Các lĩnh vực kinh doanh không bị ngưng hoạt động ở Hải Dương Ngày 17/2/2021, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Công văn 521/UBND-VP về việc công bố danh mục các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh này kể từ 00h ngày 16/02/2021. Danh mục bao gồm: 1. Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được mở cửa hoạt động và bán hàng trực tiếp cho khách hàng: 1.1. Lĩnh vực kinh doanh Siêu thị tổng hợp (trừ dịch vụ vui chơi, ăn uống tại chỗ trong siêu thị); 1.2. Lĩnh vực kinh doanh lương thực, thực phẩm trong các Chợ dân sinh; 1.3. Kinh doanh Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa tại các khu dân cư, 1.4. Lĩnh vực kinh doanh nông sản, thực phẩm tươi sống, chế biến; 15. Lĩnh vực kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình; 1.6. Lĩnh vực kinh doanh thuốc chữa bệnh, vật tư y tế, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn, 1.7. Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); 1.8. Lĩnh vực kinh doanh giấy vệ sinh; tã, bỉm cho trẻ em, người cao tuổi; 1.9. Lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vắc-xin phòng bệnh gia súc, gia cầm.v.v.) phục vụ sản xuất nông nghiệp. 2. Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được hoạt động nhưng không được mở cửa hàng mà chỉ bán hàng thông qua giao hàng trực tiếp cho khách hàng tại công trường, trang trại, nơi sản xuất, chăn nuôi: 2.1. Lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng (gồm: xi măng, sắt thép, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh.vv.) phục vụ các công trình xây dựng; 2.2. Lĩnh vực kinh doanh vật tư, trang thiết bị ngành điện, thiết bị ngành nước, đồ kim khí phục vụ cho các công trình xây dựng; 2.3. Lĩnh vực kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. 3. Các loại hình dịch vụ khác được phép hoạt động như: 3.1. Dịch vụ vận tải chuyên chở hàng hóa, hàng vật tư, nguyên liệu, sản phẩm cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Các loại hình dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa cho xuất khẩu; 3.2. Dịch vụ cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống 3.3. Các loại hình dịch vụ như: cơ sở giáo dục; ngân hàng, kho bạc; các cơ sở kinh doanh trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa; khám bệnh, chữa bệnh; tang lễ; dịch vụ thu gom xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; dịch vụ khách sạn lưu trú (trừ dịch vụ ăn uống giải khát không phục vụ khách lưu trú; vui chơi giải trí; massage, games, thể thao, ca nhạc,...). Xem chi tiết công văn tại file đính kèm.
Khẩn: Cấp GXN không dương tính với SARS-CoV-2 cho người có nhu cầu xuất cảnh
Xuất cảnh - Hình minh họa Bộ Y tế mới ban hành một công văn khẩn 4847/BYT-DP gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung về xét nghiệm COVID-19 cho người có nhu cầu xuất cảnh nhu sau: Theo đó người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam cần xuất cảnh và có yêu cầu được cấp Giấy xác nhận không dương tính với SARSCoV-2 sẽ được xem xét và hướng dẫn thủ tục để được xét nghiệm covid-19. - Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam hoặc tổ chức, đơn vị đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài lập có trách nhiệm danh sách cụ thể. - Danh sách gửi cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID19 (Bộ Y tế) hoặc cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố (Sở Y tế) để được xem xét, hướng dẫn thực hiện xét nghiệm. - Các cơ sở xét nghiệm thực hiện xét nghiệm và cấp Giấy xác nhận không dương tính với vi rút SARS-CoV-2 cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu; nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì lập tức thực hiện các biện pháp cách ly y tế, giám sát, báo cáo các cấp có thẩm quyền để triển khai các biện pháp phòng chống dịch đúng quy định.
Đà Nẵng: Từ 0 giờ ngày 11-9 nhiều hoạt động được nới lỏng
Công văn - Hình minh họa Ủy ban nhân dân Thành phố Đà nẵng mới ban hành công văn 6055/UBND-SYT ngày 10/9/2020 về việc nới lỏng trạng thái áp dụng phòng chống dịch Covid-19 trên địa bản tỉnh Đà Nẵng. Theo đó UBND Tỉnh Đà Nẵng vẫn yêu câu hạn chế tiếp túc nơi đông người và dừng một số hoạt động không thiết yếu: Yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết; bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giao tiếp, làm việc, tại nơi công cộng, công sở, trường học, bệnh viện, nơi đông người, trên phương tiện công cộng...; - Yêu cầu thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 01 mét khi tiếp xúc, - Không được tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện... - Tiếp tục dừng một số hoạt động như: lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, giải đấu thể thao, sự kiện...tập trung quá 30 người tại nơi công cộng. Khuyến khích người dân tổ chức đơn giản, gọn, không tập trung đông người. - Dừng hoạt động các khu, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường, rạp phim, các điểm vui chơi, giải trí có thưởng, điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng, trò chơi điện tử; và các hoạt động thể dục, thể thao, thể hình tại phòng tập gym, yoga, bida; thể thao,.... - Tiếp tục áp dụng phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân theo “Thẻ đi chợ” (3 ngày một lần) Ngoài những hoạt động được liệt kê ở trên thì các hoạt động khác cũng được nới lỏng và hoạt động trở lại nếu có cam kết và thực hiện nghiêm túc các nội dung biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Ngoài những hoạt động được liệt kê ở trên thì các hoạt động khác cũng được nới lỏng Các hoạt động khác cũng được áp dụng nới lỏng, hoạt động trở lại nếu có cam kết và thực hiện nghiêm túc các nội dung biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Các quán ăn nhà hàng có thể trở lại hoạt động Các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động trở lại nhưng phải có cam kết và thực hiện phòng, chống dịch theo hướng dẫn hướng dẫn người chế biến thức ăn, đồ uống, người phục vụ phải đeo khẩu trang, găng tay trong suốt thời gian chế biến, phục vụ khách hàng; bố trí chỗ ngồi cho khách ăn, uống đảm bảo khoảng cách tối thiểu 01 mét; vệ sinh, khử trùng…. Hoạt động học tập cũng đang dần được trở lại bình thường: - Các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên: Bắt đầu đi học lại từ ngày 14/9/2020 - Các trường cao đẳng, đại học; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,tự quyết định ngày đi học lại và phải sau 14/9/2020 trở đi. - Nhóm trẻ, trường mầm non, trường tiểu học; các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, kỹ năng sống, các trung tâm tư vấn du học, các cơ sở dạy thêm, học thêm...: Bắt đầu đi học lại từ ngày 21/9/2020 Bên cạnh đó, các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội quá 30 người và thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tiếp tục cách ly xã hội Đà Nẵng theo Chỉ thị 16 đến khi có thông báo mới
UBND TP.Đà Nẵng vừa có Công văn 5316/UBND-VHXH về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020. Cụ thể, tất cả các cơ quan, tổ chức và toàn thể người dân trên địa bàn TP.Đà Nẵng tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 từ 0h ngày 12/8/2020 cho đến khi có thông báo mới (địa bàn huyện Hòa Vang thực hiện từ 13h ngày 11/8/2020).
Công văn hướng dẫn đảm bảo ATTP đối với cơ sở KD DV ăn uống, KD thức ăn đường phố
Ngày 23/4/2020 Cục An toàn thực phẩm đã có công văn số 965/ATTP-NĐTT về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Theo đó, Để bảo đảm an toàn thực phẩm trong điều kiện tiếp tục phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế, Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung sau: 1. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (cơ sở chế biến xuất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, căng tin ăn uống) a) Yêu cầu thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Chỉ những cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định mới được phép hoạt động. b) Một số nội dung các cơ sở dịch vụ ăn uống cần chú ý thực hiện để phòng chống sự lây lan của dịch COVID - 19: - Người chế biến thức ăn, phục vụ ăn uống phải đeo khẩu trang khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; giữ khoảng cách tiếp xúc giữa nhân viên chế biến, phục vụ và người sử dụng thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế; những người có ít nhất một trong các triệu chứng ho, sốt, khó thở không được bố trí làm việc tại cơ sở. - Khu vực chế biến thức ăn phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay và có thể trang bị thêm dung dịch khử khuẩn bàn tay cho người sơ chế, chế biến thực phẩm. - Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy định trong suốt quá trình vận chuyển. - Khu vực ăn uống phải có nơi rửa tay, có đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay sạch và có thể trang bị thêm dung dịch khử khuẩn bàn tay; đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, đủ bàn ghế và bố trí khoảng cách giữa những người ăn uống; có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng người ăn uống và được vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn trước và sau khi sử dụng. Có đủ thùng đựng rác thải, có nắp đậy và có lót túi. - Đối với bếp ăn tập thể ở khu công nghiệp, chế xuất, doanh trại các đơn vị, bệnh viện, cơ sở giáo dục, trường học có đông người ăn uống cần bố trí ăn theo nhiều ca để bảo đảm khoảng cách giữa những người ăn uống. - Đối với người ăn uống, yêu cầu phải rửa tay sạch bằng xà phòng, sử dụng dung dịch khử khuẩn bàn tay trước và sau khi ăn uống; giữ vệ sinh, hạn chế di chuyển, không nói to, cười đùa trong khi ăn uống. - Thực hiện lưu mẫu thức ăn theo quy định. 2. Đối với kinh doanh thức ăn đường phố: a) Yêu cầu thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 31, 32 Luật an toàn thực phẩm. b) Một số nội dung kinh doanh thức ăn đường phố cần chú ý thực hiện để phòng chống sự lây lan của dịch COVID - 19: - Người kinh doanh thức ăn đường phố phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với thực phẩm, thức ăn; giữ khoảng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. - Thực phẩm, thức ăn ăn ngay phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn trước khi giao cho khách hàng. - Bố trí đủ nước sạch và xà phòng rửa tay cho khách trước khi ăn uồng. - Không phục vụ cùng lúc quá đông người để bảo đảm khoảng cách an toàn. Xem chi tiết công văn tại file đính kèm:
INFOGRAPHIC: 05 điều tuyệt đối tránh thực hiện khi giãn cách ly xã hội
Tạm thời ngừng thực hiện cách ly xã hội không có nghĩa là chúng ta đã chiến thắng dịch bệnh. Sau đây là 05 điều cần tránh thực hiện để bảo vệ bản thân, gia đình cũng như xã hội nhé!
Sau cách ly xã hội vẫn phải tuân thủ các quy định sau nếu không muốn bị phạt
Hôm nay, mặc dù việc cách ly xã hội đã được hạn chế, cơ bản các tỉnh thành đang nới lỏng một số hoạt động. Tuy nhiên, mọi người dân cần phải tuân thủ những quy định được ban hành trước đó nhằm hạn chế dịch bệnh và tránh bị xử phạt. Cụ thể: 1. Phải đeo khẩu trang nơi công cộng Trường hợp vi phạm áp dụng điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử lý Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch. 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế; 2. Không tổ chức, tham gia các hoạt động tụ tập đông người Điều 11. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng. (Nghị định 176/2013/NĐ-CP) 3. Không đăng tin, chia sẻ thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; (Điểm a, khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP) 4. Các hành vi liên quan đến khai báo y tế: Khoản 1, điều 9 Nghị định 176: 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ; b) Không tuân thủ chỉ định, hướng dẫn phòng, chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; c) Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 5. Cố tình mở hàng quán khi chưa được phép: Khoản 4, điều 11, nghị định 176/2013/NĐ-CP Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng. 6. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 BLHS. Tại TP.HCM Dù được xếp xuống nhóm nguy cơ với dịch bệnh COVID-19 kể từ 0h ngày 23-4, người dân ở TP.HCM ra đường vẫn phải mang khẩu trang để bảo đảm an toàn. Đó là khẳng định của Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm tại cuộc họp giao ban trực tuyến về tình hình phòng chống dịch bệnh COVID-19 cuối giờ chiều 22-4.
Tổng hợp những quy định về phòng, chống Covid-19 ở khu vực công cộng
Dưới đây là nội dung tổng hợp các văn bản liên quan đến chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 khi điều khiển, sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Mọi người xem qua và bổ sung thêm nhé! 1. Công văn 823/BYT-TT-KT năm 2020 về khuyến cáo phòng chống bệnh COVID-19 cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19) đưa ra khuyến cáo phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối (trên các nền tảng ứng dụng Grab, Bee, Go Viet,...). Nội dung Khuyến cáo gửi kèm theo công văn này. Bộ Y tế đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai các nội dung sau: 1. Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo các đơn vị thuộc và các đơn vị quản lý vận tải trực thuộc Bộ triển khai, phổ biến nội dung Khuyến cáo cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối. 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở quản lý vận tải triển khai và bố trí nguồn lực thực hiện. 3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện và kịp thời thông tin, phản ánh các vướng mắc về Bộ Y tế (Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng). Tài liệu truyền thông xin gửi link kèm theo: https://onedrive.live.com/?authkey=%21AMXnnTiGiHndoTc&id=B5AE919FF6A4B469%2114333&cid=B5AE919FF6A4B469 Thông tin liên hệ: Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Bộ Y tế. Số điện thoại: 024.62.827.979. 2. Công văn 1357/BYT-MT năm 2020 về khuyến cáo phòng chống bệnh COVID-19 dành cho người điều khiển và hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) cập nhật và bổ sung khuyến cáo phòng chống dịch COVID-19 dành cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và hành khách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu hỏa, máy bay, tàu phà...). Nội dung các Khuyến cáo gửi kèm theo công văn này và được cập nhật tại web-site http://nCov.moh.gov.vn. Bộ Y tế đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai các nội dung sau: - Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các đơn vị quản lý vận tải trực thuộc Bộ triển khai, phổ biến nội dung Khuyến cáo cho người điều khiển và hành khách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng biết và thực hiện. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: + Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở quản lý vận tải triển khai cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng thực hiện; + Tuyên truyền cho cộng đồng và hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng; + Bố trí nguồn lực thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế. - Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện và kịp thời thông tin, phản ánh các vướng mắc về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế).
Đây là nội dung tại Thông báo 158/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương để áp dụng biện pháp phòng, chống dịch phù hợp: - Nhóm địa phương có nguy cơ cao gồm 12 các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh. Các địa phương này tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến ngày 22 hoặc 30 tháng 4 năm 2020 và có thể xem xét kéo dài tùy thuộc vào diễn biến dịch bệnh trên địa bàn; đồng thời quan tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, xây dựng hạ tầng, bảo đảm lưu thông hàng hóa. - Nhóm địa phương có nguy cơ gồm 16 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Cần Thơ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Hà Giang. Các địa phương này cần thực hiện nghiêm các biện pháp theo Chỉ thị 16/CT-TTg đến hết ngày 22 tháng 4 năm 2020 và sẽ có điều chỉnh vào ngày 22 tháng 4 tùy diễn biến dịch bệnh. - Nhóm có nguy cơ thấp gồm 35 tỉnh còn lại. Yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện theo chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Quyết định cụ thể việc thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp áp dụng trên địa bàn của mình một cách phù hợp theo các cấp độ: yêu cầu, hạn chế, khuyến cáo đối với các hoạt động của 3 nhóm tỉnh, thành phố là: ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu, mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ, việc vận chuyển hành khách bằng các phương tiện công cộng, việc tập trung đông người; - Quyết định cụ thể cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa; - Chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ tại các dự án, công trường, cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu ngừng sản xuất, kinh doanh nếu cơ sở không đảm bảo việc phòng chống dịch; tập trung xử lý triệt để các ổ dịch đã phát hiện. Xem chi tiết thông báo tại file đính kèm:
Đây là câu hỏi mà những ngày vừa qua nhiều bạn thắc mắc, các bạn có thể tham khảo câu trả lời dưới đây: Theo quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Hiệu lực của Chỉ thị, văn bản phụ thuộc vào từng nội dung mà nó thể hiện. Về nguyên tắc: - Nếu nội dung Chỉ thị, văn bản để chỉ đạo thực hiện một nội dung cụ thể của pháp luật cụ thể mà văn bản pháp luật đó đã hết hiệu lực thì nội dung của Chỉ thị, văn bản đó sẽ hết giá trị thực hiện. - Nếu nội dung Chỉ thị, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trong thời gian nhất định thì nội dung đó sẽ hết giá trị khi đã thực hiện xong nhiệm vụ theo yêu cầu của Chỉ thị, văn bản. - Nếu nội dung Chỉ thị, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ có tính thường xuyên không ấn định thời gian kết thúc thì nội dung đó của Chỉ thị, văn bản vẫn còn hiệu lực. Đối với chỉ thị 16/CT-TTg, theo quan điểm của cá nhân mình thì đây là hướng dẫn nhiệm vụ trong thời gian nhất định, tuy nhiên thời điểm nhất định trong chỉ thị là một trong những nhiệm vụ cấp bách, nên mặc dù đã hết thời hạn cách ly xã hội nhưng chỉ thị vẫn còn có hiệu lực. Ý kiến của các bạn thì sao?
Hỏa tốc: Khẩn trương xây dựng phương án vận chuyển hành khách đối với các tỉnh, thành phố
Tối 15/4 Bộ GNVT có Văn bản hỏa tốc 3608/BGTVT-VT gửi các đơn vị trực thuộc và sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 15/4/2020 về việc phòng chống dịch Covid-19. Văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện theo đúng chỉ đạo của Bộ GTVT tại Công văn 3064/BGTVT-VT ngày 31/3/2020 về việc thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg và Công văn số 3092/BGTVT-VT ngày 1/4/2020 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. “Thời gian áp dụng kể từ 00h00 phút ngày 16/4/2020 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị mới và thông báo tiếp theo của Bộ GTVT để triển khai thực hiện Chỉ thị mớ của Thủ tướng Chính phủ”, Văn bản nêu rõ. Văn bản cũng chỉ đạo Tổng cục Đường bộ VN và các Cục: Hàng không, Hàng hải, Đường sắt, Đường thủy nội địa căn cứ chức năng, nhiệm vụ khẩn trương nghiên cứu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch Covid-19, xây dựng phương án vận chuyển hành khách đối với các tỉnh, thành phố thuộc từng nhóm nguy cơ phương án phải nêu rõ đối với trường hợp vận chuyển nội tỉnh và liên tỉnh giữa các nhóm nguy cơ và báo cáo Bộ GTVT trước 12h ngày 16/4/2020.
Thủ tướng nhất trí tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 ít nhất đến 22/4 tại một số địa phương
(Chinhphu.vn) – Chiều 15/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19, trong đó, có sơ kết việc thực hiện Chỉ thị 16 và đưa ra các quyết sách mới. Phát biểu khai mạc, Thủ tướng cho rằng đây là quyết định khó khăn, hiện trong dư luận có một số ý kiến về việc tiếp tục kéo dài thực hiện cách ly xã hội trong một thời gian nữa và cũng có ý kiến mong chờ “tháo ngòi” Chỉ thị 16 để tiếp tục làm ăn. Cho biết đã lắng nghe thông tin đại chúng và ý kiến của nhóm chuyên gia, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về thời điểm và cách thức để đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân trở lại bình thường vào “lúc nào, hoạt động thế nào” và việc phân loại 3 nhóm địa phương, bắt buộc đối với địa phương nào phải cách ly nghiêm ngặt, những ngành lĩnh vực nào sẽ được mở cửa, được làm với điều kiện gì. Nhấn mạnh việc đưa ra chủ trương, biện pháp, lộ trình, Thủ tướng cho rằng, sự bình tĩnh, chặt chẽ là hết sức quan trọng lúc này. Không được sai lầm để dịch bệnh quay lại nước ta. Mọi ý kiến đều phải tính toán, cân nhắc. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia, từ ngày 1-14/4/2020, Việt Nam ghi nhận thêm 59 trường hợp mắc mới (chỉ bằng 40% so với 2 tuần trước đó), trong đó có 30 trường hợp tại khu cách ly và 29 trường hợp tại cộng đồng (chiếm gần 50% tổng số mắc). Trong 14 ngày vừa qua kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng về thực hiện cách ly xã hội, 3 ngày đầu tiên (từ 1-3/4) ghi nhận 30 trường hợp mắc mới, sau đó chỉ ghi nhận số mắc mới trong khoảng từ 1-5 trường hợp mỗi ngày. Đáng lưu ý, ghi nhận ổ dịch mới tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội với 12 trường hợp mắc (2 trường hợp được phát hiện trong khu vực khoanh vùng, cách ly tại thôn Hạ Lôi), dự báo trong những ngày tới có thể ghi nhận thêm các trường hợp mắc mới tại cộng đồng, đặc biệt tại một số tỉnh có nguy cơ cao, thuộc khu vực đô thị có mật độ dân cư đông. Về xu hướng dư luận, chủ yếu theo 3 nhóm ý kiến: (1) Khẳng định việc thực hiện cách ly xã hội trong thời gian qua là cần thiết và đã phát huy hiệu quả cao trong công tác phòng dịch; (2) việc thực hiện cách ly trong thời gian qua được sự đồng thuận nhất trí cao của mọi tầng lớp nhân dân; (3) trong thời gian tới đề nghị tiếp tục thực hiện cách ly xã hội nhưng xem xét điều chỉnh ở mức độ phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương và yêu cầu của công tác phòng chống dịch bảo đảm thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế-xã hội. Ban Chỉ đạo thống nhất việc phân loại các địa phương thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp để có biện pháp phòng chống dịch phù hợp tương ứng. Có 4 hoạt động lớn khác biệt giữa 3 nhóm là: Việc ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu; việc mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ; việc vận chuyển bằng các phương tiện công cộng; việc tập trung đông người. Tại cuộc họp, các kiến nghị của Ban Chỉ đạo đã được Thường trực Chính phủ thảo luận. Sau gần 3 tiếng lắng nghe các ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ trân trọng cảm ơn toàn dân đã khắc phục khó khăn, ủng hộ, thực hiện nghiêm chủ trương cách ly toàn xã hội; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt trong phòng chống dịch; đánh giá cao sự đóng góp của các nhà khoa học, nhà hảo tâm cũng như các cấp, các ngành, địa phương, loại hình doanh nghiệp trong phòng chống dịch cũng như bảm đảm sản xuất, kinh doanh để có mức tăng trưởng trong quý I. Mặc dù đạt được thành tích nhất định, nhưng trên thế giới, dịch bệnh vẫn hoành hành, số người nhiễm và tử vong tăng cao; trong nước tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong xã hội. Thủ tướng nêu rõ, chúng ta không được lơi lỏng, chủ quan, không được phép lơ là, mất cảnh giác. Nhấn mạnh tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Nếu làm điều gì khinh suất, bị động, sẽ xóa đi thành quả to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thời gian qua. Tuy nhiên, cũng cần có biện pháp thận trọng, phù hợp để từng bước đưa nhịp sống trở lại. Thủ tướng nêu rõ, sẽ có Chỉ thị mới để triển khai các chủ trương, biện pháp cụ thể. Chiến lược phòng, chống dịch hiệu quả và bền vững dựa trên cơ sở duy trì được sự liên tục của hoạt động kinh tế ở mức độ nhất định, chuẩn bị khởi động lại nền kinh tế trên cơ sở chống dịch thành công. Kiên định các chiến lược đề ra là ngăn chặn, phát hiện nhanh, cách ly, khoanh vùng, dập dịch triệt để và điều trị hiệu quả với mục tiêu bao trùm là kiềm chế, kiểm soát tốc độ lây nhiễm ở mức thấp nhất, hạn chế tử vong, đồng thời giảm thiểu tác động đến kinh tế-xã hội. Trong chỉ đạo, cần từng bước giảm dần các biện pháp giãn cách xã hội một cách thận trọng, đồng bộ, có bước đi phù hợp với hoàn cảnh của mỗi tỉnh, thành phố, mỗi địa phương, để vừa phòng chống dịch hiệu quả tích cực, vừa phát triển kinh tế-xã hội. Với tinh thần đó, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia về phân loại nguy cơ dịch bệnh giữa các địa phương dựa trên một số tiêu chí như các phân tích dịch tễ học, tình hình dịch bệnh hiện nay, khả năng ứng phó, đặc điểm dân số, giao thông, có nhiều người nước ngoài đến, có nhiều ca lây nhiễm… Đồng ý phân loại thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nhóm có nguy cơ thấp. Các nhóm này không phải bất biến. Cuộc họp sau sẽ xem lại các nhóm này để điều chỉnh phù hợp. Nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Tĩnh. Thủ tướng nêu rõ, 10 tỉnh, thành phố và 2 đô thị trung tâm nói trên sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4, tùy tình hình cụ thể về lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Cũng có thể trong phiên họp tới, bổ sung một số địa phương vào nhóm này nếu xảy ra tình trạng lây nhiễm. Tuy là nhóm có nguy cơ cao nhưng nhóm này cũng cần quan tâm đến sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giao thông. Với nhóm nguy cơ gồm 15 địa phương là Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, kết hợp thực hiện tốt Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 đến ngày 22/4. Quyết định tiếp theo sẽ được đưa ra vào ngày 22/4 tùy vào tình hình dịch bệnh. Nhóm nguy cơ thấp gồm 36 địa phương còn lại tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 15 của Thủ tướng. Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể việc thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp áp dụng cụ thể trên địa bàn của mình một cách phù hợp, nghiêm túc theo các cấp độ. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố sẽ quyết định cụ thể cơ sở kinh doanh dịch vụ cần đóng cửa; chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ các dự án, công trường, cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu ngừng sản xuất kinh doanh nếu cơ sở không đảm bảo việc phòng lây nhiễm COVID-19. Như vậy, lãnh đạo các địa phương sẽ quyết định đóng cửa các cơ sở kinh doanh chưa cần thiết, kể cả với nhóm nguy cơ và ít nguy cơ. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương căn cứ tình hình thực tiễn quyết định việc có thể kéo dài thực hiện Chỉ thị 16, “nếu thấy rằng cần phải áp dụng mạnh mẽ chuyện này”. Việc thực hiện cách ly xã hội có thể theo quy mô cấp xã, huyện, tùy theo nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn. Thủ tướng yêu cầu các ngành chức năng xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch. Tiếp tục kéo dài chính sách kiểm soát xuất nhập cảnh như hiện nay cho đến 30/4. Xem xét giải quyết cho những người Việt Nam ở nước ngoài có yêu cầu cấp thiết và hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về nước. Duy trì cách ly tập trung bắt buộc đối với người từ nước ngoài vào Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trực tuyến: Học trực tuyến, thanh toán trực tuyến…; khuyến khích cán bộ làm việc tại nhà. Các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu các cơ quan nhà nước quyết định cụ thể việc này để đảm bảo công việc thông suốt, chất lượng, đúng kế hoạch, nhất là những công việc có thời hiệu, thời hạn. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị 15, 16, tránh tình trạng đua xe, tụ tập đông người, không để bất cứ nhóm chống đối nào quậy phá, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm răn đe. Bộ Y tế hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng 63 đội phản ứng nhanh đối với 63 tỉnh, thành phố để khả năng ứng phó kịp thời hơn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất kế hoạch học tập của học sinh, sinh viên trong cả nước và kế hoạch thi cử, báo cáo Thường trực Chính phủ trên tinh thần đảm bảo an toàn cho học sinh. Các cơ quan báo chí, truyền thông cần tiếp tục phổ biến, hướng dẫn người dân những kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ mình và gia đình mình, phản ánh đầy đủ bức tranh của toàn bộ cuộc sống, tránh đưa tin gây tâm lý chủ quan trong nhân dân, vì phía trước chúng ta còn nhiều gian nan, kể cả chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay gói an sinh xã hội với tinh thần cứu trợ như cứu hỏa, không thể để chậm trễ hơn vì người lao động đang rất khó khăn, không vì thủ tục mà kéo dài việc hỗ trợ. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ soạn thảo một chỉ thị mới trình Thủ tướng Chính phủ trên các tinh thần nêu trên. Theo Chinhphu.vn
Danh sách các tỉnh, thành cách ly xã hội đến 22/4
Chiều 15-4, tại cuộc họp giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống COVID-19 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý kiến nghị kéo dài thời gian cách ly xã hội đến 22/4 trong đó có TP.HCM và Hà Nội và 10 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao. Trước đó, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề xuất Chính phủ chia các tỉnh thành làm 3 nhóm để có biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp. - Nhóm nguy cơ cao gồm 12 tỉnh thành: TP HCM, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Tĩnh. - 15 tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ là: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước và Đồng Tháp. Các tỉnh còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp. - Các địa phương còn lại được xếp vào nhóm nguy cơ thấp và không cần thiết tiếp tục cách ly xã hội. Bởi những ngày qua người dân các tỉnh không có nguy cơ lây nhiễm gặp nhiều áp lực, mong muốn được nới lỏng. Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4
Thủ tướng chấp thuận đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia, cách ly xã hội đến ngày 22/4 đối với TP HCM, Hà Nội và 10 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao. "Nhóm tỉnh thành này không phải là bất biến, mà có thể thay đổi. Tuần sau Chính phủ sẽ họp, xem xét lại việc cách ly xã hội có thể kéo dài đến 22/4, hoặc 30/4 tuỳ tình hình thực tế", thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh thành về công tác phòng chống Covid-19, chiều 15/4. Trước đó, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề xuất Chính phủ chia các tỉnh thành làm 3 nhóm để có biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp. Nhóm nguy cơ cao gồm 12 tỉnh thành: TP HCM, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Tĩnh. Các tỉnh này được kiến nghị tiếp tục thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, ít nhất đến ngày 22/4. Sau đó, Ban Chỉ đạo sẽ đánh giá và báo cáo, đề xuất Thủ tướng quyết định. 15 tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ là: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước và Đồng Tháp. Các tỉnh còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp. Đối với 2 nhóm này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng không cần tiếp tục cách ly xã hội, nhưng cần có quy định cụ thể về hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo yêu cầu chống dịch; thực hiện các biện pháp bắt buộc, gồm: hạn chế ra khỏi nhà, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, giữ khoảng cách tiếp xúc với người khác tối thiểu 2 m; cấm tập trung đông người (kể cả các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng); cấm các dịch vụ vui chơi giải trí, tiếp tục đóng cửa các khu du lịch. Tiêu chí xếp loại các tỉnh thành căn cứ vào: đầu mối giao thông, mật độ đi lại; có biên giới; những điểm trước đây tiếp xúc nhiều với người nước ngoài; mật độ dân cư, nhà máy, khu công nghiệp tập trung... và đặc biệt căn cứ vào năng lực ứng phó của chính quyền địa phương khi có ca bệnh; năng lực kiểm soát việc thực hiện các yêu cầu chống dịch từ trước đến nay. Trong khi đó, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị chỉ nên chia các địa phương thành 2 nhóm. Nhóm nguy cơ cao cần áp dụng việc cách ly xã hội đến 22/4 là 12 tỉnh thành gồm: Hải Phòng, TP HCM, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh. Các địa phương còn lại được xếp vào nhóm nguy cơ thấp và không cần thiết tiếp tục cách ly xã hội. Bởi những ngày qua người dân các tỉnh không có nguy cơ lây nhiễm gặp nhiều áp lực, mong muốn được nới lỏng. "Không cần thiết tiếp tục cách ly toàn quốc vì các lực lượng và nhân dân đã có trải nhiệm, kinh nghiệm phòng chống Covid-19. Dù không cách ly xã hội thì người dân vẫn có thể tiếp tục thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang, không tụ tập đông người, hạn chế giao tiếp", ông Dũng nói. Đối với các địa phương còn lại không có nguy cơ cao theo tiêu chí Ban chỉ đạo quốc gia, ông Dũng đề nghị các thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 15. Còn với các địa phương có nguy cơ thấp, ông Dũng cho rằng có thể cho các cửa hàng hoạt động trở lại nhưng việc tụ tập vẫn không quá 10 người, có thể nới dần. 16h, Thủ tướng mời từng bộ ngành báo cáo, nêu quan điểm, sau đó sẽ kết luận. * Tiếp tục cập nhật. Theo Vnexpress
Thông báo 155/TB-VPCP: Kết luận của Thủ tướng về phòng, chống dịch Covid-19
Ngày 15/4/2020, Văn phòng Chính phủ ra Thông báo 155/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Sau khi nghe báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia, của Văn phòng Chính phủ, ý kiến của các Phó Thủ tướng và các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo như sau: - Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương đã thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các Chỉ thị số 15/CT-TTg và 16/CT-TTg, được nhân dân cơ bản ủng hộ và đạt kết quả tốt. - Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng, đòi hỏi cả nước tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Cần thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách trong thời gian ngắn để không phải áp dụng biện pháp phong tỏa trong thời gian dài; tiếp tục quán triệt và thực hiện đầy đủ phương châm chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế, ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Trong một vài ngày qua, tại một số nơi đã có hiện tượng lơi lỏng, tụ tập đông người tại nơi công cộng, mở cửa bán hàng… cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để tiếp tục tái diễn. - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, không lơi lỏng các biện pháp cấp bách phòng chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, nhất là các biện pháp về hạn chế ra đường, không tập trung đông người, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu khi giao tiếp. Tiếp tục khóa chặt không để nguồn lây xâm nhập qua đường nhập cảnh, thực 2 hiện quyết liệt việc phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch trong nước; các trường hợp nhập cảnh phải được cách ly ít nhất 14 ngày theo đúng quy định. Riêng về biện pháp cách ly toàn xã hội, giao Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án về cách ly toàn xã hội sau ngày 15 tháng 4 năm 2020. Giao Ban chỉ đạo quốc gia chỉ đạo cụ thể về thành lập, hoạt động của các Đội công tác tăng cường, thực hiện nhanh việc truy vết, khoanh vùng, dập dịch ở các địa phương. - Người đứng đầu các ngành, các cấp chính quyền, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn và trong phạm vi quản lý. Các địa phương chỉ đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, công trường xây dựng, tăng cường việc bảo hộ an toàn đối với công nhân, người lao động; quan tâm đến đời sống các đối tượng yếu thế. - Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trước khi trình Thủ tướng Chính phủ về phương án tổ chức học, thi của học sinh năm học 2019-2020. - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, đặc biệt công an các địa phương tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho người dân; khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc gây rối trật tự công cộng, đua xe, chống người thi hành công vụ… trong thời gian phòng, chống dịch. - Thủ tướng Chính phủ biểu dương Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập hợp, huy động các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu và kịp thời có các sản phẩm khoa học công nghệ phục vụ hiệu quả công tác truy vết, kiểm soát các ca bệnh, khoanh vùng, dập dịch, dự báo dịch tễ… đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống dịch; biểu dương lực lượng Bộ đội biên phòng đã bám biên từ tết âm lịch đến nay để ngăn chặn dịch từ các nước vào Việt Nam; - Về các kiến nghị của Ban chỉ đạo quốc gia: a) Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thực hiện các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế nguy cơ lây nhiễm qua việc sử dụng tiền mặt. b) Đồng ý triển khai việc tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến. c) Giao Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện và sớm đưa vào sử dụng phần mềm giám sát, truy vết ca bệnh, kiểm soát nguồn lây bệnh, bảo đảm an toàn, không để lộ lọt thông tin cá nhân. d) Đồng ý xuất khẩu khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch theo nguyên tắc bảo đảm đủ cho nhu cầu trong nước (kể cả dự trữ) và chỉ xuất khẩu cho các nước bị ảnh hưởng nặng của dịch bệnh. Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan xử lý nhanh việc này, không để lỡ thời cơ. Xem thêm: >>> Điều kiện, thủ tục để người dân được nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 42 (dự kiến) >>> Cán bộ, công chức không được đăng lên facebook những thông tin sau Cập nhật những tin tức pháp luật về Covid-19: TẠI ĐÂY Xem chi tiết Thông báo tại file đính kèm:
Trong thời gian cách ly xã hội, sếp yêu cầu đi công tác ở tỉnh khác NLĐ có được từ chối?
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà cuộc sống cũng trở nên khó khăn hơn về tài chính. Không ít các phát sinh vấn đề trong quá trình làm việc có thể diễn ra, điển hình như việc bị sếp phân công đi công tác tỉnh trong thời điểm này thì người lao động có quyền từ chối không? Theo chỉ thị 16/CT-TTg sẽ thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh,… Ngày 3/4/2020 Văn phòng Chính phủ có văn bản 2601/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16 Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết: - Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; - Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,… - Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này. Về nguyên tắc: Chỉ thị 16 không phải ngăn sông, cấm chợ” mà chỉ là hạn chế đi lại, tiếp xúc và có sự kiểm soát chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo vệ sinh phòng bệnh... Những đối tượng được phép đi lại, làm việc vẫn được đi lại, làm việc bình thường. Việc NSDLĐ buộc người lao động đi công tác tỉnh không sai về mặt nguyên tắc tuy nhiên phải căn cứ vào tình hình thực tế để giao nhiệm vụ nhằm đảm bảo sự an toàn cho người lao động và thực hiện chỉ đạo của nhà nước. Trường hợp này người lao động có thể trao đổi với người sử dụng lao động về vấn đề này có thể hoãn hoặc trao đổi qua công việc qua phương thức khác, trường hợp nếu NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ hoặc có những quyết định, hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn có thể gửi khiếu nại lần đầu đến công ty yêu cầu giải quyết khiếu nại. Nếu công ty không giải quyết hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì bạn có thể gửi khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội. Tại Hà Nội đã tiến hành xử lý các trường hợp ra đường trong trường hợp không cần thiết: Xem TẠI ĐÂY Trên đây là quan điểm của mình về vấn đề trên, các bạn đóng góp ý kiến nhé!
Ngày 10.4, Sở Tư TP.HCM pháp báo cáo, tham mưu cho UBND TP về việc xử lý đối với các hành vi vi phạm liên quan đến phòng chống dịch Covid-19. Sở Tư pháp cho biết, việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong phòng, chống dịch Covid-19 căn cứ vào Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14.11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch bệnh được quy định tại mục I chương II Nghị định số 176/2013/NĐ-CP (gọi tắt Nghị định 176), cụ thể là ở các điều: 6, 9, 10 và 11. Sở Tư pháp TP.HCM cho rằng, quy định hiện hành về xử phạt hành vi vi phạm về phòng, chống dịch, chưa có quy định xử phạt đối với hành vi cá nhân ra ngoài mà không có lý do chính đáng. Cũng theo Sở Tư pháp TP, vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập một số địa phương xử phạt khi người dân ra ngoài không có lý do chính đáng, cần thiết. Tuy nhiên, qua phản ánh trên báo chí, các địa phương đã áp dụng các điều khoản quy định xử lý các hành vi vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch tại Điều 11 Nghị định số 176 để xử phạt, cụ thể là hành vi “Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế” hoặc hành vi “Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người” để xử phạt người được cho là ra ngoài không có lý do chính đáng, cần thiết, chứ không xử phạt trực tiếp hành vi ra ngoài không có lý do chính đáng, cần thiết. Theo Sở Tư pháp TPHCM, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể xử phạt về hành vi ra ngoài/ra đường không có lý do chính đáng hoặc không cần thiết. Tuy nhiên, việc xử phạt của cơ quan chức năng đối với người “ra ngoài không có lý do chính đáng/cần thiết” thời gian qua là có căn cứ. Theo Sở Tư pháp, các cơ quan này không xử phạt trực tiếp hành vi “ra ngoài không có lý do chính đáng/cần thiết” mà là xử phạt người dân ra ngoài không có lý do chính đáng/cần thiết trong thời gian cách ly xã hội. Bởi điều này cấu thành hành vi "không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế" hoặc hành vi "không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người" được quy định tại Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP. Từ đó, các địa phương đã áp dụng các điều khoản quy định xử lý các hành vi vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch tại Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP để xử phạt những cá nhân có hành vi “ra ngoài không có lý do chính đáng/cần thiết”. Theo Thanh Niên, Dân Trí
Tụ tập ăn nhậu trong nhà những ngày cách ly: Cán bộ có được vào kiểm tra để xử phạt hay không?
Trong thời gian thực hiện cách ly xã hội để phòng chống Covid-19, xuất hiện không ít trường hợp tụ tập nhiều người tại nhà để ăn nhậu, hát hò, gây bức xúc. Với hành vi tụ tập ăn nhậu trong nhà những ngày cách ly thì cán bộ có được vào kiểm tra để xử phạt hay không? Theo Chỉ thị 16, trong thời gian thực hiện cách ly xã hội, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng. Do đó, những trường hợp tụ tập nhiều người để ăn nhậu, dù là tại tư gia, thì cũng vi phạm quy định tại Chỉ thị 16. Theo đó, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính từ 05 đến 10 triệu đồng (điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP). Ngoài ra, nếu việc tổ chức ăn nhậu - không chấp hành biện pháp hạn chế tập trung đông người dẫn đến phát tán, lây lan dịch bệnh, gây hậu quả nghiêm trọng (phát sinh người nhiễm bệnh hoặc phát sinh chi phí của xã hội để cách ly y tế, chữa trị…), người vi phạm có thể sẽ bị xem xét xử lý hình sự. Như vậy, dù là tụ tập ăn nhậu tại gia trong những ngày cách ly xã hội thì cán bộ vẫn có thể kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Hỏa tốc: Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16 về các trường hợp cần thiết ra ngoài khi cách ly xã hội
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2601/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Một số nội dung của Chỉ thị 16 chưa được hiểu và thực hiện thống nhất. Thủ tướng yêu cầu: Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết: - Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; - Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,… - Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này. Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m. Cụ thể như sau:
Các lĩnh vực kinh doanh không bị ngưng hoạt động ở Hải Dương Ngày 17/2/2021, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Công văn 521/UBND-VP về việc công bố danh mục các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh này kể từ 00h ngày 16/02/2021. Danh mục bao gồm: 1. Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được mở cửa hoạt động và bán hàng trực tiếp cho khách hàng: 1.1. Lĩnh vực kinh doanh Siêu thị tổng hợp (trừ dịch vụ vui chơi, ăn uống tại chỗ trong siêu thị); 1.2. Lĩnh vực kinh doanh lương thực, thực phẩm trong các Chợ dân sinh; 1.3. Kinh doanh Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa tại các khu dân cư, 1.4. Lĩnh vực kinh doanh nông sản, thực phẩm tươi sống, chế biến; 15. Lĩnh vực kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình; 1.6. Lĩnh vực kinh doanh thuốc chữa bệnh, vật tư y tế, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn, 1.7. Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); 1.8. Lĩnh vực kinh doanh giấy vệ sinh; tã, bỉm cho trẻ em, người cao tuổi; 1.9. Lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vắc-xin phòng bệnh gia súc, gia cầm.v.v.) phục vụ sản xuất nông nghiệp. 2. Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được hoạt động nhưng không được mở cửa hàng mà chỉ bán hàng thông qua giao hàng trực tiếp cho khách hàng tại công trường, trang trại, nơi sản xuất, chăn nuôi: 2.1. Lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng (gồm: xi măng, sắt thép, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh.vv.) phục vụ các công trình xây dựng; 2.2. Lĩnh vực kinh doanh vật tư, trang thiết bị ngành điện, thiết bị ngành nước, đồ kim khí phục vụ cho các công trình xây dựng; 2.3. Lĩnh vực kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. 3. Các loại hình dịch vụ khác được phép hoạt động như: 3.1. Dịch vụ vận tải chuyên chở hàng hóa, hàng vật tư, nguyên liệu, sản phẩm cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Các loại hình dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa cho xuất khẩu; 3.2. Dịch vụ cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống 3.3. Các loại hình dịch vụ như: cơ sở giáo dục; ngân hàng, kho bạc; các cơ sở kinh doanh trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa; khám bệnh, chữa bệnh; tang lễ; dịch vụ thu gom xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; dịch vụ khách sạn lưu trú (trừ dịch vụ ăn uống giải khát không phục vụ khách lưu trú; vui chơi giải trí; massage, games, thể thao, ca nhạc,...). Xem chi tiết công văn tại file đính kèm.
Khẩn: Cấp GXN không dương tính với SARS-CoV-2 cho người có nhu cầu xuất cảnh
Xuất cảnh - Hình minh họa Bộ Y tế mới ban hành một công văn khẩn 4847/BYT-DP gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung về xét nghiệm COVID-19 cho người có nhu cầu xuất cảnh nhu sau: Theo đó người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam cần xuất cảnh và có yêu cầu được cấp Giấy xác nhận không dương tính với SARSCoV-2 sẽ được xem xét và hướng dẫn thủ tục để được xét nghiệm covid-19. - Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam hoặc tổ chức, đơn vị đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài lập có trách nhiệm danh sách cụ thể. - Danh sách gửi cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID19 (Bộ Y tế) hoặc cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố (Sở Y tế) để được xem xét, hướng dẫn thực hiện xét nghiệm. - Các cơ sở xét nghiệm thực hiện xét nghiệm và cấp Giấy xác nhận không dương tính với vi rút SARS-CoV-2 cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu; nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì lập tức thực hiện các biện pháp cách ly y tế, giám sát, báo cáo các cấp có thẩm quyền để triển khai các biện pháp phòng chống dịch đúng quy định.
Đà Nẵng: Từ 0 giờ ngày 11-9 nhiều hoạt động được nới lỏng
Công văn - Hình minh họa Ủy ban nhân dân Thành phố Đà nẵng mới ban hành công văn 6055/UBND-SYT ngày 10/9/2020 về việc nới lỏng trạng thái áp dụng phòng chống dịch Covid-19 trên địa bản tỉnh Đà Nẵng. Theo đó UBND Tỉnh Đà Nẵng vẫn yêu câu hạn chế tiếp túc nơi đông người và dừng một số hoạt động không thiết yếu: Yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết; bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giao tiếp, làm việc, tại nơi công cộng, công sở, trường học, bệnh viện, nơi đông người, trên phương tiện công cộng...; - Yêu cầu thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 01 mét khi tiếp xúc, - Không được tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện... - Tiếp tục dừng một số hoạt động như: lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, giải đấu thể thao, sự kiện...tập trung quá 30 người tại nơi công cộng. Khuyến khích người dân tổ chức đơn giản, gọn, không tập trung đông người. - Dừng hoạt động các khu, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường, rạp phim, các điểm vui chơi, giải trí có thưởng, điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng, trò chơi điện tử; và các hoạt động thể dục, thể thao, thể hình tại phòng tập gym, yoga, bida; thể thao,.... - Tiếp tục áp dụng phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân theo “Thẻ đi chợ” (3 ngày một lần) Ngoài những hoạt động được liệt kê ở trên thì các hoạt động khác cũng được nới lỏng và hoạt động trở lại nếu có cam kết và thực hiện nghiêm túc các nội dung biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Ngoài những hoạt động được liệt kê ở trên thì các hoạt động khác cũng được nới lỏng Các hoạt động khác cũng được áp dụng nới lỏng, hoạt động trở lại nếu có cam kết và thực hiện nghiêm túc các nội dung biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Các quán ăn nhà hàng có thể trở lại hoạt động Các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động trở lại nhưng phải có cam kết và thực hiện phòng, chống dịch theo hướng dẫn hướng dẫn người chế biến thức ăn, đồ uống, người phục vụ phải đeo khẩu trang, găng tay trong suốt thời gian chế biến, phục vụ khách hàng; bố trí chỗ ngồi cho khách ăn, uống đảm bảo khoảng cách tối thiểu 01 mét; vệ sinh, khử trùng…. Hoạt động học tập cũng đang dần được trở lại bình thường: - Các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên: Bắt đầu đi học lại từ ngày 14/9/2020 - Các trường cao đẳng, đại học; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,tự quyết định ngày đi học lại và phải sau 14/9/2020 trở đi. - Nhóm trẻ, trường mầm non, trường tiểu học; các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, kỹ năng sống, các trung tâm tư vấn du học, các cơ sở dạy thêm, học thêm...: Bắt đầu đi học lại từ ngày 21/9/2020 Bên cạnh đó, các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội quá 30 người và thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tiếp tục cách ly xã hội Đà Nẵng theo Chỉ thị 16 đến khi có thông báo mới
UBND TP.Đà Nẵng vừa có Công văn 5316/UBND-VHXH về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020. Cụ thể, tất cả các cơ quan, tổ chức và toàn thể người dân trên địa bàn TP.Đà Nẵng tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 từ 0h ngày 12/8/2020 cho đến khi có thông báo mới (địa bàn huyện Hòa Vang thực hiện từ 13h ngày 11/8/2020).
Công văn hướng dẫn đảm bảo ATTP đối với cơ sở KD DV ăn uống, KD thức ăn đường phố
Ngày 23/4/2020 Cục An toàn thực phẩm đã có công văn số 965/ATTP-NĐTT về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Theo đó, Để bảo đảm an toàn thực phẩm trong điều kiện tiếp tục phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế, Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung sau: 1. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (cơ sở chế biến xuất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, căng tin ăn uống) a) Yêu cầu thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Chỉ những cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định mới được phép hoạt động. b) Một số nội dung các cơ sở dịch vụ ăn uống cần chú ý thực hiện để phòng chống sự lây lan của dịch COVID - 19: - Người chế biến thức ăn, phục vụ ăn uống phải đeo khẩu trang khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn; giữ khoảng cách tiếp xúc giữa nhân viên chế biến, phục vụ và người sử dụng thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế; những người có ít nhất một trong các triệu chứng ho, sốt, khó thở không được bố trí làm việc tại cơ sở. - Khu vực chế biến thức ăn phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay và có thể trang bị thêm dung dịch khử khuẩn bàn tay cho người sơ chế, chế biến thực phẩm. - Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy định trong suốt quá trình vận chuyển. - Khu vực ăn uống phải có nơi rửa tay, có đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay sạch và có thể trang bị thêm dung dịch khử khuẩn bàn tay; đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, đủ bàn ghế và bố trí khoảng cách giữa những người ăn uống; có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng người ăn uống và được vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn trước và sau khi sử dụng. Có đủ thùng đựng rác thải, có nắp đậy và có lót túi. - Đối với bếp ăn tập thể ở khu công nghiệp, chế xuất, doanh trại các đơn vị, bệnh viện, cơ sở giáo dục, trường học có đông người ăn uống cần bố trí ăn theo nhiều ca để bảo đảm khoảng cách giữa những người ăn uống. - Đối với người ăn uống, yêu cầu phải rửa tay sạch bằng xà phòng, sử dụng dung dịch khử khuẩn bàn tay trước và sau khi ăn uống; giữ vệ sinh, hạn chế di chuyển, không nói to, cười đùa trong khi ăn uống. - Thực hiện lưu mẫu thức ăn theo quy định. 2. Đối với kinh doanh thức ăn đường phố: a) Yêu cầu thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 31, 32 Luật an toàn thực phẩm. b) Một số nội dung kinh doanh thức ăn đường phố cần chú ý thực hiện để phòng chống sự lây lan của dịch COVID - 19: - Người kinh doanh thức ăn đường phố phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với thực phẩm, thức ăn; giữ khoảng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. - Thực phẩm, thức ăn ăn ngay phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn trước khi giao cho khách hàng. - Bố trí đủ nước sạch và xà phòng rửa tay cho khách trước khi ăn uồng. - Không phục vụ cùng lúc quá đông người để bảo đảm khoảng cách an toàn. Xem chi tiết công văn tại file đính kèm:
INFOGRAPHIC: 05 điều tuyệt đối tránh thực hiện khi giãn cách ly xã hội
Tạm thời ngừng thực hiện cách ly xã hội không có nghĩa là chúng ta đã chiến thắng dịch bệnh. Sau đây là 05 điều cần tránh thực hiện để bảo vệ bản thân, gia đình cũng như xã hội nhé!
Sau cách ly xã hội vẫn phải tuân thủ các quy định sau nếu không muốn bị phạt
Hôm nay, mặc dù việc cách ly xã hội đã được hạn chế, cơ bản các tỉnh thành đang nới lỏng một số hoạt động. Tuy nhiên, mọi người dân cần phải tuân thủ những quy định được ban hành trước đó nhằm hạn chế dịch bệnh và tránh bị xử phạt. Cụ thể: 1. Phải đeo khẩu trang nơi công cộng Trường hợp vi phạm áp dụng điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử lý Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch. 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế; 2. Không tổ chức, tham gia các hoạt động tụ tập đông người Điều 11. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng. (Nghị định 176/2013/NĐ-CP) 3. Không đăng tin, chia sẻ thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; (Điểm a, khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP) 4. Các hành vi liên quan đến khai báo y tế: Khoản 1, điều 9 Nghị định 176: 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ; b) Không tuân thủ chỉ định, hướng dẫn phòng, chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; c) Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 5. Cố tình mở hàng quán khi chưa được phép: Khoản 4, điều 11, nghị định 176/2013/NĐ-CP Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng. 6. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 BLHS. Tại TP.HCM Dù được xếp xuống nhóm nguy cơ với dịch bệnh COVID-19 kể từ 0h ngày 23-4, người dân ở TP.HCM ra đường vẫn phải mang khẩu trang để bảo đảm an toàn. Đó là khẳng định của Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm tại cuộc họp giao ban trực tuyến về tình hình phòng chống dịch bệnh COVID-19 cuối giờ chiều 22-4.
Tổng hợp những quy định về phòng, chống Covid-19 ở khu vực công cộng
Dưới đây là nội dung tổng hợp các văn bản liên quan đến chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 khi điều khiển, sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Mọi người xem qua và bổ sung thêm nhé! 1. Công văn 823/BYT-TT-KT năm 2020 về khuyến cáo phòng chống bệnh COVID-19 cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19) đưa ra khuyến cáo phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối (trên các nền tảng ứng dụng Grab, Bee, Go Viet,...). Nội dung Khuyến cáo gửi kèm theo công văn này. Bộ Y tế đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai các nội dung sau: 1. Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo các đơn vị thuộc và các đơn vị quản lý vận tải trực thuộc Bộ triển khai, phổ biến nội dung Khuyến cáo cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối. 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở quản lý vận tải triển khai và bố trí nguồn lực thực hiện. 3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện và kịp thời thông tin, phản ánh các vướng mắc về Bộ Y tế (Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng). Tài liệu truyền thông xin gửi link kèm theo: https://onedrive.live.com/?authkey=%21AMXnnTiGiHndoTc&id=B5AE919FF6A4B469%2114333&cid=B5AE919FF6A4B469 Thông tin liên hệ: Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Bộ Y tế. Số điện thoại: 024.62.827.979. 2. Công văn 1357/BYT-MT năm 2020 về khuyến cáo phòng chống bệnh COVID-19 dành cho người điều khiển và hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) cập nhật và bổ sung khuyến cáo phòng chống dịch COVID-19 dành cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và hành khách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu hỏa, máy bay, tàu phà...). Nội dung các Khuyến cáo gửi kèm theo công văn này và được cập nhật tại web-site http://nCov.moh.gov.vn. Bộ Y tế đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai các nội dung sau: - Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các đơn vị quản lý vận tải trực thuộc Bộ triển khai, phổ biến nội dung Khuyến cáo cho người điều khiển và hành khách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng biết và thực hiện. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: + Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở quản lý vận tải triển khai cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng thực hiện; + Tuyên truyền cho cộng đồng và hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng; + Bố trí nguồn lực thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế. - Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện và kịp thời thông tin, phản ánh các vướng mắc về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế).
Đây là nội dung tại Thông báo 158/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương để áp dụng biện pháp phòng, chống dịch phù hợp: - Nhóm địa phương có nguy cơ cao gồm 12 các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh. Các địa phương này tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến ngày 22 hoặc 30 tháng 4 năm 2020 và có thể xem xét kéo dài tùy thuộc vào diễn biến dịch bệnh trên địa bàn; đồng thời quan tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, xây dựng hạ tầng, bảo đảm lưu thông hàng hóa. - Nhóm địa phương có nguy cơ gồm 16 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Cần Thơ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Hà Giang. Các địa phương này cần thực hiện nghiêm các biện pháp theo Chỉ thị 16/CT-TTg đến hết ngày 22 tháng 4 năm 2020 và sẽ có điều chỉnh vào ngày 22 tháng 4 tùy diễn biến dịch bệnh. - Nhóm có nguy cơ thấp gồm 35 tỉnh còn lại. Yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện theo chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Quyết định cụ thể việc thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp áp dụng trên địa bàn của mình một cách phù hợp theo các cấp độ: yêu cầu, hạn chế, khuyến cáo đối với các hoạt động của 3 nhóm tỉnh, thành phố là: ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu, mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ, việc vận chuyển hành khách bằng các phương tiện công cộng, việc tập trung đông người; - Quyết định cụ thể cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa; - Chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ tại các dự án, công trường, cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu ngừng sản xuất, kinh doanh nếu cơ sở không đảm bảo việc phòng chống dịch; tập trung xử lý triệt để các ổ dịch đã phát hiện. Xem chi tiết thông báo tại file đính kèm:
Đây là câu hỏi mà những ngày vừa qua nhiều bạn thắc mắc, các bạn có thể tham khảo câu trả lời dưới đây: Theo quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Hiệu lực của Chỉ thị, văn bản phụ thuộc vào từng nội dung mà nó thể hiện. Về nguyên tắc: - Nếu nội dung Chỉ thị, văn bản để chỉ đạo thực hiện một nội dung cụ thể của pháp luật cụ thể mà văn bản pháp luật đó đã hết hiệu lực thì nội dung của Chỉ thị, văn bản đó sẽ hết giá trị thực hiện. - Nếu nội dung Chỉ thị, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trong thời gian nhất định thì nội dung đó sẽ hết giá trị khi đã thực hiện xong nhiệm vụ theo yêu cầu của Chỉ thị, văn bản. - Nếu nội dung Chỉ thị, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ có tính thường xuyên không ấn định thời gian kết thúc thì nội dung đó của Chỉ thị, văn bản vẫn còn hiệu lực. Đối với chỉ thị 16/CT-TTg, theo quan điểm của cá nhân mình thì đây là hướng dẫn nhiệm vụ trong thời gian nhất định, tuy nhiên thời điểm nhất định trong chỉ thị là một trong những nhiệm vụ cấp bách, nên mặc dù đã hết thời hạn cách ly xã hội nhưng chỉ thị vẫn còn có hiệu lực. Ý kiến của các bạn thì sao?
Hỏa tốc: Khẩn trương xây dựng phương án vận chuyển hành khách đối với các tỉnh, thành phố
Tối 15/4 Bộ GNVT có Văn bản hỏa tốc 3608/BGTVT-VT gửi các đơn vị trực thuộc và sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 15/4/2020 về việc phòng chống dịch Covid-19. Văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện theo đúng chỉ đạo của Bộ GTVT tại Công văn 3064/BGTVT-VT ngày 31/3/2020 về việc thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg và Công văn số 3092/BGTVT-VT ngày 1/4/2020 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. “Thời gian áp dụng kể từ 00h00 phút ngày 16/4/2020 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị mới và thông báo tiếp theo của Bộ GTVT để triển khai thực hiện Chỉ thị mớ của Thủ tướng Chính phủ”, Văn bản nêu rõ. Văn bản cũng chỉ đạo Tổng cục Đường bộ VN và các Cục: Hàng không, Hàng hải, Đường sắt, Đường thủy nội địa căn cứ chức năng, nhiệm vụ khẩn trương nghiên cứu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch Covid-19, xây dựng phương án vận chuyển hành khách đối với các tỉnh, thành phố thuộc từng nhóm nguy cơ phương án phải nêu rõ đối với trường hợp vận chuyển nội tỉnh và liên tỉnh giữa các nhóm nguy cơ và báo cáo Bộ GTVT trước 12h ngày 16/4/2020.
Thủ tướng nhất trí tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 ít nhất đến 22/4 tại một số địa phương
(Chinhphu.vn) – Chiều 15/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19, trong đó, có sơ kết việc thực hiện Chỉ thị 16 và đưa ra các quyết sách mới. Phát biểu khai mạc, Thủ tướng cho rằng đây là quyết định khó khăn, hiện trong dư luận có một số ý kiến về việc tiếp tục kéo dài thực hiện cách ly xã hội trong một thời gian nữa và cũng có ý kiến mong chờ “tháo ngòi” Chỉ thị 16 để tiếp tục làm ăn. Cho biết đã lắng nghe thông tin đại chúng và ý kiến của nhóm chuyên gia, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về thời điểm và cách thức để đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân trở lại bình thường vào “lúc nào, hoạt động thế nào” và việc phân loại 3 nhóm địa phương, bắt buộc đối với địa phương nào phải cách ly nghiêm ngặt, những ngành lĩnh vực nào sẽ được mở cửa, được làm với điều kiện gì. Nhấn mạnh việc đưa ra chủ trương, biện pháp, lộ trình, Thủ tướng cho rằng, sự bình tĩnh, chặt chẽ là hết sức quan trọng lúc này. Không được sai lầm để dịch bệnh quay lại nước ta. Mọi ý kiến đều phải tính toán, cân nhắc. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia, từ ngày 1-14/4/2020, Việt Nam ghi nhận thêm 59 trường hợp mắc mới (chỉ bằng 40% so với 2 tuần trước đó), trong đó có 30 trường hợp tại khu cách ly và 29 trường hợp tại cộng đồng (chiếm gần 50% tổng số mắc). Trong 14 ngày vừa qua kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng về thực hiện cách ly xã hội, 3 ngày đầu tiên (từ 1-3/4) ghi nhận 30 trường hợp mắc mới, sau đó chỉ ghi nhận số mắc mới trong khoảng từ 1-5 trường hợp mỗi ngày. Đáng lưu ý, ghi nhận ổ dịch mới tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội với 12 trường hợp mắc (2 trường hợp được phát hiện trong khu vực khoanh vùng, cách ly tại thôn Hạ Lôi), dự báo trong những ngày tới có thể ghi nhận thêm các trường hợp mắc mới tại cộng đồng, đặc biệt tại một số tỉnh có nguy cơ cao, thuộc khu vực đô thị có mật độ dân cư đông. Về xu hướng dư luận, chủ yếu theo 3 nhóm ý kiến: (1) Khẳng định việc thực hiện cách ly xã hội trong thời gian qua là cần thiết và đã phát huy hiệu quả cao trong công tác phòng dịch; (2) việc thực hiện cách ly trong thời gian qua được sự đồng thuận nhất trí cao của mọi tầng lớp nhân dân; (3) trong thời gian tới đề nghị tiếp tục thực hiện cách ly xã hội nhưng xem xét điều chỉnh ở mức độ phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương và yêu cầu của công tác phòng chống dịch bảo đảm thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế-xã hội. Ban Chỉ đạo thống nhất việc phân loại các địa phương thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp để có biện pháp phòng chống dịch phù hợp tương ứng. Có 4 hoạt động lớn khác biệt giữa 3 nhóm là: Việc ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu; việc mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ; việc vận chuyển bằng các phương tiện công cộng; việc tập trung đông người. Tại cuộc họp, các kiến nghị của Ban Chỉ đạo đã được Thường trực Chính phủ thảo luận. Sau gần 3 tiếng lắng nghe các ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ trân trọng cảm ơn toàn dân đã khắc phục khó khăn, ủng hộ, thực hiện nghiêm chủ trương cách ly toàn xã hội; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt trong phòng chống dịch; đánh giá cao sự đóng góp của các nhà khoa học, nhà hảo tâm cũng như các cấp, các ngành, địa phương, loại hình doanh nghiệp trong phòng chống dịch cũng như bảm đảm sản xuất, kinh doanh để có mức tăng trưởng trong quý I. Mặc dù đạt được thành tích nhất định, nhưng trên thế giới, dịch bệnh vẫn hoành hành, số người nhiễm và tử vong tăng cao; trong nước tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong xã hội. Thủ tướng nêu rõ, chúng ta không được lơi lỏng, chủ quan, không được phép lơ là, mất cảnh giác. Nhấn mạnh tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Nếu làm điều gì khinh suất, bị động, sẽ xóa đi thành quả to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thời gian qua. Tuy nhiên, cũng cần có biện pháp thận trọng, phù hợp để từng bước đưa nhịp sống trở lại. Thủ tướng nêu rõ, sẽ có Chỉ thị mới để triển khai các chủ trương, biện pháp cụ thể. Chiến lược phòng, chống dịch hiệu quả và bền vững dựa trên cơ sở duy trì được sự liên tục của hoạt động kinh tế ở mức độ nhất định, chuẩn bị khởi động lại nền kinh tế trên cơ sở chống dịch thành công. Kiên định các chiến lược đề ra là ngăn chặn, phát hiện nhanh, cách ly, khoanh vùng, dập dịch triệt để và điều trị hiệu quả với mục tiêu bao trùm là kiềm chế, kiểm soát tốc độ lây nhiễm ở mức thấp nhất, hạn chế tử vong, đồng thời giảm thiểu tác động đến kinh tế-xã hội. Trong chỉ đạo, cần từng bước giảm dần các biện pháp giãn cách xã hội một cách thận trọng, đồng bộ, có bước đi phù hợp với hoàn cảnh của mỗi tỉnh, thành phố, mỗi địa phương, để vừa phòng chống dịch hiệu quả tích cực, vừa phát triển kinh tế-xã hội. Với tinh thần đó, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia về phân loại nguy cơ dịch bệnh giữa các địa phương dựa trên một số tiêu chí như các phân tích dịch tễ học, tình hình dịch bệnh hiện nay, khả năng ứng phó, đặc điểm dân số, giao thông, có nhiều người nước ngoài đến, có nhiều ca lây nhiễm… Đồng ý phân loại thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nhóm có nguy cơ thấp. Các nhóm này không phải bất biến. Cuộc họp sau sẽ xem lại các nhóm này để điều chỉnh phù hợp. Nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Tĩnh. Thủ tướng nêu rõ, 10 tỉnh, thành phố và 2 đô thị trung tâm nói trên sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4, tùy tình hình cụ thể về lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Cũng có thể trong phiên họp tới, bổ sung một số địa phương vào nhóm này nếu xảy ra tình trạng lây nhiễm. Tuy là nhóm có nguy cơ cao nhưng nhóm này cũng cần quan tâm đến sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giao thông. Với nhóm nguy cơ gồm 15 địa phương là Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, kết hợp thực hiện tốt Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 đến ngày 22/4. Quyết định tiếp theo sẽ được đưa ra vào ngày 22/4 tùy vào tình hình dịch bệnh. Nhóm nguy cơ thấp gồm 36 địa phương còn lại tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 15 của Thủ tướng. Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể việc thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp áp dụng cụ thể trên địa bàn của mình một cách phù hợp, nghiêm túc theo các cấp độ. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố sẽ quyết định cụ thể cơ sở kinh doanh dịch vụ cần đóng cửa; chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ các dự án, công trường, cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu ngừng sản xuất kinh doanh nếu cơ sở không đảm bảo việc phòng lây nhiễm COVID-19. Như vậy, lãnh đạo các địa phương sẽ quyết định đóng cửa các cơ sở kinh doanh chưa cần thiết, kể cả với nhóm nguy cơ và ít nguy cơ. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương căn cứ tình hình thực tiễn quyết định việc có thể kéo dài thực hiện Chỉ thị 16, “nếu thấy rằng cần phải áp dụng mạnh mẽ chuyện này”. Việc thực hiện cách ly xã hội có thể theo quy mô cấp xã, huyện, tùy theo nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn. Thủ tướng yêu cầu các ngành chức năng xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch. Tiếp tục kéo dài chính sách kiểm soát xuất nhập cảnh như hiện nay cho đến 30/4. Xem xét giải quyết cho những người Việt Nam ở nước ngoài có yêu cầu cấp thiết và hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về nước. Duy trì cách ly tập trung bắt buộc đối với người từ nước ngoài vào Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trực tuyến: Học trực tuyến, thanh toán trực tuyến…; khuyến khích cán bộ làm việc tại nhà. Các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu các cơ quan nhà nước quyết định cụ thể việc này để đảm bảo công việc thông suốt, chất lượng, đúng kế hoạch, nhất là những công việc có thời hiệu, thời hạn. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị 15, 16, tránh tình trạng đua xe, tụ tập đông người, không để bất cứ nhóm chống đối nào quậy phá, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm răn đe. Bộ Y tế hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng 63 đội phản ứng nhanh đối với 63 tỉnh, thành phố để khả năng ứng phó kịp thời hơn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất kế hoạch học tập của học sinh, sinh viên trong cả nước và kế hoạch thi cử, báo cáo Thường trực Chính phủ trên tinh thần đảm bảo an toàn cho học sinh. Các cơ quan báo chí, truyền thông cần tiếp tục phổ biến, hướng dẫn người dân những kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ mình và gia đình mình, phản ánh đầy đủ bức tranh của toàn bộ cuộc sống, tránh đưa tin gây tâm lý chủ quan trong nhân dân, vì phía trước chúng ta còn nhiều gian nan, kể cả chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay gói an sinh xã hội với tinh thần cứu trợ như cứu hỏa, không thể để chậm trễ hơn vì người lao động đang rất khó khăn, không vì thủ tục mà kéo dài việc hỗ trợ. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ soạn thảo một chỉ thị mới trình Thủ tướng Chính phủ trên các tinh thần nêu trên. Theo Chinhphu.vn
Danh sách các tỉnh, thành cách ly xã hội đến 22/4
Chiều 15-4, tại cuộc họp giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống COVID-19 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý kiến nghị kéo dài thời gian cách ly xã hội đến 22/4 trong đó có TP.HCM và Hà Nội và 10 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao. Trước đó, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề xuất Chính phủ chia các tỉnh thành làm 3 nhóm để có biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp. - Nhóm nguy cơ cao gồm 12 tỉnh thành: TP HCM, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Tĩnh. - 15 tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ là: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước và Đồng Tháp. Các tỉnh còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp. - Các địa phương còn lại được xếp vào nhóm nguy cơ thấp và không cần thiết tiếp tục cách ly xã hội. Bởi những ngày qua người dân các tỉnh không có nguy cơ lây nhiễm gặp nhiều áp lực, mong muốn được nới lỏng. Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4
Thủ tướng chấp thuận đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia, cách ly xã hội đến ngày 22/4 đối với TP HCM, Hà Nội và 10 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao. "Nhóm tỉnh thành này không phải là bất biến, mà có thể thay đổi. Tuần sau Chính phủ sẽ họp, xem xét lại việc cách ly xã hội có thể kéo dài đến 22/4, hoặc 30/4 tuỳ tình hình thực tế", thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh thành về công tác phòng chống Covid-19, chiều 15/4. Trước đó, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề xuất Chính phủ chia các tỉnh thành làm 3 nhóm để có biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp. Nhóm nguy cơ cao gồm 12 tỉnh thành: TP HCM, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Tĩnh. Các tỉnh này được kiến nghị tiếp tục thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, ít nhất đến ngày 22/4. Sau đó, Ban Chỉ đạo sẽ đánh giá và báo cáo, đề xuất Thủ tướng quyết định. 15 tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ là: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước và Đồng Tháp. Các tỉnh còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp. Đối với 2 nhóm này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng không cần tiếp tục cách ly xã hội, nhưng cần có quy định cụ thể về hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo yêu cầu chống dịch; thực hiện các biện pháp bắt buộc, gồm: hạn chế ra khỏi nhà, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, giữ khoảng cách tiếp xúc với người khác tối thiểu 2 m; cấm tập trung đông người (kể cả các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng); cấm các dịch vụ vui chơi giải trí, tiếp tục đóng cửa các khu du lịch. Tiêu chí xếp loại các tỉnh thành căn cứ vào: đầu mối giao thông, mật độ đi lại; có biên giới; những điểm trước đây tiếp xúc nhiều với người nước ngoài; mật độ dân cư, nhà máy, khu công nghiệp tập trung... và đặc biệt căn cứ vào năng lực ứng phó của chính quyền địa phương khi có ca bệnh; năng lực kiểm soát việc thực hiện các yêu cầu chống dịch từ trước đến nay. Trong khi đó, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị chỉ nên chia các địa phương thành 2 nhóm. Nhóm nguy cơ cao cần áp dụng việc cách ly xã hội đến 22/4 là 12 tỉnh thành gồm: Hải Phòng, TP HCM, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh. Các địa phương còn lại được xếp vào nhóm nguy cơ thấp và không cần thiết tiếp tục cách ly xã hội. Bởi những ngày qua người dân các tỉnh không có nguy cơ lây nhiễm gặp nhiều áp lực, mong muốn được nới lỏng. "Không cần thiết tiếp tục cách ly toàn quốc vì các lực lượng và nhân dân đã có trải nhiệm, kinh nghiệm phòng chống Covid-19. Dù không cách ly xã hội thì người dân vẫn có thể tiếp tục thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang, không tụ tập đông người, hạn chế giao tiếp", ông Dũng nói. Đối với các địa phương còn lại không có nguy cơ cao theo tiêu chí Ban chỉ đạo quốc gia, ông Dũng đề nghị các thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 15. Còn với các địa phương có nguy cơ thấp, ông Dũng cho rằng có thể cho các cửa hàng hoạt động trở lại nhưng việc tụ tập vẫn không quá 10 người, có thể nới dần. 16h, Thủ tướng mời từng bộ ngành báo cáo, nêu quan điểm, sau đó sẽ kết luận. * Tiếp tục cập nhật. Theo Vnexpress
Thông báo 155/TB-VPCP: Kết luận của Thủ tướng về phòng, chống dịch Covid-19
Ngày 15/4/2020, Văn phòng Chính phủ ra Thông báo 155/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Sau khi nghe báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia, của Văn phòng Chính phủ, ý kiến của các Phó Thủ tướng và các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo như sau: - Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương đã thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các Chỉ thị số 15/CT-TTg và 16/CT-TTg, được nhân dân cơ bản ủng hộ và đạt kết quả tốt. - Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng, đòi hỏi cả nước tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Cần thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách trong thời gian ngắn để không phải áp dụng biện pháp phong tỏa trong thời gian dài; tiếp tục quán triệt và thực hiện đầy đủ phương châm chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế, ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Trong một vài ngày qua, tại một số nơi đã có hiện tượng lơi lỏng, tụ tập đông người tại nơi công cộng, mở cửa bán hàng… cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để tiếp tục tái diễn. - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, không lơi lỏng các biện pháp cấp bách phòng chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, nhất là các biện pháp về hạn chế ra đường, không tập trung đông người, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu khi giao tiếp. Tiếp tục khóa chặt không để nguồn lây xâm nhập qua đường nhập cảnh, thực 2 hiện quyết liệt việc phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch trong nước; các trường hợp nhập cảnh phải được cách ly ít nhất 14 ngày theo đúng quy định. Riêng về biện pháp cách ly toàn xã hội, giao Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án về cách ly toàn xã hội sau ngày 15 tháng 4 năm 2020. Giao Ban chỉ đạo quốc gia chỉ đạo cụ thể về thành lập, hoạt động của các Đội công tác tăng cường, thực hiện nhanh việc truy vết, khoanh vùng, dập dịch ở các địa phương. - Người đứng đầu các ngành, các cấp chính quyền, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn và trong phạm vi quản lý. Các địa phương chỉ đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, công trường xây dựng, tăng cường việc bảo hộ an toàn đối với công nhân, người lao động; quan tâm đến đời sống các đối tượng yếu thế. - Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trước khi trình Thủ tướng Chính phủ về phương án tổ chức học, thi của học sinh năm học 2019-2020. - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, đặc biệt công an các địa phương tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho người dân; khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc gây rối trật tự công cộng, đua xe, chống người thi hành công vụ… trong thời gian phòng, chống dịch. - Thủ tướng Chính phủ biểu dương Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập hợp, huy động các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu và kịp thời có các sản phẩm khoa học công nghệ phục vụ hiệu quả công tác truy vết, kiểm soát các ca bệnh, khoanh vùng, dập dịch, dự báo dịch tễ… đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống dịch; biểu dương lực lượng Bộ đội biên phòng đã bám biên từ tết âm lịch đến nay để ngăn chặn dịch từ các nước vào Việt Nam; - Về các kiến nghị của Ban chỉ đạo quốc gia: a) Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thực hiện các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế nguy cơ lây nhiễm qua việc sử dụng tiền mặt. b) Đồng ý triển khai việc tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến. c) Giao Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện và sớm đưa vào sử dụng phần mềm giám sát, truy vết ca bệnh, kiểm soát nguồn lây bệnh, bảo đảm an toàn, không để lộ lọt thông tin cá nhân. d) Đồng ý xuất khẩu khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch theo nguyên tắc bảo đảm đủ cho nhu cầu trong nước (kể cả dự trữ) và chỉ xuất khẩu cho các nước bị ảnh hưởng nặng của dịch bệnh. Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan xử lý nhanh việc này, không để lỡ thời cơ. Xem thêm: >>> Điều kiện, thủ tục để người dân được nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 42 (dự kiến) >>> Cán bộ, công chức không được đăng lên facebook những thông tin sau Cập nhật những tin tức pháp luật về Covid-19: TẠI ĐÂY Xem chi tiết Thông báo tại file đính kèm:
Trong thời gian cách ly xã hội, sếp yêu cầu đi công tác ở tỉnh khác NLĐ có được từ chối?
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà cuộc sống cũng trở nên khó khăn hơn về tài chính. Không ít các phát sinh vấn đề trong quá trình làm việc có thể diễn ra, điển hình như việc bị sếp phân công đi công tác tỉnh trong thời điểm này thì người lao động có quyền từ chối không? Theo chỉ thị 16/CT-TTg sẽ thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh,… Ngày 3/4/2020 Văn phòng Chính phủ có văn bản 2601/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16 Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết: - Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; - Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,… - Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này. Về nguyên tắc: Chỉ thị 16 không phải ngăn sông, cấm chợ” mà chỉ là hạn chế đi lại, tiếp xúc và có sự kiểm soát chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo vệ sinh phòng bệnh... Những đối tượng được phép đi lại, làm việc vẫn được đi lại, làm việc bình thường. Việc NSDLĐ buộc người lao động đi công tác tỉnh không sai về mặt nguyên tắc tuy nhiên phải căn cứ vào tình hình thực tế để giao nhiệm vụ nhằm đảm bảo sự an toàn cho người lao động và thực hiện chỉ đạo của nhà nước. Trường hợp này người lao động có thể trao đổi với người sử dụng lao động về vấn đề này có thể hoãn hoặc trao đổi qua công việc qua phương thức khác, trường hợp nếu NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ hoặc có những quyết định, hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn có thể gửi khiếu nại lần đầu đến công ty yêu cầu giải quyết khiếu nại. Nếu công ty không giải quyết hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì bạn có thể gửi khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội. Tại Hà Nội đã tiến hành xử lý các trường hợp ra đường trong trường hợp không cần thiết: Xem TẠI ĐÂY Trên đây là quan điểm của mình về vấn đề trên, các bạn đóng góp ý kiến nhé!
Ngày 10.4, Sở Tư TP.HCM pháp báo cáo, tham mưu cho UBND TP về việc xử lý đối với các hành vi vi phạm liên quan đến phòng chống dịch Covid-19. Sở Tư pháp cho biết, việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong phòng, chống dịch Covid-19 căn cứ vào Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14.11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch bệnh được quy định tại mục I chương II Nghị định số 176/2013/NĐ-CP (gọi tắt Nghị định 176), cụ thể là ở các điều: 6, 9, 10 và 11. Sở Tư pháp TP.HCM cho rằng, quy định hiện hành về xử phạt hành vi vi phạm về phòng, chống dịch, chưa có quy định xử phạt đối với hành vi cá nhân ra ngoài mà không có lý do chính đáng. Cũng theo Sở Tư pháp TP, vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập một số địa phương xử phạt khi người dân ra ngoài không có lý do chính đáng, cần thiết. Tuy nhiên, qua phản ánh trên báo chí, các địa phương đã áp dụng các điều khoản quy định xử lý các hành vi vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch tại Điều 11 Nghị định số 176 để xử phạt, cụ thể là hành vi “Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế” hoặc hành vi “Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người” để xử phạt người được cho là ra ngoài không có lý do chính đáng, cần thiết, chứ không xử phạt trực tiếp hành vi ra ngoài không có lý do chính đáng, cần thiết. Theo Sở Tư pháp TPHCM, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể xử phạt về hành vi ra ngoài/ra đường không có lý do chính đáng hoặc không cần thiết. Tuy nhiên, việc xử phạt của cơ quan chức năng đối với người “ra ngoài không có lý do chính đáng/cần thiết” thời gian qua là có căn cứ. Theo Sở Tư pháp, các cơ quan này không xử phạt trực tiếp hành vi “ra ngoài không có lý do chính đáng/cần thiết” mà là xử phạt người dân ra ngoài không có lý do chính đáng/cần thiết trong thời gian cách ly xã hội. Bởi điều này cấu thành hành vi "không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế" hoặc hành vi "không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người" được quy định tại Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP. Từ đó, các địa phương đã áp dụng các điều khoản quy định xử lý các hành vi vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch tại Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP để xử phạt những cá nhân có hành vi “ra ngoài không có lý do chính đáng/cần thiết”. Theo Thanh Niên, Dân Trí
Tụ tập ăn nhậu trong nhà những ngày cách ly: Cán bộ có được vào kiểm tra để xử phạt hay không?
Trong thời gian thực hiện cách ly xã hội để phòng chống Covid-19, xuất hiện không ít trường hợp tụ tập nhiều người tại nhà để ăn nhậu, hát hò, gây bức xúc. Với hành vi tụ tập ăn nhậu trong nhà những ngày cách ly thì cán bộ có được vào kiểm tra để xử phạt hay không? Theo Chỉ thị 16, trong thời gian thực hiện cách ly xã hội, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng. Do đó, những trường hợp tụ tập nhiều người để ăn nhậu, dù là tại tư gia, thì cũng vi phạm quy định tại Chỉ thị 16. Theo đó, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính từ 05 đến 10 triệu đồng (điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP). Ngoài ra, nếu việc tổ chức ăn nhậu - không chấp hành biện pháp hạn chế tập trung đông người dẫn đến phát tán, lây lan dịch bệnh, gây hậu quả nghiêm trọng (phát sinh người nhiễm bệnh hoặc phát sinh chi phí của xã hội để cách ly y tế, chữa trị…), người vi phạm có thể sẽ bị xem xét xử lý hình sự. Như vậy, dù là tụ tập ăn nhậu tại gia trong những ngày cách ly xã hội thì cán bộ vẫn có thể kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Hỏa tốc: Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16 về các trường hợp cần thiết ra ngoài khi cách ly xã hội
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2601/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Một số nội dung của Chỉ thị 16 chưa được hiểu và thực hiện thống nhất. Thủ tướng yêu cầu: Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết: - Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; - Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,… - Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này. Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m. Cụ thể như sau: