Trình Chính phủ dự thảo Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 30/4/2024
Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành trước ngày 30/4/2024 cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo. Cụ thể, Công điện cho biết, năm 2024 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (tháng 5 - 7) được dự báo tăng trưởng rất cao (lên đến 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch khoảng 9,6%), riêng miền Bắc dự kiến tăng kỷ lục 17% so với cùng kỳ năm 2023. Để kịp thời đáp ứng nhu cầu điện thời gian tới, bảo đảm không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị, Công điện, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 được phê duyệt; Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát về quản lý, vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, khoa học, hiệu quả, các nhà máy điện vận hành an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa sự cố, bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2024 và các năm tiếp theo. Xem thêm Mẫu hợp đồng mua bán điện sinh hoạt theo Thông tư 16/2023/TT-BCT https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/18/pl-hop-dong-mua-ban-dien-sinh-hoat.docx Cơ chế chính sách mua bán điện trực tiếp Về cơ chế, chính sách mua bán điện, khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành trước ngày 30/4/2024 cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn; cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp tự sản, tự tiêu; cơ chế, chính sách phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi, ven bờ. Tiến độ dự án Về tiến độ các dự án nguồn điện trong Quy hoạch và Kế hoạch điện VIII, tập trung chỉ đạo việc lựa chọn nhà đầu tư, triển khai nhanh các dự án nguồn điện trong Quy hoạch, Kế hoạch điện VIII, bảo đảm kịp thời bổ sung nguồn điện mới đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải hằng năm, trong đó lưu ý khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các nhà máy nhiệt điện than Công Thanh và Nam Định 1 trước ngày 01/7/2024 để bảo đảm mục tiêu của Quy hoạch điện VIII và cung ứng điện cho miền Bắc. Về tiến độ các dự án truyền tải điện, khẩn trương phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối để đưa vào sử dụng trước ngày 30.6.2024, các dự án truyền tải điện từ Lào để kịp thời bảo đảm cung ứng điện cho miền Bắc. Yêu cầu đối với Bộ Công thương Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm điện tại Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo; hướng dẫn, khuyến khích sáng tạo trong thực hiện công tác tiết kiệm điện đạt hiệu quả cao nhất. Liên quan đến cơ chế, chính sách mua bán điện, Bộ Công Thương cho biết, triển khai nhiệm vụ tại các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/12/2023, bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ Đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế DPPA. 03 đối tượng tham gia mua bán điện trực tiếp Ngày 09/4/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định 814/QĐ-BCT về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định. Đến nay, dự thảo 1 của Nghị định về cơ chế DPPA đã hoàn thiện, bao gồm 6 chương, 35 điều. Trong dự thảo này, các vấn đề cơ bản như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và các hình thức của cơ chế mua bán điện trực tiếp đã được xác định rõ ràng, đi cùng với đó là các quy định về hợp đồng, giá, cơ chế thanh toán giữa các bên và đặc biệt là trách nhiệm của các bên tham gia mua bán điện theo cơ chế DPPA. Xem thêm Mẫu hợp đồng mua bán điện sinh hoạt theo Thông tư 16/2023/TT-BCT https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/18/pl-hop-dong-mua-ban-dien-sinh-hoat.docx Riêng đối với hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, dự thảo Nghị định chia thành 3 mục với các đối tượng tham gia mua bán điện khác nhau là: Mua bán điện giữa đơn vị phát điện và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua thị trường giao ngay; mua bán điện và thanh toán giữa khách hàng sử dụng điện lớn và Tổng công ty Điện lực; mua bán điện và thanh toán giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện. Hiện, Bộ đang tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Nghị định để tổng hợp, tiếp thu hoàn thiện và trình Chính phủ trước ngày 30.4.2024, Bộ Công Thương cho biết. Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới
Ngày 14/02/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị 05/CT-TTg về việc đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới. Để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, an ninh cung cấp điện cho sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: (1) Đối với Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng - Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa phối hợp và đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư, xây dựng các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng theo đúng các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và quyết định, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. - Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư các công trình, dự án, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu trong thực hiện những nhiệm vụ đã được xác định trong Quy hoạch, Kế hoạch được duyệt, chủ trương đầu tư các công trình, dự án hoặc quyết định phê duyệt của từng dự án thành phần để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình. - Chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết theo thẩm quyền các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng và báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ các nội dung vượt thẩm quyền, đồng thời kiến nghị giải pháp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định khi phát sinh các vấn đề vướng mắc đối với các dự án trọng điểm, cấp bách. (2) Đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương - Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể nhất là kế hoạch để triển khai Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Trong đó, tập trung triển khai các nhiệm vụ nhằm đảm bảo nguồn cung cho hệ thống điện miền Bắc trong các năm sắp tới như sau: + Phối hợp với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành sớm nhất có thể đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối cấp điện cho miền Bắc (phấn đấu nhất định hoàn thành và đóng điện trong tháng 6 năm 2024); + Khẩn trương hoàn thiện, trình Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp; + Chủ trì phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng Nghị định liên quan đến cơ chế mua bán điện khí, gió theo hình thức rút gọn và chậm nhất phải hoàn thành trong quý II năm 2024; + Khẩn trương rà soát các nguồn điện khu vực miền Bắc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các giải pháp thúc đẩy tiến độ các dự án nguồn điện đang đầu tư xây dựng, các giải pháp triển khai ngay các nguồn điện mới, cụ thể cho từng dự án ở khu vực miền Bắc. - Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thực hiện điều hành hệ thống điện đảm bảo cung cấp điện, xây dựng kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện, đảm bảo dự phòng nguồn cung và có khả năng ứng phó, kiểm soát với các kịch bản vận hành cực đoan có thể xảy ra. - Dự báo và xây dựng kế hoạch để chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp đầy đủ, liên tục đảm bảo cung cấp đúng thời gian, đủ khối lượng, đúng chủng loại than phục vụ sản xuất điện theo Hợp đồng/Cam kết đã ký; phối hợp với các đơn vị liên quan để dự báo tình hình sử dụng và cung ứng nhiên liệu, đảm bảo an ninh cung cấp điện. - Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện mọi giải pháp đảm bảo tiến độ chuỗi dự án khí – điện Lô B theo Quy hoạch điện VIII, tập trung tháo gỡ các vướng mắc thuộc thẩm quyền, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền. - Theo dõi, giám sát tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm, như dự án Cá Voi Xanh, Thị Vải – Nhơn Trạch; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kịp thời xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung vượt thẩm quyền, đảm bảo công tác triển khai dự án theo kế hoạch đề ra. - Đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc, thực chất và có hiệu quả Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chương trình quản lý nhu cầu điện, chuyển đổi năng lượng xanh, sạch; phối hợp nghiên cứu thúc đẩy sản xuất trong nước, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động trong lĩnh vực năng lượng. - Thực hiện nghiêm túc chặt chẽ hiệu quả quản lý nhà nước đối với các nguồn điện được sản xuất kinh doanh mua bán điện ngoài khu vực nhà nước. Rà soát các cam kết và xây dựng kế hoạch cung cấp điện, giá bán điện theo đúng quy định của pháp luật; Nghiêm cấm mọi tiêu cực, tham nhũng lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện việc sản xuất kinh doanh mua bán điện ở khu vực ngoài nhà nước. Ngoài ra, Thủ tướng còn đề ra một số nhiệm vụ đối với Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc và Chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện. Theo Chính phủ
Thủ tướng: Quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 1412/CĐ-TTg ngày 25/12/2023 chỉ đạo tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo. Theo đó, Công điện 1412/CĐ-TTg nêu rõ nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, một trong những yếu tố nền tảng và quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa, yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan, các địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm cung ứng đủ điện. Tuy nhiên, việc cung ứng điện thời gian qua có lúc, có nơi còn bất cập, khó khăn do các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, trong đó đã để xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ ở miền Bắc vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2023. Vì thế, trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm cá nhân và tập thể, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao về bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân trong năm 2024 và các năm tiếp theo, cụ thể: Đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương: - Chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Công văn 2240/VPCP-CN ngày 02/7/2023, Công văn 745/TTg-CN ngày 15/8/2023, Công văn 457/VPCP-CN ngày 06/11/2023, Công điện 782/CĐ-TTg ngày 04/9/2023, trong đó tập trung các nhiệm vụ: (1) Chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng điện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 được phê duyệt, nhất là công tác chuẩn bị sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm cuối mùa khô; tăng cường công tác quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ quyền hạn được giao, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát thường xuyên về quản lý, vận hành hệ thống điện quốc gia bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. (2) Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách của ngành điện, trong đó Bộ Công Thương thực hiện vai trò quản lý nhà nước và chỉ đạo xây dựng tiến độ thực hiện các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) để theo dõi, đôn đốc triển khai bám sát tiến độ, phấn đấu nhất định hoàn thành và đóng điện toàn bộ công trình đường dây này trong tháng 6 năm 2024. (3) Chỉ đạo tập trung nhân lực cao nhất để xây dựng, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền trước ngày 31/12/2023 các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn và cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp tự sản, tự tiêu… (4) Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm điện tại Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo; hướng dẫn, khuyến khích, sáng tạo trong thực hiện công tác tiết kiệm điện đạt hiệu quả cao nhất. - Chỉ đạo việc thường xuyên theo dõi diễn biến của nhu cầu điện và các yếu tố phát sinh tác động đến cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia và các vùng, miền để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo cung ứng điện phù hợp, hiệu quả; rà soát, xây dựng phương án dự phòng chủ động bảo đảm cung ứng đủ điện cho hệ thống điện miền Bắc trong thời gian chưa hoàn thành đưa vào vận hành các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: - Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hỗ trợ EVN, PVN, TKV và chủ đầu tư các dự án điện thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền trong triển khai đầu tư xây dựng các công trình, dự án điện, đặc biệt là các dự án trọng điểm, cấp bách nhằm bảo đảm cung ứng điện cho miền Bắc vào cuối mùa khô năm 2024 như các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). - Chỉ đạo có các giải pháp kêu gọi đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cương quyết cắt bỏ thủ tục hành chính rườm rà, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai các dự án nguồn và lưới điện trên địa bàn theo Quy hoạch điện VIII và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được phê duyệt và bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, quy hoạch, điện lực, đất đai, bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan đến năng lượng tái tạo. - Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và EVN tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp tiết kiệm điện trên địa bàn; chủ động chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo. Tại Công điện 1412/CĐ-TTg còn đề cập đến nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc PVN, TKV và Tổng công ty Đông Bắc. Xem chi tiết tại Công điện 1412/CĐ-TTg ngày 25/12/2023. Theo Chính phủ
Phê duyệt Kế hoạch cung cấp và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024
Ngày 30/11/2023 Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 3110/QĐ-BCT năm 2023 về việc phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024. Theo đó, thực hiện Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm: (1) EVN chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng điện trong năm 2024 Phát huy vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm chính trong công tác đảm bảo cung ứng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân với chất lượng tốt, ổn định, tin cậy và an toàn. Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung-cầu điện do nguyên nhân chủ quan. (2) Công bố Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện Công bố Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 bao gồm kế hoạch huy động sản lượng điện hàng tháng trong năm 2024 theo Phương án 4a tại Công văn số 7088/EVN-KH+TTĐ+KTSX+TCKT cho Chủ đầu tư các nhà máy điện và các đơn vị liên quan để các đơn vị chủ động lập kế hoạch chuẩn bị sản xuất điện; (3) Rà soát lại Kế hoạch cung cấp điện vào ngày 15 tháng cuối cùng hàng quý Định kỳ trước ngày 15 tháng cuối cùng hàng quý, thực hiện rà soát, cập nhật số liệu và tính toán lại Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia cho các tháng còn lại trong năm 2024, trình Bộ Công Thương để xem xét, điều chỉnh Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này. Định kỳ hàng tháng, rà soát, cập nhật, phê duyệt và công bố theo quy định về Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia tháng tới và các tháng còn lại của năm 2024 trên cơ sở bám sát diễn biến thực tế của phụ tải điện, tình hình thời tiết (nhiệt độ, thủy văn), các điều kiện vận hành hệ thống điện và thị trường điện để xác định sản lượng hợp đồng tháng của các nhà máy điện tham gia thị trường điện. Trước ngày 15/3/2024, lập và báo cáo Bộ Công Thương Kế hoạch đảm bảo điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là miền Bắc trong các tháng cao điểm mùa khô (4-6) năm 2024 với các kịch bản nhằm kiểm soát, ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện, có dự phòng đảm bảo ứng phó với các tình huống cực đoan, sự cố, khó khăn xếp chồng. (4) Chuẩn bị các phương án cung ứng điện trong các dịp lễ, sự kiện lớn Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị các phương án đảm bảo cung cấp điện cho các dịp nghỉ Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2024; Lập phương thức vận hành và huy động hợp lý các nguồn điện (bao gồm cả nguồn năng lượng tái tạo) trong hệ thống điện quốc gia để đảm bảo cung ứng đủ điện trên cơ sở nguyên tắc minh bạch, công bằng, tối ưu chi phí toàn hệ thống, phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật của lưới điện và các quy định pháp luật. Chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực xây dựng và công bố theo quy định về kế hoạch vận hành năm/tháng/tuần/ngày, kể cả phương án đối phó với tình huống cực đoan, có nguy cơ mất cân đối cung - cầu điện, chủ động báo cáo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (5) Xử lý dứt điểm các vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng đang thực hiện và các dự án có trong kế hoạch được phê duyệt đảm bảo giải tỏa công suất cho các nguồn điện, giảm tải cho các đường dây, máy biến áp đang phải vận hành đầy và quá tải; Phối hợp chính quyền các địa phương tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm các khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án lưới điện trọng điểm, đặc biệt là dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả, ổn định và liên tục các nhà máy điện Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 2.2 sau khi hoàn thành thủ tục tiếp nhận. (6) Vận hành an toàn hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Trung - Nam Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành các đơn vị phát điện thuộc phạm vi quản lý về công tác bảo dưỡng, sửa chữa, chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm sản xuất điện an toàn, ổn định theo kế hoạch vận hành và huy động của hệ thống điện quốc gia. Theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác vận hành thiết bị của nhà máy điện, không để xảy ra sự cố chủ quan; tăng cường công tác kiểm tra, củng cố thiết bị, khắc phục các khiếm khuyết đảm bảo nâng cao độ tin cậy vận hành, nâng cao khả năng phát điện của các tổ máy phát điện, hạn chế tối đa các sự cố tổ máy. Vận hành an toàn hệ thống lưới điện, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Trung - Nam; bố trí lịch sửa chữa nguồn điện phù hợp, sử dụng tiết kiệm nguồn nước thủy điện, nâng cao khả dụng các nguồn điện nhất là vào cao điểm mùa khô ở miền Bắc. Phối hợp với khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là các khách hàng sử dụng điện lớn chuẩn bị kịch bản, kế hoạch thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh hệ thống điện. Xem thêm Quyết định 3110/QĐ-BCT năm 2023 có hiệu lực từ ngày ban hành.
Bộ Công thương chỉ đạo tăng cường các giải pháp đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và 2024
Bộ Công Thương ban hành Công văn 8050/BCT-ĐTLĐ chỉ đạo các Tập đoàn, chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện thực hiện các giải pháp đảm bảo điện cuối năm 2023 và năm 2024. Thực hiện Thông báo 457/TB-VPCP ngày 06/11/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về các giải pháp bảo đảm cung ứng điện năm 2024, Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn 8050/BCT-ĐTĐL gửi các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam (EVN), Dầu khí Việt Nam (PVN), Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV); Chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than về việc thực hiện các giải pháp vận hành nhà máy nhiệt điện than và nguồn thủy điện để đảm bảo cung ứng điện các tháng cuối năm 2023 và năm 2024. Xem và tải Công văn 8050/BCT-ĐTĐL https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/22/BCT_2023_8050_eae69.pdf Theo đó, về nguồn thủy điện, Bộ Công Thương yêu cầu EVN chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện giải pháp về nguồn thủy điện theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại Thông báo 457/TB-VPCP. Về vận hành các nhà máy nhiệt điện than, Bộ yêu cầu EVN, PVN, TKV và các đơn vị phát điện chỉ đạo các nhà máy nhiệt điện than thuộc phạm vi quản lý thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng vận hành tối đa công suất khả dụng của tổ máy khi có nhu cầu huy động của hệ thống điện Quốc gia các tháng cuối năm 2023 và năm 2024 (đặc biệt vào thời gian cao điểm mùa khô); thực hiện nghiêm các Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương trong thời gian qua về việc chuẩn bị nhiên liệu than đảm bảo cho sản xuất điện năm 2024. Đối với các Chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than, đặc biệt tại miền Bắc, khẩn trương hoàn thành công tác bảo dưỡng, sửa chữa, chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm sản xuất điện an toàn, ổn định theo kế hoạch vận hành và huy động của hệ thống điện Quốc gia các tháng còn lại năm 2023 và năm 2024; theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác vận hành thiết bị của nhà máy, không để xảy ra sự cố chủ quan; tăng cường công tác kiểm tra, củng cố thiết bị, khắc phục các khiếm khuyết đảm bảo nâng cao độ tin cậy vận hành, nâng cao khả năng phát điện của các tổ máy phát điện, hạn chế tối đa các sự cố tổ máy; rà soát đảm bảo sự làm việc bình thường của hệ thống rơ le bảo vệ, tự động của nhà máy điện; đảm bảo vật tư dự phòng cho các thiết bị của nhà máy điện. Thực hiện sớm, triệt để các giải pháp để hạn chế tối đa sự suy giảm công suất phát điện các tổ máy do ảnh hưởng bởi nguồn nhiên liệu than, nhiệt độ nước làm mát tuần hoàn cao hoặc ảnh hưởng của các điều kiện về môi trường khác. Chủ động các giải pháp để đảm bảo tuân thủ quy định về môi trường, kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền nhằm tháo gỡ các tồn tại, vướng mắc để đảm bảo khả dụng tối đa của các tổ máy; Chuẩn bị than cho hoạt động sản xuất điện trong các tháng còn lại năm 2023 và năm 2024. Được biết, ngày 01/11/2023, EVN và Công đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành Chỉ thị liên tịch 6506/CTLT-EVN-CĐĐVN về việc phát động phong trào thi đua giảm sự cố, đảm bảo sẵn sàng phát điện các nhà máy nhiệt điện than nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách trong việc cung ứng điện giai đoạn cuối năm 2023 và mùa khô 2024. Thời gian thi đua từ ngày 01/11/2023 đến ngày 31/7/2024. Dự kiến, năm 2024 với phương án phụ tải dự kiến tăng trưởng 8,96%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống cần là 306,4 tỷ kWh. Trong đó, 12 nhà máy nhiệt điện than của EVN tham gia ký kết thi đua sẽ đóng góp 78,6 tỷ kWh. Xem và tải Công văn 8050/BCT-ĐTĐL https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/22/BCT_2023_8050_eae69.pdf Theo Bộ Công thương
Công điện 7104/CĐ-PCTT 2023: Đảm bảo cung cấp điện ứng phó mưa lũ
Ngày 12/10/2023 Bộ Công Thương vừa ban hành tải Công điện 7104/CĐ-PCTT 2023 về việc chủ động ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất và ngập úng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương điện. Rà soát các khu vực có thể bị chia cắt do mưa, lũ đảm bảo cung ứng hàng hóa - Chỉ đạo các chủ đập thủy điện trên địa bàn thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, tăng cường kiểm tra công tác vận hành đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện, nhất là các hồ đập xung yếu, các thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. Công tác vận hành các hồ chứa thủy điện đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại địa phương thông tin kịp thời, bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp; tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện. - Rà soát các khu vực có thể bị chia cắt do mưa, lũ để có phương án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu. Sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố xảy ra - Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng; an toàn cho người, thiết bị, các công trình điện lực và an toàn cho nhân dân, sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố xảy ra. - Chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi quản lý rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, các mốc cảnh báo ngập lụt; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ứng phó với mưa, lũ; thông tin kịp thời cho hạ du trước khi điều tiết xả lũ để đảm bảo an toàn về người và tài sản. - Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chủ động chống ngập lụt Chỉ đạo các cơ sở khai thác khoáng sản chủ động kiểm tra công tác phòng chống sụt lở đất, ngập lụt tại các mỏ, rà soát kiểm tra các hồ thải quặng đuôi các khai trường, các hầm lò khai thác với độ sâu lớn, phải tập trung sẵn sàng lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng cứu khi có thiên tai xảy ra. Các Tập đoàn, Tổng công ty khác theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ - Theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo an toàn cho người và công trình trọng yếu đối với các tình huống mưa lũ kéo dài. - Chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, phương tiện, vật tư để kịp thời xử lý các tình huống do mưa lũ gây ra. Đối với các chủ đập thủy điện đảm bảo an toàn hồ đập - Nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, vận hành đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. - Triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các thủy điện nhỏ, vùng hạ du hồ chứa và các công trình đang thi công dở dang, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu, các sự cố do các đợt mưa lũ trước chưa được khắc phục. Yêu cầu các đơn vị ngành Công Thương tổ chức trực ban 24/24h Tổ chức kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng các sườn dốc, xung quanh và phía sau các công trình đang xây dựng, kho, nhà xưởng, văn phòng nhà điều hành, công trình gần sườn dốc, các mỏ và các bãi thải... để phát hiện nguy cơ dễ gây sạt lở đất, không đảm bảo an toàn để có biện pháp xử lý kịp thời. Yêu cầu các đơn vị ngành Công Thương tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên theo dõi diễn biến của mưa, lũ từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sẵn sàng lực lượng phương tiện ứng phó với các tình huống thiên tai, tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc Công điện này, thường xuyên báo cáo thông tin về Văn phòng thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương. Xem thêm tải Công điện 7104/CĐ-PCTT 2023 ban hành ngày 12/10/2023.
Bộ Công thương yêu cầu đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 tránh thiếu điện cục bộ
Ngày 29/9/2023, Bộ trưởng Bộ Công thương ký Công điện 6718/CĐ-BCT về việc đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo. Cụ thể, giai đoạn cuối năm 2023, việc cung ứng điện còn nhiều khó khăn và thời gian tới dự báo cũng sẽ như thế. Theo đó, có nguy cơ ảnh hưởng đến việc đảm bảo an ninh năng lượng và đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, tránh lặp lại các sự cố gây thiếu điện cục bộ như đã xảy ra trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các công việc sau: Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Chủ động xây dựng kế hoạch, phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện theo các kịch bản linh hoạt, ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện. - Khẩn trương rà soát cân đối cung cầu điện năng, công suất hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là cho khu vực miền Bắc đến 2025 và đến 2030, báo cáo Bộ Công Thương trước ngày 30/11/2023. - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt việc bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy điện, lưới điện truyền tải - phân phối để đảm bảo vận hành với công suất thiết kế; chuẩn bị sẵn sàng phương án, nguồn lực để kịp thời sửa chữa, khắc phục nhanh hỏng hóc, sự cố (nếu có), làm tốt công tác dự báo, cảnh báo, phòng chống thiên tai,... để các nhà máy điện, lưới điện truyền tải - phân phối hoạt động an toàn, hiệu quả. - Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành các đơn vị, công ty trực thuộc thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả, đúng tiến độ đầu tư xây dựng các dự án nguồn và lưới điện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành các dự án nguồn điện, lưới điện được giao làm chủ đầu tư, đặc biệt là các công trình nguồn điện, lưới điện trọng điểm phục vụ cấp điện cho miền Bắc như đường dây 500kV mạch 3, Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư thêm nguồn điện tại khu vực phía Bắc để đảm bảo cung ứng đủ điện đến năm 2030. - Triển khai tiết kiệm điện trong toàn ngành, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các khách hàng sử dụng điện triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng, có hiệu quả, thực chất về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đến từng đối tượng, thành phần khách hàng sử dụng điện để nâng cao nhận thức và hành vi sử dụng điện của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện. Đối với Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc - Đôn đốc chủ đầu tư các dự án điện trên địa bàn khẩn trương thực hiện dự án, đáp ứng tiến độ theo Quy hoạch điện VIII đã được thủ tướng chính phê duyệt, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai đền bù giải phóng mặt bằng theo thẩm quyền. - Khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư các dự án điện thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật. - Chỉ đạo các cơ quan liên quan tại địa phương chủ động phối hợp, xử lý khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành các dự án điện theo thẩm quyền được giao. - Phối hợp chặt chẽ với EVN, các Tổng công ty/Công ty Điện lực trong thực hiện công tác tiết kiệm điện tại địa phương đạt hiệu quả cao nhất và thực hiện các kịch bản ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện trong thời gian tới. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng, có hiệu quả, thực chất về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đến từng đối tượng, thành phần khách hàng sử dụng điện để nâng cao nhận thức và hành vi sử dụng điện của người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, tại Công điện 6718/CĐ-BCT còn yêu cầu một số nhiệm vụ đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc; Chủ đầu tư các nhà máy điện, dự án nguồn điện, lưới điện. Xem chi tiết tại Công điện 6718/CĐ-BCT ngày 29/9/2023.
Kịp thời tháo gỡ khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án nguồn và lưới điện
Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 7382/VPCP-CN về việc kế hoạch bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân các tháng cuối năm 2023 và năm 2024. Trước đó, Bộ Công thương đã có văn bản 146/BC-BCT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cập nhật kế hoạch cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân các tháng cuối năm 2023 và năm 2024. Cụ thể, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau: (1) Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ, có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân Song, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng điện và những vấn đề vượt thẩm quyền. (2) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm chỉ đạo xây dựng kế hoạch xả nước đổ ải từ các hồ chứa thủy điện lớn phục vụ cấp nước vụ Đông Xuân năm 2024 và hướng dẫn các địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nước xả đổ ải theo hướng sử dụng tiết kiệm tối đa và hiệu quả nguồn nước. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 11/2023. (3) Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương tiếp tục thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Công điện 397/CĐ-TTg ngày 13/5/2023 liên quan đến việc điều tiết, vận hành linh hoạt các hồ chứa thủy điện trong các quy trình vận hành liên hồ chứa nhằm khai thác hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước, tối ưu hóa lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội, môi trường do nguồn nước mang lại, đồng thời phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và vùng hạ du. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 11/2023. (4) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác tiết kiệm điện tại địa phương theo Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 08/6/ 2023 của Thủ tướng Chính phủ. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án nguồn và lưới điện, đặc biệt là các dự án trọng điểm, cấp bách nhằm đảm bảo cung ứng điện. Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan để chỉ đạo triển khai các bước chuẩn bị đầu tư các dự án điện trên địa bàn theo thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật. (5) Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và chủ đầu tư các nhà máy điện có trách nhiệm chuẩn bị tốt công tác chuẩn bị sản xuất điện các tháng cuối năm 2023 và năm 2024 theo kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuyệt đối không được để thiếu than, thiếu khí cho sản xuất điện do các yếu tố chủ quan. Đồng thời, tập trung khắc phục nhanh các sự cố nhà máy điện, lưới điện (nếu có). Tổ chức thực hiện đầu tư các dự án điện được giao làm chủ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm, cấp bách. Xem chi tiết tại Công văn 7382/VPCP-CN ngày 26/9/2023.
Thủ tướng có Công điện chỉ đạo đảm bảo cung ứng điện và xăng dầu trong nước
Ngày 04/9/2023 Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 782/CĐ-TTg năm 2023 về việc tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao, trong đó chú trọng một số nội dung sau: Giải pháp bảo đảm cung ứng điện cho thị trường trong nước - Khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của Nhân dân các tháng cuối năm 2023 và năm 2024, tuyệt đối không để thiếu điện. - Chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư thuộc dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) theo đúng quy định để có thể khởi công xây dựng các dự án thành phần sớm nhất có thể. Phấn đấu khởi công vào tháng 9 năm 2023. Trong quá trình thực hiện tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm v.v... - Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu và cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA). - Khẩn trương hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới. - Tăng cường công tác giám sát vận hành hệ thống điện quốc gia, trong đó, giám sát trực tiếp và toàn diện, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0), không để xảy ra rủi ro, sự cố do các yếu tố chủ quan trong quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia. Giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các cơ quan liên quan chủ động, quyết liệt trong công tác điều hành, cân đối cung cầu thị trường xăng dầu theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao; bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống. - Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, PVN và cơ quan, đơn vị liên quan xác định sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước để có cơ sở cân đối nguồn xăng dầu nhập khẩu trong thời gian tới, nhằm bảo đảm duy trì liên tục, tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu thế giới và tình hình sản xuất, kinh doanh xăng dầu trong nước để điều hành giá, sử dụng Quỹ Bình ổn giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định. - Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; bảo đảm ổn định, lành mạnh của thị trường xăng dầu trong nước, không để xảy ra vi phạm. Xem thêm Công điện 782/CĐ-TTg năm 2023 ban hành ngày 04/9/2023.
Thủ tướng điện tập trung bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới với một số nội dung như sau: Công điện nêu rõ: Để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, yếu tố nền tảng và là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa, yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan, các địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của Nhân dân (tại các văn bản: các Công điện 1085/CĐ-TTg ngày 11/11/2022, 160/CĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng chính phủ; Công văn 745/TTg-CN ngày 15/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ; các Công văn 4286/VPCP-CN ngày 10/6/2023, 2240/VPCP-CN ngày 02/7/2023 của Văn phòng Chính phủ). Tuy nhiên, việc cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian qua có lúc, có nơi còn bất cập, khó khăn; trong đó xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ ở miền Bắc vào cuối mùa khô năm 2023 và thiếu hụt xăng dầu tại một số địa bàn vào cuối năm 2022. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, Nhân dân; trong đó chú trọng một số nội dung sau: (1) Về bảo đảm cung ứng điện: Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tập trung thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại văn bản số 745/TTg-CN ngày 15 tháng 8 năm 2023 và các văn bản liên quan; trong đó: - Bộ Công Thương: + Khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của Nhân dân các tháng cuối năm 2023 và năm 2024, tuyệt đối không để thiếu điện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/9/2023. + Chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư thuộc dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch, Quảng Bình đến Phố Nối, Hưng Yên theo đúng quy định để có thể khởi công xây dựng các dự án thành phần sớm nhất có thể; phấn đấu khởi công vào tháng 9 năm 2023. Trong quá trình thực hiện tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, v..v… + Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu và cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA); báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/9/2023. + Khẩn trương hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 9 năm 2023. + Tăng cường công tác giám sát vận hành hệ thống điện quốc gia, trong đó, giám sát trực tiếp và toàn diện, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0), không để xảy ra rủi ro, sự cố do các yếu tố chủ quan trong quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia. - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được giao: + Chỉ đạo, đôn đốc, giám sát EVN, TKV, PVN triển khai nhanh nhất các dự án đầu tư xây dựng công trình điện được giao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bảo đảm an ninh năng lượng, trong đó tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các dự án đầu tư quan trọng, cấp bách. + Chỉ đạo EVN, TKV, PVN tăng cường công tác phối hợp, tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng mua bán điện, cung cấp than, cung cấp khí, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia dân tộc, của Nhân dân, khắc phục triệt để tình trạng cắt khúc, lợi ích cục bộ giữa các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong sản xuất, cung ứng điện. + Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại văn bản số 355/TB-VPCP ngày 26/8/2023 về việc chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia về Bộ Công Thương. - Các Tập đoàn: EVN, PVN, TKV thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan vận hành hệ thống điện quốc gia, trong đó chú trọng tổ chức thực hiện tốt công tác chuẩn bị sản xuất, dự báo phụ tải điện, dự báo thủy văn đối với các hồ thủy điện; bảo đảm nhiên liệu than, khí, dầu cho phát điện; khắc phục nhanh nhất các sự cố nguồn và lưới điện…; tập trung đầu tư phát triển các dự án nguồn điện và lưới điện được giao, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm, cấp bách. (2) Về bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước: - Bộ Công Thương: + Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các cơ quan liên quan chủ động, quyết liệt trong công tác điều hành, cân đối cung cầu thị trường xăng dầu theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao; bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống. + Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, PVN và cơ quan, đơn vị liên quan xác định sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước để có cơ sở cân đối nguồn xăng dầu nhập khẩu trong thời gian tới, nhằm bảo đảm duy trì liên tục, tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. + Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu thế giới và tình hình sản xuất, kinh doanh xăng dầu trong nước để điều hành giá, sử dụng Quỹ Bình ổn giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định. + Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; bảo đảm ổn định, lành mạnh của thị trường xăng dầu trong nước, không để xảy ra vi phạm. - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; chỉ đạo PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo điều hành của cấp có thẩm quyền về cung ứng xăng dầu. - PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp, giải pháp theo thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung tại điểm a, điểm b khoản 1 mục II nêu trên. Giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Công điện này theo chức năng, nhiệm vụ được giao; định kỳ hàng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện./. Theo Chính phủ
Quyết định 603/QĐ-EVN: Tạm đình chỉ Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia ngày 14/6/2023
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia ông Nguyễn Đức Ninh để thanh tra chuyên ngành quản lý, điều hành cung cấp điện. Ngày 14/6/2023, EVN ban hành Quyết định 603/QĐ-EVN về tạm đình chỉ chức vụ Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đối với ông Nguyễn Đức Ninh để phục vụ cho công tác thanh tra chuyên ngành trong công tác quản lý và điều hành cung cấp điện. Hiệu lực của Quyết định 603/QĐ-EVN có hiệu lực kể từ ngày ký (ngày 14/6/2023). Ông Nguyễn Đức Ninh được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia vào tháng 2/2020. Ông Nguyễn Đức Ninh sinh năm 1976 tại huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trước khi được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, ông đã có hơn 20 năm công tác tại đơn vị này với các vị trí kỹ sư, Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng Phương thức và Phó Giám đốc EVNNLDC. Xem thêm bài viết liên quan: Lập Đoàn Thanh tra việc cung ứng điện của EVN ngay từ hôm nay (10/6) Trước đó, ngày 08/6/2023, theo Quyết định 1377/QĐ-BTC, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của EVN kể từ ngày 10/6. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, trong những ngày gần đây đã xảy ra tình trạng gián đoạn nguồn cung điện gây ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp và đời sống người dân. Việc lập Đoàn Thanh tra chuyên ngành về quản lý và cung ứng điện của EVN từ ngày 01/01/2021 đến 01/6/2023 là thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 517/CĐ-TTg ngày 6/6/2023 để tìm đúng nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Theo đó, cần làm rõ việc cung ứng, chủ động nhiên liệu cho các nhà máy điện; vận hành hệ thống điện; huy động các nguồn điện (về mặt kỹ thuật), tính công bằng; vấn đề truyền tải điện; thực hiện huy động các nguồn năng lượng tái tạo chuyển tiếp. Xem thêm bài viết liên quan: Lập Đoàn Thanh tra việc cung ứng điện của EVN ngay từ hôm nay (10/6)
Lập Đoàn Thanh tra việc cung ứng điện của EVN ngay từ hôm nay (10/6)
Bộ Công thương lập Đoàn Thanh tra chuyên ngành về quản lý và cung ứng điện của EVN trong giai đoạn 01/01/2021 đến 01/6/2023 kể từ ngày 10/6/2023. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 517/CĐ-TTg ngày 6/6/2023 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới, trong đó giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo thành lập Đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ ngày 1/1/2021 đến ngày 1/6/2023. Theo đó, sáng ngày 9/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Đoàn thanh tra chuyên ngành về điện nhằm triển khai cụ thể những yêu cầu, nội dung và thời gian thanh tra. Xem bài viết liên quan: Thủ tướng điện: EVN khẩn trương khắc phục sự cố các nhà máy điện đảm bảo điện cung ứng cho người dân Theo Quyết định 1377/QĐ-BCT ngày 8/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của EVN và các đơn vị liên quan từ ngày 01/01/2021 - 01/6/2023, Đoàn thanh tra chuyên ngành gồm lãnh đạo các đơn vị Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Dầu khí và than. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, trong những ngày gần đây đã xảy ra tình trạng gián đoạn nguồn cung điện gây ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp và đời sống người dân. Trong vai trò quản lý nhà nước, ngay từ cuối năm 2022, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, có nhiều cuộc giao ban liên quan đến việc cung ứng điện của năm 2023 như biểu đồ cung cấp than, dầu, khí cho sản xuất điện và kế hoạch cung ứng điện. “Có thể nói, Bộ Công Thương đã chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện cung ứng nguồn than cho chạy điện của các nhà máy nhiệt điện và đã góp phần cải thiện tình hình cung ứng điện”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định. Trong đó, nhấn mạnh năng lượng nói chung, điện nói riêng không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, để xảy ra tình trạng thiếu điện dù bất kỳ lý do gì cũng cần chỉ rõ nguyên nhân, tìm giải pháp khắc phục, xử lý thỏa đáng, kịp thời. Vậy nên, việc lập Đoàn Thanh tra chuyên ngành về quản lý và cung ứng điện của EVN từ ngày 01/01/2021 đến 01/6/2023 là thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 517/CĐ-TTg ngày 6/6/2023 để tìm đúng nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Xem bài viết liên quan: Thủ tướng điện: EVN khẩn trương khắc phục sự cố các nhà máy điện đảm bảo điện cung ứng cho người dân Theo đó, cần làm rõ việc cung ứng, chủ động nhiên liệu cho các nhà máy điện; vận hành hệ thống điện; huy động các nguồn điện (về mặt kỹ thuật), tính công bằng; vấn đề truyền tải điện; thực hiện huy động các nguồn năng lượng tái tạo chuyển tiếp. “Đoàn thanh tra cần tiến hành khẩn trương, quyết liệt trong thời gian 30 ngày kể cả ngày nghỉ”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo, đồng thời giao Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Vụ trưởng Vụ Pháp chế trực tiếp giám sát đoàn Thanh tra để có kết luận chính xác, khách quan. Phân công Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân thay mặt Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo cuộc thanh tra này. “Do Đoàn thanh tra tiến hành công việc trong thời gian ngắn, làm việc liên tục kể cả vào các ngày nghỉ, khối lượng công việc nhiều nên cần tăng cường công tác nhân lực cả về số lượng và chất lượng nhằm bảo đảm đáp ứng đủ yêu cầu công tác. Các cán bộ tham gia Đoàn thanh tra cần dành ưu tiên cao cho công việc”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay và yêu cầu cần khẩn trương xây dựng kế hoạch thanh tra, đề cương báo cáo. Cùng với việc lập Đoàn thanh tra, cũng cần tiến hành việc lập Đoàn giám sát thanh tra. Yêu cầu Đoàn thanh tra cần bắt tay ngay vào công việc kể từ ngày 10/6/2023 - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công thương
Thủ tướng điện: EVN khẩn trương khắc phục sự cố các nhà máy điện đảm bảo điện cung ứng cho người dân
Ngày 06/6/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 517/CĐ-TTg về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới. Trước tình hình nắng nóng gay gắt kết hợp với tình trạng thiếu mưa ở các tỉnh miền Bắc ên nước về các hồ thủy điện rất thấp đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cung ứng điện trong mùa khô năm 2023. Vì thế, để khắc phục tình hình khó khăn về cung ứng điện như hiện nay, tại Công điện 517/CĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Tập trung huy động hiệu quả mọi nguồn lực, nỗ lực cao nhất trong chỉ đạo điều hành thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện. - Chủ động xây dựng các kịch bản linh hoạt ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện; đồng thời, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện theo quy định. - Khẩn trương chỉ đạo và trực tiếp tháo gở khắc phục sự cố các nhà máy điện, nhất là các nhà máy điện tại miền Bắc để đưa vào vận hành trong thời gian sớm nhất. - Tập trung cao độ thực hiện hiệu quả các giải pháp về tăng cường tiết kiệm điện, đặc biệt trong tháng 6 năm 2023. Ngoài ra, còn yêu cầu đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp chặt chẽ với EVN, các tổng công ty/công ty điện lực trong thực hiện công tác tiết kiệm điện tại địa phương đạt hiệu quả cao nhất và thực hiện các kịch bản ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện trong thời gian tới. Đối với Bộ Công thương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: - Rà soát, đánh giá kỹ về tình hình cung ứng điện hiện nay, nhất là các yếu tố phát sinh ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng điện đế tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khẩn trương hướng dẫn EVN xây dựng các kịch bản chủ động kịp thời ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện và tổ chức thực hiện theo quy định. Hoàn thành việc này trước ngày 10/6/2023. - Khẩn trương hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện trong giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo. Trong đó tập trung các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong giai đoạn khó khăn về cung ứng điện hiện nay, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trước ngày 08/6/2023. - Khẩn trương hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/6/2023. - Nghiên cứu, hướng dẫn xử lý dứt điểm theo thẩm quyền đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã thực hiện đầu tư xây dựng nhưng không đáp ứng thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT (đã hết hạn); khấn trương hướng dẫn về công tác đàm phán giá điện trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" đối với các dự án điện gió, điện mặt trời thuộc diện nêu trên theo quy định, hoàn thành trong tháng 6/2023. - Rà soát quy định của pháp luật về điện lực để có hướng dẫn về đầu tư lưới điện truyền tải theo quy hoạch phát triển điện lực được duyệt, trong đó đẩy mạnh đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong quá trình xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. - Khẩn trương điều chỉnh việc quản lý, chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia về Bộ Công Thương theo quy định của Đảng và Nhà nước trong tháng 6/2023 và nghiên cứu thực hiện các chính sách phù hợp, hiệu quả. Xem chi tiết tại Công điện 517/CĐ-TTg ban hành ngày 06/6/2023.
Trình Chính phủ dự thảo Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 30/4/2024
Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành trước ngày 30/4/2024 cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo. Cụ thể, Công điện cho biết, năm 2024 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (tháng 5 - 7) được dự báo tăng trưởng rất cao (lên đến 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch khoảng 9,6%), riêng miền Bắc dự kiến tăng kỷ lục 17% so với cùng kỳ năm 2023. Để kịp thời đáp ứng nhu cầu điện thời gian tới, bảo đảm không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị, Công điện, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 được phê duyệt; Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát về quản lý, vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, khoa học, hiệu quả, các nhà máy điện vận hành an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa sự cố, bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2024 và các năm tiếp theo. Xem thêm Mẫu hợp đồng mua bán điện sinh hoạt theo Thông tư 16/2023/TT-BCT https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/18/pl-hop-dong-mua-ban-dien-sinh-hoat.docx Cơ chế chính sách mua bán điện trực tiếp Về cơ chế, chính sách mua bán điện, khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành trước ngày 30/4/2024 cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn; cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp tự sản, tự tiêu; cơ chế, chính sách phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi, ven bờ. Tiến độ dự án Về tiến độ các dự án nguồn điện trong Quy hoạch và Kế hoạch điện VIII, tập trung chỉ đạo việc lựa chọn nhà đầu tư, triển khai nhanh các dự án nguồn điện trong Quy hoạch, Kế hoạch điện VIII, bảo đảm kịp thời bổ sung nguồn điện mới đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải hằng năm, trong đó lưu ý khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các nhà máy nhiệt điện than Công Thanh và Nam Định 1 trước ngày 01/7/2024 để bảo đảm mục tiêu của Quy hoạch điện VIII và cung ứng điện cho miền Bắc. Về tiến độ các dự án truyền tải điện, khẩn trương phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối để đưa vào sử dụng trước ngày 30.6.2024, các dự án truyền tải điện từ Lào để kịp thời bảo đảm cung ứng điện cho miền Bắc. Yêu cầu đối với Bộ Công thương Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm điện tại Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo; hướng dẫn, khuyến khích sáng tạo trong thực hiện công tác tiết kiệm điện đạt hiệu quả cao nhất. Liên quan đến cơ chế, chính sách mua bán điện, Bộ Công Thương cho biết, triển khai nhiệm vụ tại các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/12/2023, bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ Đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế DPPA. 03 đối tượng tham gia mua bán điện trực tiếp Ngày 09/4/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định 814/QĐ-BCT về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định. Đến nay, dự thảo 1 của Nghị định về cơ chế DPPA đã hoàn thiện, bao gồm 6 chương, 35 điều. Trong dự thảo này, các vấn đề cơ bản như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và các hình thức của cơ chế mua bán điện trực tiếp đã được xác định rõ ràng, đi cùng với đó là các quy định về hợp đồng, giá, cơ chế thanh toán giữa các bên và đặc biệt là trách nhiệm của các bên tham gia mua bán điện theo cơ chế DPPA. Xem thêm Mẫu hợp đồng mua bán điện sinh hoạt theo Thông tư 16/2023/TT-BCT https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/18/pl-hop-dong-mua-ban-dien-sinh-hoat.docx Riêng đối với hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, dự thảo Nghị định chia thành 3 mục với các đối tượng tham gia mua bán điện khác nhau là: Mua bán điện giữa đơn vị phát điện và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua thị trường giao ngay; mua bán điện và thanh toán giữa khách hàng sử dụng điện lớn và Tổng công ty Điện lực; mua bán điện và thanh toán giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện. Hiện, Bộ đang tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Nghị định để tổng hợp, tiếp thu hoàn thiện và trình Chính phủ trước ngày 30.4.2024, Bộ Công Thương cho biết. Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới
Ngày 14/02/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị 05/CT-TTg về việc đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới. Để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, an ninh cung cấp điện cho sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: (1) Đối với Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng - Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa phối hợp và đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư, xây dựng các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng theo đúng các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và quyết định, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. - Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư các công trình, dự án, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu trong thực hiện những nhiệm vụ đã được xác định trong Quy hoạch, Kế hoạch được duyệt, chủ trương đầu tư các công trình, dự án hoặc quyết định phê duyệt của từng dự án thành phần để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình. - Chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết theo thẩm quyền các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng và báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ các nội dung vượt thẩm quyền, đồng thời kiến nghị giải pháp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định khi phát sinh các vấn đề vướng mắc đối với các dự án trọng điểm, cấp bách. (2) Đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương - Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể nhất là kế hoạch để triển khai Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Trong đó, tập trung triển khai các nhiệm vụ nhằm đảm bảo nguồn cung cho hệ thống điện miền Bắc trong các năm sắp tới như sau: + Phối hợp với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành sớm nhất có thể đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối cấp điện cho miền Bắc (phấn đấu nhất định hoàn thành và đóng điện trong tháng 6 năm 2024); + Khẩn trương hoàn thiện, trình Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp; + Chủ trì phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng Nghị định liên quan đến cơ chế mua bán điện khí, gió theo hình thức rút gọn và chậm nhất phải hoàn thành trong quý II năm 2024; + Khẩn trương rà soát các nguồn điện khu vực miền Bắc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các giải pháp thúc đẩy tiến độ các dự án nguồn điện đang đầu tư xây dựng, các giải pháp triển khai ngay các nguồn điện mới, cụ thể cho từng dự án ở khu vực miền Bắc. - Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thực hiện điều hành hệ thống điện đảm bảo cung cấp điện, xây dựng kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện, đảm bảo dự phòng nguồn cung và có khả năng ứng phó, kiểm soát với các kịch bản vận hành cực đoan có thể xảy ra. - Dự báo và xây dựng kế hoạch để chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp đầy đủ, liên tục đảm bảo cung cấp đúng thời gian, đủ khối lượng, đúng chủng loại than phục vụ sản xuất điện theo Hợp đồng/Cam kết đã ký; phối hợp với các đơn vị liên quan để dự báo tình hình sử dụng và cung ứng nhiên liệu, đảm bảo an ninh cung cấp điện. - Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện mọi giải pháp đảm bảo tiến độ chuỗi dự án khí – điện Lô B theo Quy hoạch điện VIII, tập trung tháo gỡ các vướng mắc thuộc thẩm quyền, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền. - Theo dõi, giám sát tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm, như dự án Cá Voi Xanh, Thị Vải – Nhơn Trạch; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kịp thời xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung vượt thẩm quyền, đảm bảo công tác triển khai dự án theo kế hoạch đề ra. - Đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc, thực chất và có hiệu quả Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chương trình quản lý nhu cầu điện, chuyển đổi năng lượng xanh, sạch; phối hợp nghiên cứu thúc đẩy sản xuất trong nước, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động trong lĩnh vực năng lượng. - Thực hiện nghiêm túc chặt chẽ hiệu quả quản lý nhà nước đối với các nguồn điện được sản xuất kinh doanh mua bán điện ngoài khu vực nhà nước. Rà soát các cam kết và xây dựng kế hoạch cung cấp điện, giá bán điện theo đúng quy định của pháp luật; Nghiêm cấm mọi tiêu cực, tham nhũng lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện việc sản xuất kinh doanh mua bán điện ở khu vực ngoài nhà nước. Ngoài ra, Thủ tướng còn đề ra một số nhiệm vụ đối với Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc và Chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện. Theo Chính phủ
Thủ tướng: Quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 1412/CĐ-TTg ngày 25/12/2023 chỉ đạo tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo. Theo đó, Công điện 1412/CĐ-TTg nêu rõ nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, một trong những yếu tố nền tảng và quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa, yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan, các địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm cung ứng đủ điện. Tuy nhiên, việc cung ứng điện thời gian qua có lúc, có nơi còn bất cập, khó khăn do các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, trong đó đã để xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ ở miền Bắc vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2023. Vì thế, trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm cá nhân và tập thể, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao về bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân trong năm 2024 và các năm tiếp theo, cụ thể: Đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương: - Chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Công văn 2240/VPCP-CN ngày 02/7/2023, Công văn 745/TTg-CN ngày 15/8/2023, Công văn 457/VPCP-CN ngày 06/11/2023, Công điện 782/CĐ-TTg ngày 04/9/2023, trong đó tập trung các nhiệm vụ: (1) Chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng điện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 được phê duyệt, nhất là công tác chuẩn bị sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm cuối mùa khô; tăng cường công tác quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ quyền hạn được giao, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát thường xuyên về quản lý, vận hành hệ thống điện quốc gia bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. (2) Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách của ngành điện, trong đó Bộ Công Thương thực hiện vai trò quản lý nhà nước và chỉ đạo xây dựng tiến độ thực hiện các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) để theo dõi, đôn đốc triển khai bám sát tiến độ, phấn đấu nhất định hoàn thành và đóng điện toàn bộ công trình đường dây này trong tháng 6 năm 2024. (3) Chỉ đạo tập trung nhân lực cao nhất để xây dựng, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền trước ngày 31/12/2023 các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn và cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp tự sản, tự tiêu… (4) Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm điện tại Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo; hướng dẫn, khuyến khích, sáng tạo trong thực hiện công tác tiết kiệm điện đạt hiệu quả cao nhất. - Chỉ đạo việc thường xuyên theo dõi diễn biến của nhu cầu điện và các yếu tố phát sinh tác động đến cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia và các vùng, miền để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo cung ứng điện phù hợp, hiệu quả; rà soát, xây dựng phương án dự phòng chủ động bảo đảm cung ứng đủ điện cho hệ thống điện miền Bắc trong thời gian chưa hoàn thành đưa vào vận hành các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: - Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hỗ trợ EVN, PVN, TKV và chủ đầu tư các dự án điện thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền trong triển khai đầu tư xây dựng các công trình, dự án điện, đặc biệt là các dự án trọng điểm, cấp bách nhằm bảo đảm cung ứng điện cho miền Bắc vào cuối mùa khô năm 2024 như các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). - Chỉ đạo có các giải pháp kêu gọi đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cương quyết cắt bỏ thủ tục hành chính rườm rà, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai các dự án nguồn và lưới điện trên địa bàn theo Quy hoạch điện VIII và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được phê duyệt và bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, quy hoạch, điện lực, đất đai, bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan đến năng lượng tái tạo. - Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và EVN tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp tiết kiệm điện trên địa bàn; chủ động chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo. Tại Công điện 1412/CĐ-TTg còn đề cập đến nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc PVN, TKV và Tổng công ty Đông Bắc. Xem chi tiết tại Công điện 1412/CĐ-TTg ngày 25/12/2023. Theo Chính phủ
Phê duyệt Kế hoạch cung cấp và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024
Ngày 30/11/2023 Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 3110/QĐ-BCT năm 2023 về việc phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024. Theo đó, thực hiện Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm: (1) EVN chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng điện trong năm 2024 Phát huy vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm chính trong công tác đảm bảo cung ứng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân với chất lượng tốt, ổn định, tin cậy và an toàn. Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung-cầu điện do nguyên nhân chủ quan. (2) Công bố Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện Công bố Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 bao gồm kế hoạch huy động sản lượng điện hàng tháng trong năm 2024 theo Phương án 4a tại Công văn số 7088/EVN-KH+TTĐ+KTSX+TCKT cho Chủ đầu tư các nhà máy điện và các đơn vị liên quan để các đơn vị chủ động lập kế hoạch chuẩn bị sản xuất điện; (3) Rà soát lại Kế hoạch cung cấp điện vào ngày 15 tháng cuối cùng hàng quý Định kỳ trước ngày 15 tháng cuối cùng hàng quý, thực hiện rà soát, cập nhật số liệu và tính toán lại Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia cho các tháng còn lại trong năm 2024, trình Bộ Công Thương để xem xét, điều chỉnh Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này. Định kỳ hàng tháng, rà soát, cập nhật, phê duyệt và công bố theo quy định về Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia tháng tới và các tháng còn lại của năm 2024 trên cơ sở bám sát diễn biến thực tế của phụ tải điện, tình hình thời tiết (nhiệt độ, thủy văn), các điều kiện vận hành hệ thống điện và thị trường điện để xác định sản lượng hợp đồng tháng của các nhà máy điện tham gia thị trường điện. Trước ngày 15/3/2024, lập và báo cáo Bộ Công Thương Kế hoạch đảm bảo điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là miền Bắc trong các tháng cao điểm mùa khô (4-6) năm 2024 với các kịch bản nhằm kiểm soát, ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện, có dự phòng đảm bảo ứng phó với các tình huống cực đoan, sự cố, khó khăn xếp chồng. (4) Chuẩn bị các phương án cung ứng điện trong các dịp lễ, sự kiện lớn Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị các phương án đảm bảo cung cấp điện cho các dịp nghỉ Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2024; Lập phương thức vận hành và huy động hợp lý các nguồn điện (bao gồm cả nguồn năng lượng tái tạo) trong hệ thống điện quốc gia để đảm bảo cung ứng đủ điện trên cơ sở nguyên tắc minh bạch, công bằng, tối ưu chi phí toàn hệ thống, phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật của lưới điện và các quy định pháp luật. Chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực xây dựng và công bố theo quy định về kế hoạch vận hành năm/tháng/tuần/ngày, kể cả phương án đối phó với tình huống cực đoan, có nguy cơ mất cân đối cung - cầu điện, chủ động báo cáo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (5) Xử lý dứt điểm các vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng đang thực hiện và các dự án có trong kế hoạch được phê duyệt đảm bảo giải tỏa công suất cho các nguồn điện, giảm tải cho các đường dây, máy biến áp đang phải vận hành đầy và quá tải; Phối hợp chính quyền các địa phương tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm các khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án lưới điện trọng điểm, đặc biệt là dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả, ổn định và liên tục các nhà máy điện Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 2.2 sau khi hoàn thành thủ tục tiếp nhận. (6) Vận hành an toàn hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Trung - Nam Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành các đơn vị phát điện thuộc phạm vi quản lý về công tác bảo dưỡng, sửa chữa, chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm sản xuất điện an toàn, ổn định theo kế hoạch vận hành và huy động của hệ thống điện quốc gia. Theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác vận hành thiết bị của nhà máy điện, không để xảy ra sự cố chủ quan; tăng cường công tác kiểm tra, củng cố thiết bị, khắc phục các khiếm khuyết đảm bảo nâng cao độ tin cậy vận hành, nâng cao khả năng phát điện của các tổ máy phát điện, hạn chế tối đa các sự cố tổ máy. Vận hành an toàn hệ thống lưới điện, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Trung - Nam; bố trí lịch sửa chữa nguồn điện phù hợp, sử dụng tiết kiệm nguồn nước thủy điện, nâng cao khả dụng các nguồn điện nhất là vào cao điểm mùa khô ở miền Bắc. Phối hợp với khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là các khách hàng sử dụng điện lớn chuẩn bị kịch bản, kế hoạch thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh hệ thống điện. Xem thêm Quyết định 3110/QĐ-BCT năm 2023 có hiệu lực từ ngày ban hành.
Bộ Công thương chỉ đạo tăng cường các giải pháp đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và 2024
Bộ Công Thương ban hành Công văn 8050/BCT-ĐTLĐ chỉ đạo các Tập đoàn, chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện thực hiện các giải pháp đảm bảo điện cuối năm 2023 và năm 2024. Thực hiện Thông báo 457/TB-VPCP ngày 06/11/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về các giải pháp bảo đảm cung ứng điện năm 2024, Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn 8050/BCT-ĐTĐL gửi các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam (EVN), Dầu khí Việt Nam (PVN), Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV); Chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than về việc thực hiện các giải pháp vận hành nhà máy nhiệt điện than và nguồn thủy điện để đảm bảo cung ứng điện các tháng cuối năm 2023 và năm 2024. Xem và tải Công văn 8050/BCT-ĐTĐL https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/22/BCT_2023_8050_eae69.pdf Theo đó, về nguồn thủy điện, Bộ Công Thương yêu cầu EVN chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện giải pháp về nguồn thủy điện theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại Thông báo 457/TB-VPCP. Về vận hành các nhà máy nhiệt điện than, Bộ yêu cầu EVN, PVN, TKV và các đơn vị phát điện chỉ đạo các nhà máy nhiệt điện than thuộc phạm vi quản lý thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng vận hành tối đa công suất khả dụng của tổ máy khi có nhu cầu huy động của hệ thống điện Quốc gia các tháng cuối năm 2023 và năm 2024 (đặc biệt vào thời gian cao điểm mùa khô); thực hiện nghiêm các Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương trong thời gian qua về việc chuẩn bị nhiên liệu than đảm bảo cho sản xuất điện năm 2024. Đối với các Chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than, đặc biệt tại miền Bắc, khẩn trương hoàn thành công tác bảo dưỡng, sửa chữa, chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm sản xuất điện an toàn, ổn định theo kế hoạch vận hành và huy động của hệ thống điện Quốc gia các tháng còn lại năm 2023 và năm 2024; theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác vận hành thiết bị của nhà máy, không để xảy ra sự cố chủ quan; tăng cường công tác kiểm tra, củng cố thiết bị, khắc phục các khiếm khuyết đảm bảo nâng cao độ tin cậy vận hành, nâng cao khả năng phát điện của các tổ máy phát điện, hạn chế tối đa các sự cố tổ máy; rà soát đảm bảo sự làm việc bình thường của hệ thống rơ le bảo vệ, tự động của nhà máy điện; đảm bảo vật tư dự phòng cho các thiết bị của nhà máy điện. Thực hiện sớm, triệt để các giải pháp để hạn chế tối đa sự suy giảm công suất phát điện các tổ máy do ảnh hưởng bởi nguồn nhiên liệu than, nhiệt độ nước làm mát tuần hoàn cao hoặc ảnh hưởng của các điều kiện về môi trường khác. Chủ động các giải pháp để đảm bảo tuân thủ quy định về môi trường, kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền nhằm tháo gỡ các tồn tại, vướng mắc để đảm bảo khả dụng tối đa của các tổ máy; Chuẩn bị than cho hoạt động sản xuất điện trong các tháng còn lại năm 2023 và năm 2024. Được biết, ngày 01/11/2023, EVN và Công đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành Chỉ thị liên tịch 6506/CTLT-EVN-CĐĐVN về việc phát động phong trào thi đua giảm sự cố, đảm bảo sẵn sàng phát điện các nhà máy nhiệt điện than nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách trong việc cung ứng điện giai đoạn cuối năm 2023 và mùa khô 2024. Thời gian thi đua từ ngày 01/11/2023 đến ngày 31/7/2024. Dự kiến, năm 2024 với phương án phụ tải dự kiến tăng trưởng 8,96%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống cần là 306,4 tỷ kWh. Trong đó, 12 nhà máy nhiệt điện than của EVN tham gia ký kết thi đua sẽ đóng góp 78,6 tỷ kWh. Xem và tải Công văn 8050/BCT-ĐTĐL https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/22/BCT_2023_8050_eae69.pdf Theo Bộ Công thương
Công điện 7104/CĐ-PCTT 2023: Đảm bảo cung cấp điện ứng phó mưa lũ
Ngày 12/10/2023 Bộ Công Thương vừa ban hành tải Công điện 7104/CĐ-PCTT 2023 về việc chủ động ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất và ngập úng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương điện. Rà soát các khu vực có thể bị chia cắt do mưa, lũ đảm bảo cung ứng hàng hóa - Chỉ đạo các chủ đập thủy điện trên địa bàn thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, tăng cường kiểm tra công tác vận hành đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện, nhất là các hồ đập xung yếu, các thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. Công tác vận hành các hồ chứa thủy điện đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại địa phương thông tin kịp thời, bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp; tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện. - Rà soát các khu vực có thể bị chia cắt do mưa, lũ để có phương án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu. Sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố xảy ra - Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng; an toàn cho người, thiết bị, các công trình điện lực và an toàn cho nhân dân, sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố xảy ra. - Chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi quản lý rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, các mốc cảnh báo ngập lụt; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ứng phó với mưa, lũ; thông tin kịp thời cho hạ du trước khi điều tiết xả lũ để đảm bảo an toàn về người và tài sản. - Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chủ động chống ngập lụt Chỉ đạo các cơ sở khai thác khoáng sản chủ động kiểm tra công tác phòng chống sụt lở đất, ngập lụt tại các mỏ, rà soát kiểm tra các hồ thải quặng đuôi các khai trường, các hầm lò khai thác với độ sâu lớn, phải tập trung sẵn sàng lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng cứu khi có thiên tai xảy ra. Các Tập đoàn, Tổng công ty khác theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ - Theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo an toàn cho người và công trình trọng yếu đối với các tình huống mưa lũ kéo dài. - Chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, phương tiện, vật tư để kịp thời xử lý các tình huống do mưa lũ gây ra. Đối với các chủ đập thủy điện đảm bảo an toàn hồ đập - Nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, vận hành đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. - Triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các thủy điện nhỏ, vùng hạ du hồ chứa và các công trình đang thi công dở dang, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu, các sự cố do các đợt mưa lũ trước chưa được khắc phục. Yêu cầu các đơn vị ngành Công Thương tổ chức trực ban 24/24h Tổ chức kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng các sườn dốc, xung quanh và phía sau các công trình đang xây dựng, kho, nhà xưởng, văn phòng nhà điều hành, công trình gần sườn dốc, các mỏ và các bãi thải... để phát hiện nguy cơ dễ gây sạt lở đất, không đảm bảo an toàn để có biện pháp xử lý kịp thời. Yêu cầu các đơn vị ngành Công Thương tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên theo dõi diễn biến của mưa, lũ từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sẵn sàng lực lượng phương tiện ứng phó với các tình huống thiên tai, tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc Công điện này, thường xuyên báo cáo thông tin về Văn phòng thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương. Xem thêm tải Công điện 7104/CĐ-PCTT 2023 ban hành ngày 12/10/2023.
Bộ Công thương yêu cầu đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 tránh thiếu điện cục bộ
Ngày 29/9/2023, Bộ trưởng Bộ Công thương ký Công điện 6718/CĐ-BCT về việc đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo. Cụ thể, giai đoạn cuối năm 2023, việc cung ứng điện còn nhiều khó khăn và thời gian tới dự báo cũng sẽ như thế. Theo đó, có nguy cơ ảnh hưởng đến việc đảm bảo an ninh năng lượng và đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, tránh lặp lại các sự cố gây thiếu điện cục bộ như đã xảy ra trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các công việc sau: Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Chủ động xây dựng kế hoạch, phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện theo các kịch bản linh hoạt, ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện. - Khẩn trương rà soát cân đối cung cầu điện năng, công suất hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là cho khu vực miền Bắc đến 2025 và đến 2030, báo cáo Bộ Công Thương trước ngày 30/11/2023. - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt việc bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy điện, lưới điện truyền tải - phân phối để đảm bảo vận hành với công suất thiết kế; chuẩn bị sẵn sàng phương án, nguồn lực để kịp thời sửa chữa, khắc phục nhanh hỏng hóc, sự cố (nếu có), làm tốt công tác dự báo, cảnh báo, phòng chống thiên tai,... để các nhà máy điện, lưới điện truyền tải - phân phối hoạt động an toàn, hiệu quả. - Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành các đơn vị, công ty trực thuộc thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả, đúng tiến độ đầu tư xây dựng các dự án nguồn và lưới điện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành các dự án nguồn điện, lưới điện được giao làm chủ đầu tư, đặc biệt là các công trình nguồn điện, lưới điện trọng điểm phục vụ cấp điện cho miền Bắc như đường dây 500kV mạch 3, Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư thêm nguồn điện tại khu vực phía Bắc để đảm bảo cung ứng đủ điện đến năm 2030. - Triển khai tiết kiệm điện trong toàn ngành, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các khách hàng sử dụng điện triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng, có hiệu quả, thực chất về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đến từng đối tượng, thành phần khách hàng sử dụng điện để nâng cao nhận thức và hành vi sử dụng điện của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện. Đối với Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc - Đôn đốc chủ đầu tư các dự án điện trên địa bàn khẩn trương thực hiện dự án, đáp ứng tiến độ theo Quy hoạch điện VIII đã được thủ tướng chính phê duyệt, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai đền bù giải phóng mặt bằng theo thẩm quyền. - Khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư các dự án điện thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật. - Chỉ đạo các cơ quan liên quan tại địa phương chủ động phối hợp, xử lý khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành các dự án điện theo thẩm quyền được giao. - Phối hợp chặt chẽ với EVN, các Tổng công ty/Công ty Điện lực trong thực hiện công tác tiết kiệm điện tại địa phương đạt hiệu quả cao nhất và thực hiện các kịch bản ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện trong thời gian tới. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng, có hiệu quả, thực chất về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đến từng đối tượng, thành phần khách hàng sử dụng điện để nâng cao nhận thức và hành vi sử dụng điện của người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, tại Công điện 6718/CĐ-BCT còn yêu cầu một số nhiệm vụ đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc; Chủ đầu tư các nhà máy điện, dự án nguồn điện, lưới điện. Xem chi tiết tại Công điện 6718/CĐ-BCT ngày 29/9/2023.
Kịp thời tháo gỡ khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án nguồn và lưới điện
Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 7382/VPCP-CN về việc kế hoạch bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân các tháng cuối năm 2023 và năm 2024. Trước đó, Bộ Công thương đã có văn bản 146/BC-BCT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cập nhật kế hoạch cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân các tháng cuối năm 2023 và năm 2024. Cụ thể, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau: (1) Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ, có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân Song, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng điện và những vấn đề vượt thẩm quyền. (2) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm chỉ đạo xây dựng kế hoạch xả nước đổ ải từ các hồ chứa thủy điện lớn phục vụ cấp nước vụ Đông Xuân năm 2024 và hướng dẫn các địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nước xả đổ ải theo hướng sử dụng tiết kiệm tối đa và hiệu quả nguồn nước. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 11/2023. (3) Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương tiếp tục thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Công điện 397/CĐ-TTg ngày 13/5/2023 liên quan đến việc điều tiết, vận hành linh hoạt các hồ chứa thủy điện trong các quy trình vận hành liên hồ chứa nhằm khai thác hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước, tối ưu hóa lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội, môi trường do nguồn nước mang lại, đồng thời phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và vùng hạ du. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 11/2023. (4) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác tiết kiệm điện tại địa phương theo Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 08/6/ 2023 của Thủ tướng Chính phủ. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án nguồn và lưới điện, đặc biệt là các dự án trọng điểm, cấp bách nhằm đảm bảo cung ứng điện. Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan để chỉ đạo triển khai các bước chuẩn bị đầu tư các dự án điện trên địa bàn theo thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật. (5) Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và chủ đầu tư các nhà máy điện có trách nhiệm chuẩn bị tốt công tác chuẩn bị sản xuất điện các tháng cuối năm 2023 và năm 2024 theo kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuyệt đối không được để thiếu than, thiếu khí cho sản xuất điện do các yếu tố chủ quan. Đồng thời, tập trung khắc phục nhanh các sự cố nhà máy điện, lưới điện (nếu có). Tổ chức thực hiện đầu tư các dự án điện được giao làm chủ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm, cấp bách. Xem chi tiết tại Công văn 7382/VPCP-CN ngày 26/9/2023.
Thủ tướng có Công điện chỉ đạo đảm bảo cung ứng điện và xăng dầu trong nước
Ngày 04/9/2023 Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 782/CĐ-TTg năm 2023 về việc tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao, trong đó chú trọng một số nội dung sau: Giải pháp bảo đảm cung ứng điện cho thị trường trong nước - Khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của Nhân dân các tháng cuối năm 2023 và năm 2024, tuyệt đối không để thiếu điện. - Chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư thuộc dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) theo đúng quy định để có thể khởi công xây dựng các dự án thành phần sớm nhất có thể. Phấn đấu khởi công vào tháng 9 năm 2023. Trong quá trình thực hiện tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm v.v... - Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu và cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA). - Khẩn trương hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới. - Tăng cường công tác giám sát vận hành hệ thống điện quốc gia, trong đó, giám sát trực tiếp và toàn diện, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0), không để xảy ra rủi ro, sự cố do các yếu tố chủ quan trong quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia. Giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các cơ quan liên quan chủ động, quyết liệt trong công tác điều hành, cân đối cung cầu thị trường xăng dầu theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao; bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống. - Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, PVN và cơ quan, đơn vị liên quan xác định sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước để có cơ sở cân đối nguồn xăng dầu nhập khẩu trong thời gian tới, nhằm bảo đảm duy trì liên tục, tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu thế giới và tình hình sản xuất, kinh doanh xăng dầu trong nước để điều hành giá, sử dụng Quỹ Bình ổn giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định. - Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; bảo đảm ổn định, lành mạnh của thị trường xăng dầu trong nước, không để xảy ra vi phạm. Xem thêm Công điện 782/CĐ-TTg năm 2023 ban hành ngày 04/9/2023.
Thủ tướng điện tập trung bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới với một số nội dung như sau: Công điện nêu rõ: Để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, yếu tố nền tảng và là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa, yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan, các địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của Nhân dân (tại các văn bản: các Công điện 1085/CĐ-TTg ngày 11/11/2022, 160/CĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng chính phủ; Công văn 745/TTg-CN ngày 15/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ; các Công văn 4286/VPCP-CN ngày 10/6/2023, 2240/VPCP-CN ngày 02/7/2023 của Văn phòng Chính phủ). Tuy nhiên, việc cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian qua có lúc, có nơi còn bất cập, khó khăn; trong đó xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ ở miền Bắc vào cuối mùa khô năm 2023 và thiếu hụt xăng dầu tại một số địa bàn vào cuối năm 2022. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, Nhân dân; trong đó chú trọng một số nội dung sau: (1) Về bảo đảm cung ứng điện: Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tập trung thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại văn bản số 745/TTg-CN ngày 15 tháng 8 năm 2023 và các văn bản liên quan; trong đó: - Bộ Công Thương: + Khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của Nhân dân các tháng cuối năm 2023 và năm 2024, tuyệt đối không để thiếu điện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/9/2023. + Chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư thuộc dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch, Quảng Bình đến Phố Nối, Hưng Yên theo đúng quy định để có thể khởi công xây dựng các dự án thành phần sớm nhất có thể; phấn đấu khởi công vào tháng 9 năm 2023. Trong quá trình thực hiện tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, v..v… + Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu và cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA); báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/9/2023. + Khẩn trương hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 9 năm 2023. + Tăng cường công tác giám sát vận hành hệ thống điện quốc gia, trong đó, giám sát trực tiếp và toàn diện, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0), không để xảy ra rủi ro, sự cố do các yếu tố chủ quan trong quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia. - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được giao: + Chỉ đạo, đôn đốc, giám sát EVN, TKV, PVN triển khai nhanh nhất các dự án đầu tư xây dựng công trình điện được giao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bảo đảm an ninh năng lượng, trong đó tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các dự án đầu tư quan trọng, cấp bách. + Chỉ đạo EVN, TKV, PVN tăng cường công tác phối hợp, tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng mua bán điện, cung cấp than, cung cấp khí, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia dân tộc, của Nhân dân, khắc phục triệt để tình trạng cắt khúc, lợi ích cục bộ giữa các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong sản xuất, cung ứng điện. + Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại văn bản số 355/TB-VPCP ngày 26/8/2023 về việc chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia về Bộ Công Thương. - Các Tập đoàn: EVN, PVN, TKV thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan vận hành hệ thống điện quốc gia, trong đó chú trọng tổ chức thực hiện tốt công tác chuẩn bị sản xuất, dự báo phụ tải điện, dự báo thủy văn đối với các hồ thủy điện; bảo đảm nhiên liệu than, khí, dầu cho phát điện; khắc phục nhanh nhất các sự cố nguồn và lưới điện…; tập trung đầu tư phát triển các dự án nguồn điện và lưới điện được giao, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm, cấp bách. (2) Về bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước: - Bộ Công Thương: + Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các cơ quan liên quan chủ động, quyết liệt trong công tác điều hành, cân đối cung cầu thị trường xăng dầu theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao; bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống. + Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, PVN và cơ quan, đơn vị liên quan xác định sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước để có cơ sở cân đối nguồn xăng dầu nhập khẩu trong thời gian tới, nhằm bảo đảm duy trì liên tục, tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. + Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu thế giới và tình hình sản xuất, kinh doanh xăng dầu trong nước để điều hành giá, sử dụng Quỹ Bình ổn giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định. + Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; bảo đảm ổn định, lành mạnh của thị trường xăng dầu trong nước, không để xảy ra vi phạm. - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; chỉ đạo PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo điều hành của cấp có thẩm quyền về cung ứng xăng dầu. - PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp, giải pháp theo thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung tại điểm a, điểm b khoản 1 mục II nêu trên. Giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Công điện này theo chức năng, nhiệm vụ được giao; định kỳ hàng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện./. Theo Chính phủ
Quyết định 603/QĐ-EVN: Tạm đình chỉ Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia ngày 14/6/2023
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia ông Nguyễn Đức Ninh để thanh tra chuyên ngành quản lý, điều hành cung cấp điện. Ngày 14/6/2023, EVN ban hành Quyết định 603/QĐ-EVN về tạm đình chỉ chức vụ Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đối với ông Nguyễn Đức Ninh để phục vụ cho công tác thanh tra chuyên ngành trong công tác quản lý và điều hành cung cấp điện. Hiệu lực của Quyết định 603/QĐ-EVN có hiệu lực kể từ ngày ký (ngày 14/6/2023). Ông Nguyễn Đức Ninh được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia vào tháng 2/2020. Ông Nguyễn Đức Ninh sinh năm 1976 tại huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trước khi được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, ông đã có hơn 20 năm công tác tại đơn vị này với các vị trí kỹ sư, Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng Phương thức và Phó Giám đốc EVNNLDC. Xem thêm bài viết liên quan: Lập Đoàn Thanh tra việc cung ứng điện của EVN ngay từ hôm nay (10/6) Trước đó, ngày 08/6/2023, theo Quyết định 1377/QĐ-BTC, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của EVN kể từ ngày 10/6. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, trong những ngày gần đây đã xảy ra tình trạng gián đoạn nguồn cung điện gây ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp và đời sống người dân. Việc lập Đoàn Thanh tra chuyên ngành về quản lý và cung ứng điện của EVN từ ngày 01/01/2021 đến 01/6/2023 là thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 517/CĐ-TTg ngày 6/6/2023 để tìm đúng nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Theo đó, cần làm rõ việc cung ứng, chủ động nhiên liệu cho các nhà máy điện; vận hành hệ thống điện; huy động các nguồn điện (về mặt kỹ thuật), tính công bằng; vấn đề truyền tải điện; thực hiện huy động các nguồn năng lượng tái tạo chuyển tiếp. Xem thêm bài viết liên quan: Lập Đoàn Thanh tra việc cung ứng điện của EVN ngay từ hôm nay (10/6)
Lập Đoàn Thanh tra việc cung ứng điện của EVN ngay từ hôm nay (10/6)
Bộ Công thương lập Đoàn Thanh tra chuyên ngành về quản lý và cung ứng điện của EVN trong giai đoạn 01/01/2021 đến 01/6/2023 kể từ ngày 10/6/2023. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 517/CĐ-TTg ngày 6/6/2023 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới, trong đó giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo thành lập Đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ ngày 1/1/2021 đến ngày 1/6/2023. Theo đó, sáng ngày 9/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Đoàn thanh tra chuyên ngành về điện nhằm triển khai cụ thể những yêu cầu, nội dung và thời gian thanh tra. Xem bài viết liên quan: Thủ tướng điện: EVN khẩn trương khắc phục sự cố các nhà máy điện đảm bảo điện cung ứng cho người dân Theo Quyết định 1377/QĐ-BCT ngày 8/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của EVN và các đơn vị liên quan từ ngày 01/01/2021 - 01/6/2023, Đoàn thanh tra chuyên ngành gồm lãnh đạo các đơn vị Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Dầu khí và than. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, trong những ngày gần đây đã xảy ra tình trạng gián đoạn nguồn cung điện gây ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp và đời sống người dân. Trong vai trò quản lý nhà nước, ngay từ cuối năm 2022, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, có nhiều cuộc giao ban liên quan đến việc cung ứng điện của năm 2023 như biểu đồ cung cấp than, dầu, khí cho sản xuất điện và kế hoạch cung ứng điện. “Có thể nói, Bộ Công Thương đã chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện cung ứng nguồn than cho chạy điện của các nhà máy nhiệt điện và đã góp phần cải thiện tình hình cung ứng điện”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định. Trong đó, nhấn mạnh năng lượng nói chung, điện nói riêng không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, để xảy ra tình trạng thiếu điện dù bất kỳ lý do gì cũng cần chỉ rõ nguyên nhân, tìm giải pháp khắc phục, xử lý thỏa đáng, kịp thời. Vậy nên, việc lập Đoàn Thanh tra chuyên ngành về quản lý và cung ứng điện của EVN từ ngày 01/01/2021 đến 01/6/2023 là thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 517/CĐ-TTg ngày 6/6/2023 để tìm đúng nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Xem bài viết liên quan: Thủ tướng điện: EVN khẩn trương khắc phục sự cố các nhà máy điện đảm bảo điện cung ứng cho người dân Theo đó, cần làm rõ việc cung ứng, chủ động nhiên liệu cho các nhà máy điện; vận hành hệ thống điện; huy động các nguồn điện (về mặt kỹ thuật), tính công bằng; vấn đề truyền tải điện; thực hiện huy động các nguồn năng lượng tái tạo chuyển tiếp. “Đoàn thanh tra cần tiến hành khẩn trương, quyết liệt trong thời gian 30 ngày kể cả ngày nghỉ”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo, đồng thời giao Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Vụ trưởng Vụ Pháp chế trực tiếp giám sát đoàn Thanh tra để có kết luận chính xác, khách quan. Phân công Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân thay mặt Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo cuộc thanh tra này. “Do Đoàn thanh tra tiến hành công việc trong thời gian ngắn, làm việc liên tục kể cả vào các ngày nghỉ, khối lượng công việc nhiều nên cần tăng cường công tác nhân lực cả về số lượng và chất lượng nhằm bảo đảm đáp ứng đủ yêu cầu công tác. Các cán bộ tham gia Đoàn thanh tra cần dành ưu tiên cao cho công việc”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay và yêu cầu cần khẩn trương xây dựng kế hoạch thanh tra, đề cương báo cáo. Cùng với việc lập Đoàn thanh tra, cũng cần tiến hành việc lập Đoàn giám sát thanh tra. Yêu cầu Đoàn thanh tra cần bắt tay ngay vào công việc kể từ ngày 10/6/2023 - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công thương
Thủ tướng điện: EVN khẩn trương khắc phục sự cố các nhà máy điện đảm bảo điện cung ứng cho người dân
Ngày 06/6/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 517/CĐ-TTg về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới. Trước tình hình nắng nóng gay gắt kết hợp với tình trạng thiếu mưa ở các tỉnh miền Bắc ên nước về các hồ thủy điện rất thấp đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cung ứng điện trong mùa khô năm 2023. Vì thế, để khắc phục tình hình khó khăn về cung ứng điện như hiện nay, tại Công điện 517/CĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Tập trung huy động hiệu quả mọi nguồn lực, nỗ lực cao nhất trong chỉ đạo điều hành thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện. - Chủ động xây dựng các kịch bản linh hoạt ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện; đồng thời, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện theo quy định. - Khẩn trương chỉ đạo và trực tiếp tháo gở khắc phục sự cố các nhà máy điện, nhất là các nhà máy điện tại miền Bắc để đưa vào vận hành trong thời gian sớm nhất. - Tập trung cao độ thực hiện hiệu quả các giải pháp về tăng cường tiết kiệm điện, đặc biệt trong tháng 6 năm 2023. Ngoài ra, còn yêu cầu đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp chặt chẽ với EVN, các tổng công ty/công ty điện lực trong thực hiện công tác tiết kiệm điện tại địa phương đạt hiệu quả cao nhất và thực hiện các kịch bản ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện trong thời gian tới. Đối với Bộ Công thương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: - Rà soát, đánh giá kỹ về tình hình cung ứng điện hiện nay, nhất là các yếu tố phát sinh ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng điện đế tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khẩn trương hướng dẫn EVN xây dựng các kịch bản chủ động kịp thời ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện và tổ chức thực hiện theo quy định. Hoàn thành việc này trước ngày 10/6/2023. - Khẩn trương hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện trong giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo. Trong đó tập trung các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong giai đoạn khó khăn về cung ứng điện hiện nay, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trước ngày 08/6/2023. - Khẩn trương hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/6/2023. - Nghiên cứu, hướng dẫn xử lý dứt điểm theo thẩm quyền đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã thực hiện đầu tư xây dựng nhưng không đáp ứng thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT (đã hết hạn); khấn trương hướng dẫn về công tác đàm phán giá điện trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" đối với các dự án điện gió, điện mặt trời thuộc diện nêu trên theo quy định, hoàn thành trong tháng 6/2023. - Rà soát quy định của pháp luật về điện lực để có hướng dẫn về đầu tư lưới điện truyền tải theo quy hoạch phát triển điện lực được duyệt, trong đó đẩy mạnh đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong quá trình xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. - Khẩn trương điều chỉnh việc quản lý, chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia về Bộ Công Thương theo quy định của Đảng và Nhà nước trong tháng 6/2023 và nghiên cứu thực hiện các chính sách phù hợp, hiệu quả. Xem chi tiết tại Công điện 517/CĐ-TTg ban hành ngày 06/6/2023.