Cá tháng Tư là ngày gì? Đăng tin sai sự thật trong ngày Cá tháng Tư bị phạt thế nào?
Cá tháng Tư là ngày được nhiều bạn trẻ chờ đón vì đây là ngày nói đùa, ngày vơi bớt áp lực trong cuộc sống. Vậy Cá tháng tư là ngày gì? Liệu những lời nói dối khi nào cũng là trò đùa? 1. Cá tháng Tư là ngày gì? Ngày Cá tháng Tư (trong Tiếng Anh là April Fool’s Day) là ngày 01 tháng 4 dương lịch hàng năm. Vào ngày này mọi người có thể nói dối, thoải mái trêu chọc mọi người mà không sợ bị giận. Ngày Cá tháng Tư năm 2024 rơi vào ngày Thứ hai. Ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc từ nước Pháp. Có nhiều truyền thuyết xung quanh ngày Cá tháng Tư nhưng phổ biến nhất là câu chuyện liên quan đến sự kiện thay đổi lịch mừng năm mới của Pháp. Vào năm 1564, nước Pháp quyết định đổi từ lịch Julius sang dùng lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII ban hành. Theo đó, lịch mừng năm mới chuyển từ tuần cuối cùng của tháng 3 sang ngày mùng 1/1. Tuy nhiên, thời điểm này chưa có nhiều phương tiện truyền tin nên một bộ phận những người dân thôn quê Pháp vẫn ăn mừng năm mới theo hệ thống lịch cũ. Những người tiếp tục kỷ niệm năm mới vào ngày 01.4 bị gọi là “kẻ ngốc” và trở thành trò cười cho thiên hạ. Từ đó, người ta gọi ngày 1/4 là ngày nói dối và cái tên “Cá tháng Tư” chính thức xuất hiện. Khái niệm Cá tháng Tư lần đầu xuất hiện trong các sáng tác của nhà thơ, nhà soạn nhạc người Pháp Eloy d'Amerval. Nhà soạn nhạc đã sử dụng hình ảnh những chú cá để mô tả về tháng Tư - thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Theo nghĩa bóng, Cá tháng Tư còn ám chỉ sự khù khờ, dễ bị đánh lừa. Trò đùa vào ngày 01 tháng 4 dần trở thành truyền thống của Pháp và lan sang các nước khác, trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. 2. Đăng tin sai sự thật trong ngày Cá tháng Tư bị phạt thế nào? Theo quan niệm một số nơi thì trong ngày Cá tháng Tư, tất cả mọi người có thể nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt. Mặc dù, đây được xem là ngày nói dối tuy nhiên khi đăng thông tin sai sự thật, trái quy định pháp luật lên mạng xã hội thì người đăng tải thông tin cũng sẽ bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự và bồi thường dân sự tùy theo tính chất, mức độ lỗi và hậu quả mà hành vi gây ra. Cụ thể: Xử phạt hành chính: Hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng; bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm (Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP) Xử lý hình sự: Hành vi đăng tin sai sự thật, giả mạo trên mạng xã hội làm nhục người khác tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Trường hợp hành vi đăng tin sai sự thật, giả mạo trên mạng xã hội có yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể xử lý hình sự, cụ thể: Thứ nhất, căn cứ theo quy định Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. - Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với 02 người trở lên; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Đối với người đang thi hành công vụ; + Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; + Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. - Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với người có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Làm nạn nhân tự sát. Thứ hai, tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vu khống như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây: + Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; + Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền,… Bồi thường dân sự Trong trường hợp khi có hành vi đăng thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội thì cá nhân, tổ chức bị thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại (Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015) như sau: - Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Phần mềm soạn thảo văn bản pháp luật tự động (PMSL 2014)
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật nước nhà còn nhiều hạn chế, đương cử như: - Tuổi thọ của văn bản luật không cao; - Chính phủ và các Bộ còn nợ văn bản hướng dẫn; - Nhiều văn bản ban hành không phù hợp với thực tiễn; - Còn khá nhiều thiếu sót trong khâu in ấn, đánh máy… Để khắc phục những yếu kém nêu trên một nhóm chuyên gia hàng đầu về Luật học và IT(*) đã nghiên cứu thành công và cho ra đời Phần mềm soạn thảo văn bản pháp luật tự động (PMSL 2014).Theo đó: 1. Ưu điểm của PMSL 2014 - Ban hành văn bản một cách nhanh chóng; - Tránh được các lỗi đánh máy; - Nâng cao tuổi thọ của văn bản luật; - Tự động loại bỏ các điều khoản vi Hiến, trái luật… 2. Cơ chế hoạt động của PMSL 2014 - Phần mềm sẽ lưu trữ toàn bộ các văn bản còn hiệu lực của cơ quan Trung ương; - Tạo sẵn một điều luật gồm ba phần (giả định, quy định, chế tài); trường hợp điều luật thiếu một trong ba phần thì PMSL 2014 sẽ thông báo đỏ, khi đấy người soạn thảo phải nhập lệnh “kc” nếu điều luật không cần phải đủ ba phần. - Việc nhập lệnh sẽ dựa trên yếu tố tích hợp suy nghĩ của não bộ và thông qua ánh mắt truyền vào hàng tỉ chíp điện tử tí hon tụ tại điểm G của PMSL 2014. - Nếu suy nghĩ đó trái với văn bản pháp luật còn hiệu lực có giá trị pháp lý cao hơn thì PMSL 2014 sẽ thông báo “dieu khoan khong phu hop” và chỉ ra trái với quy định hiện hành nào. Khi đó, người soạn thảo phải suy nghĩ lại điều luật đó. - Trong trường hợp nhiều người cùng lúc soạn thảo một điều luật thì tại điểm G của PMSL 2014 sẽ tích hợp toàn bộ và lấy quan điểm đa số. 3. Những hạn chế của PMSL 2014 Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp thế giới xuất hiện Phần mềm soạn thảo văn bản pháp luật tự động nên vẫn còn những hạn chế, như là: - Cùng lúc chỉ tối đa 355 người soạn thảo (trong khi hiện tại số đại biểu Quốc hội nước ta lớn hơn rất nhiều); - Phần quốc hiệu, căn cứ pháp luật ban hành, chữ ký ban hành… không thể nhập tự động thông qua não bộ mà phải đánh máy. Để khắc phục hạn chế nếu trên thì tháng 6 tới PMSL 2014 sẽ đưa ra phiên bản thí nghiệm trước và cố gắng đến cuối năm nay sẽ hoạt động một cách tối ưu nhất. 4. Giá phần mềm PMSL 2014 Dự tính giá của PMSL 2014 lên tới 1.15 tỷ USD, nên trong giai đoạn đầu ngân sách nhà nước chỉ có thể cố gắng mua được 1 bộ dành cho Quốc hội, còn các cơ quan khác vẫn tiếp tục soạn thảo văn bản pháp luật với cơ chế thủ công như hiện nay. Chú thích: (*) Nhóm chuyên gia hàng đầu về Luật học và IT: 86 Giáo sư Luật hàng đầu Việt Nam; 8 Giáo sư Luật của Đại học Harvard và gần 200 chuyên gia IT đến từ 18 Quốc gia trên thế giới đã làm việc hơn 6 năm (từ 14/02/2008). Với thông tin này, chúc các bạn có ngày 1/4 vui vẻ và ý nghĩa!
Cá tháng Tư là ngày gì? Đăng tin sai sự thật trong ngày Cá tháng Tư bị phạt thế nào?
Cá tháng Tư là ngày được nhiều bạn trẻ chờ đón vì đây là ngày nói đùa, ngày vơi bớt áp lực trong cuộc sống. Vậy Cá tháng tư là ngày gì? Liệu những lời nói dối khi nào cũng là trò đùa? 1. Cá tháng Tư là ngày gì? Ngày Cá tháng Tư (trong Tiếng Anh là April Fool’s Day) là ngày 01 tháng 4 dương lịch hàng năm. Vào ngày này mọi người có thể nói dối, thoải mái trêu chọc mọi người mà không sợ bị giận. Ngày Cá tháng Tư năm 2024 rơi vào ngày Thứ hai. Ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc từ nước Pháp. Có nhiều truyền thuyết xung quanh ngày Cá tháng Tư nhưng phổ biến nhất là câu chuyện liên quan đến sự kiện thay đổi lịch mừng năm mới của Pháp. Vào năm 1564, nước Pháp quyết định đổi từ lịch Julius sang dùng lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII ban hành. Theo đó, lịch mừng năm mới chuyển từ tuần cuối cùng của tháng 3 sang ngày mùng 1/1. Tuy nhiên, thời điểm này chưa có nhiều phương tiện truyền tin nên một bộ phận những người dân thôn quê Pháp vẫn ăn mừng năm mới theo hệ thống lịch cũ. Những người tiếp tục kỷ niệm năm mới vào ngày 01.4 bị gọi là “kẻ ngốc” và trở thành trò cười cho thiên hạ. Từ đó, người ta gọi ngày 1/4 là ngày nói dối và cái tên “Cá tháng Tư” chính thức xuất hiện. Khái niệm Cá tháng Tư lần đầu xuất hiện trong các sáng tác của nhà thơ, nhà soạn nhạc người Pháp Eloy d'Amerval. Nhà soạn nhạc đã sử dụng hình ảnh những chú cá để mô tả về tháng Tư - thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Theo nghĩa bóng, Cá tháng Tư còn ám chỉ sự khù khờ, dễ bị đánh lừa. Trò đùa vào ngày 01 tháng 4 dần trở thành truyền thống của Pháp và lan sang các nước khác, trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. 2. Đăng tin sai sự thật trong ngày Cá tháng Tư bị phạt thế nào? Theo quan niệm một số nơi thì trong ngày Cá tháng Tư, tất cả mọi người có thể nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt. Mặc dù, đây được xem là ngày nói dối tuy nhiên khi đăng thông tin sai sự thật, trái quy định pháp luật lên mạng xã hội thì người đăng tải thông tin cũng sẽ bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự và bồi thường dân sự tùy theo tính chất, mức độ lỗi và hậu quả mà hành vi gây ra. Cụ thể: Xử phạt hành chính: Hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng; bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm (Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP) Xử lý hình sự: Hành vi đăng tin sai sự thật, giả mạo trên mạng xã hội làm nhục người khác tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Trường hợp hành vi đăng tin sai sự thật, giả mạo trên mạng xã hội có yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể xử lý hình sự, cụ thể: Thứ nhất, căn cứ theo quy định Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. - Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với 02 người trở lên; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Đối với người đang thi hành công vụ; + Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; + Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. - Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với người có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Làm nạn nhân tự sát. Thứ hai, tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vu khống như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây: + Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; + Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền,… Bồi thường dân sự Trong trường hợp khi có hành vi đăng thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội thì cá nhân, tổ chức bị thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại (Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015) như sau: - Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Phần mềm soạn thảo văn bản pháp luật tự động (PMSL 2014)
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật nước nhà còn nhiều hạn chế, đương cử như: - Tuổi thọ của văn bản luật không cao; - Chính phủ và các Bộ còn nợ văn bản hướng dẫn; - Nhiều văn bản ban hành không phù hợp với thực tiễn; - Còn khá nhiều thiếu sót trong khâu in ấn, đánh máy… Để khắc phục những yếu kém nêu trên một nhóm chuyên gia hàng đầu về Luật học và IT(*) đã nghiên cứu thành công và cho ra đời Phần mềm soạn thảo văn bản pháp luật tự động (PMSL 2014).Theo đó: 1. Ưu điểm của PMSL 2014 - Ban hành văn bản một cách nhanh chóng; - Tránh được các lỗi đánh máy; - Nâng cao tuổi thọ của văn bản luật; - Tự động loại bỏ các điều khoản vi Hiến, trái luật… 2. Cơ chế hoạt động của PMSL 2014 - Phần mềm sẽ lưu trữ toàn bộ các văn bản còn hiệu lực của cơ quan Trung ương; - Tạo sẵn một điều luật gồm ba phần (giả định, quy định, chế tài); trường hợp điều luật thiếu một trong ba phần thì PMSL 2014 sẽ thông báo đỏ, khi đấy người soạn thảo phải nhập lệnh “kc” nếu điều luật không cần phải đủ ba phần. - Việc nhập lệnh sẽ dựa trên yếu tố tích hợp suy nghĩ của não bộ và thông qua ánh mắt truyền vào hàng tỉ chíp điện tử tí hon tụ tại điểm G của PMSL 2014. - Nếu suy nghĩ đó trái với văn bản pháp luật còn hiệu lực có giá trị pháp lý cao hơn thì PMSL 2014 sẽ thông báo “dieu khoan khong phu hop” và chỉ ra trái với quy định hiện hành nào. Khi đó, người soạn thảo phải suy nghĩ lại điều luật đó. - Trong trường hợp nhiều người cùng lúc soạn thảo một điều luật thì tại điểm G của PMSL 2014 sẽ tích hợp toàn bộ và lấy quan điểm đa số. 3. Những hạn chế của PMSL 2014 Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp thế giới xuất hiện Phần mềm soạn thảo văn bản pháp luật tự động nên vẫn còn những hạn chế, như là: - Cùng lúc chỉ tối đa 355 người soạn thảo (trong khi hiện tại số đại biểu Quốc hội nước ta lớn hơn rất nhiều); - Phần quốc hiệu, căn cứ pháp luật ban hành, chữ ký ban hành… không thể nhập tự động thông qua não bộ mà phải đánh máy. Để khắc phục hạn chế nếu trên thì tháng 6 tới PMSL 2014 sẽ đưa ra phiên bản thí nghiệm trước và cố gắng đến cuối năm nay sẽ hoạt động một cách tối ưu nhất. 4. Giá phần mềm PMSL 2014 Dự tính giá của PMSL 2014 lên tới 1.15 tỷ USD, nên trong giai đoạn đầu ngân sách nhà nước chỉ có thể cố gắng mua được 1 bộ dành cho Quốc hội, còn các cơ quan khác vẫn tiếp tục soạn thảo văn bản pháp luật với cơ chế thủ công như hiện nay. Chú thích: (*) Nhóm chuyên gia hàng đầu về Luật học và IT: 86 Giáo sư Luật hàng đầu Việt Nam; 8 Giáo sư Luật của Đại học Harvard và gần 200 chuyên gia IT đến từ 18 Quốc gia trên thế giới đã làm việc hơn 6 năm (từ 14/02/2008). Với thông tin này, chúc các bạn có ngày 1/4 vui vẻ và ý nghĩa!