Em muốn hỏi về việc chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền
Kính gửi quý Luật sư! Em có một mảnh đất tại huyện A, tuy nhiên em chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và các thủ tục khác liên quan đến nội dung về mảnh đất em đang có. Do công việc em bận nên có lập giấy ủy quyền cho người khác để thực hiện các thủ tục hành chính về đất tuy nhiên việc chứng thực chữ ký em không chứng thực chữ ký tại huyện A mà sang bên huyện B chứng thực chữ ký cho giấy ủy quyền đó thì có được không?
Giá trị pháp lý của Sơ yếu lý lịch
Sơ yếu lý lịch có thể hiểu là bản kê khai lý lịch của một cá thân như: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, họ tên cha, mẹ và những thông tin liên hệ khác, thường được dùng làm giấy tờ, tài liệu lưu trữ, làm hồ sơ, giải quyết công việc, thủ tục hành chính, tố tụng,... Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP (có hiệu lực từ ngày 20/4/2020) quy định về việc chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân như sau: "Điều 15. Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân 1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành. 2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực." Như vậy, người thực hiện chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Đồng thời, người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản (trong Sơ yếu lý lịch) mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký. Giá trị pháp lý của Sơ yếu lý lịch Giá trị pháp lý của Sơ yếu lý lịch thể hiện qua giá trị pháp lý của chữ ký được chứng thực. Theo đó, giá trị pháp lý của chữ ký được chứng thực (trong Sơ yếu lý lịch) theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. (Khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).
Từ 20/4/2020: Chỉ 04 trường hợp chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền có làm hạn chế việc ủy quyền?
Nhiều bạn thắc mắc về quy định chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền tại Thông tư 01/2020/TT-BTP rằng: Việc quy định 04 trường hợp được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền có làm hạn chế việc ủy quyền không? Về vấn đề này mình sẽ hướng dẫn giải đáp như sau: Việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP được thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền; - Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp; - Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa; - Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội Nội dung này hướng dẫn điểm d, khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền. Việc quy định 04 trường hợp được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền không làm hạn chế việc ủy quyền của tổ chức, cá nhân. Nếu thuộc 1 trong 4 trường hợp tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP thì người dân có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền. Đối với các trường hợp khác thì thực hiện theo thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch. Về thẩm quyền chứng thực: Người thực hiện chứng thực có thể đến UBND cấp xã để yêu cầu chứng thực hợp đồng ủy quyền mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực. Trừ trường hợp liên quan đến chứng thực quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì phải thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà, có đất.
Trường hợp được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền mới nhất
Mới đây ngày 03/3/2020 Bộ tư pháp đã ra Thông tư 01/2020/TT-BTP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/4/2020. Trong đó điểm đáng chú ý, chỉ có 4 trường hợp được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Thông tư này như sau: a) Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền; b) Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp; c) Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa; d) Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội. Khác với Nghị định 23/2015/NĐ-CP ở Điểm d Khoản 4 Điều 24 thì quy định như sau: Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản. Ta thấy được Thông tư mới thu hẹp lại đối tượng được chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền, nếu việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp trên thì sẽ không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền. Bạn có ý kiến như thế nào về vấn đề này, cảm ơn.
Thay đổi 05 nội dung hướng dẫn về chứng thực
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 20/2015/TT-BTP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Theo dự thảo dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung một số nội dung cơ bản sau: 1. Dự thảo đã bổ sung một Điều (Điều 8) hướng dẫn về thu hồi, hủy bỏ văn bản đã chứng thực khi phát hiện có sai sót. Cụ thể: (i) Đối với việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký thì khi phát hiện có sai sót, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký văn bản để thu hồi, hủy bỏ văn bản, giấy tờ chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký văn bản để thu hồi, hủy bỏ văn bản, giấy tờ chứng thực tại Phòng Tư pháp; (ii) Đối với việc chứng thực hợp đồng, giao dịch không bảo đảm đúng quy định thì giải quyết thu hồi, hủy bỏ theo quy định của pháp luật dân sự. ... 2. Dự thảo Thông tư (Điều 7) đã sửa đổi nội dung Điều 6 Thông tư số 20/2015/TT-BTP theo hướng bỏ nội dung Giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ không phải thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký người dịch. 3. (các điều 15, 16, và 17) bổ sung quy định cụ thể việc cho phép chứng thực chữ ký đối với một số giấy tờ có nội dung đơn giản, phổ biến hoặc áp dụng đối với một nhóm đối tượng để tạo điều kiện đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm chi phí cho người dân, đặc biệt là các đối tượng chính sách Ví dụ như người nghèo thực hiện vay vốn tại ngân hàng chính sách; không cho phép chứng thực chữ ký đối với văn bản có nội dung liên quan đến giấy tờ được cấp theo quy định của pháp luật; quy định rõ nội dung ủy quyền nào không được chứng thực chữ ký (Điều 14). Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư (Điều 13) cũng bổ sung thêm quy định về việc xuất trình các giấy tờ mà pháp luật có liên quan quy định phải có trong thành phần hồ sơ để người tiếp nhận hồ sơ chứng thực kiểm tra. 4. Bổ sung quy định về Cách tính và ghi phí chứng thực. Cụ thể: 1. Phí chứng thực bản sao từ bản chính Phí chứng thực bản sao từ bản chính được tính theo trang của bản chính. Ví dụ: Bà Trần Thị M đến Ủy ban nhân dân phường B yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy chứng minh nhân dân, lấy 01 bản sao thì Ủy ban nhân dân thu 4.000 đồng/bản. 2. Phí chứng thực chữ ký (bao gồm chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản và chứng thực chữ ký người dịch) Phí chứng thực chữ ký được tính theo từng trường hợp, mỗi trường hợp chứng thực là 10.000 đồng. Trường hợp ở đây được hiểu là mỗi lần thực hiện chứng thực chữ ký đối với một hoặc nhiều chữ ký trên 01 giấy tờ, văn bản. Ví dụ: Bà Lê Thị C yêu cầu Ủy ban nhân dân xã Y chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền nhận bưu phẩm, nếu bà C lấy 01 bản có chữ ký của bà thì Ủy ban nhân dân thu 10.000 đồng, nếu bà C lấy 05 bản thì Ủy ban nhân dân thu 50.000 đồng. Trường hợp bà C lấy 01 bản chứng thực chữ ký và 05 bản sao từ bản chính thì tính phí 10.000 đồng/01 trường hợp và 05 bản sao được tính theo phí chứng thực bản sao từ bản chính 3. Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch Phí chứng thưc hợp đồng, giao dịch được tính 50.000 đồng/01 trường hợp. Trường hợp ở đây được hiểu là 01 giao dịch. Ví dụ: Ủy ban nhân dân phường X thực hiện chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ thu phí chứng thực là 50.000 đồng (Hợp đồng được lập thành 5 bản: 01 bản cho bên chuyển nhượng, 01 bản cho bên nhận chuyển nhượng, 01 bản cho cơ quan thuế, 01 bản cho cơ quan địa chính, 01 bản lưu tại Ủy ban nhân dân phường X thì thu phí 50.000 đồng) 4. Khi chứng thực, cơ quan thực hiện chứng thực phải ghi biên lai thu phí chứng thực cho người yêu cầu chứng thực và ghi phí chứng thực vào sổ chứng thực theo từng loại việc chứng thực. Việc thu phí chứng thực phải đảm bảo đúng theo quy định hiện hành về chế độ thu, nộp và quản lý phí chứng thực. 5. Dự thảo Thông tư (các điều liên quan đến trình tự, thủ tục chứng thực đều nhấn mạnh trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực) quy định rõ việc người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với tất cả nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản của họ khi yêu cầu chứng thực. Thông tư này thay thế Thông tư 20/2015/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch Xem chi tiết Dự thảo tại file đính kèm:
04 trường hợp không được chứng thực chữ ký
>>> Bản sao y có thời hạn bao lâu? >>> Cơ quan nào - chứng thực giấy tờ gì: Tất tần tật tại đây “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản. Theo đó, các trường hợp không được chứng thực chữ ký là: 1. Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. 2. Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo. 3. Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung là Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân. 4. Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác. Chú ý: Quy định về việc chứng thực chữ ký cũng được áp dụng trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được. Tùy theo từng trường hợp, nội dung lời chứng được ghi theo mẫu quy định tại Nghị định 23 Căn cứ: Nghị định 23/2015/NĐ-CP
Có được chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản có nội dung ĐKKD hay không?
Trong thực tiễn thực hiện công tác chứng thực tại các địa phương, không ít trường hợp người dân đem những giấy tờ, văn bản có nội dung đăng ký kinh doanh đến các cơ quan thực hiện chứng thực yêu cầu chứng thực chữ ký với nhiều mục đích trong đó cơ bản là dùng giấy tờ, văn bản này để tiến hành hoạt động kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau. Khi gặp các trường hợp này, nhiều cán bộ thực hiện chứng thực rất băn khoăn, nhiều trường hợp đã chứng thực chữ ký cho người dân. Vậy việc người thực hiện chứng thực chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản nêu trên trong trường hợp này là đúng hay sai? Qua rà soát, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật doanh nghiệp, Luật ngân hàng, Luật kinh doanh bất động sản, Luật luật sư, Luật trợ giúp pháp lý, pháp luật về tố tụng… thì về nguyên tắc, một cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh bất cứ ngành nghề gì đều phải tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động, trong đó xác định rõ chủ thể kinh doanh, phạm vi, hình thức, lĩnh vực hoạt động. Ví dụ, một cá nhân yêu cầu chứng thực chữ ký trong văn bản “hoạt động dịch vụ pháp lý của Luật gia” với nhiều nội dung liên quan đến hoạt động pháp lý như tư vấn pháp luật, bảo vệ trước Tòa án, đại diện ngoài tố tụng, phổ biến, giáo dục pháp luật; hoặc có trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký trên văn bản “kinh doanh bất động sản tại Hà Nội” là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Do vậy, cơ quan thực hiện chứng thực cần từ chối yêu cầu chứng thực chữ ký của của người dân và hướng dẫn họ liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền có liên quan để tiến hành các thủ tục để đăng ký hoạt động pháp lý theo quy định. Nếu cơ quan thực hiện chứng thực tiến hành chứng thực chữ ký trên các giấy tờ văn bản có nội dung đăng ký ngành nghề kinh doanh là không đúng theo quy định khoản 3 Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. >>> Theo quy định này thì cơ quan thực hiện chứng thực không được chứng thực chữ ký vào giấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật. Việc chứng thực chữ ký trên các giấy tờ, văn bản này vô hình chung đã tạo cơ hội cho người dân tiếp tục thực hiện những việc làm sai quy định pháp luật, hoạt động kinh doanh một số ngành nghề mà không cần đáp ứng các điều kiện về hành nghề kinh doanh như chứng chỉ hành nghề cũng như không cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Các cơ quan thực hiện chứng thực tại địa phương lưu ý khi thực hiện chứng thực chữ ký trong giấy tờ văn bản, cần nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật chuyên ngành có liên quan, xem xét cả về mặt nội dung của văn bản cần chứng thực chữ ký để tránh tình trạng thực hiện chứng thực đối với văn bản có nội dung trái pháp luật, không tuân thủ theo pháp luật chuyên ngành. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp
Phạm vi trong chứng thực chữ ký
Hiện nay vấn đề Chứng thực chữ ký đang được điểu chỉnh bởi Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Công văn 1352/2015/HTQTCT-CT. Theo Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các trường hợp không được chứng thực chữ ký để công chứng viên biết và không được thực hiện chứng thực, còn trường hợp nào được thực hiện chứng thực chữ ký thì pháp luật không quy định nên khi có yêu cầu chứng thực chữ ký, công chứng viên phải xem xét cụ thể yêu cầu đó có thuộc trường hợp không được chứng thực chữ ký hay không để quyết định có chứng thực hay từ chối chứng thực chữ ký. Để biết được yêu cầu chứng thực chữ ký có thực hiện được hay không, trước hết cần phải hiểu rõ các trường hợp không được chứng thực chữ ký theo quy định tại Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, trong đó quy định 04 trường hợp không được chứng thực chữ ký gồm: - Người yêu cầu công chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình tại thời điểm chứng thực. - Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo. - Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực xuất trình để yêu cầu chứng thực có nội dung quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP đó là: giấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân. - Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định trên, có thể hiểu rằng: người yêu cầu chứng nhận chữ ký phải có đủ năng lực hành vi dân sự, nghĩa là họ phải nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Vậy, cách nào để nhận biết được người yêu cầu chứng thực tại thời điểm chứng thực nhận thức và làm chủ được hành vi? Thông thường, khi tiếp nhận yêu cầu của người chứng thực chữ ký, công chứng viên thường đặt các câu hỏi dạng như: người yêu cầu chứng thực chữ ký có hiểu được họ đến tổ chức hành nghề công chứng để làm gì; Ai viết hộ giấy tờ hay có thể tự viết được; Giấy tờ, văn bản sẽ sử dụng ở đâu; Người yêu cầu chứng thực có mấy con, các con hiện nay làm gì… nếu người yêu cầu chứng thực chữ ký trả lời được các câu hỏi này nghĩa là họ tỉnh táo, họ nhận thức được hành vi của họ. Các giấy tờ, văn bản của người đề nghị chứng thực chữ ký phải có nội dung: không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì mới được chứng thực. Luật không nêu cụ thể những trường hợp nào nhưng theo thực tế đó là các đơn đề nghị, đơn xin, giấy cam kết,… các giấy tờ này công chứng viên phải xem nội dung có đúng quy định trước khi ký chứng nhận chữ ký, tránh việc giấy tờ đó có nội dung vi phạm pháp luật, chẳng hạn như: đơn đề nghị không thực hiện nghĩa vụ dân sự do có khó khăn, giấy cam kết chuyển nhà để giải phóng mặt đường khi nhận đủ tiền theo yêu cầu..; giấy tờ có nội dung xúc phạm danh sự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân… thì không được chứng thực chữ ký. Câu hỏi đặt ra: Các giấy tờ, văn bản có nội dung của hợp đồng, giao dịch mà đề nghị chứng thực chữ ký thì công chứng viên có chứng thực được không? Câu trả lời là không! Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Theo quy định này thì công chứng viên được thực hiện chứng thực chữ ký trong trường hợp quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, cụ thể là: “ Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản”. Do đó, công chứng viên được chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản. Nếu có yêu cầu chứng nhận hợp đồng, giao dịch thì công chứng viên sẽ giải thích cho người yêu cầu công chứng để người yêu cầu công chứng thực hiện theo thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch theo quy định của Luật Công chứng. Khi có yêu cầu chứng thực giấy ủy quyền mà giấy ủy quyền đó không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì công chứng viên mới tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chứng thực chữ ký. Ví dụ: anh A đề nghị chứng thực giấy ủy quyền cho anh B để anh B được nhận hộ anh A chứng chỉ đào tạo luật sư.
Em muốn hỏi về việc chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền
Kính gửi quý Luật sư! Em có một mảnh đất tại huyện A, tuy nhiên em chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và các thủ tục khác liên quan đến nội dung về mảnh đất em đang có. Do công việc em bận nên có lập giấy ủy quyền cho người khác để thực hiện các thủ tục hành chính về đất tuy nhiên việc chứng thực chữ ký em không chứng thực chữ ký tại huyện A mà sang bên huyện B chứng thực chữ ký cho giấy ủy quyền đó thì có được không?
Giá trị pháp lý của Sơ yếu lý lịch
Sơ yếu lý lịch có thể hiểu là bản kê khai lý lịch của một cá thân như: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, họ tên cha, mẹ và những thông tin liên hệ khác, thường được dùng làm giấy tờ, tài liệu lưu trữ, làm hồ sơ, giải quyết công việc, thủ tục hành chính, tố tụng,... Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP (có hiệu lực từ ngày 20/4/2020) quy định về việc chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân như sau: "Điều 15. Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân 1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành. 2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực." Như vậy, người thực hiện chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Đồng thời, người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản (trong Sơ yếu lý lịch) mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký. Giá trị pháp lý của Sơ yếu lý lịch Giá trị pháp lý của Sơ yếu lý lịch thể hiện qua giá trị pháp lý của chữ ký được chứng thực. Theo đó, giá trị pháp lý của chữ ký được chứng thực (trong Sơ yếu lý lịch) theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. (Khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).
Từ 20/4/2020: Chỉ 04 trường hợp chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền có làm hạn chế việc ủy quyền?
Nhiều bạn thắc mắc về quy định chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền tại Thông tư 01/2020/TT-BTP rằng: Việc quy định 04 trường hợp được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền có làm hạn chế việc ủy quyền không? Về vấn đề này mình sẽ hướng dẫn giải đáp như sau: Việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP được thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền; - Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp; - Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa; - Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội Nội dung này hướng dẫn điểm d, khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền. Việc quy định 04 trường hợp được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền không làm hạn chế việc ủy quyền của tổ chức, cá nhân. Nếu thuộc 1 trong 4 trường hợp tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP thì người dân có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền. Đối với các trường hợp khác thì thực hiện theo thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch. Về thẩm quyền chứng thực: Người thực hiện chứng thực có thể đến UBND cấp xã để yêu cầu chứng thực hợp đồng ủy quyền mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực. Trừ trường hợp liên quan đến chứng thực quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì phải thực hiện tại UBND cấp xã nơi có nhà, có đất.
Trường hợp được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền mới nhất
Mới đây ngày 03/3/2020 Bộ tư pháp đã ra Thông tư 01/2020/TT-BTP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/4/2020. Trong đó điểm đáng chú ý, chỉ có 4 trường hợp được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Thông tư này như sau: a) Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền; b) Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp; c) Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa; d) Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội. Khác với Nghị định 23/2015/NĐ-CP ở Điểm d Khoản 4 Điều 24 thì quy định như sau: Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản. Ta thấy được Thông tư mới thu hẹp lại đối tượng được chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền, nếu việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp trên thì sẽ không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền. Bạn có ý kiến như thế nào về vấn đề này, cảm ơn.
Thay đổi 05 nội dung hướng dẫn về chứng thực
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 20/2015/TT-BTP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Theo dự thảo dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung một số nội dung cơ bản sau: 1. Dự thảo đã bổ sung một Điều (Điều 8) hướng dẫn về thu hồi, hủy bỏ văn bản đã chứng thực khi phát hiện có sai sót. Cụ thể: (i) Đối với việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký thì khi phát hiện có sai sót, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký văn bản để thu hồi, hủy bỏ văn bản, giấy tờ chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký văn bản để thu hồi, hủy bỏ văn bản, giấy tờ chứng thực tại Phòng Tư pháp; (ii) Đối với việc chứng thực hợp đồng, giao dịch không bảo đảm đúng quy định thì giải quyết thu hồi, hủy bỏ theo quy định của pháp luật dân sự. ... 2. Dự thảo Thông tư (Điều 7) đã sửa đổi nội dung Điều 6 Thông tư số 20/2015/TT-BTP theo hướng bỏ nội dung Giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ không phải thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký người dịch. 3. (các điều 15, 16, và 17) bổ sung quy định cụ thể việc cho phép chứng thực chữ ký đối với một số giấy tờ có nội dung đơn giản, phổ biến hoặc áp dụng đối với một nhóm đối tượng để tạo điều kiện đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm chi phí cho người dân, đặc biệt là các đối tượng chính sách Ví dụ như người nghèo thực hiện vay vốn tại ngân hàng chính sách; không cho phép chứng thực chữ ký đối với văn bản có nội dung liên quan đến giấy tờ được cấp theo quy định của pháp luật; quy định rõ nội dung ủy quyền nào không được chứng thực chữ ký (Điều 14). Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư (Điều 13) cũng bổ sung thêm quy định về việc xuất trình các giấy tờ mà pháp luật có liên quan quy định phải có trong thành phần hồ sơ để người tiếp nhận hồ sơ chứng thực kiểm tra. 4. Bổ sung quy định về Cách tính và ghi phí chứng thực. Cụ thể: 1. Phí chứng thực bản sao từ bản chính Phí chứng thực bản sao từ bản chính được tính theo trang của bản chính. Ví dụ: Bà Trần Thị M đến Ủy ban nhân dân phường B yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy chứng minh nhân dân, lấy 01 bản sao thì Ủy ban nhân dân thu 4.000 đồng/bản. 2. Phí chứng thực chữ ký (bao gồm chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản và chứng thực chữ ký người dịch) Phí chứng thực chữ ký được tính theo từng trường hợp, mỗi trường hợp chứng thực là 10.000 đồng. Trường hợp ở đây được hiểu là mỗi lần thực hiện chứng thực chữ ký đối với một hoặc nhiều chữ ký trên 01 giấy tờ, văn bản. Ví dụ: Bà Lê Thị C yêu cầu Ủy ban nhân dân xã Y chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền nhận bưu phẩm, nếu bà C lấy 01 bản có chữ ký của bà thì Ủy ban nhân dân thu 10.000 đồng, nếu bà C lấy 05 bản thì Ủy ban nhân dân thu 50.000 đồng. Trường hợp bà C lấy 01 bản chứng thực chữ ký và 05 bản sao từ bản chính thì tính phí 10.000 đồng/01 trường hợp và 05 bản sao được tính theo phí chứng thực bản sao từ bản chính 3. Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch Phí chứng thưc hợp đồng, giao dịch được tính 50.000 đồng/01 trường hợp. Trường hợp ở đây được hiểu là 01 giao dịch. Ví dụ: Ủy ban nhân dân phường X thực hiện chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ thu phí chứng thực là 50.000 đồng (Hợp đồng được lập thành 5 bản: 01 bản cho bên chuyển nhượng, 01 bản cho bên nhận chuyển nhượng, 01 bản cho cơ quan thuế, 01 bản cho cơ quan địa chính, 01 bản lưu tại Ủy ban nhân dân phường X thì thu phí 50.000 đồng) 4. Khi chứng thực, cơ quan thực hiện chứng thực phải ghi biên lai thu phí chứng thực cho người yêu cầu chứng thực và ghi phí chứng thực vào sổ chứng thực theo từng loại việc chứng thực. Việc thu phí chứng thực phải đảm bảo đúng theo quy định hiện hành về chế độ thu, nộp và quản lý phí chứng thực. 5. Dự thảo Thông tư (các điều liên quan đến trình tự, thủ tục chứng thực đều nhấn mạnh trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực) quy định rõ việc người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với tất cả nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản của họ khi yêu cầu chứng thực. Thông tư này thay thế Thông tư 20/2015/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch Xem chi tiết Dự thảo tại file đính kèm:
04 trường hợp không được chứng thực chữ ký
>>> Bản sao y có thời hạn bao lâu? >>> Cơ quan nào - chứng thực giấy tờ gì: Tất tần tật tại đây “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản. Theo đó, các trường hợp không được chứng thực chữ ký là: 1. Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. 2. Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo. 3. Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung là Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân. 4. Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác. Chú ý: Quy định về việc chứng thực chữ ký cũng được áp dụng trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được. Tùy theo từng trường hợp, nội dung lời chứng được ghi theo mẫu quy định tại Nghị định 23 Căn cứ: Nghị định 23/2015/NĐ-CP
Có được chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản có nội dung ĐKKD hay không?
Trong thực tiễn thực hiện công tác chứng thực tại các địa phương, không ít trường hợp người dân đem những giấy tờ, văn bản có nội dung đăng ký kinh doanh đến các cơ quan thực hiện chứng thực yêu cầu chứng thực chữ ký với nhiều mục đích trong đó cơ bản là dùng giấy tờ, văn bản này để tiến hành hoạt động kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau. Khi gặp các trường hợp này, nhiều cán bộ thực hiện chứng thực rất băn khoăn, nhiều trường hợp đã chứng thực chữ ký cho người dân. Vậy việc người thực hiện chứng thực chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản nêu trên trong trường hợp này là đúng hay sai? Qua rà soát, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật doanh nghiệp, Luật ngân hàng, Luật kinh doanh bất động sản, Luật luật sư, Luật trợ giúp pháp lý, pháp luật về tố tụng… thì về nguyên tắc, một cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh bất cứ ngành nghề gì đều phải tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động, trong đó xác định rõ chủ thể kinh doanh, phạm vi, hình thức, lĩnh vực hoạt động. Ví dụ, một cá nhân yêu cầu chứng thực chữ ký trong văn bản “hoạt động dịch vụ pháp lý của Luật gia” với nhiều nội dung liên quan đến hoạt động pháp lý như tư vấn pháp luật, bảo vệ trước Tòa án, đại diện ngoài tố tụng, phổ biến, giáo dục pháp luật; hoặc có trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký trên văn bản “kinh doanh bất động sản tại Hà Nội” là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Do vậy, cơ quan thực hiện chứng thực cần từ chối yêu cầu chứng thực chữ ký của của người dân và hướng dẫn họ liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền có liên quan để tiến hành các thủ tục để đăng ký hoạt động pháp lý theo quy định. Nếu cơ quan thực hiện chứng thực tiến hành chứng thực chữ ký trên các giấy tờ văn bản có nội dung đăng ký ngành nghề kinh doanh là không đúng theo quy định khoản 3 Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. >>> Theo quy định này thì cơ quan thực hiện chứng thực không được chứng thực chữ ký vào giấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật. Việc chứng thực chữ ký trên các giấy tờ, văn bản này vô hình chung đã tạo cơ hội cho người dân tiếp tục thực hiện những việc làm sai quy định pháp luật, hoạt động kinh doanh một số ngành nghề mà không cần đáp ứng các điều kiện về hành nghề kinh doanh như chứng chỉ hành nghề cũng như không cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Các cơ quan thực hiện chứng thực tại địa phương lưu ý khi thực hiện chứng thực chữ ký trong giấy tờ văn bản, cần nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật chuyên ngành có liên quan, xem xét cả về mặt nội dung của văn bản cần chứng thực chữ ký để tránh tình trạng thực hiện chứng thực đối với văn bản có nội dung trái pháp luật, không tuân thủ theo pháp luật chuyên ngành. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp
Phạm vi trong chứng thực chữ ký
Hiện nay vấn đề Chứng thực chữ ký đang được điểu chỉnh bởi Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Công văn 1352/2015/HTQTCT-CT. Theo Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các trường hợp không được chứng thực chữ ký để công chứng viên biết và không được thực hiện chứng thực, còn trường hợp nào được thực hiện chứng thực chữ ký thì pháp luật không quy định nên khi có yêu cầu chứng thực chữ ký, công chứng viên phải xem xét cụ thể yêu cầu đó có thuộc trường hợp không được chứng thực chữ ký hay không để quyết định có chứng thực hay từ chối chứng thực chữ ký. Để biết được yêu cầu chứng thực chữ ký có thực hiện được hay không, trước hết cần phải hiểu rõ các trường hợp không được chứng thực chữ ký theo quy định tại Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, trong đó quy định 04 trường hợp không được chứng thực chữ ký gồm: - Người yêu cầu công chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình tại thời điểm chứng thực. - Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo. - Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực xuất trình để yêu cầu chứng thực có nội dung quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP đó là: giấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân. - Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định trên, có thể hiểu rằng: người yêu cầu chứng nhận chữ ký phải có đủ năng lực hành vi dân sự, nghĩa là họ phải nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Vậy, cách nào để nhận biết được người yêu cầu chứng thực tại thời điểm chứng thực nhận thức và làm chủ được hành vi? Thông thường, khi tiếp nhận yêu cầu của người chứng thực chữ ký, công chứng viên thường đặt các câu hỏi dạng như: người yêu cầu chứng thực chữ ký có hiểu được họ đến tổ chức hành nghề công chứng để làm gì; Ai viết hộ giấy tờ hay có thể tự viết được; Giấy tờ, văn bản sẽ sử dụng ở đâu; Người yêu cầu chứng thực có mấy con, các con hiện nay làm gì… nếu người yêu cầu chứng thực chữ ký trả lời được các câu hỏi này nghĩa là họ tỉnh táo, họ nhận thức được hành vi của họ. Các giấy tờ, văn bản của người đề nghị chứng thực chữ ký phải có nội dung: không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì mới được chứng thực. Luật không nêu cụ thể những trường hợp nào nhưng theo thực tế đó là các đơn đề nghị, đơn xin, giấy cam kết,… các giấy tờ này công chứng viên phải xem nội dung có đúng quy định trước khi ký chứng nhận chữ ký, tránh việc giấy tờ đó có nội dung vi phạm pháp luật, chẳng hạn như: đơn đề nghị không thực hiện nghĩa vụ dân sự do có khó khăn, giấy cam kết chuyển nhà để giải phóng mặt đường khi nhận đủ tiền theo yêu cầu..; giấy tờ có nội dung xúc phạm danh sự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân… thì không được chứng thực chữ ký. Câu hỏi đặt ra: Các giấy tờ, văn bản có nội dung của hợp đồng, giao dịch mà đề nghị chứng thực chữ ký thì công chứng viên có chứng thực được không? Câu trả lời là không! Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Theo quy định này thì công chứng viên được thực hiện chứng thực chữ ký trong trường hợp quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, cụ thể là: “ Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản”. Do đó, công chứng viên được chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản. Nếu có yêu cầu chứng nhận hợp đồng, giao dịch thì công chứng viên sẽ giải thích cho người yêu cầu công chứng để người yêu cầu công chứng thực hiện theo thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch theo quy định của Luật Công chứng. Khi có yêu cầu chứng thực giấy ủy quyền mà giấy ủy quyền đó không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì công chứng viên mới tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chứng thực chữ ký. Ví dụ: anh A đề nghị chứng thực giấy ủy quyền cho anh B để anh B được nhận hộ anh A chứng chỉ đào tạo luật sư.