Các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã mới nhất
Hiện nay cán bộ, công chức công xã bao gồm những chức vụ, chức danh nào? Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã là gì? Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã bao gồm những gì? Các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã mới nhất Theo Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã như sau: Cán bộ cấp xã gồm những chức vụ sau: - Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam) - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam Còn Công chức cấp xã gồm những chức danh sau đây: - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự - Văn phòng - thống kê - Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) - Tài chính - kế toán - Tư pháp - hộ tịch - Văn hóa - xã hội Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã sẽ bao gồm các chức vụ, chức danh theo quy định trên. So với quy định trước đây tại Luật cán bộ, công chức 2008 thì trưởng công an cấp xã không còn là công chức cấp xã. Sỡ dĩ không còn Trưởng Công an xã trong các chức danh công chức cấp xã là do hiện nay đã bố trí công an xã chính quy. Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã Theo Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã như sau: - Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương. - Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn quy định trên còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định trên. Ngoài ra, đối với mỗi chức vụ, chức danh sẽ còn những tiêu chuẩn cụ thể được quy định riêng. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã Theo Điều 31 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã như sau: - Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức cấp xã. - Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã. - Quy định chức vụ, chức danh, vị trí việc làm, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã. - Quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ tập sự, thôi giữ chức vụ, thôi việc, nghỉ hưu, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. - Thực hiện khen thưởng, xử lý kỷ luật, chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, quản lý hồ sơ về cán bộ, công chức cấp xã. - Thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức và đối với cán bộ, công chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức cấp xã. - Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức cấp xã. Như vậy, sẽ có những nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo quy định trên.
Ngày 31/12/2023, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 51/2023/TT-BGTVT quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải. Theo đó, Thông tư 51/2023/TT-BGTVT nêu rõ người có chức vụ, quyền hạn là những người theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng, cụ thể: Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: - Cán bộ, công chức, viên chức; - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; - Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; - Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; - Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Song, người thôi giữ chức vụ là người có chức vụ, quyền hạn được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết chế độ thôi việc, miễn nhiệm, nghỉ hưu, chuyển ra khỏi cơ quan, tổ chức, đơn vị. 10 lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ (1) Quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật. (2) Quản lý đầu tư, xây dựng, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật. (3) Quản lý nhà nước về phương tiện giao thông, các tổng thành, hệ thống, linh kiện phụ tùng của phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng; máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong giao thông vận tải và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng theo quy định của pháp luật. (4) Quản lý công tác đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp, công nhận, thu hồi giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải; đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ kiểm định và đối tượng làm việc đặc thù trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật. (5) Quản lý hoạt động vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng và vận tải đa phương thức. (6) Quản lý nhà nước về an ninh, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật. (7) Khoa học - công nghệ và môi trường trong giao thông vận tải. (8) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật. (9) Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý do Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu. (10) Chương trình, dự án, đề án thuộc các lĩnh vực được quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 4 Thông tư 51/2023/TT-BGTVT. Trong thời hạn đủ 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực được quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 4 Thông tư 51/2023/TT-BGTVT không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý. Ngoài ra, đối với lĩnh vực quy định tại khoản 10 Điều 4 Thông tư 51/2023/TT-BGTVT là thời hạn thực hiện xong chương trình, dự án, đề án. Xem chi tiết tại Thông tư 51/2023/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2024.
Nguyên tắc bổ nhiệm lại, kéo dài chức vụ lãnh đạo cơ quan BHXH
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào ngày 01/10/2023 đã ban hành Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 Ban hành Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, từ chức, tạm đình chỉ chức vụ, công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng tại các đơn vị thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Theo đó, thời hạn và nguyên tắc bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan BHXH được quy định như sau: (1) Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan BHXH Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm theo quy định tại Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 đều phải tiến hành quy trình xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định còn từ 02 năm công tác trở lên thì phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định. Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định còn dưới 02 năm công tác thì người đứng đầu và tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét nếu cán bộ còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, biểu quyết (bằng phiếu kín), báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu mà không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại. (2) Nguyên tắc bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý - Trường hợp công chức lãnh đạo, viên chức quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm mà chưa có Quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý của cấp có thẩm quyền thì không được thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ quản lý hiện giữ. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ quản lý đó do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định. - Các trường hợp công chức lãnh đạo, viên chức quản lý chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý: + Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử; + Đang trong thời gian được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài 03 tháng trở lên; + Đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản. - Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý sau khi được bổ nhiệm, vì một trong các lý do: sức khỏe không đảm bảo; uy tín giảm sút; không hoàn thành nhiệm vụ; vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước... thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thay thế, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ, hết nhiệm kỳ công tác. - Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý đang trong thời gian thi hành kỷ luật mà không thuộc diện phải xem xét miễn nhiệm, cho từ chức theo Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 của Bộ Chính trị thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, thảo luận dân chủ, đánh giá khách quan, thận trọng, kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt về phẩm chất, năng lực, uy tín. Nguyên nhân, động cơ vi phạm, khuyết điểm và tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác động, kết quả khắc phục hậu quả (nếu có)... xem xét, cân nhắc việc bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý. - Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều này thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lại phải có văn bản thông báo để đơn vị và công chức lãnh đạo, viên chức quản lý biết. - Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý không được bổ nhiệm lại thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí công tác khác; không được bố trí chức vụ tương đương hoặc cao hơn. (3) Điều kiện và thời điểm xem xét triển khai thủ tục bổ nhiệm lại - Điều kiện xem xét bổ nhiệm lại + Được cấp có thẩm quyền quản lý nhân sự đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên trong thời gian giữ chức vụ và đáp ứng tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm lại và yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. + Cơ quan, đơn vị có yêu cầu. + Đủ sức khỏe để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ + Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. - Thời điểm triển khai thủ tục bổ nhiệm lại + Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định tại Điều 8, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lại theo phân cấp quản lý cán bộ phải tiến hành triển khai các quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu và phải thông báo để cán bộ chuẩn bị thủ tục bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. + Quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu của cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được thực hiện trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm. Xem thêm Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/10/2023.
09 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên
Chính phủ ban hành Nghị định 69/2023/NĐ-CP ngày 14/9/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, từ ngày Nghị định 69/2023/NĐ-CP có hiệu lực thì bổ sung thêm 02 điều kiện người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên theo quy định sau: Có thêm điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước Bổ sung thêm điều kiện bổ nhiệm bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên được quy định như sau sau: - Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. - Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. - Tuổi bổ nhiệm: + Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. + Nhân sự được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này. - Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. - Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định. - Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Người quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền. (Nghị định 69/2023/NĐ-CP quy định 9 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên thay vì 7 điều kiện như quy định tại Nghị định 159/2020/NĐ-CP). Thủ tục mới bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác được thực hiện theo quy định sau: Trường hợp nhân sự do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, đơn vị thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ tiến hành các công việc sau: Bước 1: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan, tổ chức tiếp nhận nhân sự về dự kiến bổ nhiệm. Bước 2: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm. Người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu xem xét, quyết định; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỷ lệ dưới 50% thì vẫn tiến hành các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại Bước 3; lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. Gặp nhân sự để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác. Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp nhân sự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng cơ quan, đơn vị nơi nhân sự công tác hoặc nơi tiếp nhận nhân sự hoặc nhân sự còn có ý kiến chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”. Xem thêm Nghị định 69/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ngày 14/9/2023 sửa đổi Nghị định 159/2020/NĐ-CP.
Viên chức đổi vị trí việc làm thì có phải chuyển chức danh nghề nghiệp không?
Trong trường hợp viên chức được thăng tiến và luân chuyển đến vị trí việc làm mới thì có bắt buộc viên chức phải chuyển chức danh nghề nghiệp nghiệp theo vị trí mới hay không? 1. Vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp là gì? Vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp của viên chức là hai khái niệm luôn gắn liền suốt với sự nghiệp của viên chức. Theo Điều 7 và Điều 8 Luật Viên chức 2010 có giải thích hai khái niệm này như sau: - Vị trí việc làm của viên chức: Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. - Chức danh nghề nghiệp của viên chức: Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. 2. Trường hợp nào viên chức phải thay đổi vị trí việc làm? Căn cứ Điều 32 Luật Viên chức 2010 viên chức phải thực hiện thay đổi vị trí việc làm nếu thuộc trường hợp sau: - Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó. - Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật. - Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 Luật Viên chức 2010. Từ quy định trên cho thấy viên chức phải thay đổi vị trí việc làm nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, vị trí việc làm còn thiếu thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý sẽ thực hiện luân chuyển nếu đáp ứng chuyên môn, tiêu chuẩn. 3. Khi nào viên chức phải chuyển chức danh nghề nghiệp? Theo Điều 30 Nghị định Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp của viên chức thực hiện như sau: - Việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp được thực hiện khi viên chức thay đổi vị trí việc làm mà chức danh nghề nghiệp đang giữ không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới. - Viên chức được xét chuyển chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được chuyển. - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp theo thẩm quyền phân cấp. - Khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp không kết hợp nâng bậc lương. 4. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Căn cứ Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quy định như sau: - Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: + Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức 2010 (được sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019); + Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp; + Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng; Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định này thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng; + Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. - Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý, sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ. Như vậy, nếu viên chức được chuyển sang vị trí việc làm mới mà ngạch/chức danh hiện giữ không còn phù hợp với việc làm thì được chuyển sang chức danh nghề nghiệp mới phù hợp với vị trí việc làm mới đó.
Nếu điều chuyển bí thư chi bộ từ chi bộ này sang chi bộ khác thì có được giữ nguyên chức vụ ở chi bộ mới không?
Toàn bộ chế độ phụ cấp của cán bộ, công chức cấp xã được điều chỉnh năm 2023
Phụ cấp là một khoản tiền hỗ trợ thêm cho cán bộ, công chức cho thực hiện công việc. Thời gian vừa qua đã có quy định về việc điều chỉnh phụ cấp cán bộ, công chức cấp xã. Vậy có những phụ cấp nào được điều chỉnh đối với cán bộ, công chức cấp xã? 1. Cán bộ, công chức cấp xã gồm những đối tượng nào? Căn cứ Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định chức vụ, chức danh đối với cán bộ, công chức thuộc cấp xã hiện nay như sau: - Cán bộ cấp xã theo Luật Cán bộ, công chức 2008 có các chức vụ sau đây: + Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; + Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; + Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; + Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; + Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); + Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. - Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây: + Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự; + Văn phòng - thống kê; + Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); + Tài chính - kế toán; + Tư pháp - hộ tịch; + Văn hóa - xã hội. 2. Phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức cấp xã Phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức cấp xã được quy định cụ thể tại Điều 18 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể, Thông tư 04/2005/TT-BNV (Bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV), phụ cấp thâm niên vượt khung của đối tượng này là 5% mức lương của bậc lương cuối cùng, từ năm sau đó trở đi, mỗi năm được tính hưởng thêm 1% với các đối tượng: Có 03 năm xếp lương ở bậc cuối cùng từ A0 - A3, hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm và không bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử. Đã có hai năm xếp lương ở bậc lương cuối cùng của B và C, hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ… 3. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã của cán bộ, công chức cấp xã Căn cứ Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau: Mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng X mức phụ cấp lãnh đạo. - Mức phụ cấp của Bí thư Đảng ủy: 0,30 x 1.8 triệu = 540.000 đồng. - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND: 0,25 X 1.8 triệu đồng = 450.000 đồng. - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND: 0,20 X 1.8 triệu đồng = 360.000 đồng. - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15 X 1.8 triệu đồng = 270.000 đồng. 4. Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh của cán bộ, công chức cấp xã Theo Điều 20 Nghị định 33/2023/NĐ-CP phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh của cán bộ, công chức cấp xã được quy định như sau: - Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được UBND cấp huyện giao theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1). - Cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT. - Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất, UBND cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định. - Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm. Ngoài ra, cán bộ, công chức cấp xã còn được hưởng chế độ BHXH và BHYT theo chế độ BHXH, BHYT đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật về BHXH và BHYT.
Cán bộ cấp xã sẽ bị xem xét miễn nhiệm chức vụ trong những trường hợp nào?
Miễn nhiệm đối với cán bộ cấp xã là gì? Trường hợp nào cán bộ bị xem xét miễn nhiệm? Trình tự thực hiện miễn nhiệm cũng như hồ sơ miễn nhiệm đối với cá bộ được quy định như thế nào? Miễn nhiệm là gì? Căn cứ khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau: Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Tại 1 Điều 2 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức.do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức. Căn cứ xem xét miễn nhiễm đối với cán bộ cấp xã Tại khoản 1 Điều 30, khoản 3 Điều 29 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019 quy định về việc xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm như sau: - Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây: + Không đủ sức khỏe; + Không đủ năng lực, uy tín; + Theo yêu cầu nhiệm vụ; + Vì lý do khác. - Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ. - Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao. - Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm. - Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. - Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ. - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; Vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác. - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm. Quy trình xem xét miễn nhiệm - Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc. - Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức. Hồ sơ miễn nhiệm - Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ. - Quyết định, kết luận, thông báo, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, biên bản hội nghị, đơn của cán bộ xin từ chức, báo cáo đề nghị của cơ quan sử dụng cán bộ và các tài liệu có liên quan. =>> Như vậy, đối với cán bộ sẽ không có quy định về việc buộc thuộc việc mà pháp luật sẽ áp dụng chế độ miễn nhiệm đối với cán bộ. Do đó, nếu cán bộ không hoàn thành được nhiệm vụ rơi vào những trường hợp mà pháp luật quy định sẽ bị miễn nhiệm chức vụ khi bị miễn nhiệm sẽ không được xem xét bố trí công việc khác.
Lãnh đạo Bộ Tài chính sẽ bị hạn chế thành lập doanh nghiệp sau khi nghỉ hưu
Đây là nội dung tại Thông tư 60/2022/TT-BTC ngày 03/10/2022 về doanh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, điều hành tại các loại hình doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ phạm vi của Bộ tài chính. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 11 lĩnh vực mà người có chức vụ quyền hạn thuộc Bộ Tài chính sẽ bị hạn chế thành lập và tham gia doanh nghiệp sau khi nghỉ hưu như sau: Các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ từ ngày 17/11/2022 bao gồm: (1) Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán. (2) Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. (3) Quản lý nhà nước về bảo hiểm. (4) Quản lý nhà nước về hải quan. (5) Quản lý nhà nước về giá. (6) Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước. (7) Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. (8) Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia. (9) Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài. (10) Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước. (11) Quản lý nhà nước về tài sản công. - Nhóm lĩnh vực bị hạn chế 02 năm: Trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực quy định tại từ mục (1) đến (9) không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý. - Nhóm lĩnh vực bị hạn chế 01 năm: Trong thời hạn đủ 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực quy định tại mục (10) và (11) không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý. Xem thêm Thông tư 60/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 17/11/2022.
Quy định mới về tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo
Ngày 18/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 83/2022/NĐ-CP về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Theo đó, đối tượng là các cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sẽ được xem xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo quy định sau: Đối tượng giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo (1) Cán bộ, công chức nữ - Phó Trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. - Phó Chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. - Thứ trưởng, cấp phó của người dửng đầu cơ quan ngang bộ. - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước. - Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương. - Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - ủy viên ủy ban Kiểm tra Trung ương. - Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc ủy ban Thường vụ Quốc hội. - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tồng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch ủy ban giám sát tài chính Quốc gia; Phó Chủ tịch ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân TP Hà Nội và TP.HCM. - Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội. - Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Trưởng các Ban đảng của Thành ủy TP Hà Nội và TP.HCM. - Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số. (2) Cán bộ, công chức tại cơ quan tư pháp Công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán TAND tối cao, Kiểm sát viên VKSND tối cao. Bảo đảm 04 nguyên tắc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn Thứ nhất là thực hiện các quy định, chính sách của nhà nước phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định. Thứ hai là cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không vượt quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ. Thứ ba là cán bộ, công chức là nữ khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thứ tư là trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật. Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn - Đối với cán bộ, công chức nữ tại Mục (1) thì thời gian công tác không vượt quá 60 tuổi. - Đối với công chức thuộc cơ quan tư pháp tại Mục (2) thì thời gian công tác không được vượt quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ. Xem thêm Nghị định 83/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/10/2022.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn
Ngày 18/8/2022, Bộ Chính trị ban hành Quy định 80-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Trong đó, quy định tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn. Theo đó, đối với cán bộ muốn ứng cử ở những chức vụ cao hơn phải là người phải có đủ tiêu chuẩn cũng như các điều kiện sau đây: Bảo đảm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định. Trường hợp bổ nhiệm cán bộ được giới thiệu theo nguồn nhân sự: -Nguồn nhân sự tại chỗ phải được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. - Đối với nhân sự từ nguồn ở bên ngoài phải được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cán bộ ứng cử phải có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương ít nhất là 2 năm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Yêu cầu bổ nhiệm riêng đối với việc bổ nhiệm sĩ quan trong lực lượng vũ trang do Quân uỷ Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương quy định cụ thể cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập đầy đủ, rõ ràng và được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định, xác minh. Độ tuổi: Cán bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị được đề nghị bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý (cao hơn) lần đầu phải đủ tuổi để công tác trọn 1 nhiệm kỳ. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Ngoài ra, người được bổ nhiệm phải có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trường hợp bổ nhiệm cán bộ bị kỷ luật: Không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật trong khoảng thời gian như sau (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật): - 12 tháng đối với hình thức kỷ luật Khiển trách. - 30 tháng đối với hình thức kỷ luật Cảnh cáo. - 60 tháng đối với hình thức kỷ luật Cách chức. Cán bộ tái cử phải là người còn đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ Cấp nào ra quyết định bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử thì cấp đó thực hiện việc bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử. Cụ thể, Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền cho các đồng chí Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội xem xét, bổ nhiệm lại đối với các chức danh cán bộ thuộc quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong phạm vi phụ trách; uỷ quyền cho đồng chí Thường trực Ban Bí thư xem xét, bổ nhiệm lại đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý công tác tại các ban đảng, cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Trung ương. Việc bổ nhiệm lại đối với những cán bộ tính đến tuổi nghỉ hưu không còn đủ thời gian công tác 5 năm như sau: - Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý còn từ 2 năm công tác trở lên thì phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định. - Trường hợp còn dưới 2 năm công tác thì người đứng đầu và tập thể lãnh đạo thảo luận, xem xét, nếu cán bộ còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, biểu quyết (bằng phiếu kín), báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời hạn giữ chức vụ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu mà không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại. Cán bộ không được bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí công tác khác theo nguyên tắc không được bố trí chức vụ tương đương hoặc cao hơn. Xem thêm Quy định 80-QĐ/TW có hiệu lực từ ngày 18/8/2022 thay thế Quy định 105-QĐ/TW.
Quy định bổ nhiệm chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân
Căn cứ Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định điều kiện bổ nhiệm vào các bậc hàm Công an nhân dân như sau: “Điều 22. Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân 1. Đối tượng xét phong cấp bậc hàm: a) Sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau: Đại học: Thiếu úy; Trung cấp: Trung sĩ; Sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc; b) Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng; c) Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì. 2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm: Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe; b) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm; c) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm: a) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ: Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm; Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm; Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm; Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm; Trung úy lên Thượng úy: 03 năm; Thượng úy lên Đại úy: 03 năm; Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm; Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm; Trung tá lên Thượng tá: 04 năm; Thượng tá lên Đại tá: 04 năm; Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm; Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm; b) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định; c) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ; d) Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm. 4. Tuổi của sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57; trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.” Mặt khác, tại khoản 1 Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018 quy định chỉ tiêu của cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân như sau: “Điều 25. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân 1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau: a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an; b) Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06; c) Trung tướng, số lượng không quá 35 bao gồm: Cục trưởng, Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an có một trong các tiêu chí sau đây: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu chiến lược, đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương; có hệ lực lượng theo ngành dọc, quy mô hoạt động toàn quốc, trực tiếp chủ trì phối hợp hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; có chức năng nghiên cứu, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ toàn lực lượng; Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân; Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh; Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương; d) Thiếu tướng, số lượng không quá 157 bao gồm: Cục trưởng của đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông. Số lượng không quá 11; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương. Số lượng không quá 03; Phó Cục trưởng, Phó Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Số lượng: 17 đơn vị mỗi đơn vị không quá 04, các đơn vị còn lại mỗi đơn vị không quá 03; Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng mỗi đơn vị không quá 03; Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương; đ) Đại tá: Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này; Giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ; Hiệu trưởng các trường trung cấp Công an nhân dân; e) Thượng tá: Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng; g) Trung tá: Đội trưởng và tương đương; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng; h) Thiếu tá: Đại đội trưởng; i) Đại úy: Trung đội trưởng; k) Thượng úy: Tiểu đội trưởng.[…]” Ngoài ra, tại Điều 26 Luật Công an nhân dân 2018 quy định thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân như sau: “Điều 26. Thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân 1. Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân. 2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng. 3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân. 4. Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó.” Về thủ tục bổ nhiệm được quy định tại Điều 27 Luật Công an nhân dân 2018 như sau: “Điều 27. Thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm trong Công an nhân dân 1. Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng. Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Công an. 2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan cấp tá, cấp úy và hạ sĩ quan, chiến sĩ.” Trên đây là một số quy định của pháp luật liên quan việc bổ nhiệm chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân. Ngoài ra, mọi người có thể tham khảo thêm quy định tại Luật Công an nhân dân 2018.
04 trường hợp xem xét miễn hình phạt đối với tội tham nhũng, chức vụ
Xem xét miễn hình phạt tham nhũng, chức vụ Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm về chức vụ. Nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ phải bảo đảm nghiêm khắc và tuân thủ triệt để các nguyên tắc của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự. Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 03/2020 thì việc xem xét áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt miễn hình phạt đối với trường hợp người phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự hoặc người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau: (1) Người phạm tội không vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, mà chỉ vì muốn đổi mới, dám đột phá vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc; (2) Người phạm tội là người có quan hệ lệ thuộc (như cấp dưới đối với cấp trên, người làm công hưởng lương, chấp hành nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên), không ý thức được đầy đủ hành vi phạm tội của mình, không vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, không được hưởng lợi; đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần có hiệu quả vào việc điều tra, xử lý tội phạm; (3) Người phạm tội đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra; (4) Người phạm tội sau khi bị phát hiện đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra. Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP có hiệu lực ngày 15/02/2021.
Từ 15/2/2021 cán bộ, công chức, viên chức cần lưu ý điều này
Xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ Ngày 30/12/2020 Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ. Hướng dẫn của Nghị quyết người có chức vụ theo là những người được quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng 2018 gồm: - Cán bộ, công chức, viên chức; - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; - Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; - Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; - Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Theo đó, nghị quyết có hướng dẫn các quy định khi xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, đơn cử như : Tình tiết “ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức” quy định tại điểm g khoản 2 Điều 353 Tội tham ô tài sản của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau: a) Làm mất hoặc giảm sút thu nhập thường xuyên, thu nhập tăng thêm hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; b) Gây khiếu nại, tố cáo bức xúc, làm mất đoàn kết, mất niềm tin trong nội bộ cơ quan, tổ chức ảnh hưởng đến tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Ngoài việc giải thích một số thuật ngữ có liên quan, Nghị quyết còn hướng dẫn một số tình tiết là dấu hiệu định tội, định khung hình phạt, các nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, chức vụ,… Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 15/2/2021. Trường hợp người phạm tội đã bị xét xử trước ngày Nghị quyết có hiệu lực theo đúng quy định, hướng dẫn trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Quyết định 26/QĐ-VKSTC: Ban hành mới tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý ngành kiểm sát
Ngày 10/2/2020 VKSTC ban hành Quyết định 26/QĐ-VKSTC về việc ban hành quy định tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và chức danh tư pháp trong ngành kiểm sát. Quyết định 26 quy định: * Chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm: - Phó Viện trưởng VKSNDTC - Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSNDCC - Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương - Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh) - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương thuộc VKSNDCC - Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương - Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) * Đối với chức danh tư pháp gồm; - Kiểm sát viên VKSNDTC - KSV cao cấp - Điều tra viên cao cấp - Kiểm tra viên cao cấp - Kiểm sát viên trung cấp - Điều tra viên trung cấp - Kiểm tra viên chính - Kiểm sát viên sơ cấp - Điều tra viên sơ cấp - Kiểm tra viên - Cán bộ điều tra Đơn cử, đối với tiêu chuẩn về chức danh Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh) được quy định như sau: a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là người đứng đầu Viện kiểm sát hân dân tỉnh; là chức vụ lãnh đạo, quản lý, đồng thời là chức danh tư pháp; có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc, tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao; b) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là người giúp việc cho người đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; là chức vụ lãnh đạo, quản lý, đồng thời là chức danh tư pháp; có trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phụ trách, chỉ đạo một số đơn vị, lĩnh vực công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Ngạch công chức: Kiểm sát viên trung cấp trở lên. - Trình độ và điều kiện khác: a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật trở lên; b) Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định 04/QĐ-VKSTC-V15 Mời bạn xem chi tiết văn bản tại file đính kèm:
Hiểu thế nào là chức vụ, thế nào là chức danh?
Về mặt quy định pháp luật thì hiện tại cách hiểu chức vụ và chức danh do trong các quy định của Nhà nước ta vẫn có nhiều điểm chưa rõ ràng. Trong doanh nghiệp thông thường thì chức vụ hay chức danh đều có bản chất như nhau, để chỉ một người có vị trí trong công ty. Còn trong bộ máy Nhà nước, thì khái niệm này chưa được phân biệt rõ. Ví dụ: Tại điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã thì đơn giản đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và được phê chuẩn thông qua bầu cử được gọi là chức vụ. Còn đối với công chức được tuyển dụng thông thường thì được gọi là chức danh. Như vậy, hiểu đơn giản thì chức vụ sẽ gắn với quyền quản lý như kế toán trưởng, trưởng phòng, chủ tịch UBND, giám đốc Sở - còn chức danh thì gắn với công việc, vd như kế toán viên, cán bộ tư pháp ... Tuy nhiên, trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 lại có cách hiểu khác về chức vụ, chức danh: Điều 83 có tên là Bầu các Chức danh của HĐND, UBND, thế nhưng tại Điều 84 lại có tên là Từ chức, Miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do HĐND bầu. Điều đó có nghĩa là với cùng một vị trí Chủ tịch HĐND xã. Thì khi chưa bầu được gọi là chức danh. Còn khi người đó đã được bầu bán, phê chuẩn là Chủ tịch HĐND thì được gọi là chức vụ. - nói cách khác, chức danh khi này được hiểu là tên gọi khi chưa có người nắm giữ, còn nếu đã có người nắm giữ thì nó là chức vụ. Về quan điểm riêng thì theo mình "chức vụ sẽ gắn với quyền quản lý như kế toán trưởng, trưởng phòng, chủ tịch UBND, giám đốc Sở - còn chức danh thì gắn với công việc, ví dụ như kế toán viên, cán bộ tư pháp ..."
Biệt phái có được hưởng phụ cấp chức vụ?
Tôi đang là công chức giữ chức vụ phó chánh văn phòng, hưởng phụ cấp chức vụ 0.3, theo quyết định thì tôi được biệt phái sang 1 đơn vị sự nghiệp khác (làm chuyên viên ở đơn vị mới), như vậy có còn được hưởng phụ cấp chức vụ 0.3 nữa không?
Tội thiếu trách nhiệm và tội lợi dụng chức vụ
Về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, không rõ hiện có văn bản hướng dẫn xác định như thế nào là hậu quả nghiêm trọng không vậy mọi người? Mình chỉ thấy có hướng dẫn đối với các tội phạm xâm phạm về tài sản, không biết có thể áp dụng trong trường hợp này không? Về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định yêu cầu là vì mục đích vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, nhưng như thế nào là động cơ cá nhân khác. Có văn bản nào hướng dẫn trường hợp này không?
Phân biệt chức vụ và chức danh
Xin các bạn trong diễn đàn Dân luật giúp tôi phân biệt khái niệm "chức vụ và chức danh". Tôi đi họp, thấy trong biên bản người ta hay đề: Ông Nguyễn Văn A, chức vụ: Trưởng phòng X; bà Nguyễn Thị B, chức vụ: Trưởng phòng Y. Vậy còn chức danh là gì? Trên một số báo chí thấy ghi: Chức danh: PGS-TS, chức danh: Bác sĩ,... Trong Luật cán bộ, công chức cũng có ghi: Cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ... Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan... Trân trọng cảm ơn các bạn!
Các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã mới nhất
Hiện nay cán bộ, công chức công xã bao gồm những chức vụ, chức danh nào? Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã là gì? Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã bao gồm những gì? Các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã mới nhất Theo Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã như sau: Cán bộ cấp xã gồm những chức vụ sau: - Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam) - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam Còn Công chức cấp xã gồm những chức danh sau đây: - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự - Văn phòng - thống kê - Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) - Tài chính - kế toán - Tư pháp - hộ tịch - Văn hóa - xã hội Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã sẽ bao gồm các chức vụ, chức danh theo quy định trên. So với quy định trước đây tại Luật cán bộ, công chức 2008 thì trưởng công an cấp xã không còn là công chức cấp xã. Sỡ dĩ không còn Trưởng Công an xã trong các chức danh công chức cấp xã là do hiện nay đã bố trí công an xã chính quy. Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã Theo Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã như sau: - Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương. - Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn quy định trên còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định trên. Ngoài ra, đối với mỗi chức vụ, chức danh sẽ còn những tiêu chuẩn cụ thể được quy định riêng. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã Theo Điều 31 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã như sau: - Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức cấp xã. - Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã. - Quy định chức vụ, chức danh, vị trí việc làm, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã. - Quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ tập sự, thôi giữ chức vụ, thôi việc, nghỉ hưu, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. - Thực hiện khen thưởng, xử lý kỷ luật, chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, quản lý hồ sơ về cán bộ, công chức cấp xã. - Thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức và đối với cán bộ, công chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức cấp xã. - Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức cấp xã. Như vậy, sẽ có những nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo quy định trên.
Ngày 31/12/2023, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 51/2023/TT-BGTVT quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải. Theo đó, Thông tư 51/2023/TT-BGTVT nêu rõ người có chức vụ, quyền hạn là những người theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng, cụ thể: Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: - Cán bộ, công chức, viên chức; - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; - Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; - Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; - Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Song, người thôi giữ chức vụ là người có chức vụ, quyền hạn được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết chế độ thôi việc, miễn nhiệm, nghỉ hưu, chuyển ra khỏi cơ quan, tổ chức, đơn vị. 10 lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ (1) Quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật. (2) Quản lý đầu tư, xây dựng, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật. (3) Quản lý nhà nước về phương tiện giao thông, các tổng thành, hệ thống, linh kiện phụ tùng của phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng; máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong giao thông vận tải và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng theo quy định của pháp luật. (4) Quản lý công tác đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp, công nhận, thu hồi giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải; đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ kiểm định và đối tượng làm việc đặc thù trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật. (5) Quản lý hoạt động vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng và vận tải đa phương thức. (6) Quản lý nhà nước về an ninh, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật. (7) Khoa học - công nghệ và môi trường trong giao thông vận tải. (8) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật. (9) Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý do Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu. (10) Chương trình, dự án, đề án thuộc các lĩnh vực được quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 4 Thông tư 51/2023/TT-BGTVT. Trong thời hạn đủ 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực được quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 4 Thông tư 51/2023/TT-BGTVT không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý. Ngoài ra, đối với lĩnh vực quy định tại khoản 10 Điều 4 Thông tư 51/2023/TT-BGTVT là thời hạn thực hiện xong chương trình, dự án, đề án. Xem chi tiết tại Thông tư 51/2023/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2024.
Nguyên tắc bổ nhiệm lại, kéo dài chức vụ lãnh đạo cơ quan BHXH
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào ngày 01/10/2023 đã ban hành Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 Ban hành Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, từ chức, tạm đình chỉ chức vụ, công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng tại các đơn vị thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Theo đó, thời hạn và nguyên tắc bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan BHXH được quy định như sau: (1) Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan BHXH Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm theo quy định tại Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 đều phải tiến hành quy trình xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định còn từ 02 năm công tác trở lên thì phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định. Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định còn dưới 02 năm công tác thì người đứng đầu và tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét nếu cán bộ còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, biểu quyết (bằng phiếu kín), báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu mà không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại. (2) Nguyên tắc bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý - Trường hợp công chức lãnh đạo, viên chức quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm mà chưa có Quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý của cấp có thẩm quyền thì không được thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ quản lý hiện giữ. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ quản lý đó do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định. - Các trường hợp công chức lãnh đạo, viên chức quản lý chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý: + Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử; + Đang trong thời gian được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài 03 tháng trở lên; + Đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản. - Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý sau khi được bổ nhiệm, vì một trong các lý do: sức khỏe không đảm bảo; uy tín giảm sút; không hoàn thành nhiệm vụ; vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước... thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thay thế, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ, hết nhiệm kỳ công tác. - Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý đang trong thời gian thi hành kỷ luật mà không thuộc diện phải xem xét miễn nhiệm, cho từ chức theo Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 của Bộ Chính trị thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, thảo luận dân chủ, đánh giá khách quan, thận trọng, kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt về phẩm chất, năng lực, uy tín. Nguyên nhân, động cơ vi phạm, khuyết điểm và tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác động, kết quả khắc phục hậu quả (nếu có)... xem xét, cân nhắc việc bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý. - Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều này thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lại phải có văn bản thông báo để đơn vị và công chức lãnh đạo, viên chức quản lý biết. - Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý không được bổ nhiệm lại thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí công tác khác; không được bố trí chức vụ tương đương hoặc cao hơn. (3) Điều kiện và thời điểm xem xét triển khai thủ tục bổ nhiệm lại - Điều kiện xem xét bổ nhiệm lại + Được cấp có thẩm quyền quản lý nhân sự đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên trong thời gian giữ chức vụ và đáp ứng tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm lại và yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. + Cơ quan, đơn vị có yêu cầu. + Đủ sức khỏe để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ + Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. - Thời điểm triển khai thủ tục bổ nhiệm lại + Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định tại Điều 8, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lại theo phân cấp quản lý cán bộ phải tiến hành triển khai các quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu và phải thông báo để cán bộ chuẩn bị thủ tục bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. + Quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu của cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được thực hiện trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm. Xem thêm Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/10/2023.
09 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên
Chính phủ ban hành Nghị định 69/2023/NĐ-CP ngày 14/9/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, từ ngày Nghị định 69/2023/NĐ-CP có hiệu lực thì bổ sung thêm 02 điều kiện người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên theo quy định sau: Có thêm điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước Bổ sung thêm điều kiện bổ nhiệm bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên được quy định như sau sau: - Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. - Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. - Tuổi bổ nhiệm: + Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. + Nhân sự được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này. - Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. - Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định. - Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Người quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền. (Nghị định 69/2023/NĐ-CP quy định 9 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên thay vì 7 điều kiện như quy định tại Nghị định 159/2020/NĐ-CP). Thủ tục mới bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác Trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác được thực hiện theo quy định sau: Trường hợp nhân sự do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, đơn vị thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ tiến hành các công việc sau: Bước 1: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan, tổ chức tiếp nhận nhân sự về dự kiến bổ nhiệm. Bước 2: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm. Người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu xem xét, quyết định; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỷ lệ dưới 50% thì vẫn tiến hành các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại Bước 3; lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. Gặp nhân sự để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác. Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp nhân sự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng cơ quan, đơn vị nơi nhân sự công tác hoặc nơi tiếp nhận nhân sự hoặc nhân sự còn có ý kiến chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”. Xem thêm Nghị định 69/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ngày 14/9/2023 sửa đổi Nghị định 159/2020/NĐ-CP.
Viên chức đổi vị trí việc làm thì có phải chuyển chức danh nghề nghiệp không?
Trong trường hợp viên chức được thăng tiến và luân chuyển đến vị trí việc làm mới thì có bắt buộc viên chức phải chuyển chức danh nghề nghiệp nghiệp theo vị trí mới hay không? 1. Vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp là gì? Vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp của viên chức là hai khái niệm luôn gắn liền suốt với sự nghiệp của viên chức. Theo Điều 7 và Điều 8 Luật Viên chức 2010 có giải thích hai khái niệm này như sau: - Vị trí việc làm của viên chức: Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. - Chức danh nghề nghiệp của viên chức: Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. 2. Trường hợp nào viên chức phải thay đổi vị trí việc làm? Căn cứ Điều 32 Luật Viên chức 2010 viên chức phải thực hiện thay đổi vị trí việc làm nếu thuộc trường hợp sau: - Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó. - Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật. - Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 Luật Viên chức 2010. Từ quy định trên cho thấy viên chức phải thay đổi vị trí việc làm nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, vị trí việc làm còn thiếu thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý sẽ thực hiện luân chuyển nếu đáp ứng chuyên môn, tiêu chuẩn. 3. Khi nào viên chức phải chuyển chức danh nghề nghiệp? Theo Điều 30 Nghị định Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp của viên chức thực hiện như sau: - Việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp được thực hiện khi viên chức thay đổi vị trí việc làm mà chức danh nghề nghiệp đang giữ không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới. - Viên chức được xét chuyển chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được chuyển. - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp theo thẩm quyền phân cấp. - Khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp không kết hợp nâng bậc lương. 4. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Căn cứ Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quy định như sau: - Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau: + Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức 2010 (được sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019); + Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp; + Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng; Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định này thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng; + Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. - Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý, sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ. Như vậy, nếu viên chức được chuyển sang vị trí việc làm mới mà ngạch/chức danh hiện giữ không còn phù hợp với việc làm thì được chuyển sang chức danh nghề nghiệp mới phù hợp với vị trí việc làm mới đó.
Nếu điều chuyển bí thư chi bộ từ chi bộ này sang chi bộ khác thì có được giữ nguyên chức vụ ở chi bộ mới không?
Toàn bộ chế độ phụ cấp của cán bộ, công chức cấp xã được điều chỉnh năm 2023
Phụ cấp là một khoản tiền hỗ trợ thêm cho cán bộ, công chức cho thực hiện công việc. Thời gian vừa qua đã có quy định về việc điều chỉnh phụ cấp cán bộ, công chức cấp xã. Vậy có những phụ cấp nào được điều chỉnh đối với cán bộ, công chức cấp xã? 1. Cán bộ, công chức cấp xã gồm những đối tượng nào? Căn cứ Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định chức vụ, chức danh đối với cán bộ, công chức thuộc cấp xã hiện nay như sau: - Cán bộ cấp xã theo Luật Cán bộ, công chức 2008 có các chức vụ sau đây: + Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; + Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; + Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; + Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; + Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); + Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. - Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây: + Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự; + Văn phòng - thống kê; + Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); + Tài chính - kế toán; + Tư pháp - hộ tịch; + Văn hóa - xã hội. 2. Phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức cấp xã Phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức cấp xã được quy định cụ thể tại Điều 18 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể, Thông tư 04/2005/TT-BNV (Bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV), phụ cấp thâm niên vượt khung của đối tượng này là 5% mức lương của bậc lương cuối cùng, từ năm sau đó trở đi, mỗi năm được tính hưởng thêm 1% với các đối tượng: Có 03 năm xếp lương ở bậc cuối cùng từ A0 - A3, hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm và không bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử. Đã có hai năm xếp lương ở bậc lương cuối cùng của B và C, hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ… 3. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã của cán bộ, công chức cấp xã Căn cứ Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau: Mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng X mức phụ cấp lãnh đạo. - Mức phụ cấp của Bí thư Đảng ủy: 0,30 x 1.8 triệu = 540.000 đồng. - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND: 0,25 X 1.8 triệu đồng = 450.000 đồng. - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND: 0,20 X 1.8 triệu đồng = 360.000 đồng. - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15 X 1.8 triệu đồng = 270.000 đồng. 4. Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh của cán bộ, công chức cấp xã Theo Điều 20 Nghị định 33/2023/NĐ-CP phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh của cán bộ, công chức cấp xã được quy định như sau: - Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được UBND cấp huyện giao theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1). - Cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT. - Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất, UBND cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định. - Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm. Ngoài ra, cán bộ, công chức cấp xã còn được hưởng chế độ BHXH và BHYT theo chế độ BHXH, BHYT đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật về BHXH và BHYT.
Cán bộ cấp xã sẽ bị xem xét miễn nhiệm chức vụ trong những trường hợp nào?
Miễn nhiệm đối với cán bộ cấp xã là gì? Trường hợp nào cán bộ bị xem xét miễn nhiệm? Trình tự thực hiện miễn nhiệm cũng như hồ sơ miễn nhiệm đối với cá bộ được quy định như thế nào? Miễn nhiệm là gì? Căn cứ khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau: Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Tại 1 Điều 2 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức.do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức. Căn cứ xem xét miễn nhiễm đối với cán bộ cấp xã Tại khoản 1 Điều 30, khoản 3 Điều 29 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019 quy định về việc xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm như sau: - Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây: + Không đủ sức khỏe; + Không đủ năng lực, uy tín; + Theo yêu cầu nhiệm vụ; + Vì lý do khác. - Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ. - Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao. - Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm. - Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. - Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ. - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; Vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác. - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm. Quy trình xem xét miễn nhiệm - Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc. - Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức. Hồ sơ miễn nhiệm - Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ. - Quyết định, kết luận, thông báo, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, biên bản hội nghị, đơn của cán bộ xin từ chức, báo cáo đề nghị của cơ quan sử dụng cán bộ và các tài liệu có liên quan. =>> Như vậy, đối với cán bộ sẽ không có quy định về việc buộc thuộc việc mà pháp luật sẽ áp dụng chế độ miễn nhiệm đối với cán bộ. Do đó, nếu cán bộ không hoàn thành được nhiệm vụ rơi vào những trường hợp mà pháp luật quy định sẽ bị miễn nhiệm chức vụ khi bị miễn nhiệm sẽ không được xem xét bố trí công việc khác.
Lãnh đạo Bộ Tài chính sẽ bị hạn chế thành lập doanh nghiệp sau khi nghỉ hưu
Đây là nội dung tại Thông tư 60/2022/TT-BTC ngày 03/10/2022 về doanh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, điều hành tại các loại hình doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ phạm vi của Bộ tài chính. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 11 lĩnh vực mà người có chức vụ quyền hạn thuộc Bộ Tài chính sẽ bị hạn chế thành lập và tham gia doanh nghiệp sau khi nghỉ hưu như sau: Các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ từ ngày 17/11/2022 bao gồm: (1) Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán. (2) Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. (3) Quản lý nhà nước về bảo hiểm. (4) Quản lý nhà nước về hải quan. (5) Quản lý nhà nước về giá. (6) Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước. (7) Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. (8) Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia. (9) Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài. (10) Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước. (11) Quản lý nhà nước về tài sản công. - Nhóm lĩnh vực bị hạn chế 02 năm: Trong thời hạn đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực quy định tại từ mục (1) đến (9) không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý. - Nhóm lĩnh vực bị hạn chế 01 năm: Trong thời hạn đủ 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, người có chức vụ, quyền hạn công tác trong các lĩnh vực quy định tại mục (10) và (11) không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý. Xem thêm Thông tư 60/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 17/11/2022.
Quy định mới về tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo
Ngày 18/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 83/2022/NĐ-CP về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Theo đó, đối tượng là các cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sẽ được xem xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo quy định sau: Đối tượng giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo (1) Cán bộ, công chức nữ - Phó Trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. - Phó Chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. - Thứ trưởng, cấp phó của người dửng đầu cơ quan ngang bộ. - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước. - Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương. - Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - ủy viên ủy ban Kiểm tra Trung ương. - Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc ủy ban Thường vụ Quốc hội. - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tồng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch ủy ban giám sát tài chính Quốc gia; Phó Chủ tịch ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân TP Hà Nội và TP.HCM. - Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội. - Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Trưởng các Ban đảng của Thành ủy TP Hà Nội và TP.HCM. - Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số. (2) Cán bộ, công chức tại cơ quan tư pháp Công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán TAND tối cao, Kiểm sát viên VKSND tối cao. Bảo đảm 04 nguyên tắc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn Thứ nhất là thực hiện các quy định, chính sách của nhà nước phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định. Thứ hai là cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không vượt quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ. Thứ ba là cán bộ, công chức là nữ khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thứ tư là trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật. Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn - Đối với cán bộ, công chức nữ tại Mục (1) thì thời gian công tác không vượt quá 60 tuổi. - Đối với công chức thuộc cơ quan tư pháp tại Mục (2) thì thời gian công tác không được vượt quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ. Xem thêm Nghị định 83/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/10/2022.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn
Ngày 18/8/2022, Bộ Chính trị ban hành Quy định 80-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Trong đó, quy định tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn. Theo đó, đối với cán bộ muốn ứng cử ở những chức vụ cao hơn phải là người phải có đủ tiêu chuẩn cũng như các điều kiện sau đây: Bảo đảm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định. Trường hợp bổ nhiệm cán bộ được giới thiệu theo nguồn nhân sự: -Nguồn nhân sự tại chỗ phải được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. - Đối với nhân sự từ nguồn ở bên ngoài phải được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cán bộ ứng cử phải có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương ít nhất là 2 năm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Yêu cầu bổ nhiệm riêng đối với việc bổ nhiệm sĩ quan trong lực lượng vũ trang do Quân uỷ Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương quy định cụ thể cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập đầy đủ, rõ ràng và được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định, xác minh. Độ tuổi: Cán bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị được đề nghị bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý (cao hơn) lần đầu phải đủ tuổi để công tác trọn 1 nhiệm kỳ. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Ngoài ra, người được bổ nhiệm phải có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trường hợp bổ nhiệm cán bộ bị kỷ luật: Không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật trong khoảng thời gian như sau (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật): - 12 tháng đối với hình thức kỷ luật Khiển trách. - 30 tháng đối với hình thức kỷ luật Cảnh cáo. - 60 tháng đối với hình thức kỷ luật Cách chức. Cán bộ tái cử phải là người còn đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ Cấp nào ra quyết định bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử thì cấp đó thực hiện việc bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử. Cụ thể, Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền cho các đồng chí Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội xem xét, bổ nhiệm lại đối với các chức danh cán bộ thuộc quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong phạm vi phụ trách; uỷ quyền cho đồng chí Thường trực Ban Bí thư xem xét, bổ nhiệm lại đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý công tác tại các ban đảng, cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Trung ương. Việc bổ nhiệm lại đối với những cán bộ tính đến tuổi nghỉ hưu không còn đủ thời gian công tác 5 năm như sau: - Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý còn từ 2 năm công tác trở lên thì phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định. - Trường hợp còn dưới 2 năm công tác thì người đứng đầu và tập thể lãnh đạo thảo luận, xem xét, nếu cán bộ còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, biểu quyết (bằng phiếu kín), báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời hạn giữ chức vụ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu mà không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại. Cán bộ không được bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí công tác khác theo nguyên tắc không được bố trí chức vụ tương đương hoặc cao hơn. Xem thêm Quy định 80-QĐ/TW có hiệu lực từ ngày 18/8/2022 thay thế Quy định 105-QĐ/TW.
Quy định bổ nhiệm chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân
Căn cứ Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định điều kiện bổ nhiệm vào các bậc hàm Công an nhân dân như sau: “Điều 22. Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân 1. Đối tượng xét phong cấp bậc hàm: a) Sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau: Đại học: Thiếu úy; Trung cấp: Trung sĩ; Sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc; b) Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng; c) Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì. 2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm: Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe; b) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm; c) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm: a) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ: Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm; Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm; Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm; Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm; Trung úy lên Thượng úy: 03 năm; Thượng úy lên Đại úy: 03 năm; Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm; Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm; Trung tá lên Thượng tá: 04 năm; Thượng tá lên Đại tá: 04 năm; Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm; Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm; b) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định; c) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ; d) Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm. 4. Tuổi của sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57; trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.” Mặt khác, tại khoản 1 Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018 quy định chỉ tiêu của cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân như sau: “Điều 25. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân 1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau: a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an; b) Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06; c) Trung tướng, số lượng không quá 35 bao gồm: Cục trưởng, Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an có một trong các tiêu chí sau đây: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu chiến lược, đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương; có hệ lực lượng theo ngành dọc, quy mô hoạt động toàn quốc, trực tiếp chủ trì phối hợp hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; có chức năng nghiên cứu, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ toàn lực lượng; Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân; Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh; Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương; d) Thiếu tướng, số lượng không quá 157 bao gồm: Cục trưởng của đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông. Số lượng không quá 11; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương. Số lượng không quá 03; Phó Cục trưởng, Phó Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Số lượng: 17 đơn vị mỗi đơn vị không quá 04, các đơn vị còn lại mỗi đơn vị không quá 03; Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng mỗi đơn vị không quá 03; Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương; đ) Đại tá: Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này; Giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ; Hiệu trưởng các trường trung cấp Công an nhân dân; e) Thượng tá: Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng; g) Trung tá: Đội trưởng và tương đương; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng; h) Thiếu tá: Đại đội trưởng; i) Đại úy: Trung đội trưởng; k) Thượng úy: Tiểu đội trưởng.[…]” Ngoài ra, tại Điều 26 Luật Công an nhân dân 2018 quy định thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân như sau: “Điều 26. Thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân 1. Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân. 2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng. 3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân. 4. Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó.” Về thủ tục bổ nhiệm được quy định tại Điều 27 Luật Công an nhân dân 2018 như sau: “Điều 27. Thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm trong Công an nhân dân 1. Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng. Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Công an. 2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan cấp tá, cấp úy và hạ sĩ quan, chiến sĩ.” Trên đây là một số quy định của pháp luật liên quan việc bổ nhiệm chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân. Ngoài ra, mọi người có thể tham khảo thêm quy định tại Luật Công an nhân dân 2018.
04 trường hợp xem xét miễn hình phạt đối với tội tham nhũng, chức vụ
Xem xét miễn hình phạt tham nhũng, chức vụ Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm về chức vụ. Nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ phải bảo đảm nghiêm khắc và tuân thủ triệt để các nguyên tắc của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự. Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 03/2020 thì việc xem xét áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt miễn hình phạt đối với trường hợp người phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự hoặc người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau: (1) Người phạm tội không vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, mà chỉ vì muốn đổi mới, dám đột phá vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc; (2) Người phạm tội là người có quan hệ lệ thuộc (như cấp dưới đối với cấp trên, người làm công hưởng lương, chấp hành nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên), không ý thức được đầy đủ hành vi phạm tội của mình, không vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, không được hưởng lợi; đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần có hiệu quả vào việc điều tra, xử lý tội phạm; (3) Người phạm tội đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra; (4) Người phạm tội sau khi bị phát hiện đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra. Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP có hiệu lực ngày 15/02/2021.
Từ 15/2/2021 cán bộ, công chức, viên chức cần lưu ý điều này
Xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ Ngày 30/12/2020 Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ. Hướng dẫn của Nghị quyết người có chức vụ theo là những người được quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng 2018 gồm: - Cán bộ, công chức, viên chức; - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; - Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; - Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; - Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Theo đó, nghị quyết có hướng dẫn các quy định khi xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, đơn cử như : Tình tiết “ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức” quy định tại điểm g khoản 2 Điều 353 Tội tham ô tài sản của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau: a) Làm mất hoặc giảm sút thu nhập thường xuyên, thu nhập tăng thêm hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; b) Gây khiếu nại, tố cáo bức xúc, làm mất đoàn kết, mất niềm tin trong nội bộ cơ quan, tổ chức ảnh hưởng đến tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Ngoài việc giải thích một số thuật ngữ có liên quan, Nghị quyết còn hướng dẫn một số tình tiết là dấu hiệu định tội, định khung hình phạt, các nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, chức vụ,… Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 15/2/2021. Trường hợp người phạm tội đã bị xét xử trước ngày Nghị quyết có hiệu lực theo đúng quy định, hướng dẫn trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Quyết định 26/QĐ-VKSTC: Ban hành mới tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý ngành kiểm sát
Ngày 10/2/2020 VKSTC ban hành Quyết định 26/QĐ-VKSTC về việc ban hành quy định tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và chức danh tư pháp trong ngành kiểm sát. Quyết định 26 quy định: * Chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm: - Phó Viện trưởng VKSNDTC - Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSNDCC - Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương - Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh) - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương thuộc VKSNDCC - Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương - Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) * Đối với chức danh tư pháp gồm; - Kiểm sát viên VKSNDTC - KSV cao cấp - Điều tra viên cao cấp - Kiểm tra viên cao cấp - Kiểm sát viên trung cấp - Điều tra viên trung cấp - Kiểm tra viên chính - Kiểm sát viên sơ cấp - Điều tra viên sơ cấp - Kiểm tra viên - Cán bộ điều tra Đơn cử, đối với tiêu chuẩn về chức danh Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh) được quy định như sau: a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là người đứng đầu Viện kiểm sát hân dân tỉnh; là chức vụ lãnh đạo, quản lý, đồng thời là chức danh tư pháp; có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc, tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao; b) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là người giúp việc cho người đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; là chức vụ lãnh đạo, quản lý, đồng thời là chức danh tư pháp; có trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phụ trách, chỉ đạo một số đơn vị, lĩnh vực công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Ngạch công chức: Kiểm sát viên trung cấp trở lên. - Trình độ và điều kiện khác: a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật trở lên; b) Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định 04/QĐ-VKSTC-V15 Mời bạn xem chi tiết văn bản tại file đính kèm:
Hiểu thế nào là chức vụ, thế nào là chức danh?
Về mặt quy định pháp luật thì hiện tại cách hiểu chức vụ và chức danh do trong các quy định của Nhà nước ta vẫn có nhiều điểm chưa rõ ràng. Trong doanh nghiệp thông thường thì chức vụ hay chức danh đều có bản chất như nhau, để chỉ một người có vị trí trong công ty. Còn trong bộ máy Nhà nước, thì khái niệm này chưa được phân biệt rõ. Ví dụ: Tại điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã thì đơn giản đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và được phê chuẩn thông qua bầu cử được gọi là chức vụ. Còn đối với công chức được tuyển dụng thông thường thì được gọi là chức danh. Như vậy, hiểu đơn giản thì chức vụ sẽ gắn với quyền quản lý như kế toán trưởng, trưởng phòng, chủ tịch UBND, giám đốc Sở - còn chức danh thì gắn với công việc, vd như kế toán viên, cán bộ tư pháp ... Tuy nhiên, trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 lại có cách hiểu khác về chức vụ, chức danh: Điều 83 có tên là Bầu các Chức danh của HĐND, UBND, thế nhưng tại Điều 84 lại có tên là Từ chức, Miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do HĐND bầu. Điều đó có nghĩa là với cùng một vị trí Chủ tịch HĐND xã. Thì khi chưa bầu được gọi là chức danh. Còn khi người đó đã được bầu bán, phê chuẩn là Chủ tịch HĐND thì được gọi là chức vụ. - nói cách khác, chức danh khi này được hiểu là tên gọi khi chưa có người nắm giữ, còn nếu đã có người nắm giữ thì nó là chức vụ. Về quan điểm riêng thì theo mình "chức vụ sẽ gắn với quyền quản lý như kế toán trưởng, trưởng phòng, chủ tịch UBND, giám đốc Sở - còn chức danh thì gắn với công việc, ví dụ như kế toán viên, cán bộ tư pháp ..."
Biệt phái có được hưởng phụ cấp chức vụ?
Tôi đang là công chức giữ chức vụ phó chánh văn phòng, hưởng phụ cấp chức vụ 0.3, theo quyết định thì tôi được biệt phái sang 1 đơn vị sự nghiệp khác (làm chuyên viên ở đơn vị mới), như vậy có còn được hưởng phụ cấp chức vụ 0.3 nữa không?
Tội thiếu trách nhiệm và tội lợi dụng chức vụ
Về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, không rõ hiện có văn bản hướng dẫn xác định như thế nào là hậu quả nghiêm trọng không vậy mọi người? Mình chỉ thấy có hướng dẫn đối với các tội phạm xâm phạm về tài sản, không biết có thể áp dụng trong trường hợp này không? Về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định yêu cầu là vì mục đích vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, nhưng như thế nào là động cơ cá nhân khác. Có văn bản nào hướng dẫn trường hợp này không?
Phân biệt chức vụ và chức danh
Xin các bạn trong diễn đàn Dân luật giúp tôi phân biệt khái niệm "chức vụ và chức danh". Tôi đi họp, thấy trong biên bản người ta hay đề: Ông Nguyễn Văn A, chức vụ: Trưởng phòng X; bà Nguyễn Thị B, chức vụ: Trưởng phòng Y. Vậy còn chức danh là gì? Trên một số báo chí thấy ghi: Chức danh: PGS-TS, chức danh: Bác sĩ,... Trong Luật cán bộ, công chức cũng có ghi: Cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ... Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan... Trân trọng cảm ơn các bạn!