Tổ chức cuộc thi sắc đẹp chưa được cấp phép có thể bị thu hồi danh hiệu, hủy kết quả
Vừa qua, trên các diễn đàn đều đăng tải các thông tin về vụ việc cuộc thi hoa hậu chuyển giới, cụ thể Thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết "Đại sứ Hoàn mỹ năm 2023" là hoạt động thi người đẹp chưa được sự chấp thuận của cơ quan chức năng. Vậy một cuộc thi về người đẹp, người mẫu phải đảm bảo các điều kiện gì? Có mấy hình thức tổ chức cuộc thi sắc đẹp? Căn cứ theo quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn tại Điều 14 nêu rõ 03 hình thức tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu bao gồm: - Cuộc thi dành cho tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 15 . - Cuộc thi khác không thuộc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 14, thực hiện quy định tại Điều 16 Nghị định 144/2020/NĐ-CP. - Cuộc thi không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm. Theo đó, cuộc thi sắc đẹp không thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan và tổ chức, thì phải thực hiện xin cấp phép tổ chức theo quy định pháp luật. Điều kiện, thủ tục tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu là gì? - Điều kiện tổ chức cuộc thi: + Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật; + Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật; + Có văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc thi. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan trực thuộc thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm bảo đảm hoạt động tổ chức cuộc thi trên địa bàn đúng quy định của pháp luật. Theo đó, thay vì phải được Cục nghệ thuật biểu diễn cấp phép như trước (Nghị định 79/2012/NĐ-CP hết hiệu lực từ ngày 01/02/2021) thì các cuộc thi hoa hậu chỉ cần UBND cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc thi cấp phép là đủ điều kiện. Đây được xem là một quy định “cởi trói” cho các cuộc thi hoa hậu nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân. - Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục: (1) Văn bản đề nghị tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục); Mẫu số 07 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/11/M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2007.docx (2) Đề án tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 08). Mẫu số 08 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/11/M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2008.docx Tổ chức cuộc thi sắc đẹp không xin phép cơ quan chức năng có thể bị gì? Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 17 yêu cầu thu hồi danh hiệu, giải thưởng bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan khi phát hiện một trong các trường hợp sau: - Cá nhân đạt danh hiệu, giải thưởng vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định này; - Danh hiệu, giải thưởng được trao tại cuộc thi, liên hoan không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo. Tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan thu hồi danh hiệu, giải thưởng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp việc thu hồi không được thực hiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quyết định hủy kết quả cuộc thi, liên hoan sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản yêu cầu thu hồi và đăng tải thông tin hủy kết quả cuộc thi, liên hoan trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức cuộc thi người đẹp không có giấy phép bị xử lý thế nào? Theo Khoản 5 Điều 12 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, người tổ chức cuộc thi người đẹp và người mẫu mà không có văn bản chấp thuận, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 25 - 30 triệu đồng. Đối với tổ chức, mức xử phạt hành chính với hành vi này là gấp đôi, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP. Ngoài ra, cá nhân và tổ chức vi phạm còn có thể bị đình chỉ hoạt động tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu từ 6 đến 12 tháng, đồng thời nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm mà có.
Gỡ bỏ các cuộc thi hoa hậu trên không gian mạng có vi phạm
Gần đây, không ít các cuộc thi hoa hậu nổi lên rất nhanh, từ các giải địa phương cho đến các cuộc thi hoa hậu, người mẫu tầm cỡ. Trong số đó, không ít các cuộc thi được tổ chức hoạt động mà không được sự cấp phép, quản lý từ cơ quan có thẩm quyền. Các cuộc thi người mẫu được tổ chức với số lượng lớn, có dấu hiệu lệch chuẩn, hiện tượng vi phạm quy định về phổ biến phim, nhất là phổ biến phim trên không gian mạng diễn ra khá phổ biến nhưng chưa được phát hiện, xử lý kịp thời. Thì mới đây Bộ trưởng BVHTTDL ban hành Chỉ thị 274/CT-BVHTTDL, ngày 23/9/2022 qua đó yêu cầu Cục Điện ảnh và các cơ quan chuyên ngành quản lý chặt chẽ vấn đề trên. Đẩy mạnh công tác quản lý tổ chức thi sắc đẹp Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định 144/2020/NĐ-CP về hoạt động nghệ thuật biểu diễn và các quy định pháp luật có liên quan, trong đó: Chú trọng việc tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ được phân cấp theo quy định của pháp luật trong chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi người đẹp, người mẫu. Đồng thời tăng cường kiểm tra, theo dõi việc tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu diễn ra nhiều vòng ở nhiều địa phương và ở những địa phương có nhiều cuộc thi. Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị, địa phương trong quá trình tổ chức hoạt động chuyên môn; thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Đặc biệt chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời (triển khai giải pháp nghiệp vụ, kỹ thuật để gỡ bỏ, ngăn chặn…) đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi người đẹp, người mẫu trên không gian mạng có vi phạm. Nghiêm cấm một số hành vi tại cuộc thi sắc đẹp Khi tổ chức các cuộc thi sắc đẹp, người mẫu hoặc các cuộc thi biểu diễn nghệ thuật khác thì tổ chức và người tham gia cuộc thi phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về biểu diễn. Theo đó, tại Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP nghiêm cấm các tổ chức biểu diễn nghệ thuật có hành vi: - Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước CHXHCNVN; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. - Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại. - Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội. Thu hồi kết quả cuộc thi sắc đẹp Trường hợp các tổ chức cuộc thi sắc đẹp có xảy ra vi phạm pháp luật, bao gồm cả sau thời gian trao giải thì căn cứ Điều 18 Nghị định 144/2020/NĐ-CP thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu như sau: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thu hồi danh hiệu, giải thưởng bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan khi phát hiện một trong các trường hợp sau: - Cá nhân đạt danh hiệu, giải thưởng vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật. - Danh hiệu, giải thưởng được trao tại cuộc thi, liên hoan không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo. Tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan thu hồi danh hiệu, giải thưởng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng. Trường hợp việc thu hồi không được thực hiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hủy kết quả cuộc thi, liên hoan sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản yêu cầu thu hồi và đăng tải thông tin hủy kết quả cuộc thi, liên hoan trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, theo Chỉ thị mới nhất các cuộc thi biểu diễn sắc đẹp cần chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về hoạt động cấp phép và nội dung thực hiện đúng như cam kết. Trường hợp, có vi phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thu hồi danh hiệu và kết quả cuộc thi, ngoài ra gỡ bỏ các video, hình ảnh trên không gian mạng nhằm ngăn chặn xử lý kịp thời.
Tổ chức cuộc thi sắc đẹp chưa được cấp phép có thể bị thu hồi danh hiệu, hủy kết quả
Vừa qua, trên các diễn đàn đều đăng tải các thông tin về vụ việc cuộc thi hoa hậu chuyển giới, cụ thể Thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết "Đại sứ Hoàn mỹ năm 2023" là hoạt động thi người đẹp chưa được sự chấp thuận của cơ quan chức năng. Vậy một cuộc thi về người đẹp, người mẫu phải đảm bảo các điều kiện gì? Có mấy hình thức tổ chức cuộc thi sắc đẹp? Căn cứ theo quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn tại Điều 14 nêu rõ 03 hình thức tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu bao gồm: - Cuộc thi dành cho tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 15 . - Cuộc thi khác không thuộc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 14, thực hiện quy định tại Điều 16 Nghị định 144/2020/NĐ-CP. - Cuộc thi không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm. Theo đó, cuộc thi sắc đẹp không thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan và tổ chức, thì phải thực hiện xin cấp phép tổ chức theo quy định pháp luật. Điều kiện, thủ tục tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu là gì? - Điều kiện tổ chức cuộc thi: + Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật; + Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật; + Có văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc thi. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan trực thuộc thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm bảo đảm hoạt động tổ chức cuộc thi trên địa bàn đúng quy định của pháp luật. Theo đó, thay vì phải được Cục nghệ thuật biểu diễn cấp phép như trước (Nghị định 79/2012/NĐ-CP hết hiệu lực từ ngày 01/02/2021) thì các cuộc thi hoa hậu chỉ cần UBND cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc thi cấp phép là đủ điều kiện. Đây được xem là một quy định “cởi trói” cho các cuộc thi hoa hậu nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân. - Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục: (1) Văn bản đề nghị tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục); Mẫu số 07 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/11/M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2007.docx (2) Đề án tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 08). Mẫu số 08 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/11/M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2008.docx Tổ chức cuộc thi sắc đẹp không xin phép cơ quan chức năng có thể bị gì? Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 17 yêu cầu thu hồi danh hiệu, giải thưởng bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan khi phát hiện một trong các trường hợp sau: - Cá nhân đạt danh hiệu, giải thưởng vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định này; - Danh hiệu, giải thưởng được trao tại cuộc thi, liên hoan không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo. Tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan thu hồi danh hiệu, giải thưởng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp việc thu hồi không được thực hiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quyết định hủy kết quả cuộc thi, liên hoan sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản yêu cầu thu hồi và đăng tải thông tin hủy kết quả cuộc thi, liên hoan trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức cuộc thi người đẹp không có giấy phép bị xử lý thế nào? Theo Khoản 5 Điều 12 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, người tổ chức cuộc thi người đẹp và người mẫu mà không có văn bản chấp thuận, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 25 - 30 triệu đồng. Đối với tổ chức, mức xử phạt hành chính với hành vi này là gấp đôi, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP. Ngoài ra, cá nhân và tổ chức vi phạm còn có thể bị đình chỉ hoạt động tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu từ 6 đến 12 tháng, đồng thời nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm mà có.
Gỡ bỏ các cuộc thi hoa hậu trên không gian mạng có vi phạm
Gần đây, không ít các cuộc thi hoa hậu nổi lên rất nhanh, từ các giải địa phương cho đến các cuộc thi hoa hậu, người mẫu tầm cỡ. Trong số đó, không ít các cuộc thi được tổ chức hoạt động mà không được sự cấp phép, quản lý từ cơ quan có thẩm quyền. Các cuộc thi người mẫu được tổ chức với số lượng lớn, có dấu hiệu lệch chuẩn, hiện tượng vi phạm quy định về phổ biến phim, nhất là phổ biến phim trên không gian mạng diễn ra khá phổ biến nhưng chưa được phát hiện, xử lý kịp thời. Thì mới đây Bộ trưởng BVHTTDL ban hành Chỉ thị 274/CT-BVHTTDL, ngày 23/9/2022 qua đó yêu cầu Cục Điện ảnh và các cơ quan chuyên ngành quản lý chặt chẽ vấn đề trên. Đẩy mạnh công tác quản lý tổ chức thi sắc đẹp Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định 144/2020/NĐ-CP về hoạt động nghệ thuật biểu diễn và các quy định pháp luật có liên quan, trong đó: Chú trọng việc tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ được phân cấp theo quy định của pháp luật trong chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi người đẹp, người mẫu. Đồng thời tăng cường kiểm tra, theo dõi việc tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu diễn ra nhiều vòng ở nhiều địa phương và ở những địa phương có nhiều cuộc thi. Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị, địa phương trong quá trình tổ chức hoạt động chuyên môn; thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Đặc biệt chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời (triển khai giải pháp nghiệp vụ, kỹ thuật để gỡ bỏ, ngăn chặn…) đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi người đẹp, người mẫu trên không gian mạng có vi phạm. Nghiêm cấm một số hành vi tại cuộc thi sắc đẹp Khi tổ chức các cuộc thi sắc đẹp, người mẫu hoặc các cuộc thi biểu diễn nghệ thuật khác thì tổ chức và người tham gia cuộc thi phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về biểu diễn. Theo đó, tại Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP nghiêm cấm các tổ chức biểu diễn nghệ thuật có hành vi: - Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước CHXHCNVN; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. - Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại. - Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội. Thu hồi kết quả cuộc thi sắc đẹp Trường hợp các tổ chức cuộc thi sắc đẹp có xảy ra vi phạm pháp luật, bao gồm cả sau thời gian trao giải thì căn cứ Điều 18 Nghị định 144/2020/NĐ-CP thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu như sau: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thu hồi danh hiệu, giải thưởng bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan khi phát hiện một trong các trường hợp sau: - Cá nhân đạt danh hiệu, giải thưởng vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật. - Danh hiệu, giải thưởng được trao tại cuộc thi, liên hoan không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo. Tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan thu hồi danh hiệu, giải thưởng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng. Trường hợp việc thu hồi không được thực hiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hủy kết quả cuộc thi, liên hoan sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản yêu cầu thu hồi và đăng tải thông tin hủy kết quả cuộc thi, liên hoan trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, theo Chỉ thị mới nhất các cuộc thi biểu diễn sắc đẹp cần chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về hoạt động cấp phép và nội dung thực hiện đúng như cam kết. Trường hợp, có vi phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thu hồi danh hiệu và kết quả cuộc thi, ngoài ra gỡ bỏ các video, hình ảnh trên không gian mạng nhằm ngăn chặn xử lý kịp thời.