Có được cấp cả 2 chứng chỉ hành nghề y và dược không?
Nếu người đã được cấp chứng chỉ hành nghề y nhưng muốn làm thêm về được thì có được cấp chứng chỉ hành nghề được không? Cụ thể qua bài viết sau. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y là gì? Hiện nay khái niệm chứng chỉ hành nghề y đã được đổi thành giấy phép hành nghề y. Xem thêm bài viết: Chứng chỉ hành nghề y và giấy phép hành nghề y có phải là 1 không? Theo đó, điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề y được quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 và được triển khai cụ thể tại khoản 2 Điều 127 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau: Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng bao gồm: - Có văn bằng chuyên môn theo quy định tại Điều 127 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hoặc giấy phép hành nghề đã được thừa nhận theo quy định tại Điều 37 Nghị định 96/2023/NĐ-CP phù hợp với chức danh đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề; - Có đủ sức khỏe để hành nghề; - Biết tiếng Việt thành thạo theo quy định tại Điều 138 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hoặc có người phiên dịch đáp ứng quy định tại Điều 139 Nghị định 96/2023/NĐ-CP đối với trường hợp người nước ngoài không biết tiếng Việt thành thạo; - Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính; - Đã hoàn thành thực hành theo quy định tại Điều 129 Nghị định 96/2023/NĐ-CP trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 125 Nghị định 96/2023/NĐ-CP. Như vậy, để được cấp giấy phép hành nghề y (trước đây là chứng chỉ hành nghề y) thì người xin cấp phép phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược là gì? Theo Điều 13 Luật Dược 2016 quy định điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược như sau: - Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược theo quy định. - Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định - Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. - Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án; + Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy, để được cấp giấy phép hành nghề y thì người xin cấp phép phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên. Có được cấp cả 2 chứng chỉ hành nghề y và dược không? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định: Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc. Theo khoản 1 Điều 29 Luật Dược 2016 quy định: Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược. Trên Chứng chỉ hành nghề dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có Chứng chỉ hành nghề dược đáp ứng điều kiện và được phép hành nghề. Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực và có giá trị trong phạm vi cả nước. Như vậy, có thể tổng hợp lại như sau: Thứ nhất, việc cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 và Nghị định 96/2023/NĐ-CP. Việc cấp chứng chỉ hành nghề dược được thực hiện theo quy định của Luật Dược 2023 và các văn bản liên quan. Thứ hai, theo quy định pháp luật chuyên ngành thì mỗi cá nhân chỉ được cấp 1 giấy phép hành nghề y, 1 giấy phép hành nghề dược chứ không quy định mỗi cá nhân không được cả 2 loại giấy phép. Thứ ba, điều kiện cấp giấy phép hành nghề y và chứng chỉ hành nghề dược đều không có quy định là cấm hay không việc đã được cấp loại giấy phép còn lại. Từ đó có thể kết luận, quy định về cấp hai loại giấy phép này là độc lập và không cấm việc cấp cả 2 loại chứng chỉ cho một cá nhân.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bao nhiêu người phụ trách công tác dược lâm sàng?
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bao nhiêu người phụ trách công tác dược lâm sàng? Pháp luật hiện hành quy định về số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng ra sao? 1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bao nhiêu người phụ trách công tác dược lâm sàng? Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng và người làm công tác dược lâm sàng như sau: - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên phải bố trí 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 200 giường bệnh nội trú và ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày; - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược lâm sàng phục vụ người bệnh nội trú (nếu có) và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày; - Nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người làm công tác dược lâm sàng cho 01 địa điểm kinh doanh của nhà thuốc. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc. Theo đó, số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau: - Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên: phải bố trí 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng. - Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh: phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược lâm sàng phục vụ người bệnh nội trú (nếu có). 2. Người phụ trách công tác dược lâm sàng có những trách nhiệm gì? Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 131/2020/NĐ-CP, ngoài các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Dược 2016, người phụ trách công tác dược lâm sàng có những trách nhiệm sau: - Tư vấn, đề xuất với trưởng khoa dược, người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh mô hình hoạt động và quy chế làm việc của bộ phận dược lâm sàng. - Phân công công việc cụ thể, chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn và đào tạo nghiệp vụ cho người làm công tác dược lâm sàng. - Tổ chức triển khai và giám sát thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận dược lâm sàng. - Báo cáo kết quả hoạt động của bộ phận dược lâm sàng với trưởng khoa dược, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Rà soát, kiểm tra để báo cáo trong họp giao ban với khoa lâm sàng, khoa, phòng khám bệnh về các nội dung tư vấn sử dụng thuốc với người kê đơn, bao gồm cả trường hợp người kê đơn đồng ý hoặc không đồng ý với nội dung tư vấn của người làm công tác dược lâm sàng. 3. Người phụ trách công tác dược lâm sàng có cần Chứng chỉ hành nghề dược không? Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Luật Dược 2016, các vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược gồm: - Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược. - Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc. - Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có Chứng chỉ hành nghề dược. Như vậy, số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau: - Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên: phải bố trí 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng. - Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh: phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược lâm sàng phục vụ người bệnh nội trú (nếu có).
Điều kiện để cơ sở kinh doanh nhập khẩu và bán buôn thuốc tây
Kinh doanh dược phẩm (thuốc tây) luôn là một ngành nghề đặc thù cần đáp ứng nhiều điều kiện chuyên ngành về dược và cơ sở vật chất. Vậy, hiện nay để mở cơ sở kinh doanh thuốc tây thì cần phải có đủ những điều kiện gì? 1. Hoạt động kinh doanh dược gồm những loại hình nào? Căn cứ Điều 32 Luật Dược 2016 hoạt động kinh doanh dược và cơ sở kinh doanh dược được quy định như sau: - Hoạt động kinh doanh dược bao gồm: + Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng; + Kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc. - Cơ sở kinh doanh dược bao gồm: + Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; + Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng; + Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc. 2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Căn cứ Điều 33 Luật Dược 2016 để đủ kinh doanh dược thì cơ sở dược phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định sau: - Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự được quy định như sau: + Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, nhà xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị, máy móc sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở bán lẻ thuốc phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 69 của Luật này; + Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, phòng kiểm nghiệm hóa học, vi sinh hoặc sinh học, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị kiểm nghiệm, hóa chất, thuốc thử, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với kiểm tra chất lượng thuốc; + Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng phải có địa điểm, phòng thử nghiệm lâm sàng, phòng xét nghiệm, thiết bị xét nghiệm sinh hóa, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng; + Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc phải có địa điểm, phòng thí nghiệm phân tích dịch sinh học, trang thiết bị thí nghiệm dùng trong phân tích dịch sinh học, khu vực lưu trú và theo dõi người sử dụng thuốc phục vụ cho việc đánh giá tương đương sinh học, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với giai đoạn phân tích dịch sinh học và Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng đối với giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng. Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc chỉ đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với phân tích dịch sinh học thì phải ký hợp đồng hoặc liên kết với cơ sở thử thuốc trên lâm sàng đáp ứng Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng để thực hiện giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng trong thử tương đương sinh học của thuốc. - Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và vị trí công việc quy định tại Điều 11 Luật Dược 2016 phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với cơ sở kinh doanh dược quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Dược 2016. - Việc đánh giá đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện 03 năm một lần hoặc đột xuất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 3. Những trường hợp nào được bán thuốc tây không cần Giấy chứng nhận? Theo khoản 1 Điều 35 Luật Dược 2016 cho phép cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Cụ thể, cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bao gồm: - Cơ sở có hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại; - Cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc; - Cơ sở nuôi trồng, thu hái dược liệu; - Cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Như vậy, để kinh doanh dược, cụ thể là thuốc tây thì cơ sở kinh doanh phải đáp ứng đủ các điều kiện về về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Bằng trung cấp dược không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề dược
Điều kiện cần thiết để cấp chứng chỉ hành nghề Dược: Điều 13 Luật Dược 2016 quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược như sau: “ 1. Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh Dược bao gồm: ... g) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược; i) Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền. 2 . Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược) 3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. 4 . Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án; b) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 5. Đối với người tự nguyện xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi, phải đáp ứng đủ Điều kiện theo quy định tại Điều này.” => Như vậy đối với trường hợp của đã có bằng trung cấp dược chưa đủ để cấp chứng chỉ hành nghề dược.Phải có thời gian thực hành tại cơ sở dược (đang bán thuốc cho nhà thuốc GPP); có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp là đủ điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề dược thì mới đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược theo quy định trên.
Lộ trình thực hiện yêu cầu về Chứng chỉ hành nghề dược
Chậm nhất đến ngày 01/01/2019, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất dược chất trừ trường hợp dược chất vô trùng phải có Chứng chỉ hành nghề dược. Chậm nhất đến ngày 01/01/2021, những đối tượng sau đây phải có Chứng chỉ hành nghề dược: - Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng thuốc của cơ sở sản xuất tá dược, vỏ nang; cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền; - Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; - Người phụ trách công tác dược lâm sàng của các bệnh viện hạng 1. Xem tại: Nghị định 54/2017/NĐ-CP và Nghị định 155/2018/NĐ-CP
NGƯỜI ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC KHÔNG CẦN ĐẠO ĐỨC NGHỀ?
Theo nội dung mới quy định tại Dự thảo Luật Dược thì điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược đối với người Việt Nam như sau: - Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký hành nghề được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trong đó người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc, người trực tiếp bán lẻ thuốc phải đáp ứng các điều kiện đối với từng hình thức tổ chức kinh doanh như sau: + Người quản lý chuyên môn của nhà thuốc phải là dược sĩ tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược; + Người quản lý chuyên môn của quầy thuốc phải là dược sĩ tốt nghiệp trung học trở lên đứng tên; + Người quản lý chuyên môn của tủ thuốc trạm y tế phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên; trường hợp chưa có người có chuyên môn từ dược tá trở lên thì phải có người có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên đứng tên; + Người quản lý chuyên môn của cơ sở chuyên bán lẻ thuốc đông y, thuốc dược liệu phải là dược sĩ có trình độ trung học trở lên hoặc người có văn bằng, chứng chỉ về y học cổ truyền hoặc dược học cổ truyền; + Người bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc quy định tại các điểm a, b và c Khoản này phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên. - Có thời gian thực hành tại cơ sở dược phù hợp với trình độ chuyên môn của người đăng ký hành nghề; - Có đủ sức khỏe để hành nghề dược. - Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn dược theo bản án, quyết định của tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn dược; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy, so với nội dung cũ tại Luật Dược 2005, đã bỏ quy định người được cấp chứng chỉ hành nghề Dược phải có đạo đức nghề nghiệp. Không biết do nhà làm Luật cảm thấy không thể kiểm tra được điều đó nên bỏ hay cảm thấy nó không cần thiết? Xem toàn văn dự thảo tại file đính kèm dưới đây
Có được cấp cả 2 chứng chỉ hành nghề y và dược không?
Nếu người đã được cấp chứng chỉ hành nghề y nhưng muốn làm thêm về được thì có được cấp chứng chỉ hành nghề được không? Cụ thể qua bài viết sau. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y là gì? Hiện nay khái niệm chứng chỉ hành nghề y đã được đổi thành giấy phép hành nghề y. Xem thêm bài viết: Chứng chỉ hành nghề y và giấy phép hành nghề y có phải là 1 không? Theo đó, điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề y được quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 và được triển khai cụ thể tại khoản 2 Điều 127 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau: Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng bao gồm: - Có văn bằng chuyên môn theo quy định tại Điều 127 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hoặc giấy phép hành nghề đã được thừa nhận theo quy định tại Điều 37 Nghị định 96/2023/NĐ-CP phù hợp với chức danh đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề; - Có đủ sức khỏe để hành nghề; - Biết tiếng Việt thành thạo theo quy định tại Điều 138 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hoặc có người phiên dịch đáp ứng quy định tại Điều 139 Nghị định 96/2023/NĐ-CP đối với trường hợp người nước ngoài không biết tiếng Việt thành thạo; - Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính; - Đã hoàn thành thực hành theo quy định tại Điều 129 Nghị định 96/2023/NĐ-CP trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 125 Nghị định 96/2023/NĐ-CP. Như vậy, để được cấp giấy phép hành nghề y (trước đây là chứng chỉ hành nghề y) thì người xin cấp phép phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược là gì? Theo Điều 13 Luật Dược 2016 quy định điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược như sau: - Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược theo quy định. - Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định - Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. - Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án; + Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy, để được cấp giấy phép hành nghề y thì người xin cấp phép phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên. Có được cấp cả 2 chứng chỉ hành nghề y và dược không? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định: Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc. Theo khoản 1 Điều 29 Luật Dược 2016 quy định: Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược. Trên Chứng chỉ hành nghề dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có Chứng chỉ hành nghề dược đáp ứng điều kiện và được phép hành nghề. Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực và có giá trị trong phạm vi cả nước. Như vậy, có thể tổng hợp lại như sau: Thứ nhất, việc cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 và Nghị định 96/2023/NĐ-CP. Việc cấp chứng chỉ hành nghề dược được thực hiện theo quy định của Luật Dược 2023 và các văn bản liên quan. Thứ hai, theo quy định pháp luật chuyên ngành thì mỗi cá nhân chỉ được cấp 1 giấy phép hành nghề y, 1 giấy phép hành nghề dược chứ không quy định mỗi cá nhân không được cả 2 loại giấy phép. Thứ ba, điều kiện cấp giấy phép hành nghề y và chứng chỉ hành nghề dược đều không có quy định là cấm hay không việc đã được cấp loại giấy phép còn lại. Từ đó có thể kết luận, quy định về cấp hai loại giấy phép này là độc lập và không cấm việc cấp cả 2 loại chứng chỉ cho một cá nhân.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bao nhiêu người phụ trách công tác dược lâm sàng?
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bao nhiêu người phụ trách công tác dược lâm sàng? Pháp luật hiện hành quy định về số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng ra sao? 1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bao nhiêu người phụ trách công tác dược lâm sàng? Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng và người làm công tác dược lâm sàng như sau: - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên phải bố trí 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 200 giường bệnh nội trú và ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày; - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược lâm sàng phục vụ người bệnh nội trú (nếu có) và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày; - Nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người làm công tác dược lâm sàng cho 01 địa điểm kinh doanh của nhà thuốc. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc. Theo đó, số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau: - Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên: phải bố trí 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng. - Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh: phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược lâm sàng phục vụ người bệnh nội trú (nếu có). 2. Người phụ trách công tác dược lâm sàng có những trách nhiệm gì? Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 131/2020/NĐ-CP, ngoài các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Dược 2016, người phụ trách công tác dược lâm sàng có những trách nhiệm sau: - Tư vấn, đề xuất với trưởng khoa dược, người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh mô hình hoạt động và quy chế làm việc của bộ phận dược lâm sàng. - Phân công công việc cụ thể, chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn và đào tạo nghiệp vụ cho người làm công tác dược lâm sàng. - Tổ chức triển khai và giám sát thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận dược lâm sàng. - Báo cáo kết quả hoạt động của bộ phận dược lâm sàng với trưởng khoa dược, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Rà soát, kiểm tra để báo cáo trong họp giao ban với khoa lâm sàng, khoa, phòng khám bệnh về các nội dung tư vấn sử dụng thuốc với người kê đơn, bao gồm cả trường hợp người kê đơn đồng ý hoặc không đồng ý với nội dung tư vấn của người làm công tác dược lâm sàng. 3. Người phụ trách công tác dược lâm sàng có cần Chứng chỉ hành nghề dược không? Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Luật Dược 2016, các vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược gồm: - Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược. - Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc. - Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có Chứng chỉ hành nghề dược. Như vậy, số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau: - Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên: phải bố trí 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng. - Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh: phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược lâm sàng phục vụ người bệnh nội trú (nếu có).
Điều kiện để cơ sở kinh doanh nhập khẩu và bán buôn thuốc tây
Kinh doanh dược phẩm (thuốc tây) luôn là một ngành nghề đặc thù cần đáp ứng nhiều điều kiện chuyên ngành về dược và cơ sở vật chất. Vậy, hiện nay để mở cơ sở kinh doanh thuốc tây thì cần phải có đủ những điều kiện gì? 1. Hoạt động kinh doanh dược gồm những loại hình nào? Căn cứ Điều 32 Luật Dược 2016 hoạt động kinh doanh dược và cơ sở kinh doanh dược được quy định như sau: - Hoạt động kinh doanh dược bao gồm: + Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng; + Kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc. - Cơ sở kinh doanh dược bao gồm: + Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; + Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng; + Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc. 2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Căn cứ Điều 33 Luật Dược 2016 để đủ kinh doanh dược thì cơ sở dược phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định sau: - Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự được quy định như sau: + Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, nhà xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị, máy móc sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc; + Cơ sở bán lẻ thuốc phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 69 của Luật này; + Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, phòng kiểm nghiệm hóa học, vi sinh hoặc sinh học, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị kiểm nghiệm, hóa chất, thuốc thử, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với kiểm tra chất lượng thuốc; + Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng phải có địa điểm, phòng thử nghiệm lâm sàng, phòng xét nghiệm, thiết bị xét nghiệm sinh hóa, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng; + Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc phải có địa điểm, phòng thí nghiệm phân tích dịch sinh học, trang thiết bị thí nghiệm dùng trong phân tích dịch sinh học, khu vực lưu trú và theo dõi người sử dụng thuốc phục vụ cho việc đánh giá tương đương sinh học, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với giai đoạn phân tích dịch sinh học và Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng đối với giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng. Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc chỉ đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với phân tích dịch sinh học thì phải ký hợp đồng hoặc liên kết với cơ sở thử thuốc trên lâm sàng đáp ứng Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng để thực hiện giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng trong thử tương đương sinh học của thuốc. - Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và vị trí công việc quy định tại Điều 11 Luật Dược 2016 phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với cơ sở kinh doanh dược quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Dược 2016. - Việc đánh giá đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện 03 năm một lần hoặc đột xuất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 3. Những trường hợp nào được bán thuốc tây không cần Giấy chứng nhận? Theo khoản 1 Điều 35 Luật Dược 2016 cho phép cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Cụ thể, cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bao gồm: - Cơ sở có hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại; - Cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc; - Cơ sở nuôi trồng, thu hái dược liệu; - Cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Như vậy, để kinh doanh dược, cụ thể là thuốc tây thì cơ sở kinh doanh phải đáp ứng đủ các điều kiện về về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Bằng trung cấp dược không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề dược
Điều kiện cần thiết để cấp chứng chỉ hành nghề Dược: Điều 13 Luật Dược 2016 quy định về điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược như sau: “ 1. Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh Dược bao gồm: ... g) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược; i) Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền. 2 . Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược) 3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. 4 . Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án; b) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 5. Đối với người tự nguyện xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi, phải đáp ứng đủ Điều kiện theo quy định tại Điều này.” => Như vậy đối với trường hợp của đã có bằng trung cấp dược chưa đủ để cấp chứng chỉ hành nghề dược.Phải có thời gian thực hành tại cơ sở dược (đang bán thuốc cho nhà thuốc GPP); có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp là đủ điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề dược thì mới đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược theo quy định trên.
Lộ trình thực hiện yêu cầu về Chứng chỉ hành nghề dược
Chậm nhất đến ngày 01/01/2019, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất dược chất trừ trường hợp dược chất vô trùng phải có Chứng chỉ hành nghề dược. Chậm nhất đến ngày 01/01/2021, những đối tượng sau đây phải có Chứng chỉ hành nghề dược: - Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng thuốc của cơ sở sản xuất tá dược, vỏ nang; cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền; - Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc; - Người phụ trách công tác dược lâm sàng của các bệnh viện hạng 1. Xem tại: Nghị định 54/2017/NĐ-CP và Nghị định 155/2018/NĐ-CP
NGƯỜI ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC KHÔNG CẦN ĐẠO ĐỨC NGHỀ?
Theo nội dung mới quy định tại Dự thảo Luật Dược thì điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược đối với người Việt Nam như sau: - Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký hành nghề được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trong đó người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc, người trực tiếp bán lẻ thuốc phải đáp ứng các điều kiện đối với từng hình thức tổ chức kinh doanh như sau: + Người quản lý chuyên môn của nhà thuốc phải là dược sĩ tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược; + Người quản lý chuyên môn của quầy thuốc phải là dược sĩ tốt nghiệp trung học trở lên đứng tên; + Người quản lý chuyên môn của tủ thuốc trạm y tế phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên; trường hợp chưa có người có chuyên môn từ dược tá trở lên thì phải có người có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên đứng tên; + Người quản lý chuyên môn của cơ sở chuyên bán lẻ thuốc đông y, thuốc dược liệu phải là dược sĩ có trình độ trung học trở lên hoặc người có văn bằng, chứng chỉ về y học cổ truyền hoặc dược học cổ truyền; + Người bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc quy định tại các điểm a, b và c Khoản này phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên. - Có thời gian thực hành tại cơ sở dược phù hợp với trình độ chuyên môn của người đăng ký hành nghề; - Có đủ sức khỏe để hành nghề dược. - Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn dược theo bản án, quyết định của tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn dược; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy, so với nội dung cũ tại Luật Dược 2005, đã bỏ quy định người được cấp chứng chỉ hành nghề Dược phải có đạo đức nghề nghiệp. Không biết do nhà làm Luật cảm thấy không thể kiểm tra được điều đó nên bỏ hay cảm thấy nó không cần thiết? Xem toàn văn dự thảo tại file đính kèm dưới đây