Quy định về theo dõi hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Nội dung giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm: việc tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và hoạt động quản trị rủi ro trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm xây dựng chính sách, quy trình quản lý rủi ro và hoạt động triển khai. 1. Theo dõi hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Căn cứ Điều 11 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định về giám sát và thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: Đơn vị giám sát theo dõi hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thông qua việc: - Thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ các nguồn: + Các báo cáo theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê; + Các báo cáo, thông tin cung cấp của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định tại Điều 17 Thông tư này; + Các báo cáo, thông tin cung cấp của ngân hàng hợp tác theo quy định tại Điều 18 Thông tư này; + Tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật; + Tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được thông qua hệ thống thông tin giám sát trực tuyến do Ngân hàng Nhà nước xây dựng (sau đây gọi là hệ thống thông tin giám sát trực tuyến) được quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này; + Thông tin phản ánh của khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán; thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng; + Thông tin liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, phản ánh; + Các thông tin khác phục vụ công tác giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Đơn vị giám sát yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngân hàng hợp tác cung cấp. - Xử lý, tổng hợp tài liệu, thông tin, dữ liệu + So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được với các dữ liệu lịch sử để phát hiện các biến động bất thường; + So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau; + Nhận định, đánh giá về tính hợp lý của tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được; trường hợp phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp, Đơn vị giám sát yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán báo cáo, giải trình kịp thời và gửi lại thông tin chính xác; + Tổng hợp, phân tích các tài liệu, thông tin, dữ liệu đã thu thập, so sánh, đối chiếu. 2. Kiểm tra tại chỗ đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Căn cứ Điều 12 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định về giám sát và thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: - Đơn vị giám sát thực hiện kiểm tra tại trụ sở của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo kế hoạch kiểm tra hàng năm của Ngân hàng Nhà nước; kiểm tra đột xuất trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế hoặc trên cơ sở yêu cầu, đề nghị, phản ánh của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu, chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra, kiến nghị sau kiểm tra thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hoạt động kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. - Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ nội dung phục vụ việc kiểm tra; báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu và quyền truy cập vào hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ việc kiểm tra; giải trình, làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra khi có yêu cầu và thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hoạt động kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. 3. Đánh giá hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Căn cứ Điều 13 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định về giám sát và thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: Căn cứ các tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này, Đơn vị giám sát đánh giá hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và xây dựng báo cáo giám sát trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: - Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm, định kỳ năm đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. - Báo cáo đột xuất về rủi ro, sự cố phát sinh liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. 4. Cảnh báo, khuyến nghị trong giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Căn cứ Điều 14 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định về giám sát và thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: - Trường hợp Đơn vị giám sát phát hiện vấn đề rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoặc dẫn đến việc không tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, Đơn vị giám sát báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản cảnh báo, khuyến nghị đối với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngân hàng hợp tác. - Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ các khuyến nghị của Đơn vị giám sát và báo cáo việc thực hiện các khuyến nghị theo thời hạn được yêu cầu. Như vậy, việc theo dõi, kiểm tra tại chỗ, đánh giá và cảnh báo, khuyến nghị hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được quy định tại Chương III Thông tư 41/2024/TT-NHNN.
Đề xuất: Mở ví điện tử phải thu thập sinh trắc học
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Đáng chú ý, trong đó có đề xuất mở ví điện tử phải thu thập sinh trắc học của người chủ ví. Cụ thể như sau. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/09/du-thao-thong-tu.doc Dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (Lần 01) (1) Mở ví điện tử phải thu thập sinh trắc học của chủ ví Theo Dự thảo Thông tư, để được mở ví điện tử cá nhân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những tài liệu, thông tin cùng dữ liệu như sau: - Thỏa thuận mở và sử dụng Ví điện tử theo quy định tại Điều 19 Dự thảo Thông tư. - Giấy tờ tùy thân của người mở ví: Cụ thể: + Trường hợp là người Việt Nam: Thẻ CCCD, Thẻ CC hoặc CC điện tử hoặc CMND còn thời hạn sử dụng. + Trường hợp là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch: Giấy chứng nhận căn cước còn thời hạn. + Trường hợp là người nước ngoài: Hộ chiếu hoặc giấy tờ định danh do cơ quan nước ngoài cấp còn thời hạn sử dụng; thị thực nhập cảnh còn thời hạn hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam). Đáng chú ý, ngoài những giấy tờ như đã nêu trên, người mở Ví điện tử còn phải cung cấp những thông tin sinh trắc học để nhận diện phân biệt người này với người khác như: khuôn mặt, vân tay, mống mắt, giọng nói hoặc các yếu tố sinh trắc học khác. Trường hợp Ví điện tử được mở thông qua người giám hộ hay người đai diện theo pháp luật (sau đây gọi chung là người đại diện) thì ngoài các tài liệu, thông tin, dữ liệu như đã nêu trên thì còn phải có thêm: - Trường hợp người đại diện là cá nhân: các tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết của người đại diện như đã nêu trên và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện đối với cá nhân mở Ví điện tử; - Trường hợp người đại diện là pháp nhân: tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết của pháp nhân theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Dự thảo Thông tư và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó. Dự thảo Thông tư cũng đề cập đến trường hợp mở ví bằng đồng Việt Nam thì ngoài những thông tin, dữ liệu nêu trên thì còn phải có thêm tài liệu dữ liệu chứng minh có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam. Theo đó, trường hợp Dự thảo Thông tư được thông qua thì trong thời gian sắp tới, khi thực hiện mở ví điện từ, ngoài việc cung cấp những giấy tờ, tài liệu liên quan thì sẽ thu thập thêm dữ liệu sinh trắc học của người chủ ví. (2) Quy định về đồng tiền trong giao dịch trực tuyến Theo Dự thảo Thông tư, đồng tiền sử dụng trong giao dịch trung gian thanh toán được quy định như sau: Trường hợp ở trên lãnh thổ Việt Nam: - Các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện qua dịch vụ trung gian thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam. - Trường hợp tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng là người không cư trú và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam để thực hiện giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam: + Đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam từ ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hợp tác với tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. + Đồng tiền thể hiện trong giao dịch là đồng Việt Nam. Trường hợp được sử dụng ngoại hối để giao dịch thì đồng tiền thể hiện trong giao dịch là đồng Việt Nam; hoặc cả đồng Việt Nam và ngoại tệ. Trường hợp ngoài lãnh thổ Việt Nam: Khi tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (trừ tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính) cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài, đồng tiền mà khách hàng sử dụng để thanh toán qua một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán là đồng Việt Nam. Dự thảo Thông tư cũng nêu rõ, việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam hoặc ngược lại thì tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ sẽ theo tỷ giá do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật. (3) Ví điện tử không liên kết với tài khoản chính chủ tại ngân hàng sẽ bị đóng Theo Dự thảo Thông tư, việc liên kết với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng tại ngân hàng (sau đây viết tắt là tài khoản ngân hàng) theo quy định như sau: - Trước khi khách hàng sử dụng Ví điện tử: tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải yêu cầu khách hàng hoàn thành việc liên kết Ví điện tử với tài khoản ngân hàng liên kết. - Trong suốt quá trình khách hàng sử dụng: Phải yêu cầu khách hàng duy trì việc liên kết Ví điện tử với tài khoản ngân hàng của chính khách hàng. Bên cạnh đó, tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử không được cho phép khách hàng sử dụng Ví điện tử trong trường hợp Ví chưa liên kết hoặc không còn liên kết với tài khoản ngân hàng của chính khách hàng. - Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày Ví điện tử không còn liên kết với tài khoản ngân hàng, tổ chức phải gửi thông báo tới khách hàng đề nghị thực hiện việc liên kết theo quy định. Trường hợp sau 01 tháng kể từ ngày tổ chức thông báo, nếu khách hàng vẫn không thực hiện liên kết thì tổ chức thực hiện đóng Ví điện tử và liên hệ với khách hàng để hoàn trả tiền trên Ví điện tử cho khách hàng. Trường hợp sau thời gian 01 tháng kể từ ngày đóng Ví điện tử mà tổ chức không thể thực hiện hoàn trả tiền do nguyên nhân từ phía khách hàng thì tổ chức thực hiện theo dõi số dư còn lại trên Ví điện tử của khách hàng và phải đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả khi chủ Ví điện tử có yêu cầu. - Ví điện tử phải được liên kết với tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ (có gắn với tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam) của chính khách hàng mở tại ngân hàng liên kết. - Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải thỏa thuận với ngân hàng liên kết và/hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử về quy trình, cách thức liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng. - Khách hàng được liên kết Ví điện tử với một hoặc nhiều tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng mở tại các ngân hàng liên kết. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/09/du-thao-thong-tu.doc Dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (Lần 01)
Quy định về theo dõi hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Nội dung giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm: việc tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và hoạt động quản trị rủi ro trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm xây dựng chính sách, quy trình quản lý rủi ro và hoạt động triển khai. 1. Theo dõi hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Căn cứ Điều 11 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định về giám sát và thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: Đơn vị giám sát theo dõi hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thông qua việc: - Thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ các nguồn: + Các báo cáo theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê; + Các báo cáo, thông tin cung cấp của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định tại Điều 17 Thông tư này; + Các báo cáo, thông tin cung cấp của ngân hàng hợp tác theo quy định tại Điều 18 Thông tư này; + Tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật; + Tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được thông qua hệ thống thông tin giám sát trực tuyến do Ngân hàng Nhà nước xây dựng (sau đây gọi là hệ thống thông tin giám sát trực tuyến) được quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này; + Thông tin phản ánh của khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán; thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng; + Thông tin liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, phản ánh; + Các thông tin khác phục vụ công tác giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Đơn vị giám sát yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngân hàng hợp tác cung cấp. - Xử lý, tổng hợp tài liệu, thông tin, dữ liệu + So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được với các dữ liệu lịch sử để phát hiện các biến động bất thường; + So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau; + Nhận định, đánh giá về tính hợp lý của tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được; trường hợp phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp, Đơn vị giám sát yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán báo cáo, giải trình kịp thời và gửi lại thông tin chính xác; + Tổng hợp, phân tích các tài liệu, thông tin, dữ liệu đã thu thập, so sánh, đối chiếu. 2. Kiểm tra tại chỗ đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Căn cứ Điều 12 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định về giám sát và thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: - Đơn vị giám sát thực hiện kiểm tra tại trụ sở của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo kế hoạch kiểm tra hàng năm của Ngân hàng Nhà nước; kiểm tra đột xuất trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế hoặc trên cơ sở yêu cầu, đề nghị, phản ánh của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu, chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Trình tự, thủ tục kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra, kiến nghị sau kiểm tra thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hoạt động kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. - Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ nội dung phục vụ việc kiểm tra; báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu và quyền truy cập vào hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ việc kiểm tra; giải trình, làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra khi có yêu cầu và thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hoạt động kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. 3. Đánh giá hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Căn cứ Điều 13 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định về giám sát và thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: Căn cứ các tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này, Đơn vị giám sát đánh giá hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và xây dựng báo cáo giám sát trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: - Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm, định kỳ năm đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. - Báo cáo đột xuất về rủi ro, sự cố phát sinh liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. 4. Cảnh báo, khuyến nghị trong giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Căn cứ Điều 14 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định về giám sát và thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: - Trường hợp Đơn vị giám sát phát hiện vấn đề rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoặc dẫn đến việc không tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, Đơn vị giám sát báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản cảnh báo, khuyến nghị đối với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngân hàng hợp tác. - Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ các khuyến nghị của Đơn vị giám sát và báo cáo việc thực hiện các khuyến nghị theo thời hạn được yêu cầu. Như vậy, việc theo dõi, kiểm tra tại chỗ, đánh giá và cảnh báo, khuyến nghị hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được quy định tại Chương III Thông tư 41/2024/TT-NHNN.
Đề xuất: Mở ví điện tử phải thu thập sinh trắc học
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Đáng chú ý, trong đó có đề xuất mở ví điện tử phải thu thập sinh trắc học của người chủ ví. Cụ thể như sau. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/09/du-thao-thong-tu.doc Dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (Lần 01) (1) Mở ví điện tử phải thu thập sinh trắc học của chủ ví Theo Dự thảo Thông tư, để được mở ví điện tử cá nhân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những tài liệu, thông tin cùng dữ liệu như sau: - Thỏa thuận mở và sử dụng Ví điện tử theo quy định tại Điều 19 Dự thảo Thông tư. - Giấy tờ tùy thân của người mở ví: Cụ thể: + Trường hợp là người Việt Nam: Thẻ CCCD, Thẻ CC hoặc CC điện tử hoặc CMND còn thời hạn sử dụng. + Trường hợp là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch: Giấy chứng nhận căn cước còn thời hạn. + Trường hợp là người nước ngoài: Hộ chiếu hoặc giấy tờ định danh do cơ quan nước ngoài cấp còn thời hạn sử dụng; thị thực nhập cảnh còn thời hạn hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam). Đáng chú ý, ngoài những giấy tờ như đã nêu trên, người mở Ví điện tử còn phải cung cấp những thông tin sinh trắc học để nhận diện phân biệt người này với người khác như: khuôn mặt, vân tay, mống mắt, giọng nói hoặc các yếu tố sinh trắc học khác. Trường hợp Ví điện tử được mở thông qua người giám hộ hay người đai diện theo pháp luật (sau đây gọi chung là người đại diện) thì ngoài các tài liệu, thông tin, dữ liệu như đã nêu trên thì còn phải có thêm: - Trường hợp người đại diện là cá nhân: các tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết của người đại diện như đã nêu trên và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện đối với cá nhân mở Ví điện tử; - Trường hợp người đại diện là pháp nhân: tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết của pháp nhân theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Dự thảo Thông tư và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó. Dự thảo Thông tư cũng đề cập đến trường hợp mở ví bằng đồng Việt Nam thì ngoài những thông tin, dữ liệu nêu trên thì còn phải có thêm tài liệu dữ liệu chứng minh có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam. Theo đó, trường hợp Dự thảo Thông tư được thông qua thì trong thời gian sắp tới, khi thực hiện mở ví điện từ, ngoài việc cung cấp những giấy tờ, tài liệu liên quan thì sẽ thu thập thêm dữ liệu sinh trắc học của người chủ ví. (2) Quy định về đồng tiền trong giao dịch trực tuyến Theo Dự thảo Thông tư, đồng tiền sử dụng trong giao dịch trung gian thanh toán được quy định như sau: Trường hợp ở trên lãnh thổ Việt Nam: - Các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện qua dịch vụ trung gian thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam. - Trường hợp tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng là người không cư trú và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam để thực hiện giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam: + Đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam từ ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hợp tác với tổ chức nước ngoài cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. + Đồng tiền thể hiện trong giao dịch là đồng Việt Nam. Trường hợp được sử dụng ngoại hối để giao dịch thì đồng tiền thể hiện trong giao dịch là đồng Việt Nam; hoặc cả đồng Việt Nam và ngoại tệ. Trường hợp ngoài lãnh thổ Việt Nam: Khi tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (trừ tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính) cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài, đồng tiền mà khách hàng sử dụng để thanh toán qua một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán là đồng Việt Nam. Dự thảo Thông tư cũng nêu rõ, việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam hoặc ngược lại thì tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ sẽ theo tỷ giá do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật. (3) Ví điện tử không liên kết với tài khoản chính chủ tại ngân hàng sẽ bị đóng Theo Dự thảo Thông tư, việc liên kết với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng tại ngân hàng (sau đây viết tắt là tài khoản ngân hàng) theo quy định như sau: - Trước khi khách hàng sử dụng Ví điện tử: tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải yêu cầu khách hàng hoàn thành việc liên kết Ví điện tử với tài khoản ngân hàng liên kết. - Trong suốt quá trình khách hàng sử dụng: Phải yêu cầu khách hàng duy trì việc liên kết Ví điện tử với tài khoản ngân hàng của chính khách hàng. Bên cạnh đó, tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử không được cho phép khách hàng sử dụng Ví điện tử trong trường hợp Ví chưa liên kết hoặc không còn liên kết với tài khoản ngân hàng của chính khách hàng. - Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày Ví điện tử không còn liên kết với tài khoản ngân hàng, tổ chức phải gửi thông báo tới khách hàng đề nghị thực hiện việc liên kết theo quy định. Trường hợp sau 01 tháng kể từ ngày tổ chức thông báo, nếu khách hàng vẫn không thực hiện liên kết thì tổ chức thực hiện đóng Ví điện tử và liên hệ với khách hàng để hoàn trả tiền trên Ví điện tử cho khách hàng. Trường hợp sau thời gian 01 tháng kể từ ngày đóng Ví điện tử mà tổ chức không thể thực hiện hoàn trả tiền do nguyên nhân từ phía khách hàng thì tổ chức thực hiện theo dõi số dư còn lại trên Ví điện tử của khách hàng và phải đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả khi chủ Ví điện tử có yêu cầu. - Ví điện tử phải được liên kết với tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ (có gắn với tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam) của chính khách hàng mở tại ngân hàng liên kết. - Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải thỏa thuận với ngân hàng liên kết và/hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử về quy trình, cách thức liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng. - Khách hàng được liên kết Ví điện tử với một hoặc nhiều tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng mở tại các ngân hàng liên kết. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/09/du-thao-thong-tu.doc Dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (Lần 01)