Các trường hợp phải thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính theo Luật Đất đai 2024
Bản đồ địa chính là gì? Các trường hợp nào phải chỉnh lý bản đồ địa chính? Căn cứ để thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Bản đồ địa chính là gì? Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 2024, bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các đối tượng địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính cấp xã hoặc theo đơn vị hành chính cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Việc đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính là một trong các nội dung thuộc quản lý của nhà nước về đất đai và UBND cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý, quản lý bản đồ địa chính ở địa phương và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai (căn cứ theo khoản 4 Điều 20 và khoản 3 Điều 50 Luật Đất đai 2024). Theo đó, bản đồ địa chính được xem là cơ sở để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Việc đo đạc lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính cấp xã; nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã thì được lập theo đơn vị hành chính cấp huyện. (2) Các trường hợp phải thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính theo Luật Đất đai 2024 Căn cứ theo quy định tại Điều 4 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, bản đồ địa chính được chỉnh lý dựa trên một trong các trường hợp sau: 1- Có sự thay đổi về ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất 2- Có sự thay đổi về các yếu tố liên quan đến nội dung bản đồ địa chính, bao gồm: + Khung bản đồ; + Điểm khống chế tọa độ, độ cao; + Mốc địa giới và đường địa giới đơn vị hành chính các cấp; + Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; + Nhà ở và công trình xây dựng khác; + Địa vật, công trình có ý nghĩa định hướng cao; + Mốc giới quy hoạch; + Chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật; + Ghi chú thuyết minh; + Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao. Như vậy, khi rơi vào các trường hợp kể trên, Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, đối chiếu, thực hiện chỉnh lý biến động bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai và thông báo việc cập nhật, chỉnh lý biến động cho UBND cấp xã. (3) Căn cứ thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính là gì? Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, bản đồ địa chính được chỉnh lý dựa trên một trong các căn cứ sau: - Các loại giấy tờ: + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở + Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; + Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất + Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định về thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực thi hành; + Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của cấp có thẩm quyền; + Các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến thửa đất; + Quyết định của cấp có thẩm quyền về thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới mà hồ sơ địa giới hành chính đã được thiết lập; - Văn bản của cơ quan có chức năng quản lý đất đai các cấp, UBND cấp xã khi phát hiện có sai sót của bản đồ địa chính hoặc phản ánh về ranh giới thửa đất bị thay đổi do sạt lở, sụt đất tự nhiên; - Văn bản về thay đổi chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật; - Văn bản, quyết định của cấp có thẩm quyền có nội dung dẫn đến thay đổi trong chia mảnh và thay đổi số thứ tự mảnh bản đồ địa chính; - Kết quả kiểm tra của Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đối với trường hợp người sử dụng đất có văn bản phản ánh về các sai khác thông tin của thửa đất. Như vậy, khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính phải dựa vào một trong các căn cứ nêu trên, những căn cứ này đảm bảo tính hợp pháp và chính xác của thông tin trên bản đồ địa chính. Điều này không chỉ bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả.
Các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất và mức giảm mới nhất
Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất có hiệu lực từ ngày 01/8/2024. Trong đó có các trường hợp nào được giảm tiền sử dụng đất và mức giảm. Các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất và mức giảm mới nhất Theo Điều 19 Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định về giảm tiền sử dụng đất thì các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất và mức giảm mới nhất như sau: (1) Các trường hợp được giảm 50% tiền sử dụng đất - Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người nghèo, hộ gia đình hoặc cá nhân là người dân tộc thiểu số tại các địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo. - Đất ở cho các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 124 Luật Đất đai 2024 đang công tác tại các xã biên giới, hải đảo hoặc huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng, xây dựng cơ sở lưu giữ tro cốt tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (2) Các trường hợp được giảm 30% tiền sử dụng đất - Đất ở cho các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 124 Luật Đất đai 2024 đang công tác tại các xã biên giới, hải đảo hoặc huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. - Sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng, xây dựng cơ sở lưu giữ tro cốt tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. (3) Các trường hợp được giảm 20% tiền sử dụng đất Sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng, xây dựng cơ sở lưu giữ tro cốt không thuộc các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và khó khăn. (4) Các trường hợp khác Đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công. Như vậy, theo quy định mới nhất hiện nay thì các trường hợp trên sẽ được giảm tiền thuê đất từ 20 - 50% hoặc mức khác theo quy định pháp luật liên quan. Đồng thời, danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư. Đã làm hồ sơ giảm tiền sử dụng đất trước ngày 01/8/2024 thì được giảm theo quy định cũ hay mới? Theo khoản 5 Điều 50 Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định về điều khoản chuyển tiếp đối với tiền sử dụng đất, trong đó có: - Trường hợp người sử dụng đất thuộc đối tượng và đang thực hiện các thủ tục giảm tiền sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng chưa có quyết định giảm tiền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì nay thực hiện giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định 103/2024/NĐ-CP. - Trường hợp mức giảm tại Nghị định 103/2024/NĐ-CP thấp hơn mức giảm mà người sử dụng đất đang làm thủ tục để được giảm thì người sử dụng đất được hưởng mức giảm cao hơn. Như vậy, nếu đã làm hồ sơ giảm tiền sử dụng đất nhưng chưa có quyết định thì sẽ được giảm theo quy định mới, nếu mức giảm theo quy định mới thấp hơn thì đối tượng được giảm sẽ được hưởng mức giảm cũ (mức giảm cao hơn). Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định số tiền sử dụng đất được giảm? Theo khoản 8 Điều 19 Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền tính và quyết định số tiền sử dụng đất được giảm như sau: - Cục trưởng Cục thuế xác định và ban hành quyết định giảm tiền sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài. - Chi cục trưởng Chi cục thuế, Chi cục thuế khu vực xác định và ban hành quyết định giảm tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Như vậy, đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất Việt Nam thì sẽ do Chi cục trưởng Chi cục thuế, Chi cục thuế khu vực xác định và ban hành quyết định số tiền sử dụng đất được giảm, đối với các đối tượng khác thì sẽ do Cục trưởng Cục thuế ban hành và quyết định.
Các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất và phương án thực hiện?
Ngày 16 tháng 5 năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Trong đó, việc các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất được quy đinh như sau. Các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất Bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp về chất lượng, số lượng, khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước dưới đất; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước và yêu cầu bảo vệ nước dưới đất; đánh giá tác động kinh tế - xã hội và môi trường của việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 26 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT theo đó công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải được thiết kế, tính toán phù hợp với đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn, địa hình, chất lượng nước và khả năng giữ, trữ nước của tầng chứa nước được bổ sung nhân tạo. Theo Điều 27 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm - Bổ sung nhân tạo nước dưới đất để phục hồi các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt theo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất đã được phê duyệt; - Bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm gia tăng khả năng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất của tổ chức, cá nhân; - Nghiên cứu khoa học, thử nghiệm giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT phải thực hiện theo phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất chỉ được vận hành chính thức sau khi đánh giá kết quả vận hành thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu về lượng nước, chất lượng nước bổ sung nhân tạo. Việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 27 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT phải lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Thông tư 03/2024/TT-BTNMT về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất trước khi thực hiện. Phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất Theo Điều 28 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT nội dung phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm +Thuyết minh sự cần thiết về nhu cầu bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Mô tả về đặc điểm cấu trúc địa chất thủy văn, chất lượng nước trong tầng chứa nước và đánh giá khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước; + Đánh giá sự phù hợp về số lượng, chất lượng của nguồn nước được sử dụng để bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Thuyết minh giải pháp thiết kế kỹ thuật việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm các nội dung chính: Phương pháp bổ sung nhân tạo (làm ngập, xây dựng đập cát, bồn, bể thấm, lỗ khoan ép, lỗ khoan thu nước, hố đào, hào rãnh kết hợp giếng hấp thu nước và các phương pháp khác); vị trí, quy mô, thông số kỹ thuật của công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất; giải pháp kiểm soát chất lượng nguồn nước trước khi bổ sung nhân tạo và việc giám sát chất lượng nước của tầng chứa nước trong quá trình bổ sung nhân tạo; + Mô tả quy trình vận hành thử nghiệm; + Mô tả quy trình vận hành, quản lý công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất. - Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ Hồ sơ gửi lấy ý kiến về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc bản điện tử qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại khoản 3 Điều 27 của Thông tư 03/2024/TT-BTNMT . Hồ sơ bao gồm: + Văn bản đề nghị cho ý kiến về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT; + Sơ đồ, bản vẽ công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác có liên quan của dự án (nếu có). - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến bằng văn bản về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất gửi tổ chức, cá nhân. Trên đây là một số quy định về bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo Thông tư 03/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất?
Về mặt quy định, pháp luật chia ra 3 trường hợp đối với nội dung chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Trường hợp 1: Chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm các trường hợp được quy định tại Điều 57 của Luật Đất đai 2013: “Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất 1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở; g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp”. Trường hợp 2: Chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT (sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT): “1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm: a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm; c) Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm; d) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; đ) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.” Trường hợp 3: Các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phải xin phép hay thực hiện bất kỳ thủ tục gì với cơ quan Nhà nước. Các trường hợp còn lại ngoài hai trường hợp trên (chỉ cần phù hợp với quy hoạch/ kế hoạch sử dụng đất là được).
Các trường hợp "ĐƯỢC MIỄN" tạm ứng án phí, án phí
Hiện nay, rào cản đầu tiên của người dân khi dấn thân vào một vụ kiện là "TIỀN TẠM ỨNG ÁN PHÍ, ÁN PHÍ". Theo quy định pháp luật hiện hành, đã bổ sung thêm nhiều trường hợp được miến án phí, tạm ứng án phí so với quy định pháp luật trước đây. Trong bài viết này, tôi xin nêu các trường hợp được miễn án phí, lệ phí theo quy định hiện hành: I. Cơ sở pháp lý: Điều 12 - Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. "Điều 12. Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án 1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí: a) Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; b) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; c) Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; d) Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; đ) Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. 2. Những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết này. 3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp." II. Sự thay đổi so với quy định trước đây: So với quy định trước đây, thì đối tượng được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí theo quy định hiện hành đã được mở rộng hơn. Cụ thể như sau: 1. Đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d - khoản 1, Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 so với quy định trước đây (Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009) không có gì thay đổi. 2. Điểm đổi mới thể hiện tại điểm e - khoản 1, Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14: Trước đây chỉ có "cá nhân thuộc hộ nghèo" mới được miễn nộp tạm ứng án phí, án phí; thì hiện nay đã thêm đối tượng là "Trẻ em, cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ". Theo đó, các đối tượng bao gồm: - Trẻ em: là người "dưới 16 tuổi" (theo Điều 1 - Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 ngày 05/4/2016); - Cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo: theo quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; - Người cao tuổi: là người "từ đủ 60 tuổi trở lên" (theo Điều 2 - Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009); - Người khuyết tật: theo Luật Người khuyết tật (Luật này hết hiệu lực một phần do bị bãi bỏ 1 phần bởi văn bản Luật 32/2013/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp); - Người có công với cách mạng: theo khoản 1 - Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi bổ sung số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012; - Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. Thân ái!
Các trường hợp phải thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính theo Luật Đất đai 2024
Bản đồ địa chính là gì? Các trường hợp nào phải chỉnh lý bản đồ địa chính? Căn cứ để thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Bản đồ địa chính là gì? Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 2024, bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các đối tượng địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính cấp xã hoặc theo đơn vị hành chính cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Việc đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính là một trong các nội dung thuộc quản lý của nhà nước về đất đai và UBND cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý, quản lý bản đồ địa chính ở địa phương và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai (căn cứ theo khoản 4 Điều 20 và khoản 3 Điều 50 Luật Đất đai 2024). Theo đó, bản đồ địa chính được xem là cơ sở để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Việc đo đạc lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính cấp xã; nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã thì được lập theo đơn vị hành chính cấp huyện. (2) Các trường hợp phải thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính theo Luật Đất đai 2024 Căn cứ theo quy định tại Điều 4 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, bản đồ địa chính được chỉnh lý dựa trên một trong các trường hợp sau: 1- Có sự thay đổi về ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất 2- Có sự thay đổi về các yếu tố liên quan đến nội dung bản đồ địa chính, bao gồm: + Khung bản đồ; + Điểm khống chế tọa độ, độ cao; + Mốc địa giới và đường địa giới đơn vị hành chính các cấp; + Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; + Nhà ở và công trình xây dựng khác; + Địa vật, công trình có ý nghĩa định hướng cao; + Mốc giới quy hoạch; + Chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật; + Ghi chú thuyết minh; + Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao. Như vậy, khi rơi vào các trường hợp kể trên, Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, đối chiếu, thực hiện chỉnh lý biến động bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai và thông báo việc cập nhật, chỉnh lý biến động cho UBND cấp xã. (3) Căn cứ thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính là gì? Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, bản đồ địa chính được chỉnh lý dựa trên một trong các căn cứ sau: - Các loại giấy tờ: + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở + Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; + Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất + Quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định về thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực thi hành; + Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của cấp có thẩm quyền; + Các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến thửa đất; + Quyết định của cấp có thẩm quyền về thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới mà hồ sơ địa giới hành chính đã được thiết lập; - Văn bản của cơ quan có chức năng quản lý đất đai các cấp, UBND cấp xã khi phát hiện có sai sót của bản đồ địa chính hoặc phản ánh về ranh giới thửa đất bị thay đổi do sạt lở, sụt đất tự nhiên; - Văn bản về thay đổi chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật; - Văn bản, quyết định của cấp có thẩm quyền có nội dung dẫn đến thay đổi trong chia mảnh và thay đổi số thứ tự mảnh bản đồ địa chính; - Kết quả kiểm tra của Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đối với trường hợp người sử dụng đất có văn bản phản ánh về các sai khác thông tin của thửa đất. Như vậy, khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính phải dựa vào một trong các căn cứ nêu trên, những căn cứ này đảm bảo tính hợp pháp và chính xác của thông tin trên bản đồ địa chính. Điều này không chỉ bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả.
Các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất và mức giảm mới nhất
Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất có hiệu lực từ ngày 01/8/2024. Trong đó có các trường hợp nào được giảm tiền sử dụng đất và mức giảm. Các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất và mức giảm mới nhất Theo Điều 19 Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định về giảm tiền sử dụng đất thì các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất và mức giảm mới nhất như sau: (1) Các trường hợp được giảm 50% tiền sử dụng đất - Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người nghèo, hộ gia đình hoặc cá nhân là người dân tộc thiểu số tại các địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo. - Đất ở cho các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 124 Luật Đất đai 2024 đang công tác tại các xã biên giới, hải đảo hoặc huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng, xây dựng cơ sở lưu giữ tro cốt tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (2) Các trường hợp được giảm 30% tiền sử dụng đất - Đất ở cho các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 124 Luật Đất đai 2024 đang công tác tại các xã biên giới, hải đảo hoặc huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. - Sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng, xây dựng cơ sở lưu giữ tro cốt tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. (3) Các trường hợp được giảm 20% tiền sử dụng đất Sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng, xây dựng cơ sở lưu giữ tro cốt không thuộc các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và khó khăn. (4) Các trường hợp khác Đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công. Như vậy, theo quy định mới nhất hiện nay thì các trường hợp trên sẽ được giảm tiền thuê đất từ 20 - 50% hoặc mức khác theo quy định pháp luật liên quan. Đồng thời, danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư. Đã làm hồ sơ giảm tiền sử dụng đất trước ngày 01/8/2024 thì được giảm theo quy định cũ hay mới? Theo khoản 5 Điều 50 Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định về điều khoản chuyển tiếp đối với tiền sử dụng đất, trong đó có: - Trường hợp người sử dụng đất thuộc đối tượng và đang thực hiện các thủ tục giảm tiền sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng chưa có quyết định giảm tiền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì nay thực hiện giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định 103/2024/NĐ-CP. - Trường hợp mức giảm tại Nghị định 103/2024/NĐ-CP thấp hơn mức giảm mà người sử dụng đất đang làm thủ tục để được giảm thì người sử dụng đất được hưởng mức giảm cao hơn. Như vậy, nếu đã làm hồ sơ giảm tiền sử dụng đất nhưng chưa có quyết định thì sẽ được giảm theo quy định mới, nếu mức giảm theo quy định mới thấp hơn thì đối tượng được giảm sẽ được hưởng mức giảm cũ (mức giảm cao hơn). Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định số tiền sử dụng đất được giảm? Theo khoản 8 Điều 19 Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền tính và quyết định số tiền sử dụng đất được giảm như sau: - Cục trưởng Cục thuế xác định và ban hành quyết định giảm tiền sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài. - Chi cục trưởng Chi cục thuế, Chi cục thuế khu vực xác định và ban hành quyết định giảm tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Như vậy, đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất Việt Nam thì sẽ do Chi cục trưởng Chi cục thuế, Chi cục thuế khu vực xác định và ban hành quyết định số tiền sử dụng đất được giảm, đối với các đối tượng khác thì sẽ do Cục trưởng Cục thuế ban hành và quyết định.
Các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất và phương án thực hiện?
Ngày 16 tháng 5 năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Trong đó, việc các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất được quy đinh như sau. Các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất Bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp về chất lượng, số lượng, khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước dưới đất; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước và yêu cầu bảo vệ nước dưới đất; đánh giá tác động kinh tế - xã hội và môi trường của việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 26 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT theo đó công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải được thiết kế, tính toán phù hợp với đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn, địa hình, chất lượng nước và khả năng giữ, trữ nước của tầng chứa nước được bổ sung nhân tạo. Theo Điều 27 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm - Bổ sung nhân tạo nước dưới đất để phục hồi các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt theo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất đã được phê duyệt; - Bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm gia tăng khả năng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất của tổ chức, cá nhân; - Nghiên cứu khoa học, thử nghiệm giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT phải thực hiện theo phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất chỉ được vận hành chính thức sau khi đánh giá kết quả vận hành thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu về lượng nước, chất lượng nước bổ sung nhân tạo. Việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 27 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT phải lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Thông tư 03/2024/TT-BTNMT về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất trước khi thực hiện. Phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất Theo Điều 28 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT nội dung phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm +Thuyết minh sự cần thiết về nhu cầu bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Mô tả về đặc điểm cấu trúc địa chất thủy văn, chất lượng nước trong tầng chứa nước và đánh giá khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước; + Đánh giá sự phù hợp về số lượng, chất lượng của nguồn nước được sử dụng để bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Thuyết minh giải pháp thiết kế kỹ thuật việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm các nội dung chính: Phương pháp bổ sung nhân tạo (làm ngập, xây dựng đập cát, bồn, bể thấm, lỗ khoan ép, lỗ khoan thu nước, hố đào, hào rãnh kết hợp giếng hấp thu nước và các phương pháp khác); vị trí, quy mô, thông số kỹ thuật của công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất; giải pháp kiểm soát chất lượng nguồn nước trước khi bổ sung nhân tạo và việc giám sát chất lượng nước của tầng chứa nước trong quá trình bổ sung nhân tạo; + Mô tả quy trình vận hành thử nghiệm; + Mô tả quy trình vận hành, quản lý công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất. - Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ Hồ sơ gửi lấy ý kiến về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc bản điện tử qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại khoản 3 Điều 27 của Thông tư 03/2024/TT-BTNMT . Hồ sơ bao gồm: + Văn bản đề nghị cho ý kiến về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT; + Sơ đồ, bản vẽ công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác có liên quan của dự án (nếu có). - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến bằng văn bản về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất gửi tổ chức, cá nhân. Trên đây là một số quy định về bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo Thông tư 03/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất?
Về mặt quy định, pháp luật chia ra 3 trường hợp đối với nội dung chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Trường hợp 1: Chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm các trường hợp được quy định tại Điều 57 của Luật Đất đai 2013: “Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất 1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở; g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp”. Trường hợp 2: Chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT (sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT): “1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm: a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm; c) Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm; d) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; đ) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.” Trường hợp 3: Các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phải xin phép hay thực hiện bất kỳ thủ tục gì với cơ quan Nhà nước. Các trường hợp còn lại ngoài hai trường hợp trên (chỉ cần phù hợp với quy hoạch/ kế hoạch sử dụng đất là được).
Các trường hợp "ĐƯỢC MIỄN" tạm ứng án phí, án phí
Hiện nay, rào cản đầu tiên của người dân khi dấn thân vào một vụ kiện là "TIỀN TẠM ỨNG ÁN PHÍ, ÁN PHÍ". Theo quy định pháp luật hiện hành, đã bổ sung thêm nhiều trường hợp được miến án phí, tạm ứng án phí so với quy định pháp luật trước đây. Trong bài viết này, tôi xin nêu các trường hợp được miễn án phí, lệ phí theo quy định hiện hành: I. Cơ sở pháp lý: Điều 12 - Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. "Điều 12. Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án 1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí: a) Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; b) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; c) Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; d) Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; đ) Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. 2. Những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết này. 3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp." II. Sự thay đổi so với quy định trước đây: So với quy định trước đây, thì đối tượng được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí theo quy định hiện hành đã được mở rộng hơn. Cụ thể như sau: 1. Đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d - khoản 1, Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 so với quy định trước đây (Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009) không có gì thay đổi. 2. Điểm đổi mới thể hiện tại điểm e - khoản 1, Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14: Trước đây chỉ có "cá nhân thuộc hộ nghèo" mới được miễn nộp tạm ứng án phí, án phí; thì hiện nay đã thêm đối tượng là "Trẻ em, cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ". Theo đó, các đối tượng bao gồm: - Trẻ em: là người "dưới 16 tuổi" (theo Điều 1 - Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 ngày 05/4/2016); - Cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo: theo quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; - Người cao tuổi: là người "từ đủ 60 tuổi trở lên" (theo Điều 2 - Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009); - Người khuyết tật: theo Luật Người khuyết tật (Luật này hết hiệu lực một phần do bị bãi bỏ 1 phần bởi văn bản Luật 32/2013/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp); - Người có công với cách mạng: theo khoản 1 - Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi bổ sung số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012; - Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. Thân ái!