Đáp án Kỳ 7 cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024
Kỳ thi thứ 7 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024 kỳ thi thứ 7 năm 2024 sẽ bắt đầu từ ngày 12/09/2024 đến hết ngày 11/10/2024. Sau đây là đáp án của kỳ 7. Đáp án Kỳ 7 cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024 Câu 1: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ là bao nhiêu? Đến hết 27 tuổi. Câu 2: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại địa điểm nào? Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức. Câu 3: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, sau khi Hội đồng khám sức khỏe tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ vào trong Quân đội nhân dân, kết quả phân loại sức khỏe phải được niêm yết công khai tại đâu? Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức. Câu 4: Theo Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị? 15 ngày. Câu 5: Theo pháp luật hiện hành, cùng với biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự, mức xử phạt hành chính cao nhất đối công dân có hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là bao nhiêu tiền? Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Câu 6: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là bao lâu? 24 tháng. Câu 7: Chế độ, chính sách dành cho thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ được quy định như thế nào theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015? - Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm. - Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí. - Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật. Câu 8: Theo pháp luật hiện hành, đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng, cá nhân bị xử phạt ở mức nào? Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Câu 9: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ là? Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Câu 10: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, đối tượng công dân nam đăng ký nghĩa vụ quân sự ở độ tuổi nào? Đủ 17 tuổi trở lên. Đáp án mang tính chất tham khảo. Những đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự? Theo Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: - Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. - Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định trên, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Như vậy, nếu thuộc một trong các đối tượng theo quy định trên thì sẽ không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên chỉ bị giới hạn trong thời hạn công dân bị áp dụng các biện pháp đó, sau khi hết thời hạn thì công dân vẫn được đăng ký nghĩa vụ như bình thường. Khi nào công dân sẽ bị đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự? Theo Điều 19 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: - Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp sau đây: + Chết; + Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị; + Công dân thuộc các trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự và miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có xác nhận của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có công dân đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định. Như vậy, công dân sẽ bị đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự khi người đó chết, hết tuổi phục vụ ngạch dự bị hoặc không được đăng ký, miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Đáp án 20 câu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động tuần 3
Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động được tổ chức cho Đoàn viên, CNVCLĐ, cán bộ công đoàn đang sinh sống, làm việc trong nước và người lao động Việt Nam lao động, học tập tại nước ngoài. Đáp án 20 câu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động tuần 3 Thực hiện Hướng dẫn 02/HD-TLĐ ngày 22/12/2023 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028, Kế hoạch 17/KH-TLĐ https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/17KH-KN-95-nam-C%C4%90VN-(1).pdf ngày 05/02/2024 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929- 28/7/2024), Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động. Tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động bắt đầu từ ngày 26/5/2024 đến ngày 02/6/2024. Dưới đây là trọn bộ đáp án 20 câu Tuần 3 của cuộc thi: Câu 1: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) công đoàn cơ sở doanh nghiệp, đơn vị ngoài khu vực nhà nước tham gia với người sử dụng lao động ban hành, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở? C. Ít nhất 85% Câu 2: Bài hát nào sau đây được chọn là bài ca truyền thống của Công đoàn Việt Nam? A. Hãy hát lên bài ca công đoàn, nhạc và lời Lê Tú Anh Câu 3: Hiện nay, những đồng chí nào đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam? C. Cả 2 đáp án trên Câu 4: Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mấy nhất trí lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ, làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam? B. Lần thứ V Câu 5: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết định số lượng Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII là bao nhiêu ủy viên và tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn đã bầu bao nhiêu ủy viên? C. Số lượng 31 ủy viên, đã bầu 28 ủy viên. Câu 6: Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng bằng bao nhiêu phần trăm (%) tiền lương? B. 1% Câu 7: “Công đoàn phải giúp cho mỗi đoàn viên, người lao động nhận thức sâu sắc hơn về Đảng, về chế độ, về giai cấp, về tổ chức công đoàn, trách nhiệm công dân, không ngừng nỗ lực trong học tập, lao động, công tác, tích cực tham gia các phong trào thi đua,... để đóng góp cho sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và đất nước; từ đó nâng cao thu nhập, đời sống của mình và gia đình”. Câu nói này của ai, trong bối cảnh nào? Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Câu 8: Đại hội nào quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam? Đại hội VI Câu 9: Hiện nay, đồng chí nào làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam? Đồng chí Nguyễn Đình Khang Câu 10: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ? B. 55% Câu 11: Những nội dung nào sau đây được quyết nghị tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam? Cả 3 phương án trên Câu 12: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định Công đoàn Việt Nam là: Tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động. Câu 13: Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đề ra bao nhiêu nhóm chỉ tiêu hàng năm, bao nhiêu nhóm chỉ tiêu nhiệm kỳ? 7 nhóm chỉ tiêu hàng năm, 3 nhóm chỉ tiêu nhiệm kỳ Câu 14: Mục tiêu “Đến năm 2045: Hầu hết người lao động tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn Việt Nam; 99% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể” thuộc văn bản nào sau đây? Nghị quyết 02-NQ/TW về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Câu 15: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 2023-2028, có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) số vụ việc về lao động khởi kiện tại tòa án được công đoàn hỗ trợ, tham gia tố tụng bảo vệ khi đoàn viên có yêu cầu? 90% trở lên Câu 16: Tổ chức Công đoàn Việt Nam có mấy cấp? 4 Câu 17: Chỉ tiêu phấn đấu đến hết nhiệm kỳ 2023-2028, có bao nhiêu phần trăm (%) doanh nghiệp có 25 lao động trở lên thành lập tổ chức công đoàn cơ sở? 100% Câu 18: “Trong cuộc kháng chiến của dân tộc, giai cấp công nhân ta đã góp phần quan trọng và đã có những thành tích vẻ vang, từ nay giai cấp công nhân ta phải là người lãnh đạo. Vì vậy, mọi nam, nữ công nhân phải cố gắng học tập tiến bộ, phải cố gắng xung phong làm kiểu mẫu trong mọi việc để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của giai cấp mình…". Anh/chị cho biết bối cảnh, thời gian nội dung/câu nói này của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Thư gửi Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I khai mạc vào sáng ngày 1/1/1950 Câu 19: Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XIII có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? 11 chương, 45 điều Câu 20: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ, cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, thành lập tổ chức cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ bao nhiêu lao động trở lên? 25 lao động Nguồn tài chính công đoàn có từ nguồn thu nào? Theo Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây: - Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; - Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; - Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ; - Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Như vậy, nguồn thu chính của tài chính công đoàn sẽ từ đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn và ngân sách nhà nước. Giải quyết tranh chấp về công đoàn được thực hiện theo trình tự nào? Theo Điều 30 Luật Công đoàn 2012 quy định khi phát sinh tranh chấp về quyền công đoàn giữa đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức công đoàn với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định sau đây: - Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong quan hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động; - Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong các quan hệ khác thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật tương ứng có liên quan; - Tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đối với Công đoàn thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. Như vậy, tranh chấp trong quan hệ lao động thì sẽ giải quyết theo pháp luật lao động, các quan hệ khác thì giải quyết theo pháp luật tương ứng có liên quan. Ngoài ra, những tranh chấp thực hiện trách nhiệm giữa NSDLĐ và Công đoàn thì có thể giải quyết tại cơ quan nhà nước hoặc Toà án.
(Kỳ 3) Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân 2024
Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân 2024 kỳ 3 diễn ra từ ngày 12/05/2024 đến hết ngày 11/6/2024 Click vào hình để vào cuộc thi (1) Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân 2024 là gì? Căn cứ Quyết định 1371/QĐ-TTg và Kế hoạch 3889/KH-BQP, thực hiện Kế hoạch 270/KH-BQĐ ngày 01/3/2024 của Báo Quân đội nhân dân (QĐND) về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân” năm 2024. Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân được tổ chức trên phạm vi toàn quốc. Đơn vị tổ chức: Vụ Pháp chế/BQP và Báo Quân đội nhân dân đồng tổ chức. Đối tượng dự thi: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên và công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài. Nội dung thi sẽ bao gồm: Tìm hiểu hệ thống luật pháp; các bộ luật; các văn bản hướng dẫn thi hành luật, quy định của pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người tham gia dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên bộ câu hỏi được thiết kế sẵn trong thời gian tối đa 30 phút/01 lần thi, gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm và 01 bài viết phân tích, cảm nhận về một vấn đề pháp luật trong cuộc sống không quá 500 từ. Vào đường link sau đây để dự thi: https://tracnghiem.qdnd.vn/ hoặc click vào hình của bài viết ở bên trên. Lưu ý: thí sinh phải đăng nhập tài khoản để thi. Nếu chưa có tài khoản, thí sinh phải đăng ký. Mỗi tài khoản được 2 lượt thi/kỳ (2) Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân 2024 (Kỳ 3) A. TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, người nghiện ma túy là: D. Người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. Câu 2: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, cai nghiện ma túy là? D. Là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này. Câu 3: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, nội dung quản lý sau cai nghiện ma túy bao gồm? A. Lập danh sách người bị quản lý sau cai nghiện ma túy. Câu 4: Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, chất gây nghiện là gì? D. Là hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy. Câu 5: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có quyền nào sau đây? C. Được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật. Câu 6: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 về cây có chứa chất ma túy, quy định nào sau đây là đúng và đầy đủ? A. Cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định. Câu 7: Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là bao lâu kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định quản lý? D. 24 tháng. Câu 8: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xét nghiệm dương tính của người cư trú tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ra quyết định và tổ chức quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú tại địa phương? B. 03 ngày. Câu 9: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định, người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú trong thời hạn bao lâu kể từ ngày chấp hành xong quyết định? D. 24 tháng. Câu 10: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do cơ quan, tổ chức, cá nhân nào quyết định? A. Do gia đình quyết định. B. TỰ LUẬN. Câu hỏi: Có quan điểm cho rằng: “Tệ nạn ma túy đã làm suy đồi đạo đức của con người”. Trình bày suy nghĩ của bạn về quan điểm này? >> Gợi ý trả lời: - Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Tệ nạn ma túy đã làm suy đồi đạo đức của con người". Khi bị nghiện, họ sẵn sàng làm mọi việc miễn là có tiền, có ma tuý, thậm chí giết người, cướp của. Ở trẻ em, các hành vi chưa mang tính chất nghiêm trọng, nhưng cũng xuất hiện những mầm mống của tội phạm như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo… - Đặc biệt người sử dụng ma túy thường mất kiểm soát về hành vi, ý thức của họ, và do mâu thuẫn về quyền lợi, nên họ luôn chống lại người thân trong gia đình, họ hay gây gổ, cáu gắt, lừa dối, dẫn đến tình cảm sứt mẻ, xung đột trong gia đình ngày càng tăng. Có người nghiện đã đánh lại cha mẹ, hành hạ vợ con, gây tội ác với bà con lối xóm, xã hội... gây mất trật tự an toàn xã hội.... Lưu ý: Đây chỉ là câu trả lời mang tính chất tham khảo (3) Thể lệ giải thưởng Giải thưởng bao gồm Giấy chứng nhận và tiền thưởng. * Giải kỳ: Giải Nhất kỳ: 5.000.000 đồng, Giải Nhì kỳ: 3.000.000 đồng, Giải Ba kỳ: 2.000.000 đồng, Giải Khuyến khích kỳ: 1.000.000 đồng * Giải thưởng năm - Giải cá nhân: Giải Nhất năm: 10.000.000 đồng, Giải Nhì năm: 7.000.000 đồng, Giải Ba năm: 5.000.000 đồng, Giải Khuyến khích năm: 2.000.000 đồng - Giải tập thể: Giải Nhất năm: 15.000.000 đồng, Giải Nhì năm: 10.000.000 đồng, Giải Ba năm: 7.000.000 đồng, Giải Khuyến khích năm: 5.000.000 đồng.
Trọn bộ đáp án cuộc thi trắc nghiệm Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Đợt 2 năm 2024
Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn năm 2024 đã bước vào đợt 2. Dưới đây là trọn bộ đáp án cuộc thi dành cho giáo viên, học sinh THCS, THPT và học sinh Tiểu học. 1) Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Đợt 2 năm 2024 dành cho giáo viên? Câu 1: Lê Quý Đôn không phải là nhà chính trị. nhà truyền giáo nhà ngoại giao. nhà văn hóa Câu 2: Nhận định nào dưới đây không phải của Lê Quý Đôn? Nhân bất học bất tri lý Phi công bất phú. Phi thương bất hoạt. Phi trí bất hưng Câu 3: Lê Quý Đôn được coi là người đỗ Tam nguyên vì ông đã tham gia và đỗ thi Hội. ông đã tham gia và đỗ thi Hương. ông đỗ đầu thi Hương, thi Hội, thi Đình. ông đã tham gia và đỗ thi Đình. Câu 4: Lĩnh vực nào không được Lê Quý Đôn ghi trong tác phẩm Phủ biên tạp lục? Chính trị và xã hội. Các sách lược đối ngoại. Kinh tế và xã hội. Lịch sử và địa lí. Câu 5: Tác phẩm Truyện danh nhân Lê Quý Đôn là của tác giả nào sau đây? Lê Minh Khuê Nguyễn Minh Chuyên. Bùi Hạnh Cẩn Tất cả các phương án trên. Câu 6: Trong những nhân vật dưới đây, ai là học trò của Lê Quý Đôn? Xuân Hương Bùi Huy Bích Nguyễn Du Cao Bá Quát Câu 7: Lê Quý Đôn là nhân vật lịch sử được đặt tên cho nhiều trường THPT chuyên nhất trong cả nước hiện nay. Đó là những trường THPT chuyên của tỉnh/ thành phố nào sau đây? Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Nam Định Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Hà Nam Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Quảng Trị. Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Thái Bình. Câu 8: Năm 2024 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 299 năm 300 năm 298 năm 290 năm Câu 9: Công trình Khu lưu niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn (gồm các khu chính: khu lưu niệm xây mới; khu di tích cổ và khu dịch vụ công cộng) được tỉnh Thái Bình khởi công xây dựng vào thời gian nào? Tháng 7/2015 Tháng 7/2016 Tháng 7/2014 Tháng 7/2017 Câu 10: Năm 2026 sẽ là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 300 năm 200 năm. 250 năm 240 năm Câu 11: Ai được mệnh danh là "Nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến"? Bùi Sĩ Tiêm. Lê Quý Đôn Phạm Đôn Lễ Nguyễn Quang Bích Câu 12: Tác giả Đinh Công Vĩ có tác phẩm nào viết về Lê Quý Đôn? Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn Kể chuyện Lê Quý Đôn Phương pháp làm văn của Lê Quý Đôn Phương pháp làm toán của Lê Quý Đôn Câu 13: Trong các câu nói sau đây, câu nào tương truyền là của Lê Quý Đôn? Có chí thì nên Học, học nữa, học mãi. Phi trí bất hưng Lửa thử vàng, gian nan thử sức Câu 14: Trong Cuộc thi chung kết "Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 22 do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, điểm cầu tỉnh Thái Bình được đặt tại Khu lưu niệm Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn vinh dự có em Đặng Lê Nguyên Vũ - Học sinh Trường THPT Bắc Duyên Hà tham gia và đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế. Cuộc thi này diễn ra vào năm nào? Năm 2021 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2022 Câu 15: Dựa theo tương truyền, nhận định nào dưới đây không phải là một trong năm nguy cơ mất nước mà Lê Quý Đôn đã chỉ ra? Sĩ phu ngoảnh mặt đi. Hiền tài lận đận. Tham nhũng tràn lan. Tướng thoái, binh kiêu. Câu 16: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn sống ở thời Lê trung hưng Lê sơ Nguyễn Tiền Lê. Câu 17: Câu lạc bộ Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình được thành lập vào năm nào? Năm 1986 Năm 1996 Năm 1976 Năm 1966 Câu 18: Năm 2024 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 240 năm 250 năm 140 năm 300 năm Câu 19: Giai thoại nào sau đây không gắn với Lê Quý Đôn? Chữ Đại hay chữ Thái Tam xuyên, tứ mục. Rắn đầu biếng học Nặn voi biết đi Câu 20: Tác phẩm nào của Lê Quý Đôn được mệnh danh là bộ từ điển bách khoa đầu tiên của Việt Nam? Quần thư khảo biện. Phủ biên tạp lục Kiến văn tiểu lục Vân đài loại ngữ 2) Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn đợt 2 năm 2024 dành cho học sinh THCS và THPT? Câu 1: Lê Quý Đôn viết về phương châm học tập trong Dịch kinh phu thuyết: học thầy, không tầy học bạn học đi đôi với hành đọc sách một thước không bằng hành được một tấc Học, học nữa, học mãi Câu 2: Bài thơ Rắn đầu biếng học của Lê Quý Đôn được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. năm chữ lục bát tự do Câu 3: Năm 2026 sẽ là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 250 năm 200 năm 240 năm 300 năm Câu 4: Trong các câu nói sau đây, câu nào tương truyền là của Lê Quý Đôn? Lửa thử vàng, gian nan thử sức Phi trí bất hưng Có chí thì nên Học, học nữa, học mãi Câu 5: Tác phẩm Truyện danh nhân Lê Quý Đôn là của tác giả nào sau đây? Bùi Hạnh Cẩn Lê Minh Khuê Nguyễn Minh Chuyên Tất cả các phương án trên Câu 6: “Thông minh nhất đời, đọc rộng các sách, trước thuật văn chương đủ dạy đời và lưu truyền về sau. Nước ta trong vài trăm năm nay mới có một người như Thầy” là nhận định của Bùi Huy Bích về nhân vật nào dưới đây? Nguyễn Du Phan Huy Chú Nguyễn Trãi Lê Quý Đôn Câu 7: Quế Đường thi tập là tập thơ chữ Hán của tác giả nào? Bà Huyện Thanh Quan Nguyễn Du Lê Quý Đôn Nguyễn Trãi Câu 8: Theo tương truyền, một trong năm nguy cơ mất nước do Lê Quý Đôn chỉ ra là trẻ không có chí trẻ không trọng trẻ trẻ không trọng già trẻ không chăm học Câu 9: Tỉnh/thành phố nào sau đây không có trường THPT chuyên mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn? Thái Bình Đà Nẵng Điện Biên Bình Định Câu 10: Trong các tác phẩm văn học dưới đây, tác phẩm nào là của Lê Quý Đôn? Truyền kỳ mạn lục Hoàng Việt văn hải Hoàng Lê nhất thống chí Truyện Kiều Câu 11: Huyện/thành phố nào sau đây của tỉnh Thái Bình có các trường học được đặt theo tên thuở nhỏ của Nhà bác học Lê Quý Đôn? Quỳnh Phụ Hưng Hà Tiền Hải Vũ Thư Câu 12: Nhận định nào dưới đây không phải của Lê Quý Đôn? Phi thương bất hoạt. Phi công bất phú. Phi trí bất hưng Nhân bất học bất tri lý. Câu 13: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn có tên tự là Ngu Khanh Lập Nho Doãn Hậu Hàm Huy Câu 14: Đánh giá nào dưới đây không đúng về Lê Quý Đôn? Ông đã có những đóng góp làm rạng rỡ nền văn hiến nước nhà và cho đến nay, nhiều ngành khoa học ở nước ta còn phải kế thừa những thành tựu của ông để phát huy, phát triển. Trong một lần đi sứ nhà Thanh, các nhân sĩ Trung Hoa và Triều Tiên đã xếp ông là "Đệ nhất nhân tài của nước Nam". Ngày nay, ông được đánh giá là Nhà bác học của thế kỉ XVIII, "Một ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam". Sự nghiệp của ông được khẳng định ở ba khía cạnh: trước hết là sự nghiệp trước tác; sự nghiệp kinh bang tế thế (tức sự nghiệp làm quan và sự nghiệp ngoại giao đi sứ). Giá trị lớn lao hơn cả là ông tôn vinh nền văn hóa dân tộc. Ông tích cực tham gia phong trào Cần vương, lãnh đạo quần chúng nhân dân ở khu vực Tây Bắc khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp để giành lại độc lập cho dân tộc. Câu 15: Năm 2024 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 300 năm 250 năm 240 năm 140 năm Câu 16: Thân phụ của Nhà bác học Lê Quý Đôn là Tiến sĩ Đoàn Nguyễn Thục Tiến sĩ Lê Hữu Kiều Tiến sĩ Trương Minh Lượng Tiến sĩ Lê Trọng Thứ Câu 17: Do học vấn uyên bác, có đầu óc thực tế cùng những kiến giải xác đáng về tình hình đương thời nên Lê Quý Đôn được chúa nào trọng dụng, hỏi han về nhiều chuyện đại sự? Chúa Trịnh Tạc Chúa Trịnh Căn Chúa Trịnh Doanh Chúa Trịnh Giang Câu 18: Năm 2024 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 290 năm 299 năm. 298 năm. 300 năm. Câu 19: Đây là một bộ phim do Hãng phim Phương Nam sản xuất gồm loạt phim ngắn về cuộc đời của những danh nhân Việt Nam, trong đó có câu chuyện: “Nhà bác học họ Lê” (Lê Quý Đôn). Bộ phim có tên là gì? Nhân tài đất Việt. Chân dung anh hùng Danh nhân đất Việt. Con người đất Việt. Câu 20: Nhân dịp kỷ niệm 290 năm ngày sinh Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (02/8/1726 - 02/8/2016), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học về Lê Quý Đôn với chủ đề nào sau đây? Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 - 1784) - Cuộc đời và sự nghiệp. Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 - 1784) - Sự nghiệp sáng tác. Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 - 1784) - Những công lao vĩ đại. Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 - 1784) - “Ngôi sao sáng trên bầu trời văn hiến Việt Nam”. 3) Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Đợt 2 năm 2024 dành cho học sinh tiểu học? Câu 1: Phương châm học tập của Lê Quý Đôn là học, học nữa, học mãi. đọc sách một thước không bằng hành được một tấc. học đi đôi với hành. học thầy, không tầy học bạn. Câu 2: Thân phụ của Nhà bác học Lê Quý Đôn là Tiến sĩ Đoàn Nguyễn Thục Tiến sĩ Lê Hữu Kiều Tiến sĩ Trương Minh Lượng Tiến sĩ Lê Trọng Thứ Câu 3: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn tên thuở nhỏ là Lê Sơn Nam. Lê Quý Phương Lê Danh Phương. Lê Sơn Nam Hạ Câu 4: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn có tên hiệu là Quế Đường Động Am Trúc Am Ngư Phong Câu 5: Lê Quý Đôn được coi là người đỗ Tam nguyên vì ông đã tham gia và đỗ thi Hội ông đỗ đầu thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đã tham gia và đỗ thi Hương ông đã tham gia và đỗ thi Đình Câu 6: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước độc lập, thống nhất đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài đất nước đang diễn ra cục diện chiến tranh Nam - Bắc Triều đất nước đang bị quân Thanh xâm lược Câu 7: Năm 2026 sẽ là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 250 năm 200 năm 240 năm 300 năm Câu 8: Khu lưu niệm Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn hiện nay ở xã nào của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình? Cộng Hòa Tiến Đức Độc Lập Điệp Nông Câu 9: “Thông minh nhất đời, đọc rộng các sách, trước thuật văn chương đủ dạy đời và lưu truyền về sau. Nước ta trong vài trăm năm nay mới có một người như Thầy” là nhận định của Bùi Huy Bích về nhân vật nào dưới đây? Nguyễn Du Phan Huy Chú Nguyễn Trãi Lê Quý Đôn Câu 10: Quế Đường thi tập là tập thơ chữ Hán của tác giả nào? Bà Huyện Thanh Quan Lê Quý Đôn Nguyễn Du Nguyễn Trãi Câu 11: Năm 2024 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 290 năm 299 năm. 298 năm. 300 năm. Câu 12: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn sống ở thời Lê trung hưng. Tiền Lê. Lê sơ. Nguyễn. Câu 13: Huyện/thành phố nào sau đây của tỉnh Thái Bình có các trường học được đặt theo tên thuở nhỏ của Nhà bác học Lê Quý Đôn? Quỳnh Phụ Hưng Hà Tiền Hải Vũ Thư Câu 14: Sau khi đỗ đạt, Lê Quý Đôn làm quan trong triều Trần triều đình Lê - Trịnh chính quyền chúa Nguyễn triều Nguyễn Câu 15: Theo tương truyền, một trong năm nguy cơ mất nước do Lê Quý Đôn chỉ ra là trò không học lễ phép. trò không kính thầy trò không kính hiền tài. trò không trọng văn hóa. Câu 16: Trong một cuộc thi do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, điểm cầu tỉnh Thái Bình được đặt tại Khu lưu niệm Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn vinh dự có em Đặng Lê Nguyên Vũ - Học sinh Trường Trung học phổ thông Bắc Duyên Hà tham gia và đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế. Cuộc thi này có tên là gì? Rung chuông vàng. Đường lên đỉnh Olympia. Vua Tiếng Việt. Trạng nguyên Tiếng Việt. Câu 17: Năm 2024 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 300 năm 250 năm 240 năm 140 năm Câu 18: Do học vấn uyên bác, có đầu óc thực tế cùng những kiến giải xác đáng về tình hình đương thời nên Lê Quý Đôn được chúa nào trọng dụng, hỏi han về nhiều chuyện đại sự? Chúa Trịnh Tạc Chúa Trịnh Căn Chúa Trịnh Doanh Chúa Trịnh Giang Trên đây là trọn bộ đáp án cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn 2024 đợt 2 dành cho giáo viên, học sinh THCS, THPT và học sinh Tiểu học. Đợt 2 sẽ được tổ chức từ 15h00 ngày 11/5/2024 đến 8h00 ngày 26/5/2024.
Đáp án trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần 2
Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 đang bước vào tuần thi thứ 2, từ ngày 08/05/2024 đến ngày 15/05/2024. Dưới đây là trọn bộ đáp án trắc nghiệm của cuộc thi. Đáp án trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần 2 Tuần 2 cuộc thi sẽ bao gồm 20 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận (câu 21). Dưới đây là đáp án mới nhất 20 câu trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần 2: Câu 1: Những toán lính Nhật đầu tiên đến Hà Nội vào thời gian nào sau đây? A. Tháng 9/1945 B. Tháng 10/1940 C. Tháng 12/1946 D. Tháng 3/1945 Câu 2: “Tuần lễ vàng” ở Hà Nội được diễn ra vào thời gian nào? A. Từ ngày 10/10/1954 B. Từ ngày 9/10/1954 C. Từ ngày 2/9/1945 D. Từ ngày 16/9/1945 Câu 3: Để chuẩn bị tiếp quản Thủ đô, Ủy ban Quân chính Hà Nội được thành lập vào ngày tháng năm nào? A. Ngày 29/9/1954 B. Ngày 19/9/1954 C. Ngày 15/9/1954 D. Ngày 17/9/1954 Câu 4: Ngày 14/1/1947, các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô làm lễ tuyên thệ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ở đâu? A. Chợ Đồng Xuân. B. Rạp Chuông Vàng. C. Hang Chùa Trầm. D. Ô Chợ Dừa. Câu 5: Trong những năm 1945-1947, đội vũ trang tuyên truyền nào hoạt động ở nội thành Hà Nội? A. Hội Cứu quốc thành Hà Nội. B. Hội Sinh viên Hà Nội. C. Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong Nguyễn Tri Phương. D. Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu. Câu 6: Ngày 19/2/1947, Đội liên lạc Hồng Hà sau khi dẫn đường cho bộ đội rút khỏi Thủ đô đã hy sinh anh dũng. Ai là đội trưởng của Đội liên lạc Hồng Hà? A. Đồng chí Thanh Nghị B. Đồng chí Hoàng Văn Thái C. Đồng chí Nguyễn Ngọc Nại D. Đồng chí Hoàng Siêu Hải Câu 7: Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự và trật tự giữa ta và Pháp được ký kết vào ngày, tháng, năm nào? A. Ngày 30/7/1954 B. Ngày 30/9/1954 C. Ngày 30/8/1954 D. Ngày 30/6/1954 Câu 8: Quân đội Trung hoa Dân quốc rút khỏi Hà Nội vào thời gian nào sau đây? A. Tháng 3/1946 B. Tháng 6/1946 C. Tháng 12/1946 D. Tháng 3/1945 Câu 9: Ai lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội trên cương vị Bí thư Thành ủy? A. Đỗ Ngọc Du B. Lều Thọ Nam C. Nguyễn Quyết D. Nguyễn Ngọc Vụ Câu 10: Ai là Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khi Đảng bộ được chính thức thành lập và kiện toàn tháng 6/1930? A. Đồng chí Lê Văn Lương B. Đồng chí Đỗ Ngọc Du C. Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ D. Đồng chí Lê Thanh Nghị Câu 11: Chiến khu XI được thành lập ngày tháng năm nào? A. Ngày 19/10/1947 B. Ngày 19/12/1946 C. Ngày 19/08/1945 D. Ngày 19/10/1946 Câu 12: Ngày 30/8/1945, Chính phủ lâm thời chỉ định thành lập tổ chức nào sau đây? A. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội B. Đoàn thanh niên cứu quốc Hà Nội C. Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu D. Uỷ ban nhân dân lâm thời thành phố Hà Nội Câu 13: Ngày 23/9/1945, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phát động phong trào nào sau đây? A. Xây dựng “Quỹ Độc lập” B. Phong trào Bình dân học vụ C. Phong trào ủng hộ đồng bào Nam Bộ D. Phong trào “Ba đảm đang” Câu 14: Tờ báo công khai của Đảng Cộng sản ra số đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 16/9/1936 có tên là gì? A. Tin tức B. Le Paria C. Dân chúng D. Le Travail Câu 15: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, trụ sở Uỷ ban Quân sự Cách mạng (Uỷ ban khởi nghĩa) Hà Nội được đặt ở địa điểm nào sau đây? A. Nhà số 48 phố Hàng Ngang B. Nhà số 101 phố Trần Hưng Đạo C. Nhà số 42 phố Hàng Thiếc D. Nhà số 5D phố Hàm Long Câu 16: Trong thời gian 80 ngày chuẩn bị tiếp quản Thủ đô sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), nhân dân Hà Nội có phong trào nào sau đây? A. Phá dỡ máy móc, kho tàng của tư bản Pháp B. Giam chân quân Pháp không cho rút lui C. Vận động nhân dân tản cư lên Việt Bắc D. Chống địch cưỡng ép dân di cư vào Nam Câu 17: Tổ chức nào sau đây được thành lập vào tháng 8/1945 để chỉ huy cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội? A. Uỷ ban nhân dân lâm thời thành phố Hà Nội B. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội C. Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội D. Uỷ ban Quân chính thành phố Hà Nội Câu 18: Những tên lính thực dân cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân và dân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố vào thời gian nào? A. 16 giờ, ngày 09/10/1954 B. 14 giờ, ngày 08/10/1954 C. 14 giờ, ngày 09/10/1954 D. 02 giờ, ngày 10/10/1954 Câu 19: Để thực hiện nhiệm vụ tiếp quản thành phố Hà Nội, ngày 17/9/1954, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập cơ quan nào sau đây? A. Ủy ban nhân dân Hà Nội. B. Ủy ban nhân dân lâm thời. C. Ủy ban Quân chính Hà Nội. D. Ủy ban Giải phóng lâm thời. Câu 20: Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã cử các đồng chí nào sau đây trực tiếp lãnh đạo công tác tiếp quản Thủ đô? A. Các đồng chí: Trần Duy Hưng, Nguyễn Khang, Trường Chinh, Tố Hữu B. Các đồng chí: Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Khang, Lê Văn Lương, Tố Hữu C. Các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Lương, Xuân Thủy, Tố Hữu D. Các đồng chí: Trần Văn Lai, Trần Duy Hưng, Trần Quốc Hoàn, Khuất Duy Tiến Mục tiêu và tầm nhìn phát triển Thủ Đô trong tương lai Theo Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị đã trình bày: - Mục tiêu đến năm 2030: + Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. + Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD. - Tầm nhìn đến năm 2045: Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Qua những mục tiêu và tầm nhìn trong Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nói lên khát vọng, bước đi cụ thể về một Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", có vai trò, vị thế, có thương hiệu toàn cầu, tự hào sánh vai cùng thủ đô các nước phát triển.
Bộ câu hỏi có đáp án Cuộc thi tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động mới nhất năm 2024
Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh (ATVS) lao động” 2024 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kế hoạch tổ chức Nhấp vào hình để vào trang chủ Cuộc thi tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động (1) Tổng quan về cuộc thi Mục tiêu của cuộc thi “Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh (ATVS) lao động” 2024 là: - Nâng cao kiến thức, kỹ năng tuân thủ các quy định, quy trình làm việc nhằm bảo đảm ATVS lao động tại nơi làm việc, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho CNVCLĐ. - Nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong tuân thủ các quy định của pháp luật về ATVS lao động và bảo vệ môi trường. - Phát hiện, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các mô hình mới, cách làm hay trong công tác ATVS lao động, bảo vệ môi trường Đối tượng tham gia cuộc thi: đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ đang công tác, làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước. Cuộc thi được tổ chức từ 0h00 ngày 15/4/2024 và kết thúc lúc 0h00 ngày 15/5/2024, theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn). Ban tổ chức sẽ trao giải từ tuần thứ ba của tháng 5/2024. (2) Bộ câu hỏi có đáp án Cuộc thi tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động mới nhất năm 2024 Bộ 138 câu hỏi trắc nghiệm bao gồm nội dung trong 4 phần sau đây: Chỉ thị 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025; Các văn bản chỉ đạo của Tổng Liên Đoàn; Quy định pháp luật về ATVSLĐ. Tải bộ 138 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/Cuoc-Thi-ATVSL%C4%90-2024.docx Đề thi được thiết kế thành 03 phần: - Phần kiến thức với 20 câu hỏi trắc nghiệm, được máy tính lựa chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi của Ban Tổ chức cuộc thi; - Phần dự đoán số người tham dự cuộc thi (01 câu hỏi); - Phần trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận hoặc câu chuyện hay, ấn tượng, tình huống về việc bảo đảm ATVS lao động, không quá 1.000 chữ. Mỗi câu hỏi kiến thức có từ 02 đến 05 phương án trả lời, người dự thi chỉ được lựa chọn 01 phương án trả lời đúng nhất. Thời gian làm bài thi tối đa 60 phút. Kết quả cuộc thi sẽ được xét qua hai vòng thi: vòng sơ khảo và chung khảo. Giải thưởng cuộc thi gồm: giải cá nhân và giải tập thể. - Giải cá nhân gồm 01 giải nhất, trị giá 7 triệu đồng; 02 giải nhì, trị giá 05 triệu đồng/giải; 03 giải ba, trị giá 03 triệu đồng/giải; 10 giải khuyến khích, trị giá 01 triệu đồng/giải. - Giải tập thể gồm: 02 giải nhất, trị giá 10 triệu đồng; 02 giải nhì, trị giá 07 triệu đồng/giải; 04 giải ba, trị giá 05 triệu đồng/giải. Ban tổ chức sẽ trao kèm Giấy chứng nhận của Tổng Liên đoàn Lao động cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích cao.
05 chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 05/2024, trong đó có 02 Nghị quyết thành lập thành phố Bến Cát và thành phố Gò Công, 01 Thông tư ban hành quy chế cuộc thi STEM dành cho học sinh THCS, THPT,...và 02 Thông tư khác cũng có hiệu lực trong tháng 05/2024. 1. Nghị quyết 1012/NQ-UBTVQH15 năm 2024 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1012/NQ-UBTVQH15 năm 2024 thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành có hiệu lực từ 01/5/2024 Cụ thể, tại Điều 1 Nghị quyết 1012/NQ-UBTVQH15 nêu rõ: - Thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát: + Thành lập phường An Điền trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 31,22 km2 và quy mô dân số là 25.363 người của xã An Điền. Phường An Điền giáp các phường An Tây, Mỹ Phước, Thới Hòa, xã Phú An; huyện Bàu Bàng và huyện Dầu Tiếng; + Thành lập phường An Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 44,01 km2 và quy mô dân số là 41.917 người của xã An Tây. Phường An Tây giáp phường An Điền, xã Phú An; huyện Dầu Tiếng và Thành phố Hồ Chí Minh. - Thành lập thành phố Bến Cát trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 234,35 km2 và quy mô dân số là 364.578 người của thị xã Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương. Thành phố Bến Cát giáp thành phố Tân Uyên, thành phố Thủ Dầu Một, các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng và Thành phố Hồ Chí Minh. - Sau khi thành lập phường An Điền, phường An Tây và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương: + Thành phố Bến Cát có 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường: An Điền, An Tây, Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa và xã Phú An; +Tỉnh Bình Dương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 04 huyện và 05 thành phố; 91 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 39 xã, 47 phường và 05 thị trấn. 2. Nghị quyết 1013/NQ-UBTVQH15 năm 2024 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1013/NQ-UBTVQH15 năm 2024 sắp xếp, thành lập các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập Thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/5/2024. Nội dung trọng tâm của Nghị quyết 1013/NQ-UBTVQH15 là quyết nghị về việc sắp xếp đơn vị hành chính, thành lập 04 phường mới, thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang Tại Điều 1 Nghị quyết 1013/NQ-UBTVQH15 năm 2024 nêu rõ: - Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Gò Công như sau: + Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,36 km2 và quy mô dân số là 10.228 người của Phường 4 vào Phường 1. Sau khi nhập, Phường 1 có diện tích tự nhiên là 1,81 km2 và quy mô dân số là 19.589 người. Phường 1 giáp Phường 2, Phường 5, phường Long Chánh và phường Long Hưng; + Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,09 km2 và quy mô dân số là 9.992 người của Phường 3 vào Phường 2. Sau khi nhập, Phường 2 có diện tích tự nhiên là 1,80 km2 và quy mô dân số là 19.500 người. Phường 2 giáp Phường 1, Phường 5, phường Long Hưng và phường Long Thuận. - Thành lập các phường thuộc thị xã Gò Công như sau: + Thành lập phường Long Chánh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,87 km2 và quy mô dân số là 8.596 người của xã Long Chánh. Phường Long Chánh giáp Phường 1, phường Long Hòa, phường Long Hưng, xã Bình Xuân, xã Tân Trung và huyện Gò Công Tây; + Thành lập phường Long Hòa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,59 km2 và quy mô dân số là 10.380 người của xã Long Hòa. Phường Long Hòa giáp Phường 5, phường Long Chánh, phường Long Thuận; huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây; + Thành lập phường Long Hưng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,51 km2 và quy mô dân số là 11.201 người của xã Long Hưng. Phường Long Hưng giáp Phường 1, Phường 2, phường Long Chánh, phường Long Thuận, xã Tân Trung và huyện Gò Công Đông; + Thành lập phường Long Thuận trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,45 km2 và quy mô dân số là 11.538 người của xã Long Thuận. Phường Long Thuận giáp Phường 2, Phường 5, phường Long Hòa, phường Long Hưng và huyện Gò Công Đông. - Thành lập thành phố Gò Công trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 101,69 km2 và quy mô dân số là 151.937 người của thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Thành phố Gò Công giáp huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và tỉnh Long An. - Sau khi sắp xếp, thành lập các phường và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang: + Thành phố Gò Công có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 5, Long Chánh, Long Hòa, Long Hưng, Long Thuận và 03 xã: Bình Đông, Bình Xuân, Tân Trung; + Tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 08 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố; 170 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 138 xã, 24 phường và 08 thị trấn. 3. Thông tư 02/2024/TT-TTCP do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 02/2024/TT-TTCP về Quy định xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Thanh tra" do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 15/5/2024. Trong Thông tư 02/2024/TT-TTCP quy định về đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương; trình tự ,thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” Tại Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-TTCP quy định về các điều kiện, tiêu chuẩn được xét tặng Kỷ niệm chương như sau: -Cá nhân là lãnh đạo Thanh tra Chính phủ có thời gian giữ chức vụ từ đủ 04 năm trở lên tính đến ngày 01/9 của năm đề nghị xét tặng. - Cá nhân công tác trong các cơ quan thanh tra có thời gian công tác liên tục từ đủ 10 năm trở lên tính đến ngày 01/9 của năm đề nghị xét tặng. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có thời gian làm công tác thanh tra liên tục từ đủ 20 năm trở lên tính đến ngày 01/9 của năm đề nghị xét tặng. - Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này: + Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển ngành Thanh tra; + Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm b, điểm c, điểm d phải có thời gian giữ chức vụ ít nhất từ đủ 05 năm trở lên và có ít nhất 04 năm phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra; + Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại các điểm đ, điểm e, điểm g phải có thời gian giữ chức vụ ít nhất từ đủ 10 năm trở lên và có ít nhất 08 năm phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra. - Các trường hợp khác do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định. 4. Thông tư 04/2024/TT-BCT sửa đổi Thông tư 20/2014/TT-BCT do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 04/2024/TT-BCT sửa đổi Thông tư 20/2014/TT-BCT thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc do Bộ Công Thương ban hành, có hiệu lực từ ngày 11/05/2024. Các nội dung chính có trong Thông tư 04/2024/TT-BCT bao gồm: sửa đổi, bổ sung một số điều của các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT; sửa tên gọi của Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 Phụ lục V (Thủ tục cấp và kiểm tra C/O) ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT như sau: “1. C/O phải làm trên khổ giấy A4, phù hợp với mẫu quy định tại Phụ lục VI-A và được gọi là C/O mẫu AK. C/O mẫu AK phải được làm bằng tiếng Anh” (Khoản 1 Điều 5 Phụ lục V Thông tư 20/2014/TT-BCT) Sửa đổi thành: “1. C/O theo quy định đáp ứng các điều kiện sau: a) Ở dạng bản giấy được in ra có chữ ký, con dấu cấp theo hình thức cấp tay hoặc có chữ ký, con dấu cấp dưới dạng điện tử của các Tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu; b) Làm trên khổ giấy A4; c) Phù hợp với mẫu quy định tại Phụ lục VI-A ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT và được gọi là C/O mẫu AK; d) Được khai bằng tiếng Anh.” Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư 04/2024/TT-BCT quy định sửa tên gọi của Hiệp định, cụ thể: Sửa đổi tên gọi “Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc” thành “Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Hàn Quốc”. 5. Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT về Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có hiệu lực từ ngày 27/5/2024. Nội dung của Thông tư chủ yếu là ban hành các quy định chung của cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia (STEM) cho học sinh cấp 2 và cấp 3; quy trình chấm thi và chọn đội tuyển dự thi quốc tế; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến cuộc thi. Cụ thể, tại Điều 4 Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT đã nêu ra các yêu cầu đối với dự án thi như sau: - Bảo đảm tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hoặc trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là kết quả nghiên cứu của mình. - Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục và trong khoảng từ tháng 01 năm liền kề trước năm tổ chức Cuộc thi đến trước ngày khai mạc Cuộc thi 30 ngày. - Dự án tập thể không được phép đổi thành viên khi đã bắt đầu thực hiện dự án. Kết quả thực hiện dự án phải thể hiện được sự đóng góp của từng thành viên. - Dự án nghiên cứu về các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường không được tham gia Cuộc thi. - Dự án dự thi phải được cơ sở giáo dục nơi học sinh đang học phê duyệt, đánh giá và được đơn vị dự thi quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế này tổ chức lựa chọn theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này. - Dự án dự thi phải bảo đảm yêu cầu về trưng bày theo quy định của Ban chỉ đạo Cuộc thi. Điều kiện đối với thí sinh và người hướng dẫn dự thi được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT: - Thí sinh dự thi phải có đủ các điều kiện sau: + Là học sinh lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11, lớp 12; + Tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi; + Có kết quả học tập, rèn luyện học kỳ I (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ II) hoặc năm học liền kề trước năm học tổ chức Cuộc thi (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ I) đạt từ mức khá trở lên; + Mỗi thí sinh chỉ được tham gia 01 (một) dự án dự thi trong 01 (một) lần tổ chức Cuộc thi. - Người hướng dẫn nghiên cứu + Mỗi dự án dự thi có ít nhất 01 (một) người hướng dẫn nghiên cứu là giáo viên, nhân viên có chuyên môn phù hợp với dự án dự thi đang làm việc tại cơ sở giáo dục nơi thí sinh đang học. + Mỗi người hướng dẫn nghiên cứu chỉ được hướng dẫn 01 (một) dự án dự thi trong 01 (một) lần tổ chức Cuộc thi. Cuộc thi diễn ra mỗi năm 01 lần, thời gian, địa điểm cuộc thi sẽ được thông báo tại văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Điều 6 Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT) Trên đây là một số chính sách bắt đầu có hiệu lực trong tháng 05/2024, gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.
Ra nước ngoài thi người mẫu phải đăng ký ra sao?
Hiện nay, chúng ta vẫn thường nghe thông tin trên các kênh xã hội, truyền hình,… về tình huống người mẫu này, hoa hậu kia thi giải ở nước ngoài. Vậy họ khi đi thi những cuộc thi ở nước ngoài có phải đăng ký gì không? Hồ sơ đăng ký ra sao? Thủ tục thế nào? Đăng ký đề nghị dự thi người mẫu ở đâu? Căn cứ Khoản 1 Điều 20 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu như sau: 1. Cá nhân Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu phải thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cá nhân cư trú cấp văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài. Như vậy, khi mà cá nhân muốn ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu phải thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người đó cư trú. Cụ thể là Sở văn hóa, thể thao và du lịch. Hồ sơ để đăng ký đề nghị dự thi người mẫu ở nước ngoài cần gì? Theo Khoản 2 Điều 20 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ như sau: 2. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục: a) Tờ khai về việc ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này); b) Phiếu lý lịch tư pháp số 1; c) Bản sao giấy mời dự thi kèm theo bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch. Theo đó, người đề nghị đăng ký dự thi người mẫu ở nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ trên. Thủ tục thực hiện đăng ký đề nghị dự thi người mẫu ở nước ngoài như thế nào? Tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định thủ tục như sau: 3. Thủ tục cấp văn bản xác nhận: a) Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ; c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận (theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không xác nhận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do; d) Trường hợp thay đổi nội dung đã được xác nhận, cá nhân có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã xác nhận. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã xác nhận phải xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới cá nhân đề nghị. Vậy, người muốn đăng ký đề nghị dự thi người mẫu ở nước ngoài cần phải thực hiện theo thủ tục, trình tự trên để cấp văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài.
Đáp án Kỳ 7 cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024
Kỳ thi thứ 7 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024 kỳ thi thứ 7 năm 2024 sẽ bắt đầu từ ngày 12/09/2024 đến hết ngày 11/10/2024. Sau đây là đáp án của kỳ 7. Đáp án Kỳ 7 cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân năm 2024 Câu 1: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ là bao nhiêu? Đến hết 27 tuổi. Câu 2: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại địa điểm nào? Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức. Câu 3: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, sau khi Hội đồng khám sức khỏe tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ vào trong Quân đội nhân dân, kết quả phân loại sức khỏe phải được niêm yết công khai tại đâu? Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức. Câu 4: Theo Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị? 15 ngày. Câu 5: Theo pháp luật hiện hành, cùng với biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự, mức xử phạt hành chính cao nhất đối công dân có hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là bao nhiêu tiền? Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Câu 6: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là bao lâu? 24 tháng. Câu 7: Chế độ, chính sách dành cho thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ được quy định như thế nào theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015? - Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm. - Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí. - Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật. Câu 8: Theo pháp luật hiện hành, đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng, cá nhân bị xử phạt ở mức nào? Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Câu 9: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ là? Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Câu 10: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, đối tượng công dân nam đăng ký nghĩa vụ quân sự ở độ tuổi nào? Đủ 17 tuổi trở lên. Đáp án mang tính chất tham khảo. Những đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự? Theo Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: - Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. - Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định trên, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Như vậy, nếu thuộc một trong các đối tượng theo quy định trên thì sẽ không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên chỉ bị giới hạn trong thời hạn công dân bị áp dụng các biện pháp đó, sau khi hết thời hạn thì công dân vẫn được đăng ký nghĩa vụ như bình thường. Khi nào công dân sẽ bị đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự? Theo Điều 19 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: - Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp sau đây: + Chết; + Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị; + Công dân thuộc các trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự và miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có xác nhận của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có công dân đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định. Như vậy, công dân sẽ bị đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự khi người đó chết, hết tuổi phục vụ ngạch dự bị hoặc không được đăng ký, miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Đáp án 20 câu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động tuần 3
Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động được tổ chức cho Đoàn viên, CNVCLĐ, cán bộ công đoàn đang sinh sống, làm việc trong nước và người lao động Việt Nam lao động, học tập tại nước ngoài. Đáp án 20 câu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động tuần 3 Thực hiện Hướng dẫn 02/HD-TLĐ ngày 22/12/2023 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028, Kế hoạch 17/KH-TLĐ https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/17KH-KN-95-nam-C%C4%90VN-(1).pdf ngày 05/02/2024 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929- 28/7/2024), Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động. Tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động bắt đầu từ ngày 26/5/2024 đến ngày 02/6/2024. Dưới đây là trọn bộ đáp án 20 câu Tuần 3 của cuộc thi: Câu 1: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) công đoàn cơ sở doanh nghiệp, đơn vị ngoài khu vực nhà nước tham gia với người sử dụng lao động ban hành, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở? C. Ít nhất 85% Câu 2: Bài hát nào sau đây được chọn là bài ca truyền thống của Công đoàn Việt Nam? A. Hãy hát lên bài ca công đoàn, nhạc và lời Lê Tú Anh Câu 3: Hiện nay, những đồng chí nào đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam? C. Cả 2 đáp án trên Câu 4: Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mấy nhất trí lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ, làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam? B. Lần thứ V Câu 5: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết định số lượng Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII là bao nhiêu ủy viên và tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn đã bầu bao nhiêu ủy viên? C. Số lượng 31 ủy viên, đã bầu 28 ủy viên. Câu 6: Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng bằng bao nhiêu phần trăm (%) tiền lương? B. 1% Câu 7: “Công đoàn phải giúp cho mỗi đoàn viên, người lao động nhận thức sâu sắc hơn về Đảng, về chế độ, về giai cấp, về tổ chức công đoàn, trách nhiệm công dân, không ngừng nỗ lực trong học tập, lao động, công tác, tích cực tham gia các phong trào thi đua,... để đóng góp cho sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và đất nước; từ đó nâng cao thu nhập, đời sống của mình và gia đình”. Câu nói này của ai, trong bối cảnh nào? Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Câu 8: Đại hội nào quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam? Đại hội VI Câu 9: Hiện nay, đồng chí nào làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam? Đồng chí Nguyễn Đình Khang Câu 10: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ? B. 55% Câu 11: Những nội dung nào sau đây được quyết nghị tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam? Cả 3 phương án trên Câu 12: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định Công đoàn Việt Nam là: Tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động. Câu 13: Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đề ra bao nhiêu nhóm chỉ tiêu hàng năm, bao nhiêu nhóm chỉ tiêu nhiệm kỳ? 7 nhóm chỉ tiêu hàng năm, 3 nhóm chỉ tiêu nhiệm kỳ Câu 14: Mục tiêu “Đến năm 2045: Hầu hết người lao động tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn Việt Nam; 99% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể” thuộc văn bản nào sau đây? Nghị quyết 02-NQ/TW về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Câu 15: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 2023-2028, có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) số vụ việc về lao động khởi kiện tại tòa án được công đoàn hỗ trợ, tham gia tố tụng bảo vệ khi đoàn viên có yêu cầu? 90% trở lên Câu 16: Tổ chức Công đoàn Việt Nam có mấy cấp? 4 Câu 17: Chỉ tiêu phấn đấu đến hết nhiệm kỳ 2023-2028, có bao nhiêu phần trăm (%) doanh nghiệp có 25 lao động trở lên thành lập tổ chức công đoàn cơ sở? 100% Câu 18: “Trong cuộc kháng chiến của dân tộc, giai cấp công nhân ta đã góp phần quan trọng và đã có những thành tích vẻ vang, từ nay giai cấp công nhân ta phải là người lãnh đạo. Vì vậy, mọi nam, nữ công nhân phải cố gắng học tập tiến bộ, phải cố gắng xung phong làm kiểu mẫu trong mọi việc để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của giai cấp mình…". Anh/chị cho biết bối cảnh, thời gian nội dung/câu nói này của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Thư gửi Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I khai mạc vào sáng ngày 1/1/1950 Câu 19: Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XIII có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? 11 chương, 45 điều Câu 20: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ, cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, thành lập tổ chức cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ bao nhiêu lao động trở lên? 25 lao động Nguồn tài chính công đoàn có từ nguồn thu nào? Theo Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây: - Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; - Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; - Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ; - Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Như vậy, nguồn thu chính của tài chính công đoàn sẽ từ đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn và ngân sách nhà nước. Giải quyết tranh chấp về công đoàn được thực hiện theo trình tự nào? Theo Điều 30 Luật Công đoàn 2012 quy định khi phát sinh tranh chấp về quyền công đoàn giữa đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức công đoàn với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định sau đây: - Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong quan hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động; - Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong các quan hệ khác thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật tương ứng có liên quan; - Tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đối với Công đoàn thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. Như vậy, tranh chấp trong quan hệ lao động thì sẽ giải quyết theo pháp luật lao động, các quan hệ khác thì giải quyết theo pháp luật tương ứng có liên quan. Ngoài ra, những tranh chấp thực hiện trách nhiệm giữa NSDLĐ và Công đoàn thì có thể giải quyết tại cơ quan nhà nước hoặc Toà án.
(Kỳ 3) Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân 2024
Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân 2024 kỳ 3 diễn ra từ ngày 12/05/2024 đến hết ngày 11/6/2024 Click vào hình để vào cuộc thi (1) Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân 2024 là gì? Căn cứ Quyết định 1371/QĐ-TTg và Kế hoạch 3889/KH-BQP, thực hiện Kế hoạch 270/KH-BQĐ ngày 01/3/2024 của Báo Quân đội nhân dân (QĐND) về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân” năm 2024. Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân được tổ chức trên phạm vi toàn quốc. Đơn vị tổ chức: Vụ Pháp chế/BQP và Báo Quân đội nhân dân đồng tổ chức. Đối tượng dự thi: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên và công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài. Nội dung thi sẽ bao gồm: Tìm hiểu hệ thống luật pháp; các bộ luật; các văn bản hướng dẫn thi hành luật, quy định của pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người tham gia dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên bộ câu hỏi được thiết kế sẵn trong thời gian tối đa 30 phút/01 lần thi, gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm và 01 bài viết phân tích, cảm nhận về một vấn đề pháp luật trong cuộc sống không quá 500 từ. Vào đường link sau đây để dự thi: https://tracnghiem.qdnd.vn/ hoặc click vào hình của bài viết ở bên trên. Lưu ý: thí sinh phải đăng nhập tài khoản để thi. Nếu chưa có tài khoản, thí sinh phải đăng ký. Mỗi tài khoản được 2 lượt thi/kỳ (2) Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân 2024 (Kỳ 3) A. TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, người nghiện ma túy là: D. Người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. Câu 2: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, cai nghiện ma túy là? D. Là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này. Câu 3: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, nội dung quản lý sau cai nghiện ma túy bao gồm? A. Lập danh sách người bị quản lý sau cai nghiện ma túy. Câu 4: Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, chất gây nghiện là gì? D. Là hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy. Câu 5: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có quyền nào sau đây? C. Được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật. Câu 6: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 về cây có chứa chất ma túy, quy định nào sau đây là đúng và đầy đủ? A. Cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định. Câu 7: Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là bao lâu kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định quản lý? D. 24 tháng. Câu 8: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xét nghiệm dương tính của người cư trú tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ra quyết định và tổ chức quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú tại địa phương? B. 03 ngày. Câu 9: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định, người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú trong thời hạn bao lâu kể từ ngày chấp hành xong quyết định? D. 24 tháng. Câu 10: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do cơ quan, tổ chức, cá nhân nào quyết định? A. Do gia đình quyết định. B. TỰ LUẬN. Câu hỏi: Có quan điểm cho rằng: “Tệ nạn ma túy đã làm suy đồi đạo đức của con người”. Trình bày suy nghĩ của bạn về quan điểm này? >> Gợi ý trả lời: - Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Tệ nạn ma túy đã làm suy đồi đạo đức của con người". Khi bị nghiện, họ sẵn sàng làm mọi việc miễn là có tiền, có ma tuý, thậm chí giết người, cướp của. Ở trẻ em, các hành vi chưa mang tính chất nghiêm trọng, nhưng cũng xuất hiện những mầm mống của tội phạm như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo… - Đặc biệt người sử dụng ma túy thường mất kiểm soát về hành vi, ý thức của họ, và do mâu thuẫn về quyền lợi, nên họ luôn chống lại người thân trong gia đình, họ hay gây gổ, cáu gắt, lừa dối, dẫn đến tình cảm sứt mẻ, xung đột trong gia đình ngày càng tăng. Có người nghiện đã đánh lại cha mẹ, hành hạ vợ con, gây tội ác với bà con lối xóm, xã hội... gây mất trật tự an toàn xã hội.... Lưu ý: Đây chỉ là câu trả lời mang tính chất tham khảo (3) Thể lệ giải thưởng Giải thưởng bao gồm Giấy chứng nhận và tiền thưởng. * Giải kỳ: Giải Nhất kỳ: 5.000.000 đồng, Giải Nhì kỳ: 3.000.000 đồng, Giải Ba kỳ: 2.000.000 đồng, Giải Khuyến khích kỳ: 1.000.000 đồng * Giải thưởng năm - Giải cá nhân: Giải Nhất năm: 10.000.000 đồng, Giải Nhì năm: 7.000.000 đồng, Giải Ba năm: 5.000.000 đồng, Giải Khuyến khích năm: 2.000.000 đồng - Giải tập thể: Giải Nhất năm: 15.000.000 đồng, Giải Nhì năm: 10.000.000 đồng, Giải Ba năm: 7.000.000 đồng, Giải Khuyến khích năm: 5.000.000 đồng.
Trọn bộ đáp án cuộc thi trắc nghiệm Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Đợt 2 năm 2024
Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn năm 2024 đã bước vào đợt 2. Dưới đây là trọn bộ đáp án cuộc thi dành cho giáo viên, học sinh THCS, THPT và học sinh Tiểu học. 1) Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Đợt 2 năm 2024 dành cho giáo viên? Câu 1: Lê Quý Đôn không phải là nhà chính trị. nhà truyền giáo nhà ngoại giao. nhà văn hóa Câu 2: Nhận định nào dưới đây không phải của Lê Quý Đôn? Nhân bất học bất tri lý Phi công bất phú. Phi thương bất hoạt. Phi trí bất hưng Câu 3: Lê Quý Đôn được coi là người đỗ Tam nguyên vì ông đã tham gia và đỗ thi Hội. ông đã tham gia và đỗ thi Hương. ông đỗ đầu thi Hương, thi Hội, thi Đình. ông đã tham gia và đỗ thi Đình. Câu 4: Lĩnh vực nào không được Lê Quý Đôn ghi trong tác phẩm Phủ biên tạp lục? Chính trị và xã hội. Các sách lược đối ngoại. Kinh tế và xã hội. Lịch sử và địa lí. Câu 5: Tác phẩm Truyện danh nhân Lê Quý Đôn là của tác giả nào sau đây? Lê Minh Khuê Nguyễn Minh Chuyên. Bùi Hạnh Cẩn Tất cả các phương án trên. Câu 6: Trong những nhân vật dưới đây, ai là học trò của Lê Quý Đôn? Xuân Hương Bùi Huy Bích Nguyễn Du Cao Bá Quát Câu 7: Lê Quý Đôn là nhân vật lịch sử được đặt tên cho nhiều trường THPT chuyên nhất trong cả nước hiện nay. Đó là những trường THPT chuyên của tỉnh/ thành phố nào sau đây? Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Nam Định Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Hà Nam Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Quảng Trị. Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Thái Bình. Câu 8: Năm 2024 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 299 năm 300 năm 298 năm 290 năm Câu 9: Công trình Khu lưu niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn (gồm các khu chính: khu lưu niệm xây mới; khu di tích cổ và khu dịch vụ công cộng) được tỉnh Thái Bình khởi công xây dựng vào thời gian nào? Tháng 7/2015 Tháng 7/2016 Tháng 7/2014 Tháng 7/2017 Câu 10: Năm 2026 sẽ là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 300 năm 200 năm. 250 năm 240 năm Câu 11: Ai được mệnh danh là "Nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến"? Bùi Sĩ Tiêm. Lê Quý Đôn Phạm Đôn Lễ Nguyễn Quang Bích Câu 12: Tác giả Đinh Công Vĩ có tác phẩm nào viết về Lê Quý Đôn? Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn Kể chuyện Lê Quý Đôn Phương pháp làm văn của Lê Quý Đôn Phương pháp làm toán của Lê Quý Đôn Câu 13: Trong các câu nói sau đây, câu nào tương truyền là của Lê Quý Đôn? Có chí thì nên Học, học nữa, học mãi. Phi trí bất hưng Lửa thử vàng, gian nan thử sức Câu 14: Trong Cuộc thi chung kết "Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 22 do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, điểm cầu tỉnh Thái Bình được đặt tại Khu lưu niệm Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn vinh dự có em Đặng Lê Nguyên Vũ - Học sinh Trường THPT Bắc Duyên Hà tham gia và đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế. Cuộc thi này diễn ra vào năm nào? Năm 2021 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2022 Câu 15: Dựa theo tương truyền, nhận định nào dưới đây không phải là một trong năm nguy cơ mất nước mà Lê Quý Đôn đã chỉ ra? Sĩ phu ngoảnh mặt đi. Hiền tài lận đận. Tham nhũng tràn lan. Tướng thoái, binh kiêu. Câu 16: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn sống ở thời Lê trung hưng Lê sơ Nguyễn Tiền Lê. Câu 17: Câu lạc bộ Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình được thành lập vào năm nào? Năm 1986 Năm 1996 Năm 1976 Năm 1966 Câu 18: Năm 2024 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 240 năm 250 năm 140 năm 300 năm Câu 19: Giai thoại nào sau đây không gắn với Lê Quý Đôn? Chữ Đại hay chữ Thái Tam xuyên, tứ mục. Rắn đầu biếng học Nặn voi biết đi Câu 20: Tác phẩm nào của Lê Quý Đôn được mệnh danh là bộ từ điển bách khoa đầu tiên của Việt Nam? Quần thư khảo biện. Phủ biên tạp lục Kiến văn tiểu lục Vân đài loại ngữ 2) Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn đợt 2 năm 2024 dành cho học sinh THCS và THPT? Câu 1: Lê Quý Đôn viết về phương châm học tập trong Dịch kinh phu thuyết: học thầy, không tầy học bạn học đi đôi với hành đọc sách một thước không bằng hành được một tấc Học, học nữa, học mãi Câu 2: Bài thơ Rắn đầu biếng học của Lê Quý Đôn được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. năm chữ lục bát tự do Câu 3: Năm 2026 sẽ là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 250 năm 200 năm 240 năm 300 năm Câu 4: Trong các câu nói sau đây, câu nào tương truyền là của Lê Quý Đôn? Lửa thử vàng, gian nan thử sức Phi trí bất hưng Có chí thì nên Học, học nữa, học mãi Câu 5: Tác phẩm Truyện danh nhân Lê Quý Đôn là của tác giả nào sau đây? Bùi Hạnh Cẩn Lê Minh Khuê Nguyễn Minh Chuyên Tất cả các phương án trên Câu 6: “Thông minh nhất đời, đọc rộng các sách, trước thuật văn chương đủ dạy đời và lưu truyền về sau. Nước ta trong vài trăm năm nay mới có một người như Thầy” là nhận định của Bùi Huy Bích về nhân vật nào dưới đây? Nguyễn Du Phan Huy Chú Nguyễn Trãi Lê Quý Đôn Câu 7: Quế Đường thi tập là tập thơ chữ Hán của tác giả nào? Bà Huyện Thanh Quan Nguyễn Du Lê Quý Đôn Nguyễn Trãi Câu 8: Theo tương truyền, một trong năm nguy cơ mất nước do Lê Quý Đôn chỉ ra là trẻ không có chí trẻ không trọng trẻ trẻ không trọng già trẻ không chăm học Câu 9: Tỉnh/thành phố nào sau đây không có trường THPT chuyên mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn? Thái Bình Đà Nẵng Điện Biên Bình Định Câu 10: Trong các tác phẩm văn học dưới đây, tác phẩm nào là của Lê Quý Đôn? Truyền kỳ mạn lục Hoàng Việt văn hải Hoàng Lê nhất thống chí Truyện Kiều Câu 11: Huyện/thành phố nào sau đây của tỉnh Thái Bình có các trường học được đặt theo tên thuở nhỏ của Nhà bác học Lê Quý Đôn? Quỳnh Phụ Hưng Hà Tiền Hải Vũ Thư Câu 12: Nhận định nào dưới đây không phải của Lê Quý Đôn? Phi thương bất hoạt. Phi công bất phú. Phi trí bất hưng Nhân bất học bất tri lý. Câu 13: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn có tên tự là Ngu Khanh Lập Nho Doãn Hậu Hàm Huy Câu 14: Đánh giá nào dưới đây không đúng về Lê Quý Đôn? Ông đã có những đóng góp làm rạng rỡ nền văn hiến nước nhà và cho đến nay, nhiều ngành khoa học ở nước ta còn phải kế thừa những thành tựu của ông để phát huy, phát triển. Trong một lần đi sứ nhà Thanh, các nhân sĩ Trung Hoa và Triều Tiên đã xếp ông là "Đệ nhất nhân tài của nước Nam". Ngày nay, ông được đánh giá là Nhà bác học của thế kỉ XVIII, "Một ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam". Sự nghiệp của ông được khẳng định ở ba khía cạnh: trước hết là sự nghiệp trước tác; sự nghiệp kinh bang tế thế (tức sự nghiệp làm quan và sự nghiệp ngoại giao đi sứ). Giá trị lớn lao hơn cả là ông tôn vinh nền văn hóa dân tộc. Ông tích cực tham gia phong trào Cần vương, lãnh đạo quần chúng nhân dân ở khu vực Tây Bắc khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp để giành lại độc lập cho dân tộc. Câu 15: Năm 2024 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 300 năm 250 năm 240 năm 140 năm Câu 16: Thân phụ của Nhà bác học Lê Quý Đôn là Tiến sĩ Đoàn Nguyễn Thục Tiến sĩ Lê Hữu Kiều Tiến sĩ Trương Minh Lượng Tiến sĩ Lê Trọng Thứ Câu 17: Do học vấn uyên bác, có đầu óc thực tế cùng những kiến giải xác đáng về tình hình đương thời nên Lê Quý Đôn được chúa nào trọng dụng, hỏi han về nhiều chuyện đại sự? Chúa Trịnh Tạc Chúa Trịnh Căn Chúa Trịnh Doanh Chúa Trịnh Giang Câu 18: Năm 2024 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 290 năm 299 năm. 298 năm. 300 năm. Câu 19: Đây là một bộ phim do Hãng phim Phương Nam sản xuất gồm loạt phim ngắn về cuộc đời của những danh nhân Việt Nam, trong đó có câu chuyện: “Nhà bác học họ Lê” (Lê Quý Đôn). Bộ phim có tên là gì? Nhân tài đất Việt. Chân dung anh hùng Danh nhân đất Việt. Con người đất Việt. Câu 20: Nhân dịp kỷ niệm 290 năm ngày sinh Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (02/8/1726 - 02/8/2016), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học về Lê Quý Đôn với chủ đề nào sau đây? Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 - 1784) - Cuộc đời và sự nghiệp. Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 - 1784) - Sự nghiệp sáng tác. Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 - 1784) - Những công lao vĩ đại. Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 - 1784) - “Ngôi sao sáng trên bầu trời văn hiến Việt Nam”. 3) Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn Đợt 2 năm 2024 dành cho học sinh tiểu học? Câu 1: Phương châm học tập của Lê Quý Đôn là học, học nữa, học mãi. đọc sách một thước không bằng hành được một tấc. học đi đôi với hành. học thầy, không tầy học bạn. Câu 2: Thân phụ của Nhà bác học Lê Quý Đôn là Tiến sĩ Đoàn Nguyễn Thục Tiến sĩ Lê Hữu Kiều Tiến sĩ Trương Minh Lượng Tiến sĩ Lê Trọng Thứ Câu 3: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn tên thuở nhỏ là Lê Sơn Nam. Lê Quý Phương Lê Danh Phương. Lê Sơn Nam Hạ Câu 4: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn có tên hiệu là Quế Đường Động Am Trúc Am Ngư Phong Câu 5: Lê Quý Đôn được coi là người đỗ Tam nguyên vì ông đã tham gia và đỗ thi Hội ông đỗ đầu thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đã tham gia và đỗ thi Hương ông đã tham gia và đỗ thi Đình Câu 6: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước độc lập, thống nhất đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài đất nước đang diễn ra cục diện chiến tranh Nam - Bắc Triều đất nước đang bị quân Thanh xâm lược Câu 7: Năm 2026 sẽ là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 250 năm 200 năm 240 năm 300 năm Câu 8: Khu lưu niệm Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn hiện nay ở xã nào của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình? Cộng Hòa Tiến Đức Độc Lập Điệp Nông Câu 9: “Thông minh nhất đời, đọc rộng các sách, trước thuật văn chương đủ dạy đời và lưu truyền về sau. Nước ta trong vài trăm năm nay mới có một người như Thầy” là nhận định của Bùi Huy Bích về nhân vật nào dưới đây? Nguyễn Du Phan Huy Chú Nguyễn Trãi Lê Quý Đôn Câu 10: Quế Đường thi tập là tập thơ chữ Hán của tác giả nào? Bà Huyện Thanh Quan Lê Quý Đôn Nguyễn Du Nguyễn Trãi Câu 11: Năm 2024 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 290 năm 299 năm. 298 năm. 300 năm. Câu 12: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn sống ở thời Lê trung hưng. Tiền Lê. Lê sơ. Nguyễn. Câu 13: Huyện/thành phố nào sau đây của tỉnh Thái Bình có các trường học được đặt theo tên thuở nhỏ của Nhà bác học Lê Quý Đôn? Quỳnh Phụ Hưng Hà Tiền Hải Vũ Thư Câu 14: Sau khi đỗ đạt, Lê Quý Đôn làm quan trong triều Trần triều đình Lê - Trịnh chính quyền chúa Nguyễn triều Nguyễn Câu 15: Theo tương truyền, một trong năm nguy cơ mất nước do Lê Quý Đôn chỉ ra là trò không học lễ phép. trò không kính thầy trò không kính hiền tài. trò không trọng văn hóa. Câu 16: Trong một cuộc thi do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, điểm cầu tỉnh Thái Bình được đặt tại Khu lưu niệm Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn vinh dự có em Đặng Lê Nguyên Vũ - Học sinh Trường Trung học phổ thông Bắc Duyên Hà tham gia và đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế. Cuộc thi này có tên là gì? Rung chuông vàng. Đường lên đỉnh Olympia. Vua Tiếng Việt. Trạng nguyên Tiếng Việt. Câu 17: Năm 2024 là năm kỷ niệm bao nhiêu năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn? 300 năm 250 năm 240 năm 140 năm Câu 18: Do học vấn uyên bác, có đầu óc thực tế cùng những kiến giải xác đáng về tình hình đương thời nên Lê Quý Đôn được chúa nào trọng dụng, hỏi han về nhiều chuyện đại sự? Chúa Trịnh Tạc Chúa Trịnh Căn Chúa Trịnh Doanh Chúa Trịnh Giang Trên đây là trọn bộ đáp án cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn 2024 đợt 2 dành cho giáo viên, học sinh THCS, THPT và học sinh Tiểu học. Đợt 2 sẽ được tổ chức từ 15h00 ngày 11/5/2024 đến 8h00 ngày 26/5/2024.
Đáp án trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần 2
Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 đang bước vào tuần thi thứ 2, từ ngày 08/05/2024 đến ngày 15/05/2024. Dưới đây là trọn bộ đáp án trắc nghiệm của cuộc thi. Đáp án trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần 2 Tuần 2 cuộc thi sẽ bao gồm 20 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận (câu 21). Dưới đây là đáp án mới nhất 20 câu trắc nghiệm Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần 2: Câu 1: Những toán lính Nhật đầu tiên đến Hà Nội vào thời gian nào sau đây? A. Tháng 9/1945 B. Tháng 10/1940 C. Tháng 12/1946 D. Tháng 3/1945 Câu 2: “Tuần lễ vàng” ở Hà Nội được diễn ra vào thời gian nào? A. Từ ngày 10/10/1954 B. Từ ngày 9/10/1954 C. Từ ngày 2/9/1945 D. Từ ngày 16/9/1945 Câu 3: Để chuẩn bị tiếp quản Thủ đô, Ủy ban Quân chính Hà Nội được thành lập vào ngày tháng năm nào? A. Ngày 29/9/1954 B. Ngày 19/9/1954 C. Ngày 15/9/1954 D. Ngày 17/9/1954 Câu 4: Ngày 14/1/1947, các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô làm lễ tuyên thệ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ở đâu? A. Chợ Đồng Xuân. B. Rạp Chuông Vàng. C. Hang Chùa Trầm. D. Ô Chợ Dừa. Câu 5: Trong những năm 1945-1947, đội vũ trang tuyên truyền nào hoạt động ở nội thành Hà Nội? A. Hội Cứu quốc thành Hà Nội. B. Hội Sinh viên Hà Nội. C. Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong Nguyễn Tri Phương. D. Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu. Câu 6: Ngày 19/2/1947, Đội liên lạc Hồng Hà sau khi dẫn đường cho bộ đội rút khỏi Thủ đô đã hy sinh anh dũng. Ai là đội trưởng của Đội liên lạc Hồng Hà? A. Đồng chí Thanh Nghị B. Đồng chí Hoàng Văn Thái C. Đồng chí Nguyễn Ngọc Nại D. Đồng chí Hoàng Siêu Hải Câu 7: Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự và trật tự giữa ta và Pháp được ký kết vào ngày, tháng, năm nào? A. Ngày 30/7/1954 B. Ngày 30/9/1954 C. Ngày 30/8/1954 D. Ngày 30/6/1954 Câu 8: Quân đội Trung hoa Dân quốc rút khỏi Hà Nội vào thời gian nào sau đây? A. Tháng 3/1946 B. Tháng 6/1946 C. Tháng 12/1946 D. Tháng 3/1945 Câu 9: Ai lãnh đạo Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội trên cương vị Bí thư Thành ủy? A. Đỗ Ngọc Du B. Lều Thọ Nam C. Nguyễn Quyết D. Nguyễn Ngọc Vụ Câu 10: Ai là Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khi Đảng bộ được chính thức thành lập và kiện toàn tháng 6/1930? A. Đồng chí Lê Văn Lương B. Đồng chí Đỗ Ngọc Du C. Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ D. Đồng chí Lê Thanh Nghị Câu 11: Chiến khu XI được thành lập ngày tháng năm nào? A. Ngày 19/10/1947 B. Ngày 19/12/1946 C. Ngày 19/08/1945 D. Ngày 19/10/1946 Câu 12: Ngày 30/8/1945, Chính phủ lâm thời chỉ định thành lập tổ chức nào sau đây? A. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội B. Đoàn thanh niên cứu quốc Hà Nội C. Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu D. Uỷ ban nhân dân lâm thời thành phố Hà Nội Câu 13: Ngày 23/9/1945, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phát động phong trào nào sau đây? A. Xây dựng “Quỹ Độc lập” B. Phong trào Bình dân học vụ C. Phong trào ủng hộ đồng bào Nam Bộ D. Phong trào “Ba đảm đang” Câu 14: Tờ báo công khai của Đảng Cộng sản ra số đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 16/9/1936 có tên là gì? A. Tin tức B. Le Paria C. Dân chúng D. Le Travail Câu 15: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, trụ sở Uỷ ban Quân sự Cách mạng (Uỷ ban khởi nghĩa) Hà Nội được đặt ở địa điểm nào sau đây? A. Nhà số 48 phố Hàng Ngang B. Nhà số 101 phố Trần Hưng Đạo C. Nhà số 42 phố Hàng Thiếc D. Nhà số 5D phố Hàm Long Câu 16: Trong thời gian 80 ngày chuẩn bị tiếp quản Thủ đô sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), nhân dân Hà Nội có phong trào nào sau đây? A. Phá dỡ máy móc, kho tàng của tư bản Pháp B. Giam chân quân Pháp không cho rút lui C. Vận động nhân dân tản cư lên Việt Bắc D. Chống địch cưỡng ép dân di cư vào Nam Câu 17: Tổ chức nào sau đây được thành lập vào tháng 8/1945 để chỉ huy cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội? A. Uỷ ban nhân dân lâm thời thành phố Hà Nội B. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội C. Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội D. Uỷ ban Quân chính thành phố Hà Nội Câu 18: Những tên lính thực dân cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân và dân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố vào thời gian nào? A. 16 giờ, ngày 09/10/1954 B. 14 giờ, ngày 08/10/1954 C. 14 giờ, ngày 09/10/1954 D. 02 giờ, ngày 10/10/1954 Câu 19: Để thực hiện nhiệm vụ tiếp quản thành phố Hà Nội, ngày 17/9/1954, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập cơ quan nào sau đây? A. Ủy ban nhân dân Hà Nội. B. Ủy ban nhân dân lâm thời. C. Ủy ban Quân chính Hà Nội. D. Ủy ban Giải phóng lâm thời. Câu 20: Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã cử các đồng chí nào sau đây trực tiếp lãnh đạo công tác tiếp quản Thủ đô? A. Các đồng chí: Trần Duy Hưng, Nguyễn Khang, Trường Chinh, Tố Hữu B. Các đồng chí: Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Khang, Lê Văn Lương, Tố Hữu C. Các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Lương, Xuân Thủy, Tố Hữu D. Các đồng chí: Trần Văn Lai, Trần Duy Hưng, Trần Quốc Hoàn, Khuất Duy Tiến Mục tiêu và tầm nhìn phát triển Thủ Đô trong tương lai Theo Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị đã trình bày: - Mục tiêu đến năm 2030: + Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. + Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD. - Tầm nhìn đến năm 2045: Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Qua những mục tiêu và tầm nhìn trong Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nói lên khát vọng, bước đi cụ thể về một Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", có vai trò, vị thế, có thương hiệu toàn cầu, tự hào sánh vai cùng thủ đô các nước phát triển.
Bộ câu hỏi có đáp án Cuộc thi tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động mới nhất năm 2024
Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh (ATVS) lao động” 2024 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kế hoạch tổ chức Nhấp vào hình để vào trang chủ Cuộc thi tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động (1) Tổng quan về cuộc thi Mục tiêu của cuộc thi “Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh (ATVS) lao động” 2024 là: - Nâng cao kiến thức, kỹ năng tuân thủ các quy định, quy trình làm việc nhằm bảo đảm ATVS lao động tại nơi làm việc, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho CNVCLĐ. - Nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong tuân thủ các quy định của pháp luật về ATVS lao động và bảo vệ môi trường. - Phát hiện, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các mô hình mới, cách làm hay trong công tác ATVS lao động, bảo vệ môi trường Đối tượng tham gia cuộc thi: đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ đang công tác, làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước. Cuộc thi được tổ chức từ 0h00 ngày 15/4/2024 và kết thúc lúc 0h00 ngày 15/5/2024, theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn). Ban tổ chức sẽ trao giải từ tuần thứ ba của tháng 5/2024. (2) Bộ câu hỏi có đáp án Cuộc thi tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động mới nhất năm 2024 Bộ 138 câu hỏi trắc nghiệm bao gồm nội dung trong 4 phần sau đây: Chỉ thị 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025; Các văn bản chỉ đạo của Tổng Liên Đoàn; Quy định pháp luật về ATVSLĐ. Tải bộ 138 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/Cuoc-Thi-ATVSL%C4%90-2024.docx Đề thi được thiết kế thành 03 phần: - Phần kiến thức với 20 câu hỏi trắc nghiệm, được máy tính lựa chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi của Ban Tổ chức cuộc thi; - Phần dự đoán số người tham dự cuộc thi (01 câu hỏi); - Phần trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận hoặc câu chuyện hay, ấn tượng, tình huống về việc bảo đảm ATVS lao động, không quá 1.000 chữ. Mỗi câu hỏi kiến thức có từ 02 đến 05 phương án trả lời, người dự thi chỉ được lựa chọn 01 phương án trả lời đúng nhất. Thời gian làm bài thi tối đa 60 phút. Kết quả cuộc thi sẽ được xét qua hai vòng thi: vòng sơ khảo và chung khảo. Giải thưởng cuộc thi gồm: giải cá nhân và giải tập thể. - Giải cá nhân gồm 01 giải nhất, trị giá 7 triệu đồng; 02 giải nhì, trị giá 05 triệu đồng/giải; 03 giải ba, trị giá 03 triệu đồng/giải; 10 giải khuyến khích, trị giá 01 triệu đồng/giải. - Giải tập thể gồm: 02 giải nhất, trị giá 10 triệu đồng; 02 giải nhì, trị giá 07 triệu đồng/giải; 04 giải ba, trị giá 05 triệu đồng/giải. Ban tổ chức sẽ trao kèm Giấy chứng nhận của Tổng Liên đoàn Lao động cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích cao.
05 chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 05/2024, trong đó có 02 Nghị quyết thành lập thành phố Bến Cát và thành phố Gò Công, 01 Thông tư ban hành quy chế cuộc thi STEM dành cho học sinh THCS, THPT,...và 02 Thông tư khác cũng có hiệu lực trong tháng 05/2024. 1. Nghị quyết 1012/NQ-UBTVQH15 năm 2024 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1012/NQ-UBTVQH15 năm 2024 thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành có hiệu lực từ 01/5/2024 Cụ thể, tại Điều 1 Nghị quyết 1012/NQ-UBTVQH15 nêu rõ: - Thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát: + Thành lập phường An Điền trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 31,22 km2 và quy mô dân số là 25.363 người của xã An Điền. Phường An Điền giáp các phường An Tây, Mỹ Phước, Thới Hòa, xã Phú An; huyện Bàu Bàng và huyện Dầu Tiếng; + Thành lập phường An Tây trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 44,01 km2 và quy mô dân số là 41.917 người của xã An Tây. Phường An Tây giáp phường An Điền, xã Phú An; huyện Dầu Tiếng và Thành phố Hồ Chí Minh. - Thành lập thành phố Bến Cát trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 234,35 km2 và quy mô dân số là 364.578 người của thị xã Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương. Thành phố Bến Cát giáp thành phố Tân Uyên, thành phố Thủ Dầu Một, các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng và Thành phố Hồ Chí Minh. - Sau khi thành lập phường An Điền, phường An Tây và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương: + Thành phố Bến Cát có 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường: An Điền, An Tây, Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa và xã Phú An; +Tỉnh Bình Dương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 04 huyện và 05 thành phố; 91 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 39 xã, 47 phường và 05 thị trấn. 2. Nghị quyết 1013/NQ-UBTVQH15 năm 2024 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1013/NQ-UBTVQH15 năm 2024 sắp xếp, thành lập các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập Thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/5/2024. Nội dung trọng tâm của Nghị quyết 1013/NQ-UBTVQH15 là quyết nghị về việc sắp xếp đơn vị hành chính, thành lập 04 phường mới, thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang Tại Điều 1 Nghị quyết 1013/NQ-UBTVQH15 năm 2024 nêu rõ: - Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Gò Công như sau: + Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,36 km2 và quy mô dân số là 10.228 người của Phường 4 vào Phường 1. Sau khi nhập, Phường 1 có diện tích tự nhiên là 1,81 km2 và quy mô dân số là 19.589 người. Phường 1 giáp Phường 2, Phường 5, phường Long Chánh và phường Long Hưng; + Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,09 km2 và quy mô dân số là 9.992 người của Phường 3 vào Phường 2. Sau khi nhập, Phường 2 có diện tích tự nhiên là 1,80 km2 và quy mô dân số là 19.500 người. Phường 2 giáp Phường 1, Phường 5, phường Long Hưng và phường Long Thuận. - Thành lập các phường thuộc thị xã Gò Công như sau: + Thành lập phường Long Chánh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,87 km2 và quy mô dân số là 8.596 người của xã Long Chánh. Phường Long Chánh giáp Phường 1, phường Long Hòa, phường Long Hưng, xã Bình Xuân, xã Tân Trung và huyện Gò Công Tây; + Thành lập phường Long Hòa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,59 km2 và quy mô dân số là 10.380 người của xã Long Hòa. Phường Long Hòa giáp Phường 5, phường Long Chánh, phường Long Thuận; huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây; + Thành lập phường Long Hưng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,51 km2 và quy mô dân số là 11.201 người của xã Long Hưng. Phường Long Hưng giáp Phường 1, Phường 2, phường Long Chánh, phường Long Thuận, xã Tân Trung và huyện Gò Công Đông; + Thành lập phường Long Thuận trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,45 km2 và quy mô dân số là 11.538 người của xã Long Thuận. Phường Long Thuận giáp Phường 2, Phường 5, phường Long Hòa, phường Long Hưng và huyện Gò Công Đông. - Thành lập thành phố Gò Công trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 101,69 km2 và quy mô dân số là 151.937 người của thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Thành phố Gò Công giáp huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và tỉnh Long An. - Sau khi sắp xếp, thành lập các phường và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang: + Thành phố Gò Công có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 5, Long Chánh, Long Hòa, Long Hưng, Long Thuận và 03 xã: Bình Đông, Bình Xuân, Tân Trung; + Tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 08 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố; 170 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 138 xã, 24 phường và 08 thị trấn. 3. Thông tư 02/2024/TT-TTCP do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 02/2024/TT-TTCP về Quy định xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Thanh tra" do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 15/5/2024. Trong Thông tư 02/2024/TT-TTCP quy định về đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương; trình tự ,thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” Tại Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-TTCP quy định về các điều kiện, tiêu chuẩn được xét tặng Kỷ niệm chương như sau: -Cá nhân là lãnh đạo Thanh tra Chính phủ có thời gian giữ chức vụ từ đủ 04 năm trở lên tính đến ngày 01/9 của năm đề nghị xét tặng. - Cá nhân công tác trong các cơ quan thanh tra có thời gian công tác liên tục từ đủ 10 năm trở lên tính đến ngày 01/9 của năm đề nghị xét tặng. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có thời gian làm công tác thanh tra liên tục từ đủ 20 năm trở lên tính đến ngày 01/9 của năm đề nghị xét tặng. - Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này: + Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển ngành Thanh tra; + Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm b, điểm c, điểm d phải có thời gian giữ chức vụ ít nhất từ đủ 05 năm trở lên và có ít nhất 04 năm phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra; + Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại các điểm đ, điểm e, điểm g phải có thời gian giữ chức vụ ít nhất từ đủ 10 năm trở lên và có ít nhất 08 năm phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra. - Các trường hợp khác do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định. 4. Thông tư 04/2024/TT-BCT sửa đổi Thông tư 20/2014/TT-BCT do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 04/2024/TT-BCT sửa đổi Thông tư 20/2014/TT-BCT thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc do Bộ Công Thương ban hành, có hiệu lực từ ngày 11/05/2024. Các nội dung chính có trong Thông tư 04/2024/TT-BCT bao gồm: sửa đổi, bổ sung một số điều của các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT; sửa tên gọi của Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 Phụ lục V (Thủ tục cấp và kiểm tra C/O) ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT như sau: “1. C/O phải làm trên khổ giấy A4, phù hợp với mẫu quy định tại Phụ lục VI-A và được gọi là C/O mẫu AK. C/O mẫu AK phải được làm bằng tiếng Anh” (Khoản 1 Điều 5 Phụ lục V Thông tư 20/2014/TT-BCT) Sửa đổi thành: “1. C/O theo quy định đáp ứng các điều kiện sau: a) Ở dạng bản giấy được in ra có chữ ký, con dấu cấp theo hình thức cấp tay hoặc có chữ ký, con dấu cấp dưới dạng điện tử của các Tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu; b) Làm trên khổ giấy A4; c) Phù hợp với mẫu quy định tại Phụ lục VI-A ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT và được gọi là C/O mẫu AK; d) Được khai bằng tiếng Anh.” Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư 04/2024/TT-BCT quy định sửa tên gọi của Hiệp định, cụ thể: Sửa đổi tên gọi “Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc” thành “Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Hàn Quốc”. 5. Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT về Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có hiệu lực từ ngày 27/5/2024. Nội dung của Thông tư chủ yếu là ban hành các quy định chung của cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia (STEM) cho học sinh cấp 2 và cấp 3; quy trình chấm thi và chọn đội tuyển dự thi quốc tế; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến cuộc thi. Cụ thể, tại Điều 4 Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT đã nêu ra các yêu cầu đối với dự án thi như sau: - Bảo đảm tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hoặc trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là kết quả nghiên cứu của mình. - Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục và trong khoảng từ tháng 01 năm liền kề trước năm tổ chức Cuộc thi đến trước ngày khai mạc Cuộc thi 30 ngày. - Dự án tập thể không được phép đổi thành viên khi đã bắt đầu thực hiện dự án. Kết quả thực hiện dự án phải thể hiện được sự đóng góp của từng thành viên. - Dự án nghiên cứu về các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường không được tham gia Cuộc thi. - Dự án dự thi phải được cơ sở giáo dục nơi học sinh đang học phê duyệt, đánh giá và được đơn vị dự thi quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế này tổ chức lựa chọn theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này. - Dự án dự thi phải bảo đảm yêu cầu về trưng bày theo quy định của Ban chỉ đạo Cuộc thi. Điều kiện đối với thí sinh và người hướng dẫn dự thi được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT: - Thí sinh dự thi phải có đủ các điều kiện sau: + Là học sinh lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11, lớp 12; + Tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi; + Có kết quả học tập, rèn luyện học kỳ I (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ II) hoặc năm học liền kề trước năm học tổ chức Cuộc thi (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ I) đạt từ mức khá trở lên; + Mỗi thí sinh chỉ được tham gia 01 (một) dự án dự thi trong 01 (một) lần tổ chức Cuộc thi. - Người hướng dẫn nghiên cứu + Mỗi dự án dự thi có ít nhất 01 (một) người hướng dẫn nghiên cứu là giáo viên, nhân viên có chuyên môn phù hợp với dự án dự thi đang làm việc tại cơ sở giáo dục nơi thí sinh đang học. + Mỗi người hướng dẫn nghiên cứu chỉ được hướng dẫn 01 (một) dự án dự thi trong 01 (một) lần tổ chức Cuộc thi. Cuộc thi diễn ra mỗi năm 01 lần, thời gian, địa điểm cuộc thi sẽ được thông báo tại văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Điều 6 Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT) Trên đây là một số chính sách bắt đầu có hiệu lực trong tháng 05/2024, gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.
Ra nước ngoài thi người mẫu phải đăng ký ra sao?
Hiện nay, chúng ta vẫn thường nghe thông tin trên các kênh xã hội, truyền hình,… về tình huống người mẫu này, hoa hậu kia thi giải ở nước ngoài. Vậy họ khi đi thi những cuộc thi ở nước ngoài có phải đăng ký gì không? Hồ sơ đăng ký ra sao? Thủ tục thế nào? Đăng ký đề nghị dự thi người mẫu ở đâu? Căn cứ Khoản 1 Điều 20 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu như sau: 1. Cá nhân Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu phải thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cá nhân cư trú cấp văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài. Như vậy, khi mà cá nhân muốn ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu phải thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người đó cư trú. Cụ thể là Sở văn hóa, thể thao và du lịch. Hồ sơ để đăng ký đề nghị dự thi người mẫu ở nước ngoài cần gì? Theo Khoản 2 Điều 20 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ như sau: 2. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục: a) Tờ khai về việc ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này); b) Phiếu lý lịch tư pháp số 1; c) Bản sao giấy mời dự thi kèm theo bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch. Theo đó, người đề nghị đăng ký dự thi người mẫu ở nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ trên. Thủ tục thực hiện đăng ký đề nghị dự thi người mẫu ở nước ngoài như thế nào? Tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định thủ tục như sau: 3. Thủ tục cấp văn bản xác nhận: a) Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ; c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận (theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không xác nhận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do; d) Trường hợp thay đổi nội dung đã được xác nhận, cá nhân có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã xác nhận. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã xác nhận phải xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới cá nhân đề nghị. Vậy, người muốn đăng ký đề nghị dự thi người mẫu ở nước ngoài cần phải thực hiện theo thủ tục, trình tự trên để cấp văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài.