Ai là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người dân có cá chết hàng loạt?
Ngày 10/5/2016 Báo Tuổi Trẻ online có đưa tin Ngày 9-5, 33 hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và ở xã Long Sơn, TP Vũng Tàu đã cùng đứng đơn chuẩn bị thủ tục kiện 14 doanh nghiệp xả thải làm cá nuôi của họ chết nhiều đợt trong năm 2015 ra tòa. Đại diện 11 tổ chức hành nghề luật sư đã hỗ trợ các thủ tục tiền tố tụng cho người dân. Cá chết nhiều đợt trong năm 2015 khiến nhiều hộ nuôi cá tán gia bại sản. Trong khi đó, một số DN không thừa nhận gây hậu quả và lần lữa trong việc bồi thường thiệt hại. Đáng chú ý, lần này chính quyền đã vào cuộc giúp người dân chuẩn bị đưa vụ việc ra tòa. Khác với vụ Vedan, hơn 1.000 hộ dân kiện một bị đơn là Công ty Vedan, còn vụ kiện này là 33 hộ dân sẽ kiện 14 đồng bị đơn. có những Luật sư tin tưởng rằng: những chứng cứ khoa học về việc các DN gây ô nhiễm và thiệt hại của người nông dân là rõ ràng, có cơ sở. Điều đáng ghi nhận chính là cơ quan chức năng đã đứng ra thu thập chứng cứ một cách khoa học, chặt chẽ và hợp pháp để cung cấp cho hai bên và chứng cứ này có thể hai bên dùng làm bằng chứng trước tòa. Điều 624 Bộ luật dân sự quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi’’. Như vậy, theo quy định trên thì 14 DN có hành vi xả nước thải ô nhiễm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các hộ dân có cá chết. Nhiều luật sư khác cũng tỏ ra bức xúc khi sự việc xảy ra nhiều lần, thiệt hại cho người nuôi cá liên tục nhưng các DN lần lữa việc bồi thường, bất chấp hậu quả xấu đã gây ra khiến người dân càng khốn khổ. Mức độ gây thiệt hại do các DN xả thải ra môi trường được viện xác định là 76,64%. Đồng thời, dựa trên các số liệu đo được cũng như lưu lượng nước thải xả ra của từng DN, Viện tài nguyên và môi trường xác định được cụ thể tỉ lệ “đóng góp” của từng cơ sở. Hầu hết họ cho rằng đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nên không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường hoặc lượng nước thải xả ra không nhiều như viện xác định. Hầu hết các DN đều cho rằng “tỉ lệ 76,64% là hơi quá!” và nếu chi trả tiền cho nông dân thì “chỉ là hỗ trợ chứ không bồi thường”. Sau khi không nhận được sự hợp tác của các DN, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo Sở Tư pháp, Hội Nông dân, Đoàn luật sư cùng vào cuộc để trợ giúp pháp lý, thủ tục cho nông dân. Và chiều 9-5, chính thức 33 hộ dân bị thiệt hại đã ký vào đơn khởi kiện chuẩn bị gửi TAND TP Vũng Tàu. Không chỉ có vậy, ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh và một số tỉnh miền trung khác đều đã đang và sẽ có tình trạng cá chết trắng hàng loạt góp phần làm thiệt hại nhiều hơn cho người dân ở nơi đây, khách du lịch không dám gọi đồ ăn hải sản hay sản lượng xuất khẩu cũng có thể bị giảm sút ..vv. Đặc biệt, vụ việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người dân vô tội, những người chịu mất mát từ sức khỏe, cuộc sống, kinh tế. Nhiều ngư dân đang than khóc vì bây giờ họ không có công ăn việc làm, không dám đánh bắt cá, việc nuôi cá cũng gặp không ít rắc rối và cũng chẳng dám bán hay ăn vì mức độ độc hại đang ở mức độ cảnh báo. Thiết nghĩ! Đây có phải là cái giá phải trả của “công nghiệp hóa – hiện đại hóa”? Hậu quả gánh chịu phải nhắc đến đầu tiên đó chính là môi trường, khi mà Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc đã kết luận: cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh do “môi trường nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc trong môi trường”. Điều này đã làm ảnh hưởng nặng nề, khi mà hiện tượng cá chết chỉ là bề nổi vì còn hàng triệu con cá dưới lòng biển đang chết dần chết mòn vì ô nhiễm thì giờ đây người dân cũng lo lắng cho sức khỏe của chính con người. Theo quy định tại khoản 1 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường 2014, “tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.” Như vậy, tùy tính chất, mức độ vi phạm và các công ty trong khu vực trong kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Bên cạnh đó chắc chắn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp này không được quy định rõ trong Luật Môi trường vì vậy Bộ luật dân sự sẽ được áp dụng. Để người dân được bồi thường, theo quy định tại điểm 5, mục I nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/206 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì “người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhân hợp lệ về các khoản chi phi hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại”. Câu hỏi được đặt ra đó là: có hướng giải quyết nào cho họ? Họ bị ảnh hưởng như vậy thì có được bồi thường? Nếu có, mức bồi thường sẽ là bao nhiêu, và được chi trả dưới hình thức nào?
Nguyên nhân cá chết hàng loạt: không phải do Formosa!
Tình hình là sự kiện cá chết hàng loạt ở miền Trung vẫn chưa hết làm hoang mang dư luận, và đỉnh điểm đó là dân chúng nghi ngờ rằng do Công ty Formosa Vũng Áng (Hà Tĩnh) xả chất thải gây ra. Đến nay, vẫn chưa có kết luận cụ thể và chính xác về nguyên nhân cá chết hàng loạt này. Tạm bỏ qua nguyên nhân do Formosa gây ra, mà thử xem còn nguyên nhân nào khác? Một giả thiết được đặt ra là, có khi nào cá chết vì trời nóng không nhỉ? Mấy hôm nay thời tiết phải nói oi bức kinh khủng, có ngày nhiệt độ lên cao tới hơn 40 độ C, mình đây không dám ra ngoài nắng vì….chịu không nổi. Trời nóng, sẽ làm nước biển nóng lên, nồng độ muối tăng lên cao làm cá chết. Cũng có thể chứ nhỉ? Còn nguyên nhân làm nước biển màu đỏ là gì? Nhiều nhận định rằng có thể là do nguyên nhân thủy triều đỏ, tảo nở hoa hoặc do đất đỏ bị sóng đánh ra biển, tạo thành những vệt nước dài có màu đỏ. Thủy triều đỏ này là một trong những nguyên nhân gây ra cá chết? Trước khi có kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết hàng loạt từ phía cơ quan chức năng thì khuyến cáo các bạn không nên lên án nguyên nhân chính là do Formosa, bởi lời nói đã nói ra rồi không thể rút lại được. Nếu đúng thì không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng nếu sai thì sao? Có thể ảnh hưởng đến tiếng tăm của một công ty lớn, lúc này ai là người chịu trách nhiệm cho việc đưa ra những thông tin xấu, không đúng sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty này, Từ đó dẫn đến nguy cơ Công ty phá sản và hệ quả là hàng trăm công nhân làm việc tại công ty này phải thất nghiệp. Hệ lụy của việc tỷ lệ thất nghiệp như thế nào các bạn biết rồi đấy?
Formosa – những gì từ phát ngôn gây sốc
“Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại". Ngày 25 tháng 4 vừa qua, ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã khuấy đảo dư luận bằng một phát ngôn gây sốc như trên. Rõ ràng đây là một phát ngôn rất khiếm nhã, đầy thách thức và có phần xúc phạm đến toàn bộ người dân Việt Nam. Tuy nhiên, đằng sau phát ngôn gây sốc này là gì? Trong bối cảnh nguyên nhân và thủ phạm của vụ cá chết hàng loạt vừa qua vẫn chưa được làm sáng tỏ, phát ngôn của “ngài” giám đốc đối ngoại đã vô tình nói lên tất cả. Thứ nhất, phát ngôn trên thể hiện ông Chu Xuân Phàm, người đại diện cho công ty Formosa để tiếp báo chí, không hề có một sự tôn trọng đến con người và đất nước Việt Nam. Nhưng nguyên nhân trực tiếp nhất bắt nguồn từ việc nhà nước ta đã quá ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo cho họ tâm lý lộng hành, coi thường đất nước và con người Việt Nam. Thứ hai, một điều hết sức quan trọng, đó là trong bối cảnh hiện nay, khi mà nguyên nhân và thủ phạm vụ việc vẫn chưa được làm sáng tỏ, một người bình thường ở một trạng thái không hề có sự thiên vị về bất cứ bên nào, sẽ hiểu phát ngôn của Formosa như sau: “Hoặc là xây nhà máy, hoặc là bắt tôm bắt cá, như vậy chẳng khác nào xây nhà máy sẽ làm chết tôm cá, như vậy chẳng khác nào Formosa đang “lạy ông tôi ở bụi này”, tức là họ thừa nhận rằng nếu có sự tồn tại của họ thì sẽ không còn tôm cá. Và ngắn gọn hơn, họ thừa nhận rằng chính họ là thủ phạm của vụ cá chết hàng loạt vừa qua.” Thứ ba, công ty Formosa cũng đã không hề xa lạ gì với việc phá hoại môi trường. Năm 1999, Formosa đã hối lộ quan chức để xả ra môi trường khoảng 3000 tấn chất thải thủy ngân ở Sihanoukvile, Cambodia. Một thời gian sau, Formosa cũng đã bị cho rằng là đã cố gắng vận chuyển chất thải sang Nevada, Mỹ. Formosa cũng bị cho là có liên quan hết hàng loạt vụ nổ hóa chất ở Illiopolis. Đáng chú ý nhất là sự kiện công ty Formosa được “vinh dự” nhận giải thưởng Hành tinh đen năm 2009. Tuy, mặc dù với một thành tích phá hoại môi trường và phát ngôn gây sốc như trên của công ty Formosa, chúng ta vẫn sẽ phải chờ vào kết quả điều tra chính thức của Cơ quan có thẩm quyền về kết quả vụ việc.
Cá chết hàng loạt ở miền Trung < ông chủ quán phở bị khởi tố hình sự?
Một câu chuyện không kém phần xôn xao dư luận bên cạnh vụ “ông chủ quán phở bị khởi tố hình sự” đó là câu chuyện cá chết hàng loạt ở miền Trung. Nhưng vụ “ông chủ quán phở bị khởi tố hình sự” đã được giải quyết rồi, trong khi vụ "cá chết hàng loạt ở miền Trung" ảnh hưởng đến nhiều người dân lại chưa được giải quyết. Mọi người nghĩ sao về vấn đề này?
Ai là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người dân có cá chết hàng loạt?
Ngày 10/5/2016 Báo Tuổi Trẻ online có đưa tin Ngày 9-5, 33 hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và ở xã Long Sơn, TP Vũng Tàu đã cùng đứng đơn chuẩn bị thủ tục kiện 14 doanh nghiệp xả thải làm cá nuôi của họ chết nhiều đợt trong năm 2015 ra tòa. Đại diện 11 tổ chức hành nghề luật sư đã hỗ trợ các thủ tục tiền tố tụng cho người dân. Cá chết nhiều đợt trong năm 2015 khiến nhiều hộ nuôi cá tán gia bại sản. Trong khi đó, một số DN không thừa nhận gây hậu quả và lần lữa trong việc bồi thường thiệt hại. Đáng chú ý, lần này chính quyền đã vào cuộc giúp người dân chuẩn bị đưa vụ việc ra tòa. Khác với vụ Vedan, hơn 1.000 hộ dân kiện một bị đơn là Công ty Vedan, còn vụ kiện này là 33 hộ dân sẽ kiện 14 đồng bị đơn. có những Luật sư tin tưởng rằng: những chứng cứ khoa học về việc các DN gây ô nhiễm và thiệt hại của người nông dân là rõ ràng, có cơ sở. Điều đáng ghi nhận chính là cơ quan chức năng đã đứng ra thu thập chứng cứ một cách khoa học, chặt chẽ và hợp pháp để cung cấp cho hai bên và chứng cứ này có thể hai bên dùng làm bằng chứng trước tòa. Điều 624 Bộ luật dân sự quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi’’. Như vậy, theo quy định trên thì 14 DN có hành vi xả nước thải ô nhiễm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các hộ dân có cá chết. Nhiều luật sư khác cũng tỏ ra bức xúc khi sự việc xảy ra nhiều lần, thiệt hại cho người nuôi cá liên tục nhưng các DN lần lữa việc bồi thường, bất chấp hậu quả xấu đã gây ra khiến người dân càng khốn khổ. Mức độ gây thiệt hại do các DN xả thải ra môi trường được viện xác định là 76,64%. Đồng thời, dựa trên các số liệu đo được cũng như lưu lượng nước thải xả ra của từng DN, Viện tài nguyên và môi trường xác định được cụ thể tỉ lệ “đóng góp” của từng cơ sở. Hầu hết họ cho rằng đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nên không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường hoặc lượng nước thải xả ra không nhiều như viện xác định. Hầu hết các DN đều cho rằng “tỉ lệ 76,64% là hơi quá!” và nếu chi trả tiền cho nông dân thì “chỉ là hỗ trợ chứ không bồi thường”. Sau khi không nhận được sự hợp tác của các DN, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo Sở Tư pháp, Hội Nông dân, Đoàn luật sư cùng vào cuộc để trợ giúp pháp lý, thủ tục cho nông dân. Và chiều 9-5, chính thức 33 hộ dân bị thiệt hại đã ký vào đơn khởi kiện chuẩn bị gửi TAND TP Vũng Tàu. Không chỉ có vậy, ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh và một số tỉnh miền trung khác đều đã đang và sẽ có tình trạng cá chết trắng hàng loạt góp phần làm thiệt hại nhiều hơn cho người dân ở nơi đây, khách du lịch không dám gọi đồ ăn hải sản hay sản lượng xuất khẩu cũng có thể bị giảm sút ..vv. Đặc biệt, vụ việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người dân vô tội, những người chịu mất mát từ sức khỏe, cuộc sống, kinh tế. Nhiều ngư dân đang than khóc vì bây giờ họ không có công ăn việc làm, không dám đánh bắt cá, việc nuôi cá cũng gặp không ít rắc rối và cũng chẳng dám bán hay ăn vì mức độ độc hại đang ở mức độ cảnh báo. Thiết nghĩ! Đây có phải là cái giá phải trả của “công nghiệp hóa – hiện đại hóa”? Hậu quả gánh chịu phải nhắc đến đầu tiên đó chính là môi trường, khi mà Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc đã kết luận: cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh do “môi trường nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc trong môi trường”. Điều này đã làm ảnh hưởng nặng nề, khi mà hiện tượng cá chết chỉ là bề nổi vì còn hàng triệu con cá dưới lòng biển đang chết dần chết mòn vì ô nhiễm thì giờ đây người dân cũng lo lắng cho sức khỏe của chính con người. Theo quy định tại khoản 1 Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường 2014, “tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.” Như vậy, tùy tính chất, mức độ vi phạm và các công ty trong khu vực trong kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Bên cạnh đó chắc chắn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp này không được quy định rõ trong Luật Môi trường vì vậy Bộ luật dân sự sẽ được áp dụng. Để người dân được bồi thường, theo quy định tại điểm 5, mục I nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/206 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì “người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhân hợp lệ về các khoản chi phi hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại”. Câu hỏi được đặt ra đó là: có hướng giải quyết nào cho họ? Họ bị ảnh hưởng như vậy thì có được bồi thường? Nếu có, mức bồi thường sẽ là bao nhiêu, và được chi trả dưới hình thức nào?
Nguyên nhân cá chết hàng loạt: không phải do Formosa!
Tình hình là sự kiện cá chết hàng loạt ở miền Trung vẫn chưa hết làm hoang mang dư luận, và đỉnh điểm đó là dân chúng nghi ngờ rằng do Công ty Formosa Vũng Áng (Hà Tĩnh) xả chất thải gây ra. Đến nay, vẫn chưa có kết luận cụ thể và chính xác về nguyên nhân cá chết hàng loạt này. Tạm bỏ qua nguyên nhân do Formosa gây ra, mà thử xem còn nguyên nhân nào khác? Một giả thiết được đặt ra là, có khi nào cá chết vì trời nóng không nhỉ? Mấy hôm nay thời tiết phải nói oi bức kinh khủng, có ngày nhiệt độ lên cao tới hơn 40 độ C, mình đây không dám ra ngoài nắng vì….chịu không nổi. Trời nóng, sẽ làm nước biển nóng lên, nồng độ muối tăng lên cao làm cá chết. Cũng có thể chứ nhỉ? Còn nguyên nhân làm nước biển màu đỏ là gì? Nhiều nhận định rằng có thể là do nguyên nhân thủy triều đỏ, tảo nở hoa hoặc do đất đỏ bị sóng đánh ra biển, tạo thành những vệt nước dài có màu đỏ. Thủy triều đỏ này là một trong những nguyên nhân gây ra cá chết? Trước khi có kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết hàng loạt từ phía cơ quan chức năng thì khuyến cáo các bạn không nên lên án nguyên nhân chính là do Formosa, bởi lời nói đã nói ra rồi không thể rút lại được. Nếu đúng thì không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng nếu sai thì sao? Có thể ảnh hưởng đến tiếng tăm của một công ty lớn, lúc này ai là người chịu trách nhiệm cho việc đưa ra những thông tin xấu, không đúng sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty này, Từ đó dẫn đến nguy cơ Công ty phá sản và hệ quả là hàng trăm công nhân làm việc tại công ty này phải thất nghiệp. Hệ lụy của việc tỷ lệ thất nghiệp như thế nào các bạn biết rồi đấy?
Formosa – những gì từ phát ngôn gây sốc
“Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại". Ngày 25 tháng 4 vừa qua, ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã khuấy đảo dư luận bằng một phát ngôn gây sốc như trên. Rõ ràng đây là một phát ngôn rất khiếm nhã, đầy thách thức và có phần xúc phạm đến toàn bộ người dân Việt Nam. Tuy nhiên, đằng sau phát ngôn gây sốc này là gì? Trong bối cảnh nguyên nhân và thủ phạm của vụ cá chết hàng loạt vừa qua vẫn chưa được làm sáng tỏ, phát ngôn của “ngài” giám đốc đối ngoại đã vô tình nói lên tất cả. Thứ nhất, phát ngôn trên thể hiện ông Chu Xuân Phàm, người đại diện cho công ty Formosa để tiếp báo chí, không hề có một sự tôn trọng đến con người và đất nước Việt Nam. Nhưng nguyên nhân trực tiếp nhất bắt nguồn từ việc nhà nước ta đã quá ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo cho họ tâm lý lộng hành, coi thường đất nước và con người Việt Nam. Thứ hai, một điều hết sức quan trọng, đó là trong bối cảnh hiện nay, khi mà nguyên nhân và thủ phạm vụ việc vẫn chưa được làm sáng tỏ, một người bình thường ở một trạng thái không hề có sự thiên vị về bất cứ bên nào, sẽ hiểu phát ngôn của Formosa như sau: “Hoặc là xây nhà máy, hoặc là bắt tôm bắt cá, như vậy chẳng khác nào xây nhà máy sẽ làm chết tôm cá, như vậy chẳng khác nào Formosa đang “lạy ông tôi ở bụi này”, tức là họ thừa nhận rằng nếu có sự tồn tại của họ thì sẽ không còn tôm cá. Và ngắn gọn hơn, họ thừa nhận rằng chính họ là thủ phạm của vụ cá chết hàng loạt vừa qua.” Thứ ba, công ty Formosa cũng đã không hề xa lạ gì với việc phá hoại môi trường. Năm 1999, Formosa đã hối lộ quan chức để xả ra môi trường khoảng 3000 tấn chất thải thủy ngân ở Sihanoukvile, Cambodia. Một thời gian sau, Formosa cũng đã bị cho rằng là đã cố gắng vận chuyển chất thải sang Nevada, Mỹ. Formosa cũng bị cho là có liên quan hết hàng loạt vụ nổ hóa chất ở Illiopolis. Đáng chú ý nhất là sự kiện công ty Formosa được “vinh dự” nhận giải thưởng Hành tinh đen năm 2009. Tuy, mặc dù với một thành tích phá hoại môi trường và phát ngôn gây sốc như trên của công ty Formosa, chúng ta vẫn sẽ phải chờ vào kết quả điều tra chính thức của Cơ quan có thẩm quyền về kết quả vụ việc.
Cá chết hàng loạt ở miền Trung < ông chủ quán phở bị khởi tố hình sự?
Một câu chuyện không kém phần xôn xao dư luận bên cạnh vụ “ông chủ quán phở bị khởi tố hình sự” đó là câu chuyện cá chết hàng loạt ở miền Trung. Nhưng vụ “ông chủ quán phở bị khởi tố hình sự” đã được giải quyết rồi, trong khi vụ "cá chết hàng loạt ở miền Trung" ảnh hưởng đến nhiều người dân lại chưa được giải quyết. Mọi người nghĩ sao về vấn đề này?