nhập bắt buộc phải kê khai gồm: 1. Các loại nhà, công trình xây dựng: - Nhà ở, công trình xây dựng khác đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu; - Nhà ở, công trình xây dựng khác thuộc quyền sở hữu trên thực tế của người phải kê khai, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên người khác; - Nhà ở, công trình xây dựng khác đang thuê hoặc đang sử dụng thuộc sở hữu của Nhà nước. 2. Các quyền sử dụng đất: - Quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng; - Quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên người khác. 3. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên. 4. Ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe máy (máy ủi, máy xúc, các loại xe máy khác), tầu thủy, tầu bay, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) có tổng giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên. 5. Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, vốn góp vào các cơ sở kinh doanh, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có tổng giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên. 6. Các loại tài sản khác mà giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên như cây cảnh, bộ bàn ghế, tranh, ảnh, đồ mỹ nghệ,… 7. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài gồm tất cả tài sản quy định từ Khoản 1 đến Khoản 6 Điều này ngoài lãnh thổ Việt Nam. 8. Các khoản nợ gồm các khoản phải trả, giá trị các tài sản quản lý hộ, giữ hộ có tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên. 9. Tổng thu nhập trong năm quy đổi thành tiền Việt Nam gồm các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp, thưởng, thù lao, cho, tặng, biếu, thừa kế, thu nhập hưởng lợi từ các khoản đầu tư, phát minh, sáng chế, các khoản thu nhập khác. Đồng thời, Thông tư nêu rõ, trong trường hợp có biến động liên quan đều phải kê khai và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm, cụ thể các đối tượng đó bao gồm: - Các loại nhà ở, công trình xây dựng, các quyền sử dụng đất khi tăng, giảm về số lượng, diện tích hoặc thay đổi về cấp nhà, công trình, loại đất so với kỳ kê khai trước đó. - Các loại tài sản quy định từ Khoản 3 đến Khoản 8 nêu trên có tăng, giảm về số lượng hoặc thay đổi về chủng loại với mức giá trị tăng, giảm mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên so với kỳ kê khai trước đó.
13 thay đổi dành cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/7/2017
>>TOÀN BỘ VĂN BẢN MỚI VỀ TĂNG LƯƠNG TỪ NGÀY 01/7/2017 >>TIẾT LỘ TIỀN LƯƠNG CÁN BỘ LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC TỪ 01/7/2017 1. Mức lương cơ sở tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng Căn cứ Nghị định 47/2017/NĐ-CP 2. Mức lương thực tế nhận tăng Cụ thể, mức lương thực tế nhận được = mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng 3. Mức phụ cấp tăng - Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở Phụ cấp thực nhận = mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng x hệ số phụ cấp hiện hưởng - Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo Phụ cấp thực nhận = (mức lương thực nhận + mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ 01/7/2017 + mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ 01/7/2017) x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng Căn cứ Thông tư 02/2017/TT-BNV 4. Tiền lương tháng đóng BHXH tăng - Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: 1.300.000 x 8% = 104.000 đồng/tháng - Đối nhóm còn lại thuộc đối tượng hưởng tiền lương do Nhà nước quy định: tiền lương (lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng) x 8% Lưu ý rằng tổng tiền lương tháng đóng BHXH tăng không vượt quá 26 triệu đồng/tháng Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 5. Mức đóng BHYT tăng - Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: 1.300.000 x 4.5% = 58.500 đồng/tháng - Đối nhóm còn lại thuộc đối tượng hưởng tiền lương do Nhà nước quy định: lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng) x 4.5% Căn cứ Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và Nghị định 105/2014/NĐ-CP 6. Tăng trợ cấp thai sản Mức tăng từ 2.420.000 đồng lên 2.600.000 đồng (=2 tháng lương cơ sở tại thời điểm sinh con) Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 7. Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, sau thai sản Mức hưởng tăng từ 363.000 đồng/ngày lên 390.000 đồng/ngày Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 8. Tăng trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Mức hưởng tăng từ 43.560.000 đồng lên 46.800.000 đồng Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 9. Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật Mức hưởng tăng từ 302.500 đồng/ngày lên 325.000 đồng/ngày. Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 10. Tăng trợ cấp mai táng Mức trợ cấp tăng từ 12.100.000 đồng lên 13.000.000 đồng Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 11. Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng Đối với mỗi thân nhân: tăng từ 605.000 đồng/tháng lên 650.000 đồng/tháng Đối với trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng: tăng từ 847.000 đồng/tháng lên 910.000 đồng/tháng Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 12. Thay đổi chi phí khám chữa bệnh BHYT Cụ thể: - Người có thẻ BHYT KCB đúng quy định, có tổng chi phí một lần KCB thấp hơn 195.000 đồng không phải thực hiện cùng chi trả. (trước đây là 181.500 đồng) - Thanh toán trực tiếp chi phí cùng chi trả vượt quá 7.800.000 đồng (trước đây là 7.260.000 đồng) đối với người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên. Căn cứ hướng dẫn tại Công văn 2039/BHXH-DVT ngày 29/5/2017 13. Tăng mức thưởng tố cáo tham nhũng Cụ thể, được tặng Bằng khen, huân chương cùng mức thưởng: - Huân chương sao vàng: 59.800.000 đồng - Huân chương Hồ Chí Minh: 39.650.000 đồng - Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhất: 19.500.000 đồng - Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Quân công hạng nhì: 16.250.000 đồng - Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Quân công hạng ba: 13.650.000 đồng - Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhất, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất: 11.700.000 đồng - Huân chương Lao động hạng nhì, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì: 9.750.000 đồng - Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Chiến công hạng ba, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba, Huân chương Dũng cảm: 5.850.000 đồng Ngoài ra, còn được thưởng từ Quỹ Khen thưởng về phòng, chống tham nhũng nếu giúp thu hồi được cho Nhà nước số tiền, tài sản có giá trị trên 780.000.000: - Huân chương Dũng cảm: 78.000.000 đồng - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 52.000.000 đồng. - Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương: 26.000.000 đồng Căn cứ Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-TTCP-BNV Xem thêm: Tập hợp các văn bản pháp luật dành cho cán bộ, công chức, viên chức Hướng dẫn mới về đánh giá và xếp loại cán bộ, công chức 2017
Thêm Nghị định hướng dẫn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Đó là Dự thảo Nghị định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, sẽ xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người có thẩm quyền thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo các hình thức sau: STT Hình thức xử lý kỷ luật Hành vi vi phạm 1 Khiển trách - Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm chưa gây hậu quả. - Dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính. - Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh. - Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính; việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính. - Thực hiện không đầy đủ, không chính xác kết luận kiểm tra. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng kiểm tra. 2 Cảnh cáo - Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính. - Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. - Áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính. - Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính. - Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính. - Kiểm tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung kiểm tra được giao. - Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức. - Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực liên quan đến nộ dung kiểm tra. - Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra. - Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra. - Không thực hiện kết luận kiểm tra. 3 Hạ bậc lương (áp dụng đối với công chức) - Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính. - Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước nhưng đã chủ động hoàn trả và thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật. 4 Giáng chức (áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) - Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. - Đe dọa, trù dập người làm nhiệm vụ kiểm tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra. 5 Cách chức (áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) - Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ. 6 Bãi nhiệm (áp dụng đối với cán bộ) - Cố ý không ra quyết định kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kết luận sai sự thật, quyết định xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật. - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng. 7 Buộc thôi việc (áp dụng đối với công chức, viên chức) - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra để xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. - Bị phạt tù mà không được hưởng án treo. Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Tờ trình Dự thảo.
Danh sách văn bản dành cho cán bộ, công chức, viên chức sắp bị sửa đổi, thay thế
Nếu bạn đang có ý định hoặc đang là cán bộ, công chức, viên chức thì chú ý nè, sắp tới những văn bản liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức sau đây sẽ bị sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế: CÁC VĂN BẢN BỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 1. Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức 2. Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức 3. Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp 4. Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn CÁC VĂN BẢN BỊ THAY THẾ 1. Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn 2. Thông tư 01/2015/TT-BNV hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định 130-CP và Quyết định 111-HĐBT P/S: Mình sẽ tiếp tục cập nhật cho các bạn khi có thông tin mới, mời các bạn đón theo dõi. Xem thêm: Những thay đổi lớn trong tuyển dụng công chức, viên chức năm 2017 Từ 01/7/2017: tăng 7.4% trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
10 việc mà cán bộ, công chức, viên chức không được làm
Trong thời gian gần đây, mình có nhận được vài câu hỏi liên quan đến việc làm của cán bộ, công chức, viên chức, chẳng hạn như cán bộ có được là thành viên hợp tác xã hay không? Hoặc như vợ em là cán bộ thì em có được làm kế toán trong đơn vị đó không?,,, Vì vậy, sau đây, mình tổng hợp những công việc mà cán bộ, công chức, viên chức không được làm, để giải đáp cho các bạn trường hợp nào được phép mà trường hợp nào không được phép nhé! 1. Cửa quyền, hách dịch đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân khi giải quyết công việc 2. Thành lập hoặc tham gia thành lập, quản lý, điều hành: - Doanh nghiệp tư nhân, - Công ty trách nhiệm hữu hạn. - Công ty cổ phần. - Công ty hợp danh. - Hợp tác xã. - Bệnh viện tư. - Trường học tư. - Tổ chức nghiên cứu khoa học. Trừ trường hợp khác. 3. Tư vấn cho doanh nghiệp liên quan đến bí mật nhà nước Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết. 4. Kinh doanh trong lĩnh vực trước đây mình quản lý Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ. 5. Sử dụng thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị trái phép Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi. 6. Bản thân hoặc vợ/chồng góp vốn vào DN hoạt động trong lĩnh vực mình quản lý Cụ thể đó là hành vi người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu của cơ quan, vợ/chồng của những người này góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp quản lý. 7. Bố trí người thân vào vị trí nhân sự, kế toán tài vụ, thủ quỹ, thủ kho Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước bố trí những người sau đây quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, tài vụ, thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc giao dịch mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đó: - Vợ/chồng. - Bố, Mẹ. - Con. - Anh, chị, em ruột. 8. Để vợ/chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi mình quản lý Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan để vợ/chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp. 9. Ký hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của người thân Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của: - Vợ/chồng. - Bố, Mẹ. - Con. - Anh, chị, em ruột. 10. Cho phép doanh nghiệp của người thân tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ/chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình. Căn cứ Luật phòng chống tham nhũng 2005
05 tiêu chí khung đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ
Sinh hoạt Chi bộ - Ảnh minh họa Theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2018 về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ do Ban Tổ chức Trung ương ban hành. Một số tiêu chí khung để làm cơ sở ban hành tiêu chí đánh giá một buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ đạt chất lượng gồm: 1. Tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt chi bộ Đảng viên dự sinh hoạt đạt tỷ lệ trên 85% và không có đảng viên vắng mặt không có lý do hoặc đảng viên vắng mặt có lý do quá 03 lần liên tiếp trong năm (trừ trường hợp được miễn công tác, sinh hoạt đảng theo quy định và đảng viên trong lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ đặc biệt). 2. Công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ - Bí thư hoặc phó bí thư chi bộ trực tiếp chuẩn bị nội dung sinh hoạt. - Họp chi ủy (bí thư, phó bí thư ở những nơi không có chi ủy) trước khi sinh hoạt chi bộ. - Nội dung sinh hoạt được chuẩn bị đúng, đủ theo hướng dẫn của cấp ủy cấp trên; xác định được nội dung trọng tâm cần trao đổi, thảo luận để chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, nhất là những vấn đề mới nổi lên có tính cấp bách ở địa phương, cơ quan, đơn vị. - Xây dựng dự thảo nghị quyết của chi bộ. 3. Tổ chức sinh hoạt chi bộ - Thời điểm tổ chức sinh hoạt đúng quy định của cấp ủy có thẩm quyền. - Thực hiện đầy đủ nội dung, trình tự buổi sinh hoạt chi bộ theo quy định. Phương pháp điều hành của người chủ trì linh hoạt, hiệu quả. - Có biểu dương đảng viên tiêu biểu trong tháng; nhắc nhở, phê bình đảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảng viên không thực hiện đúng cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm hoặc có khuyết điểm trong thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và cấp ủy cấp trên nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật (nếu có). - Có nhiều đảng viên tham gia phát biểu ý kiến. - Thời gian sinh hoạt chi bộ: Phải bảo đảm từ 90 phút trở lên. Nếu kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chi bộ thường kỳ trong cùng một buổi thì phải bảo đảm thời gian tối thiểu 120 phút. Đối với chi bộ có quá ít đảng viên thì cấp ủy có thẩm quyền quy định cụ thể thời gian sinh hoạt. - Sổ biên bản sinh hoạt chi bộ ghi chép đầy đủ diễn biến của buổi sinh hoạt và được lưu giữ, bảo quản lâu dài để làm tài liệu tham khảo, giáo dục truyền thống cho đảng viên. 4. Thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng - Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt chi bộ. - Chi ủy, đảng viên nghiêm túc, thực sự cầu thị khi tự phê bình và phê bình. - Sinh hoạt bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu. Cương quyết chống bệnh thành tích, dĩ hòa vi quý, nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh. 5. Kết quả lãnh đạo thực hiện kết luận hoặc nghị quyết của chi bộ Kết luận hoặc nghị quyết của chi bộ được lãnh đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt.
06 điều “bỏ túi” dành riêng cho công chức năm 2020
Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/07/2020. Nếu bạn là công chức thì hãy cập nhật ngay 05 vấn đề sau đây: 1. Sẽ kiểm định chất lượng đầu vào đối với công chức Tại khoản 6 Điều 1 Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi quy định về việc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trừ trường xét tuyển và tiếp nhận nhân sự đủ tiêu chuẩn, vị trí việc làm đối với công chức. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả. 2. Thu hẹp những đối tượng là công chức Nghị định 06/2010/NĐ-CP đã phân loại công chức thành 09 nhóm theo quy định từ Điều 3 đến Điều 11. Tuy nhiên, Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi đã điều chỉnh theo hướng nhóm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không còn là công chức. Việc thay đổi này hoàn toàn phù hợp theo tinh thần tại Nghị quyết 19-NQ/TW về chủ trương không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, Luật sửa đổi cũng nêu rõ: Công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập theo Luật và các văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện chế độ, chính sách cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm. 3. Nâng số lượng ngạch công chức Theo quy định tại Điều 42 Luật cán bộ, công chức 2008 đã liệt kê 05 ngạch công chức bao gồm: a) Chuyên viên cao cấp và tương đương; b) Chuyên viên chính và tương đương; c) Chuyên viên và tương đương; d) Cán sự và tương đương; đ) Nhân viên. Theo đó, tại Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi đã bổ sung thêm 01 loại ngạch mới, nâng tổng số lượng ngạch công chức lên 06 ngạch từ 01/07/2020; đó là: Ngạch khác theo quy định pháp luật 4. Công chức sẽ được nâng ngạch theo 02 cách 02 hình thức nâng ngạch công chức được bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi bao gồm: thi tuyển và xét tuyển. Bên cạnh đó, khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi nêu rõ những tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức. 5. Sẽ đánh giá công chức bằng sản phẩm cụ thể Để khắc phục những hạn chế trong việc đánh giá công chức như trước đây, khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi đã bổ sung quy định đánh giá công chức theo tiêu chí cụ thể thông qua sản phẩm; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. 6. Tăng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức 2008 thì thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng không phân biệt mức độ vi phạm, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm đến khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật. Tuy nhiên, khi áp dụng thực tế thì thấy rằng thời gian trên quá ngắn không đủ để thực hiện tính nghiêm minh khi thực hiện xử lý kỷ luật. Luật sửa đổi đã điều chỉnh thời hiệu đối với công chức như sau: - Thời hiệu kỷ luật là 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách; - Thời hiệu kỷ luật là 02 năm đối với các hành vi vi phạm khác. Bên cạnh đó tăng thời hạn xử lý kỷ luật từ 02 tháng lên 90 ngày, trường hợp phức tạp thì tăng từ 04 tháng lên 150 ngày.
Đối tượng tài sản, thu nhập phải kê khai của cán bộ, công chức, viên chức
Hiện nay các vấn đề liên quan đến việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ nhà nước đang được điều chỉnh bởi Thông tư 08/2013/TT-TTCP. Khá nhiều người thắc mắc về đối tượng tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm những đối tượng nào? Khi các tài sản có sự biến động thì có phải cập nhật, kê khai bổ sung? Bài viết này sẽ giải đáp hết tất cả các câu hỏi trên. Theo đó, Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-TTCP quy định rõ các loại tài sản, thu nhập bắt buộc phải kê khai gồm: 1. Các loại nhà, công trình xây dựng: - Nhà ở, công trình xây dựng khác đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu; - Nhà ở, công trình xây dựng khác thuộc quyền sở hữu trên thực tế của người phải kê khai, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên người khác; - Nhà ở, công trình xây dựng khác đang thuê hoặc đang sử dụng thuộc sở hữu của Nhà nước. 2. Các quyền sử dụng đất: - Quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng; - Quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên người khác. 3. Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên. 4. Ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe máy (máy ủi, máy xúc, các loại xe máy khác), tầu thủy, tầu bay, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) có tổng giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên. 5. Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, vốn góp vào các cơ sở kinh doanh, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có tổng giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên. 6. Các loại tài sản khác mà giá trị quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên như cây cảnh, bộ bàn ghế, tranh, ảnh, đồ mỹ nghệ,… 7. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài gồm tất cả tài sản quy định từ Khoản 1 đến Khoản 6 Điều này ngoài lãnh thổ Việt Nam. 8. Các khoản nợ gồm các khoản phải trả, giá trị các tài sản quản lý hộ, giữ hộ có tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên. 9. Tổng thu nhập trong năm quy đổi thành tiền Việt Nam gồm các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp, thưởng, thù lao, cho, tặng, biếu, thừa kế, thu nhập hưởng lợi từ các khoản đầu tư, phát minh, sáng chế, các khoản thu nhập khác. Đồng thời, Thông tư nêu rõ, trong trường hợp có biến động liên quan đều phải kê khai và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm, cụ thể các đối tượng đó bao gồm: - Các loại nhà ở, công trình xây dựng, các quyền sử dụng đất khi tăng, giảm về số lượng, diện tích hoặc thay đổi về cấp nhà, công trình, loại đất so với kỳ kê khai trước đó. - Các loại tài sản quy định từ Khoản 3 đến Khoản 8 nêu trên có tăng, giảm về số lượng hoặc thay đổi về chủng loại với mức giá trị tăng, giảm mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên so với kỳ kê khai trước đó.
13 thay đổi dành cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/7/2017
>>TOÀN BỘ VĂN BẢN MỚI VỀ TĂNG LƯƠNG TỪ NGÀY 01/7/2017 >>TIẾT LỘ TIỀN LƯƠNG CÁN BỘ LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC TỪ 01/7/2017 1. Mức lương cơ sở tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng Căn cứ Nghị định 47/2017/NĐ-CP 2. Mức lương thực tế nhận tăng Cụ thể, mức lương thực tế nhận được = mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng 3. Mức phụ cấp tăng - Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở Phụ cấp thực nhận = mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng x hệ số phụ cấp hiện hưởng - Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo Phụ cấp thực nhận = (mức lương thực nhận + mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ 01/7/2017 + mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ 01/7/2017) x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng Căn cứ Thông tư 02/2017/TT-BNV 4. Tiền lương tháng đóng BHXH tăng - Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: 1.300.000 x 8% = 104.000 đồng/tháng - Đối nhóm còn lại thuộc đối tượng hưởng tiền lương do Nhà nước quy định: tiền lương (lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng) x 8% Lưu ý rằng tổng tiền lương tháng đóng BHXH tăng không vượt quá 26 triệu đồng/tháng Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 5. Mức đóng BHYT tăng - Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: 1.300.000 x 4.5% = 58.500 đồng/tháng - Đối nhóm còn lại thuộc đối tượng hưởng tiền lương do Nhà nước quy định: lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng) x 4.5% Căn cứ Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và Nghị định 105/2014/NĐ-CP 6. Tăng trợ cấp thai sản Mức tăng từ 2.420.000 đồng lên 2.600.000 đồng (=2 tháng lương cơ sở tại thời điểm sinh con) Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 7. Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, sau thai sản Mức hưởng tăng từ 363.000 đồng/ngày lên 390.000 đồng/ngày Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 8. Tăng trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Mức hưởng tăng từ 43.560.000 đồng lên 46.800.000 đồng Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 9. Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật Mức hưởng tăng từ 302.500 đồng/ngày lên 325.000 đồng/ngày. Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 10. Tăng trợ cấp mai táng Mức trợ cấp tăng từ 12.100.000 đồng lên 13.000.000 đồng Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 11. Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng Đối với mỗi thân nhân: tăng từ 605.000 đồng/tháng lên 650.000 đồng/tháng Đối với trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng: tăng từ 847.000 đồng/tháng lên 910.000 đồng/tháng Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014 12. Thay đổi chi phí khám chữa bệnh BHYT Cụ thể: - Người có thẻ BHYT KCB đúng quy định, có tổng chi phí một lần KCB thấp hơn 195.000 đồng không phải thực hiện cùng chi trả. (trước đây là 181.500 đồng) - Thanh toán trực tiếp chi phí cùng chi trả vượt quá 7.800.000 đồng (trước đây là 7.260.000 đồng) đối với người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên. Căn cứ hướng dẫn tại Công văn 2039/BHXH-DVT ngày 29/5/2017 13. Tăng mức thưởng tố cáo tham nhũng Cụ thể, được tặng Bằng khen, huân chương cùng mức thưởng: - Huân chương sao vàng: 59.800.000 đồng - Huân chương Hồ Chí Minh: 39.650.000 đồng - Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhất: 19.500.000 đồng - Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Quân công hạng nhì: 16.250.000 đồng - Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Quân công hạng ba: 13.650.000 đồng - Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhất, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất: 11.700.000 đồng - Huân chương Lao động hạng nhì, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì: 9.750.000 đồng - Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Chiến công hạng ba, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba, Huân chương Dũng cảm: 5.850.000 đồng Ngoài ra, còn được thưởng từ Quỹ Khen thưởng về phòng, chống tham nhũng nếu giúp thu hồi được cho Nhà nước số tiền, tài sản có giá trị trên 780.000.000: - Huân chương Dũng cảm: 78.000.000 đồng - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 52.000.000 đồng. - Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương: 26.000.000 đồng Căn cứ Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-TTCP-BNV Xem thêm: Tập hợp các văn bản pháp luật dành cho cán bộ, công chức, viên chức Hướng dẫn mới về đánh giá và xếp loại cán bộ, công chức 2017
Thêm Nghị định hướng dẫn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Đó là Dự thảo Nghị định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, sẽ xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người có thẩm quyền thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo các hình thức sau: STT Hình thức xử lý kỷ luật Hành vi vi phạm 1 Khiển trách - Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm chưa gây hậu quả. - Dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính. - Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh. - Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính; việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính. - Thực hiện không đầy đủ, không chính xác kết luận kiểm tra. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng kiểm tra. 2 Cảnh cáo - Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính. - Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. - Áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính. - Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính. - Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính. - Kiểm tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung kiểm tra được giao. - Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức. - Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực liên quan đến nộ dung kiểm tra. - Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra. - Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra. - Không thực hiện kết luận kiểm tra. 3 Hạ bậc lương (áp dụng đối với công chức) - Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính. - Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước nhưng đã chủ động hoàn trả và thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật. 4 Giáng chức (áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) - Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. - Đe dọa, trù dập người làm nhiệm vụ kiểm tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra. 5 Cách chức (áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) - Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ. 6 Bãi nhiệm (áp dụng đối với cán bộ) - Cố ý không ra quyết định kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kết luận sai sự thật, quyết định xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật. - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng. 7 Buộc thôi việc (áp dụng đối với công chức, viên chức) - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra để xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. - Bị phạt tù mà không được hưởng án treo. Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Tờ trình Dự thảo.
Danh sách văn bản dành cho cán bộ, công chức, viên chức sắp bị sửa đổi, thay thế
Nếu bạn đang có ý định hoặc đang là cán bộ, công chức, viên chức thì chú ý nè, sắp tới những văn bản liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức sau đây sẽ bị sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế: CÁC VĂN BẢN BỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 1. Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức 2. Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức 3. Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp 4. Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn CÁC VĂN BẢN BỊ THAY THẾ 1. Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn 2. Thông tư 01/2015/TT-BNV hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định 130-CP và Quyết định 111-HĐBT P/S: Mình sẽ tiếp tục cập nhật cho các bạn khi có thông tin mới, mời các bạn đón theo dõi. Xem thêm: Những thay đổi lớn trong tuyển dụng công chức, viên chức năm 2017 Từ 01/7/2017: tăng 7.4% trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
10 việc mà cán bộ, công chức, viên chức không được làm
Trong thời gian gần đây, mình có nhận được vài câu hỏi liên quan đến việc làm của cán bộ, công chức, viên chức, chẳng hạn như cán bộ có được là thành viên hợp tác xã hay không? Hoặc như vợ em là cán bộ thì em có được làm kế toán trong đơn vị đó không?,,, Vì vậy, sau đây, mình tổng hợp những công việc mà cán bộ, công chức, viên chức không được làm, để giải đáp cho các bạn trường hợp nào được phép mà trường hợp nào không được phép nhé! 1. Cửa quyền, hách dịch đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân khi giải quyết công việc 2. Thành lập hoặc tham gia thành lập, quản lý, điều hành: - Doanh nghiệp tư nhân, - Công ty trách nhiệm hữu hạn. - Công ty cổ phần. - Công ty hợp danh. - Hợp tác xã. - Bệnh viện tư. - Trường học tư. - Tổ chức nghiên cứu khoa học. Trừ trường hợp khác. 3. Tư vấn cho doanh nghiệp liên quan đến bí mật nhà nước Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết. 4. Kinh doanh trong lĩnh vực trước đây mình quản lý Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ. 5. Sử dụng thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị trái phép Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi. 6. Bản thân hoặc vợ/chồng góp vốn vào DN hoạt động trong lĩnh vực mình quản lý Cụ thể đó là hành vi người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu của cơ quan, vợ/chồng của những người này góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp quản lý. 7. Bố trí người thân vào vị trí nhân sự, kế toán tài vụ, thủ quỹ, thủ kho Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước bố trí những người sau đây quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, tài vụ, thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc giao dịch mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đó: - Vợ/chồng. - Bố, Mẹ. - Con. - Anh, chị, em ruột. 8. Để vợ/chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi mình quản lý Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan để vợ/chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp. 9. Ký hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của người thân Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của: - Vợ/chồng. - Bố, Mẹ. - Con. - Anh, chị, em ruột. 10. Cho phép doanh nghiệp của người thân tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ/chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình. Căn cứ Luật phòng chống tham nhũng 2005