Sử dụng mẫu dấu cá nhân mà không ký trực tiếp vào đơn khiếu nại thì có được thụ lý giải quyết?
Sử dụng mẫu dấu cá nhân mà không ký trực tiếp vào đơn khiếu nại thì có được thụ lý giải quyết? Trong trường hợp làm việc tại Bộ phận kế toán doanh nghiệp, được cấp con dấu riêng của cá nhân, tuy nhiên cá nhân này có dính đến vụ việc bên cơ quan thanh tra kiểm tra, và sao khi viết đơn khiếu nại họ đã sử dụng mẫu dấu cá nhân đóng vào nhưng quên ký vào thì cơ quan họ có quyền từ chối nhận đơn? Căn cứ Khoản 5 Điều 11 Luật khiếu nại 2011 quy định về các khiếu nại không được thụ lý giải quyết như sau: Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết: 1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định; 2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; 3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp; 4. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại; 5. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; 6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng; 7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; 8. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại; 9. Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án. Do đó, một trong những trường hợp không được thụ lý giải quyết là Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại. Quay lại với thông tin mặc dù sử dụng con dấu cá nhân nhưng trong đơn lại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của chính mình nên sẽ bị từ chối theo quy định nêu trên. Quy định về việc xác minh nội dung khiếu nại theo quy định hiện hành? Căn cứ Điều 29 Luật khiếu nại 2011 quy định Xác minh nội dung khiếu nại như sau: 1. Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây: - Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay; - Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại. 2. Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây: - Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại; - Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp; - Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 3. Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây: - Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại; - Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại; - Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; - Trưng cầu giám định; - Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật; - Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh. 4. Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đây: - Đối tượng xác minh; - Thời gian tiến hành xác minh; - Người tiến hành xác minh; - Nội dung xác minh; - Kết quả xác minh; - Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại. Trên đây là việc xác minh nội dung khiếu nại theo quy định pháp luật hiện hành.
Thủ tục cấp lại con dấu của cơ quan nhà nước cấp do bị hỏng mới nhất
Đơn vị tôi đang sử dụng con dấu do Bộ Công an cấp, tuy nhiên hiện tại đã bị hỏng. Vậy muốn xin cấp lại con dấu thì cần thực hiện thủ tục nào? Đơn vị tôi có được xin thêm một con dấu nữa không? 1. Điều kiện sử dụng con dấu Tại Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sử dụng con dấu như sau: - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng. - Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây: + Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; + Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; + Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu. => Theo đó, đối với con dấu ướt thì mỗi đơn vị chỉ được sử dụng duy nhất một con dấu được cấp. Trường hợp muốn sử dụng thêm một con dấu như con dấu đã cấp thì phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Còn nếu là con dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi thì đơn vị tự quyết định. 2. Thủ tục đăng ký lại mẫu con dấu Trường hợp muốn đổi con dấu của cơ quan nhà nước cấp do bị hỏng thì có thể tham khảo thủ tục hướng dẫn tại Quyết định 3191/QĐ-BCA 2022 (cụ thể tại Mục 2. Thủ tục: Đăng ký lại mẫu con dấu) hoặc link của Bộ Công An https://dichvucong.bocongan.gov.vn/bocongan/bothutuc/tthc?matt=40853 như sau: Bước 1: Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có nhu cầu đăng ký lại mẫu con dấu do con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc thay đổi chất liệu hoặc có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên hoặc bị mất con dấu nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau: - Nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần; - Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ. - Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì tiếp nhận hồ sơ giải quyết và gửi Giấy biên nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ. - Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thành phần thì không tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ. - Nếu hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP thì không tiếp nhận hồ sơ, nêu rõ lý do từ chối giải quyết hồ sơ và gửi Thông báo về việc từ chối giải quyết hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ. Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến nộp hồ sơ sẽ nhận kết quả trực tiếp hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính gồm có con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu. Hồ sơ đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan nhà nước * Hồ sơ đối với người được cử đến nộp hồ sơ: + Giấy giới thiệu hoặc Giấy ủy quyền; + Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng. * Hồ sơ đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước - Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc thay đổi chất liệu: Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do. (Hiện văn bản này không quy định sẵn mẫu, theo đó sẽ do cơ quan, tổ chức tự soạn văn bản) Đối với hồ sơ nộp trực tiếp: Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu theo quy định của pháp luật. Đối với hồ sơ nộp trực tuyến: văn bản, giấy tờ trong hồ sơ là văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật (văn bản điện tử có định dạng PDF). Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc. Lệ phí: Không. Như vậy, khi con dấu do cơ quan nhà nước cấp bị hỏng, đơn vị chuẩn bị hồ sơ theo quy định, hiện tại không có mẫu sẵn mà sẽ tự soạn văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu rồi nộp đến Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an để được cấp lại Con dấu; Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; Giấy chứng nhận thu hồi con dấu.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới đối với tổ chức xã hội
Thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới đối với tổ chức xã hội được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Theo Nghị định 99/2016/NĐ-CP nêu rõ: Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Con dấu quy định tại Nghị định này, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi. Mẫu con dấu là quy chuẩn về nội dung thông tin, hình thức, kích thước trên bề mặt con dấu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. (1) Điều kiện sử dụng con dấu - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng. - Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây: + Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; + Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; + Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu. (2) Hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới Căn cứ tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 99/2016/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, hồ sơ gồm: - Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền; - Điều lệ hoạt động của tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. (3) Thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới của tổ chức xã hội Về thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 56/2023/NĐ-CP như sau: Bước 1: Tổ chức xã hội nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu theo một trong các hình thức sau: - Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký mẫu con dấu; - Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích; - Nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (trừ các văn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật). Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thông tin, văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau: - Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận hồ sơ, ghi rõ ngày tiếp nhận hồ sơ, ngày trả kết quả và giao trực tiếp cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay và hướng dẫn để cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước hoàn thiện hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, cơ quan đăng ký mẫu con dấu phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 7 Điều này về việc từ chối giải quyết hồ sơ. Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả đăng ký Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết, cơ quan đăng ký mẫu con dấu có trách nhiệm trả kết quả đăng ký mẫu con dấu mới, đăng ký lại mẫu con dấu, đăng ký thêm con dấu, đăng ký dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu. * Đối với quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Lưu ý: - Người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử liên hệ nộp hồ sơ quy định tại Điều 13, Điều 14 và khoản 1 Điều 16 Nghị định 99/2016/NĐ-CP phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền. Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu theo quy định của pháp luật. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước khi nộp hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu phải xuất trình con dấu đã được đăng ký trước đó để cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu kiểm tra, đăng ký theo quy định. - Tổ chức nước ngoài mang con dấu vào Việt Nam sử dụng, khi nộp hồ sơ phải nộp con dấu đã mang vào cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu để kiểm tra, đăng ký theo quy định. (4) Cơ quan có thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu mới cho tổ chức xã hội Cơ quan có thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu mới cho tổ chức xã hội là Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm đăng ký mẫu con dấu; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với cơ quan, tổ chức.
Hỏi về tội chiếm đoạt tài sản, con dấu khi có hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn
Tôi và cùng 1 người tên A thành lập công ty TNHH hai thành viên tôi là Chủ tịch HĐTV còn người kia là giám đốc. Khi thành lập mỗi người góp vào 300 triệu để mua máy móc thiết bị, sau đó dùng ngôi nhà của tôi làm tài sản đảm bảo cho công ty để thuận tiện cho việc giao dịch với ngân hàng thì tôi có ký cho ông A Nghị quyết cho ông A được phép giao dịch với ngân hàng. Ông A không thông qua HĐTV tự ý làm hồ sơ vay tiền mặt với số tiền là 930 triệu đồng về nộp vào công ty 200 triệu còn lại 730 triệu chiếm dụng để sử dụng cá nhân. Sau đó ông A có báo với HĐTV là có công việc (làm giám đốc ngân hàng) nên giới thiệu bà vợ ông A là bà B làm giám đốc công ty (bà B là hợp đồng làm việc không phải là người góp vốn). Làm một thời gian thì tiền thu chi không rõ ràng nên sảy ra tranh chấp bà B tự đóng cửa công ty, công ty làm hàng mẫu (bàn ghế hàng nhựa giả mây) gửi cho khách nước ngoài đã có hợp đồng với khách hàng nhưng bà này tự cắt hợp đồng với khách hàng và chuyển cho công ty khác làm, đơn hàng đó bà khai với Tòa là lợi nhuận 70 triệu đồng bà này chiếm dụng riêng, còn chồng bà là ông A có mượn của công ty 730 triệu đồng đã trả 330 triệu đồng hiện giờ còn nợ công ty 400 triệu đồng. Theo các nội dung nêu trên luật sư cho tôi hỏi là ông A có cấu thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tàn sản không. Bà B sau khi báo nghỉ việc đóng cửa công ty chiếm giữ con dấu để hủy hợp đồng và chiếm đoạt 70 triệu có vi phạm hình thức chiếm đoạt con dấu để thu lợi bất chính trên 10 triệu và tiết lộ bí mật của công ty.
Khi đang thực hiện hợp đồng, 1 bên đổi tên Công ty và con dấu
Chào anh/chị luật sư! Nhờ anh/chị tư vấn giúp em: - Hiện tại, Công ty bên em (bên mua) có ký hợp đồng mua bán với 1 Công ty (bên bán) vào ngày 16/6/2023, nay bên bán đổi tên Công ty và con dấu theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 27/6/2023. - Bên bán có gửi Thông báo đổi tên và con dấu vào ngày 27/6/2023. - Trường hợp này 02 bên có phải làm Phụ lục hợp đồng về việc bên bán đổi tên và con dấu không ạ? Nếu có, thì Phụ lục này ký trước hay sau thời gian Bên bán đổi tên !? và chủ thể bên bán trong Phụ lục hợp đồng là tên cũ hay tên mới ạ? - Rất mong được sự tư vấn của các anh/chị ạ! - Em cảm ơn rất nhiều!
Phân biệt sự khác nhau giữa dấu treo và dấu giáp lai
Trong quá trình làm việc và học tập hay kể cả trong đời sống, chúng ta thường bắt gặp nhiều văn bản sử dụng đến con dấu. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa phân biệt được trường hợp nào sẽ dùng dấu gì? Điển hình là dấu treo và dấu giáp lai, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc phân biệt rõ 02 dấu này. Dấu giáp lai là gì? Dấu giáp lai là con dấu đóng vào lề trái hoặc phải của tài liệu gồm hai tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch. Dấu treo là gì? Dấu treo là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ việc con dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục đính kèm văn bản, hợp đồng (bản chính). Cách đóng dấu giáp lai và dấu treo thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, như sau: - Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định. - Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. - Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục. - Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định. - Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản. Phân biệt dấu giáp lai và dấu treo Phân biệt Dấu treo Dấu giáp lai Khái niệm Đóng dấu treo là dùng con dấu của DN đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên DN hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Đóng dấu giáp lai là dùng con dấu DN đóng lên mép phải của các tờ của 01 văn bản sao cho khi ghép tất cả các tờ tạo thành hình con dấu DN. Trường hợp Dấu treo được đóng khi: - Văn bản bao gồm các phụ lục kèm theo. - Bản sao của các văn bản do chính DN ban hành. - Người ký văn bản không phải là người đại diện pháp luật của DN hoặc không phải người quản lý DN có thẩm quyền sử dụng con dấu. Mị văn bản có từ 02 tờ trở lên đều có thể được đóng dấu giáp lai. Mục đích - Đóng dấu lên văn bản chính hoặc bản sao: Nhằm thừa nhận văn bản này do DN ban hành. - Đóng dấu lên phụ lục: nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu là một bộ phận của văn bản chính. - Xác thực văn bản nhiều tờ. - Xác thực thứ tự các tờ. - Ngăn ngừa việc thay đổi giả mạo nội dung các tờ của văn bản đó. Cách đóng dấu - Trường hợp đóng dấu trên văn bản chính: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên DN. - Trường hợp đóng dấu trên phụ lục: Dấu được đóng trùm lên một phần tên của mỗi phụ lục. - Xòe văn bản thành hình cánh quạt hoặc xếp chồng các mép giấy song song với nhau. - Đóng vào giữa các mép phải của các tờ, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản. Văn bản thường dùng - Văn bản hành chính, văn bản nội bộ doanh nghiệp. - Hợp đồng giao kết giữa các bên và phụ lục của các loại văn bản, hợp đồng này. - Các loại hóa đơn, chứng từ kế toán. - Bản sao các văn bản do DN sao y. Tất cả các văn bản có từ 02 tờ trở lên. Tính pháp lý Dấu treo có giá trị tương tự như “công chứng”, “chứng thực”, thừa nhận văn bản này do DN ban hành hoặc khẳng định là một phần của văn bản chính. Dấu giáp lai giúp xác định các tờ là 01 phần của văn bản, theo 01 thứ tự đặc định.
Mua bằng giả nhưng không dùng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hiện nay, đa số nhà tuyển dụng đòi hỏi cao về trình độ của các ứng viên, theo đó họ phải cung cấp được những bằng cấp liên quan đến học vấn như các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học hay các chứng nhận đào tạo,... Theo đó, nhiều ứng viên dù không có bằng cấp nhưng vẫn muốn ứng tuyển vào vị trí đó. Thế nên, họ đã bỏ ra một số tiền để mua bằng giả để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vậy hành vi mua bằng giả nhưng chưa sử dụng có vi phạm pháp luật, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Bằng giả là gì? Làm bằng giả là hành động sử dụng các công nghệ tiên tiến làm giả giấy chứng nhận, giấy tờ, văn bản có dấu đỏ, in phôi giống hệt với các giấy tờ gốc và bản thật mà các tổ chức, cơ quan, trường học cấp khi một cá nhân đã hoàn thành xong khóa tốt nghiệp hoặc lấy quyết định, kết quả chứng nhận nào đó. Các đối tượng làm bằng giả trên nhiều lĩnh vực như bằng tin học, ngoại ngữ, tốt nghiệp,... Các bằng giả được làm rất tinh vi và dễ dàng qua mắt nhà tuyển dụng, theo đó người mua bằng ngày càng lạm dụng nó để thể hiện trình độ của mình mà không cần cố gắng gì cả. Tuy nhiên, đây là hành vi trái với quy định pháp luật. Xử lý hành vi mua bằng giả như thế nào? Về xử lý vi phạm hành chính Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015, người có hành vi mua bằng giả sẽ bị phạt tiền 7- 10 triệu đồng với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, người mua bằng giả còn có thể bị phạt bổ sung dưới hình thức tịch thu tang vật (bằng giả), phương tiện vi phạm. Mua bằng giả nhưng chưa sử dụng có bị truy cứu TNHS? Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định, hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức, hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả còn có thể bị phạt tiền 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù 6 tháng đến 2 năm. Mức phạt cao nhất đối với tội này có thể bị phạt tù lên đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng. Như vậy, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức, hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với hành vi mua bằng giả, cụ thể hành vi này chưa sử dụng bằng giả để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, thế nên chưa đủ yếu tố cấu thành tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Tóm lại, hành vi mua bằng giả nhưng chưa dùng hay không sử dụng thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chế tài xử phạt hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu năm 2022
Tại Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định chế tài xử phạt hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu như sau: 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thực hiện thủ tục cấp lại khi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu bị mất; b) Không thực hiện thủ tục đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu khi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu bị hỏng; c) Không thông báo mẫu con dấu cho cơ quan, tổ chức có liên quan biết trước khi sử dụng; d) Không ban hành quy định nội bộ về quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tự ý mang con dấu ra khỏi trụ sở cơ quan, tổ chức mà không được phép của chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; b) Không đăng ký lại mẫu con dấu theo quy định của pháp luật; c) Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu; d) Mất con dấu mà quá 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện mất con dấu, cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó và cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra mất con dấu. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu; b) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc có chữ ký của người không có thẩm quyền; c) Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu; sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động; d) Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng; đ) Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung con dấu đã đăng ký; e) Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; g) Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu; h) Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc giao nộp con dấu theo quy định của pháp luật; i) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước; b) Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả; c) Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu; d) Tiêu hủy trái phép con dấu. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm c, e và g khoản 3 và các điểm a và b khoản 4 Điều này; b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2; các điểm a, d và đ khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này; b) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này; d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 3 Điều này.
các bác ơi e đang có vấn đề thắc mắc liên quan con dấu của Chi nhánh: Chi nhánh này được Tổng công ty ủy quyền cho việc kí kết hợp đồng nhưng trong ủy quyền không đè cập đến việc con dấu của Chi nhánh sẽ sử dụng khi kí hợp đồng là dấu chi nhánh hay dấu Tổng công ty.
Cấp lại con dấu của cơ quan nhà nước do mất, hỏng?
Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Việc sử dụng, bảo quan con dấu phải hết sức cận thẩn. Tuy nhiên,việc xảy ra tình huống con dấu sử dụng lâu dài dẫn đến bị mòn, hỏng không rõ dấu hoặc thậm chí bị mất. Thì lúc này, cần phải làm gì để được cấp lại con dấu mới? Căn cứ Nghị định 99/2016/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau: "Điều 15. Hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu 1. Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc thay đổi chất liệu: Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do. 2. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên, hồ sơ gồm: a) Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do; b) Quyết định thay đổi về tổ chức, đổi tên cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước của cơ quan có thẩm quyền. 3. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu, hồ sơ gồm: a) Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan có thẩm quyền; b) Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu được cấp trước đó." Như vậy, khi xảy ra tình huống con dấu bị mất, hỏng thì cần thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định trên để được cấp lại một mẫu dấu mới.
Công ty dùng nhiều con dấu khác nhau được không? Không đóng dấu, hợp đồng liệu có giá trị?
Con dấu là một vật quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, dùng để phân biệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Hiện nay các quy định về con dấu đã không còn khắt khe như trước đây về mặt nội dung hay quy trình thông báo mẫu con dấu, cụ thể là doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung của con dấu doanh nghiệp căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 mà không còn phụ thuộc quá nhiều vào các quy định “cứng” của nhà nước Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là mặc dù được dung nhiều con dấu, nhưng hình dạng của những con dấu đó có được khác nhau hay không? Công ty dùng nhiều con dấu khác nhau được không? Không đóng dấu hợp đồng liệu có giá trị? - Minh họa Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo căn cứ tại khoản 2 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 Mẫu con dấu doanh nghiệp do doanh nghiệp lựa chọn, có thể dưới hình thức như hình tròn, hình vuông…Tuy nhiên hiện tại không có quy định cụ thể về việc khi một doanh nghiệp có nhiều con dấu, thì hình dạng con dấu có cần phải thống nhất với nhau theo như Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ/CP của trước đây Nhận thấy Luật doanh nghiệp 2020 đã không còn thủ tục yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu nữa. Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Con dấu không còn nhiều quyền năng gắn liền với các quy định pháp luật nữa mà chủ yếu phụ thuộc vào sự quyết định của doanh nghiệp. Từ đây có thể thấy rằng hiện tại khả năng doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều con dấu với hình dạng khác nhau là khả thi. Mặc dù pháp luật đã quy định về quyền tự quyết về con dấu của doanh nghiệp tuy nhiên giá trị pháp lý của con dấu lại là một câu chuyện khác, nó không hoàn toàn phụ thuộc là sự quyết định của doanh nghiệp. Liệu rằng một hợp đồng chỉ có chữ ký mà không đóng dấu thì có hợp pháp không? Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định rằng việc sử dụng dấu trong các giao dịch sẽ tuân theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa rằng nếu pháp luật không có quy định thì hợp đồng không bắt buộc phải đóng dấu mà vẫn có giá trị pháp lý. Một số trường hợp mà hợp đồng bắt buộc phải đóng dấu để được công nhận là hợp pháp như: khoản 2 Điều 24 Luật Kế Toán 2015, Khoản 1 Điều 90 Thông tư 133/2016/TT-BTC, khoản 18 Điều 4 Luật Công cụ chuyển nhượng 2005, khoản 6 điều 5, khoản 3 điều 7 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 7 Nghị định 93/2016/NĐ-CP…v.v.. Từ đó nhận thấy rằng Luật doanh nghiệp 2020 ra đời đã mở ra một chương mới hội nhập với quy định của hầu hết các nước trên thế giới, doanh nghiệp đang dần làm chủ con dấu của mình tuy nhiên phải theo dõi các quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng khi có quy định bắt buộc cần sự có mặt của con dấu.
Người đồng nghiệp của tôi có bị camera quan sát thầy cầm con dấu của cty vào phòng riêng lúc 5h sáng và 10p sau đã trả lại vị trí cũ. Tuy vậy chưa phát hiện được mục đích sử dụng là gì . Và cũng chưa phát hiện ra giấy tờ nào được làm giả. Vậy có cấu thành nên tội làm giả giấy tờ hay không !! và có đủ để báo cơ quan điều tra hay không. Xin cảm ơn!
Thêm con dấu sử dụng cần làm thủ tục gì?
Chào anh/chị Dân luật, bên cty mình hiện nay muốn làm thêm một con dấu để sử dụng. Xin hỏi thủ tục phải làm những gì? Hay chỉ đơn giản có quyết định của TGĐ về việc có thêm một con dấu nữa là được. Xin cảm ơn
Doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng con dấu
Khoản 2 Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP: Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp. Theo đó, trường hợp đơn vị có con dấu do cơ quan công an cấp (trước ngày 01 tháng 7 năm 2015) thì khi làm con dấu mới, đơn vị sẽ liên hệ cơ quan công an cấp con dấu trước kia để làm thủ tục trả lại con dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp. Đối với con dấu mới, hiện quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) và văn bản hướng dẫn không còn thủ tục Thông báo mẫu dấu mới khi có bổ sung, thay đổi nữa thưa chị. Vì vậy, đơn vị có thể khắc dấu mới và sử dụng. Tuy nhiên, quan điểm của Ban Hỗ trợ về vấn đề này thì đơn vị nên trao đổi lại với cơ quan ĐKKD tại địa phương, tuy không làm thủ tục nhưng nên cập nhật thông tin về mẫu dấu trên cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp.
Làm con dấu cho Đội sinh viên tình nguyện?
Chào luật sư ! Hiện tại e là Đội Trưởng Đội SVTN Trường Đại học Xây dựng. Đội chúng em đã được thành lập 8 năm và hiện tại đang có hơn 300 Thành viên và Cộng tác viên tham gia hoạt động. Nhưng đã lâu Đội vẫn chưa có con dấu chính thức để đóng vào văn bản hay các giấy tờ liên quan. Đội đã được nhà trường đồng ý và quyết định thành lập từ lâu, đã có logo riêng, có bộ máy lãnh đạo riêng và trực thuộc Hội SV trường ĐHXD, Đoàn Thanh niên trường ĐHXD...Hiện tại e muốn làm con dấu riêng cho Đội thì làm thế nào ạ?
Thủ tục để được cấp con dấu Câu lạc bộ?
Chào Luật Sư LS cho e hỏi các thủ tục để được cấp con dấu clb ạ. CLB của e trực thuộc khoa của Trường ĐH ạ
Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển có được ủy quyền sử dụng con dấu?
Kính chào Luật sư! Xin luật sư cho tôi hỏi về việc ủy quyền sử dụng con dấu như sau: Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Trà Vinh đang hoạt động theo chương trình dự án tài chính vi mô có con dấu và tài khoản riêng và cấp điều hành cao nhất là Hội đồng quản lý Quỹ nên con dấu cũng được cấp cho Hội đồng quản lý và chỉ cấp 01 con dấu nên Quỹ đang gặp khó khăn trong việc sử dụng con dấu. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này thì Hội đồng quản lý có được phép ủy quyền sử dụng con dấu cho Ban giám đốc và Trưởng Phòng giao dịch các huyện không ạ (vì Phòng giao dịch thực hiện các hoạt động của Quỹ tại huyện: cho vay, thu hồi gốc lãi....)
Hỏi về con dấu cho CLB sinh viên tự nguyện?
Chào Luật sư. Em có là thành viên của Ban điều hành 1 câu lạc bộ sinh viên tự nguyện ở Hà Nội nhưng không thuộc quản lý của tổ chức đoàn đại học quản lý thì có thể có con dấu riêng không ạ ?
Thủ tục đổi con dấu trường học do sử dụng lâu năm bị mờ, không rõ nét?
Xin mẫu và thủ tục đổi con dấu trường học do sử dụng lâu năm bị mờ, không rõ nét?
Sử dụng mẫu dấu cá nhân mà không ký trực tiếp vào đơn khiếu nại thì có được thụ lý giải quyết?
Sử dụng mẫu dấu cá nhân mà không ký trực tiếp vào đơn khiếu nại thì có được thụ lý giải quyết? Trong trường hợp làm việc tại Bộ phận kế toán doanh nghiệp, được cấp con dấu riêng của cá nhân, tuy nhiên cá nhân này có dính đến vụ việc bên cơ quan thanh tra kiểm tra, và sao khi viết đơn khiếu nại họ đã sử dụng mẫu dấu cá nhân đóng vào nhưng quên ký vào thì cơ quan họ có quyền từ chối nhận đơn? Căn cứ Khoản 5 Điều 11 Luật khiếu nại 2011 quy định về các khiếu nại không được thụ lý giải quyết như sau: Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết: 1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định; 2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; 3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp; 4. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại; 5. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; 6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng; 7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; 8. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại; 9. Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án. Do đó, một trong những trường hợp không được thụ lý giải quyết là Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại. Quay lại với thông tin mặc dù sử dụng con dấu cá nhân nhưng trong đơn lại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của chính mình nên sẽ bị từ chối theo quy định nêu trên. Quy định về việc xác minh nội dung khiếu nại theo quy định hiện hành? Căn cứ Điều 29 Luật khiếu nại 2011 quy định Xác minh nội dung khiếu nại như sau: 1. Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây: - Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay; - Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại. 2. Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây: - Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại; - Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp; - Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 3. Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây: - Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại; - Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại; - Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; - Trưng cầu giám định; - Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật; - Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh. 4. Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đây: - Đối tượng xác minh; - Thời gian tiến hành xác minh; - Người tiến hành xác minh; - Nội dung xác minh; - Kết quả xác minh; - Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại. Trên đây là việc xác minh nội dung khiếu nại theo quy định pháp luật hiện hành.
Thủ tục cấp lại con dấu của cơ quan nhà nước cấp do bị hỏng mới nhất
Đơn vị tôi đang sử dụng con dấu do Bộ Công an cấp, tuy nhiên hiện tại đã bị hỏng. Vậy muốn xin cấp lại con dấu thì cần thực hiện thủ tục nào? Đơn vị tôi có được xin thêm một con dấu nữa không? 1. Điều kiện sử dụng con dấu Tại Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sử dụng con dấu như sau: - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng. - Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây: + Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; + Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; + Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu. => Theo đó, đối với con dấu ướt thì mỗi đơn vị chỉ được sử dụng duy nhất một con dấu được cấp. Trường hợp muốn sử dụng thêm một con dấu như con dấu đã cấp thì phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Còn nếu là con dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi thì đơn vị tự quyết định. 2. Thủ tục đăng ký lại mẫu con dấu Trường hợp muốn đổi con dấu của cơ quan nhà nước cấp do bị hỏng thì có thể tham khảo thủ tục hướng dẫn tại Quyết định 3191/QĐ-BCA 2022 (cụ thể tại Mục 2. Thủ tục: Đăng ký lại mẫu con dấu) hoặc link của Bộ Công An https://dichvucong.bocongan.gov.vn/bocongan/bothutuc/tthc?matt=40853 như sau: Bước 1: Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có nhu cầu đăng ký lại mẫu con dấu do con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc thay đổi chất liệu hoặc có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên hoặc bị mất con dấu nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau: - Nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần; - Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ. - Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì tiếp nhận hồ sơ giải quyết và gửi Giấy biên nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ. - Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thành phần thì không tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ. - Nếu hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP thì không tiếp nhận hồ sơ, nêu rõ lý do từ chối giải quyết hồ sơ và gửi Thông báo về việc từ chối giải quyết hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ. Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến nộp hồ sơ sẽ nhận kết quả trực tiếp hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính gồm có con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu. Hồ sơ đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan nhà nước * Hồ sơ đối với người được cử đến nộp hồ sơ: + Giấy giới thiệu hoặc Giấy ủy quyền; + Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng. * Hồ sơ đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước - Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc thay đổi chất liệu: Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do. (Hiện văn bản này không quy định sẵn mẫu, theo đó sẽ do cơ quan, tổ chức tự soạn văn bản) Đối với hồ sơ nộp trực tiếp: Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu theo quy định của pháp luật. Đối với hồ sơ nộp trực tuyến: văn bản, giấy tờ trong hồ sơ là văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật (văn bản điện tử có định dạng PDF). Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc. Lệ phí: Không. Như vậy, khi con dấu do cơ quan nhà nước cấp bị hỏng, đơn vị chuẩn bị hồ sơ theo quy định, hiện tại không có mẫu sẵn mà sẽ tự soạn văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu rồi nộp đến Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an để được cấp lại Con dấu; Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; Giấy chứng nhận thu hồi con dấu.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới đối với tổ chức xã hội
Thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới đối với tổ chức xã hội được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Theo Nghị định 99/2016/NĐ-CP nêu rõ: Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Con dấu quy định tại Nghị định này, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi. Mẫu con dấu là quy chuẩn về nội dung thông tin, hình thức, kích thước trên bề mặt con dấu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. (1) Điều kiện sử dụng con dấu - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng. - Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây: + Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; + Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; + Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu. (2) Hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới Căn cứ tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 99/2016/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, hồ sơ gồm: - Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền; - Điều lệ hoạt động của tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. (3) Thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới của tổ chức xã hội Về thủ tục đăng ký mẫu con dấu mới thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 56/2023/NĐ-CP như sau: Bước 1: Tổ chức xã hội nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu theo một trong các hình thức sau: - Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký mẫu con dấu; - Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích; - Nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (trừ các văn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật). Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thông tin, văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau: - Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận hồ sơ, ghi rõ ngày tiếp nhận hồ sơ, ngày trả kết quả và giao trực tiếp cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay và hướng dẫn để cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước hoàn thiện hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, cơ quan đăng ký mẫu con dấu phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 7 Điều này về việc từ chối giải quyết hồ sơ. Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả đăng ký Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết, cơ quan đăng ký mẫu con dấu có trách nhiệm trả kết quả đăng ký mẫu con dấu mới, đăng ký lại mẫu con dấu, đăng ký thêm con dấu, đăng ký dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu. * Đối với quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Lưu ý: - Người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử liên hệ nộp hồ sơ quy định tại Điều 13, Điều 14 và khoản 1 Điều 16 Nghị định 99/2016/NĐ-CP phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền. Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu theo quy định của pháp luật. - Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước khi nộp hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu phải xuất trình con dấu đã được đăng ký trước đó để cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu kiểm tra, đăng ký theo quy định. - Tổ chức nước ngoài mang con dấu vào Việt Nam sử dụng, khi nộp hồ sơ phải nộp con dấu đã mang vào cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu để kiểm tra, đăng ký theo quy định. (4) Cơ quan có thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu mới cho tổ chức xã hội Cơ quan có thẩm quyền đăng ký mẫu con dấu mới cho tổ chức xã hội là Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm đăng ký mẫu con dấu; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với cơ quan, tổ chức.
Hỏi về tội chiếm đoạt tài sản, con dấu khi có hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn
Tôi và cùng 1 người tên A thành lập công ty TNHH hai thành viên tôi là Chủ tịch HĐTV còn người kia là giám đốc. Khi thành lập mỗi người góp vào 300 triệu để mua máy móc thiết bị, sau đó dùng ngôi nhà của tôi làm tài sản đảm bảo cho công ty để thuận tiện cho việc giao dịch với ngân hàng thì tôi có ký cho ông A Nghị quyết cho ông A được phép giao dịch với ngân hàng. Ông A không thông qua HĐTV tự ý làm hồ sơ vay tiền mặt với số tiền là 930 triệu đồng về nộp vào công ty 200 triệu còn lại 730 triệu chiếm dụng để sử dụng cá nhân. Sau đó ông A có báo với HĐTV là có công việc (làm giám đốc ngân hàng) nên giới thiệu bà vợ ông A là bà B làm giám đốc công ty (bà B là hợp đồng làm việc không phải là người góp vốn). Làm một thời gian thì tiền thu chi không rõ ràng nên sảy ra tranh chấp bà B tự đóng cửa công ty, công ty làm hàng mẫu (bàn ghế hàng nhựa giả mây) gửi cho khách nước ngoài đã có hợp đồng với khách hàng nhưng bà này tự cắt hợp đồng với khách hàng và chuyển cho công ty khác làm, đơn hàng đó bà khai với Tòa là lợi nhuận 70 triệu đồng bà này chiếm dụng riêng, còn chồng bà là ông A có mượn của công ty 730 triệu đồng đã trả 330 triệu đồng hiện giờ còn nợ công ty 400 triệu đồng. Theo các nội dung nêu trên luật sư cho tôi hỏi là ông A có cấu thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tàn sản không. Bà B sau khi báo nghỉ việc đóng cửa công ty chiếm giữ con dấu để hủy hợp đồng và chiếm đoạt 70 triệu có vi phạm hình thức chiếm đoạt con dấu để thu lợi bất chính trên 10 triệu và tiết lộ bí mật của công ty.
Khi đang thực hiện hợp đồng, 1 bên đổi tên Công ty và con dấu
Chào anh/chị luật sư! Nhờ anh/chị tư vấn giúp em: - Hiện tại, Công ty bên em (bên mua) có ký hợp đồng mua bán với 1 Công ty (bên bán) vào ngày 16/6/2023, nay bên bán đổi tên Công ty và con dấu theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 27/6/2023. - Bên bán có gửi Thông báo đổi tên và con dấu vào ngày 27/6/2023. - Trường hợp này 02 bên có phải làm Phụ lục hợp đồng về việc bên bán đổi tên và con dấu không ạ? Nếu có, thì Phụ lục này ký trước hay sau thời gian Bên bán đổi tên !? và chủ thể bên bán trong Phụ lục hợp đồng là tên cũ hay tên mới ạ? - Rất mong được sự tư vấn của các anh/chị ạ! - Em cảm ơn rất nhiều!
Phân biệt sự khác nhau giữa dấu treo và dấu giáp lai
Trong quá trình làm việc và học tập hay kể cả trong đời sống, chúng ta thường bắt gặp nhiều văn bản sử dụng đến con dấu. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa phân biệt được trường hợp nào sẽ dùng dấu gì? Điển hình là dấu treo và dấu giáp lai, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc phân biệt rõ 02 dấu này. Dấu giáp lai là gì? Dấu giáp lai là con dấu đóng vào lề trái hoặc phải của tài liệu gồm hai tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch. Dấu treo là gì? Dấu treo là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ việc con dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục đính kèm văn bản, hợp đồng (bản chính). Cách đóng dấu giáp lai và dấu treo thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, như sau: - Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định. - Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. - Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục. - Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định. - Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản. Phân biệt dấu giáp lai và dấu treo Phân biệt Dấu treo Dấu giáp lai Khái niệm Đóng dấu treo là dùng con dấu của DN đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên DN hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Đóng dấu giáp lai là dùng con dấu DN đóng lên mép phải của các tờ của 01 văn bản sao cho khi ghép tất cả các tờ tạo thành hình con dấu DN. Trường hợp Dấu treo được đóng khi: - Văn bản bao gồm các phụ lục kèm theo. - Bản sao của các văn bản do chính DN ban hành. - Người ký văn bản không phải là người đại diện pháp luật của DN hoặc không phải người quản lý DN có thẩm quyền sử dụng con dấu. Mị văn bản có từ 02 tờ trở lên đều có thể được đóng dấu giáp lai. Mục đích - Đóng dấu lên văn bản chính hoặc bản sao: Nhằm thừa nhận văn bản này do DN ban hành. - Đóng dấu lên phụ lục: nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu là một bộ phận của văn bản chính. - Xác thực văn bản nhiều tờ. - Xác thực thứ tự các tờ. - Ngăn ngừa việc thay đổi giả mạo nội dung các tờ của văn bản đó. Cách đóng dấu - Trường hợp đóng dấu trên văn bản chính: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên DN. - Trường hợp đóng dấu trên phụ lục: Dấu được đóng trùm lên một phần tên của mỗi phụ lục. - Xòe văn bản thành hình cánh quạt hoặc xếp chồng các mép giấy song song với nhau. - Đóng vào giữa các mép phải của các tờ, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản. Văn bản thường dùng - Văn bản hành chính, văn bản nội bộ doanh nghiệp. - Hợp đồng giao kết giữa các bên và phụ lục của các loại văn bản, hợp đồng này. - Các loại hóa đơn, chứng từ kế toán. - Bản sao các văn bản do DN sao y. Tất cả các văn bản có từ 02 tờ trở lên. Tính pháp lý Dấu treo có giá trị tương tự như “công chứng”, “chứng thực”, thừa nhận văn bản này do DN ban hành hoặc khẳng định là một phần của văn bản chính. Dấu giáp lai giúp xác định các tờ là 01 phần của văn bản, theo 01 thứ tự đặc định.
Mua bằng giả nhưng không dùng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hiện nay, đa số nhà tuyển dụng đòi hỏi cao về trình độ của các ứng viên, theo đó họ phải cung cấp được những bằng cấp liên quan đến học vấn như các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học hay các chứng nhận đào tạo,... Theo đó, nhiều ứng viên dù không có bằng cấp nhưng vẫn muốn ứng tuyển vào vị trí đó. Thế nên, họ đã bỏ ra một số tiền để mua bằng giả để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vậy hành vi mua bằng giả nhưng chưa sử dụng có vi phạm pháp luật, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Bằng giả là gì? Làm bằng giả là hành động sử dụng các công nghệ tiên tiến làm giả giấy chứng nhận, giấy tờ, văn bản có dấu đỏ, in phôi giống hệt với các giấy tờ gốc và bản thật mà các tổ chức, cơ quan, trường học cấp khi một cá nhân đã hoàn thành xong khóa tốt nghiệp hoặc lấy quyết định, kết quả chứng nhận nào đó. Các đối tượng làm bằng giả trên nhiều lĩnh vực như bằng tin học, ngoại ngữ, tốt nghiệp,... Các bằng giả được làm rất tinh vi và dễ dàng qua mắt nhà tuyển dụng, theo đó người mua bằng ngày càng lạm dụng nó để thể hiện trình độ của mình mà không cần cố gắng gì cả. Tuy nhiên, đây là hành vi trái với quy định pháp luật. Xử lý hành vi mua bằng giả như thế nào? Về xử lý vi phạm hành chính Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015, người có hành vi mua bằng giả sẽ bị phạt tiền 7- 10 triệu đồng với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, người mua bằng giả còn có thể bị phạt bổ sung dưới hình thức tịch thu tang vật (bằng giả), phương tiện vi phạm. Mua bằng giả nhưng chưa sử dụng có bị truy cứu TNHS? Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định, hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức, hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả còn có thể bị phạt tiền 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù 6 tháng đến 2 năm. Mức phạt cao nhất đối với tội này có thể bị phạt tù lên đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng. Như vậy, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức, hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với hành vi mua bằng giả, cụ thể hành vi này chưa sử dụng bằng giả để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, thế nên chưa đủ yếu tố cấu thành tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Tóm lại, hành vi mua bằng giả nhưng chưa dùng hay không sử dụng thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chế tài xử phạt hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu năm 2022
Tại Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định chế tài xử phạt hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu như sau: 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thực hiện thủ tục cấp lại khi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu bị mất; b) Không thực hiện thủ tục đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu khi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu bị hỏng; c) Không thông báo mẫu con dấu cho cơ quan, tổ chức có liên quan biết trước khi sử dụng; d) Không ban hành quy định nội bộ về quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tự ý mang con dấu ra khỏi trụ sở cơ quan, tổ chức mà không được phép của chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; b) Không đăng ký lại mẫu con dấu theo quy định của pháp luật; c) Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu; d) Mất con dấu mà quá 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện mất con dấu, cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó và cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra mất con dấu. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu; b) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc có chữ ký của người không có thẩm quyền; c) Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu; sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động; d) Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng; đ) Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung con dấu đã đăng ký; e) Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; g) Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu; h) Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc giao nộp con dấu theo quy định của pháp luật; i) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước; b) Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả; c) Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu; d) Tiêu hủy trái phép con dấu. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm c, e và g khoản 3 và các điểm a và b khoản 4 Điều này; b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2; các điểm a, d và đ khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này; b) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này; d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 3 Điều này.
các bác ơi e đang có vấn đề thắc mắc liên quan con dấu của Chi nhánh: Chi nhánh này được Tổng công ty ủy quyền cho việc kí kết hợp đồng nhưng trong ủy quyền không đè cập đến việc con dấu của Chi nhánh sẽ sử dụng khi kí hợp đồng là dấu chi nhánh hay dấu Tổng công ty.
Cấp lại con dấu của cơ quan nhà nước do mất, hỏng?
Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Việc sử dụng, bảo quan con dấu phải hết sức cận thẩn. Tuy nhiên,việc xảy ra tình huống con dấu sử dụng lâu dài dẫn đến bị mòn, hỏng không rõ dấu hoặc thậm chí bị mất. Thì lúc này, cần phải làm gì để được cấp lại con dấu mới? Căn cứ Nghị định 99/2016/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau: "Điều 15. Hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu 1. Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc thay đổi chất liệu: Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do. 2. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên, hồ sơ gồm: a) Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do; b) Quyết định thay đổi về tổ chức, đổi tên cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước của cơ quan có thẩm quyền. 3. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu, hồ sơ gồm: a) Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan có thẩm quyền; b) Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu được cấp trước đó." Như vậy, khi xảy ra tình huống con dấu bị mất, hỏng thì cần thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định trên để được cấp lại một mẫu dấu mới.
Công ty dùng nhiều con dấu khác nhau được không? Không đóng dấu, hợp đồng liệu có giá trị?
Con dấu là một vật quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, dùng để phân biệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Hiện nay các quy định về con dấu đã không còn khắt khe như trước đây về mặt nội dung hay quy trình thông báo mẫu con dấu, cụ thể là doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung của con dấu doanh nghiệp căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 mà không còn phụ thuộc quá nhiều vào các quy định “cứng” của nhà nước Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là mặc dù được dung nhiều con dấu, nhưng hình dạng của những con dấu đó có được khác nhau hay không? Công ty dùng nhiều con dấu khác nhau được không? Không đóng dấu hợp đồng liệu có giá trị? - Minh họa Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo căn cứ tại khoản 2 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 Mẫu con dấu doanh nghiệp do doanh nghiệp lựa chọn, có thể dưới hình thức như hình tròn, hình vuông…Tuy nhiên hiện tại không có quy định cụ thể về việc khi một doanh nghiệp có nhiều con dấu, thì hình dạng con dấu có cần phải thống nhất với nhau theo như Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ/CP của trước đây Nhận thấy Luật doanh nghiệp 2020 đã không còn thủ tục yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu nữa. Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Con dấu không còn nhiều quyền năng gắn liền với các quy định pháp luật nữa mà chủ yếu phụ thuộc vào sự quyết định của doanh nghiệp. Từ đây có thể thấy rằng hiện tại khả năng doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều con dấu với hình dạng khác nhau là khả thi. Mặc dù pháp luật đã quy định về quyền tự quyết về con dấu của doanh nghiệp tuy nhiên giá trị pháp lý của con dấu lại là một câu chuyện khác, nó không hoàn toàn phụ thuộc là sự quyết định của doanh nghiệp. Liệu rằng một hợp đồng chỉ có chữ ký mà không đóng dấu thì có hợp pháp không? Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định rằng việc sử dụng dấu trong các giao dịch sẽ tuân theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa rằng nếu pháp luật không có quy định thì hợp đồng không bắt buộc phải đóng dấu mà vẫn có giá trị pháp lý. Một số trường hợp mà hợp đồng bắt buộc phải đóng dấu để được công nhận là hợp pháp như: khoản 2 Điều 24 Luật Kế Toán 2015, Khoản 1 Điều 90 Thông tư 133/2016/TT-BTC, khoản 18 Điều 4 Luật Công cụ chuyển nhượng 2005, khoản 6 điều 5, khoản 3 điều 7 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 7 Nghị định 93/2016/NĐ-CP…v.v.. Từ đó nhận thấy rằng Luật doanh nghiệp 2020 ra đời đã mở ra một chương mới hội nhập với quy định của hầu hết các nước trên thế giới, doanh nghiệp đang dần làm chủ con dấu của mình tuy nhiên phải theo dõi các quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng khi có quy định bắt buộc cần sự có mặt của con dấu.
Người đồng nghiệp của tôi có bị camera quan sát thầy cầm con dấu của cty vào phòng riêng lúc 5h sáng và 10p sau đã trả lại vị trí cũ. Tuy vậy chưa phát hiện được mục đích sử dụng là gì . Và cũng chưa phát hiện ra giấy tờ nào được làm giả. Vậy có cấu thành nên tội làm giả giấy tờ hay không !! và có đủ để báo cơ quan điều tra hay không. Xin cảm ơn!
Thêm con dấu sử dụng cần làm thủ tục gì?
Chào anh/chị Dân luật, bên cty mình hiện nay muốn làm thêm một con dấu để sử dụng. Xin hỏi thủ tục phải làm những gì? Hay chỉ đơn giản có quyết định của TGĐ về việc có thêm một con dấu nữa là được. Xin cảm ơn
Doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng con dấu
Khoản 2 Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP: Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp. Theo đó, trường hợp đơn vị có con dấu do cơ quan công an cấp (trước ngày 01 tháng 7 năm 2015) thì khi làm con dấu mới, đơn vị sẽ liên hệ cơ quan công an cấp con dấu trước kia để làm thủ tục trả lại con dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp. Đối với con dấu mới, hiện quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) và văn bản hướng dẫn không còn thủ tục Thông báo mẫu dấu mới khi có bổ sung, thay đổi nữa thưa chị. Vì vậy, đơn vị có thể khắc dấu mới và sử dụng. Tuy nhiên, quan điểm của Ban Hỗ trợ về vấn đề này thì đơn vị nên trao đổi lại với cơ quan ĐKKD tại địa phương, tuy không làm thủ tục nhưng nên cập nhật thông tin về mẫu dấu trên cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp.
Làm con dấu cho Đội sinh viên tình nguyện?
Chào luật sư ! Hiện tại e là Đội Trưởng Đội SVTN Trường Đại học Xây dựng. Đội chúng em đã được thành lập 8 năm và hiện tại đang có hơn 300 Thành viên và Cộng tác viên tham gia hoạt động. Nhưng đã lâu Đội vẫn chưa có con dấu chính thức để đóng vào văn bản hay các giấy tờ liên quan. Đội đã được nhà trường đồng ý và quyết định thành lập từ lâu, đã có logo riêng, có bộ máy lãnh đạo riêng và trực thuộc Hội SV trường ĐHXD, Đoàn Thanh niên trường ĐHXD...Hiện tại e muốn làm con dấu riêng cho Đội thì làm thế nào ạ?
Thủ tục để được cấp con dấu Câu lạc bộ?
Chào Luật Sư LS cho e hỏi các thủ tục để được cấp con dấu clb ạ. CLB của e trực thuộc khoa của Trường ĐH ạ
Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển có được ủy quyền sử dụng con dấu?
Kính chào Luật sư! Xin luật sư cho tôi hỏi về việc ủy quyền sử dụng con dấu như sau: Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Trà Vinh đang hoạt động theo chương trình dự án tài chính vi mô có con dấu và tài khoản riêng và cấp điều hành cao nhất là Hội đồng quản lý Quỹ nên con dấu cũng được cấp cho Hội đồng quản lý và chỉ cấp 01 con dấu nên Quỹ đang gặp khó khăn trong việc sử dụng con dấu. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này thì Hội đồng quản lý có được phép ủy quyền sử dụng con dấu cho Ban giám đốc và Trưởng Phòng giao dịch các huyện không ạ (vì Phòng giao dịch thực hiện các hoạt động của Quỹ tại huyện: cho vay, thu hồi gốc lãi....)
Hỏi về con dấu cho CLB sinh viên tự nguyện?
Chào Luật sư. Em có là thành viên của Ban điều hành 1 câu lạc bộ sinh viên tự nguyện ở Hà Nội nhưng không thuộc quản lý của tổ chức đoàn đại học quản lý thì có thể có con dấu riêng không ạ ?
Thủ tục đổi con dấu trường học do sử dụng lâu năm bị mờ, không rõ nét?
Xin mẫu và thủ tục đổi con dấu trường học do sử dụng lâu năm bị mờ, không rõ nét?