Chị A và anh B kết hôn vào tháng 05/2020. Tháng 02/2021, chị A sinh cháu E. Nhưng cháu E không phải con ruột của anh B, mà là con của anh C. Trong Giấy khai sinh của cháu E, anh B vẫn đứng tên người cha. Chị A và anh B đã ly hôn. Nay chị A và anh C muốn xác định anh C là cha của cháu E và điều chỉnh lại Giấy khai sinh của cháu E. ……………………………………………………………………………………………… Yêu cầu của chị A và anh C thuộc thủ tục xác định cha cho con. Thủ tục này thực hiện theo một trong hai trường hợp: không có tranh chấp hoặc có tranh chấp. 1. Trường hợp 1: Không có tranh chấp về việc xác định cha cho con Khoản 1, Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con 1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.” Như vậy, theo quy định trên, trường hợp không có tranh chấp về việc xác định cha cho con thì chị A và anh C liên hệ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã cấp Giấy khai sinh cho cháu E để thực hiện thủ tục xác định cha cho con. Không có tranh chấp được hiểu là chị A, anh B và anh C đều xác nhận cháu E là con của anh C. Để chứng minh việc xác định cha cho con không có tranh chấp thì giữa chị A, anh B và anh C cần lập văn bản xác nhận cháu E không phải con của anh B mà là con của anh C. Ngoài ra, còn phải cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh mối quan hệ cha-con giữa anh C và cháu E. 2. Trường hợp 2: Có tranh chấp về việc xác định cha cho con Khoản 2, Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con 2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.” Như vậy, theo quy định trên, trường hợp có tranh chấp về việc xác định cha cho con thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Theo thực tiễn tố tụng, ngoài trường hợp chị A, anh B và anh C cùng xác nhận cháu E là con của anh C thì các trường hợp khác đều được xem là có tranh chấp. Trường hợp có tranh chấp, theo thực tiễn tố tụng, để xác định anh C là cha của cháu E, anh C phải khởi kiện chị A (mẹ cháu E) ra Tòa án có thẩm quyền là Tòa án cấp huyện nơi chị A cư trú để yêu cầu Tòa án giải quyết việc xác định cha cho con. Để yêu cầu của anh C có căn cứ, tốt nhất nên thực hiện giám định ADN của anh C và cháu E. Khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì chị A và anh C mang bản án đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp Giấy khai sinh cho cháu E để thực hiện thủ tục ghi vào sổ hộ tịch theo quy định của pháp luật và điều chỉnh thông tin trên Giấy khai sinh của cháu E.
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm những gì?
Thực tiễn đã có nhiều trường hợp đứa trẻ được sinh ra nhưng không xác định được cha/mẹ. Vậy khi cha/mẹ có nhu cầu xác định mối quan hệ cha, mẹ , con để nhận con thì cần chứng minh thế nào? Vấn đề chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP. Theo đó, chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch (về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con) gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: 1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Đối với nhóm chứng cứ này, một trong những văn bản phổ biến đó là văn bản xác nhận kết quả của cơ quan giám định AND. Nhưng với quy định chứng cứ chứng minh quan hệ cha con có thể bằng văn bản của cơ quan y tế lại chưa được quy định rõ ràng. Với quy định hiện nay chúng ta không biết văn bản của cơ quan y tế xác nhận phải dựa trên cơ sở pháp lý nào, và cơ quan y tế cấp nào mới có thẩm quyền xác nhận? 2. Trường hợp không có văn bản quy định trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng. Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật. Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Chị A và anh B kết hôn vào tháng 05/2020. Tháng 02/2021, chị A sinh cháu E. Nhưng cháu E không phải con ruột của anh B, mà là con của anh C. Trong Giấy khai sinh của cháu E, anh B vẫn đứng tên người cha. Chị A và anh B đã ly hôn. Nay chị A và anh C muốn xác định anh C là cha của cháu E và điều chỉnh lại Giấy khai sinh của cháu E. ……………………………………………………………………………………………… Yêu cầu của chị A và anh C thuộc thủ tục xác định cha cho con. Thủ tục này thực hiện theo một trong hai trường hợp: không có tranh chấp hoặc có tranh chấp. 1. Trường hợp 1: Không có tranh chấp về việc xác định cha cho con Khoản 1, Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con 1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.” Như vậy, theo quy định trên, trường hợp không có tranh chấp về việc xác định cha cho con thì chị A và anh C liên hệ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã cấp Giấy khai sinh cho cháu E để thực hiện thủ tục xác định cha cho con. Không có tranh chấp được hiểu là chị A, anh B và anh C đều xác nhận cháu E là con của anh C. Để chứng minh việc xác định cha cho con không có tranh chấp thì giữa chị A, anh B và anh C cần lập văn bản xác nhận cháu E không phải con của anh B mà là con của anh C. Ngoài ra, còn phải cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh mối quan hệ cha-con giữa anh C và cháu E. 2. Trường hợp 2: Có tranh chấp về việc xác định cha cho con Khoản 2, Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con 2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.” Như vậy, theo quy định trên, trường hợp có tranh chấp về việc xác định cha cho con thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Theo thực tiễn tố tụng, ngoài trường hợp chị A, anh B và anh C cùng xác nhận cháu E là con của anh C thì các trường hợp khác đều được xem là có tranh chấp. Trường hợp có tranh chấp, theo thực tiễn tố tụng, để xác định anh C là cha của cháu E, anh C phải khởi kiện chị A (mẹ cháu E) ra Tòa án có thẩm quyền là Tòa án cấp huyện nơi chị A cư trú để yêu cầu Tòa án giải quyết việc xác định cha cho con. Để yêu cầu của anh C có căn cứ, tốt nhất nên thực hiện giám định ADN của anh C và cháu E. Khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì chị A và anh C mang bản án đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp Giấy khai sinh cho cháu E để thực hiện thủ tục ghi vào sổ hộ tịch theo quy định của pháp luật và điều chỉnh thông tin trên Giấy khai sinh của cháu E.
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm những gì?
Thực tiễn đã có nhiều trường hợp đứa trẻ được sinh ra nhưng không xác định được cha/mẹ. Vậy khi cha/mẹ có nhu cầu xác định mối quan hệ cha, mẹ , con để nhận con thì cần chứng minh thế nào? Vấn đề chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP. Theo đó, chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch (về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con) gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: 1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Đối với nhóm chứng cứ này, một trong những văn bản phổ biến đó là văn bản xác nhận kết quả của cơ quan giám định AND. Nhưng với quy định chứng cứ chứng minh quan hệ cha con có thể bằng văn bản của cơ quan y tế lại chưa được quy định rõ ràng. Với quy định hiện nay chúng ta không biết văn bản của cơ quan y tế xác nhận phải dựa trên cơ sở pháp lý nào, và cơ quan y tế cấp nào mới có thẩm quyền xác nhận? 2. Trường hợp không có văn bản quy định trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng. Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật. Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.