Đề xuất cấm tiếp xúc theo đề nghị đối với người bị bạo lực gia đình
Ngày 26/02/2023 Bộ VHTTDL đang dự thảo tải về Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp xây dựng luật. Trình tự thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo đề nghị Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thực hiện đề nghị với Chủ tịch UBND xã về việc cấm tiếp xúc. Chủ tịch UBND xã khi nhận được đề nghị phải tổ chức ngay việc xác minh thông tin để bổ sung chứng cứ ra quyết định, đồng thời bảo vệ người bị bạo lực gia đình. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị phải hoàn thành việc xác minh thông tin và quyết định cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Ngoài ra, Chủ tịch UBND xã ra quyết định cấm tiếp xúc có trách nhiệm xử lý người có hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý. Thực hiện cấm tiếp xúc theo đề nghị của người bị bạo lực gia đình Trường hợp, người bị bạo lực gia đình khi thấy người có hành vi bạo lực gia đình vẫn tiếp tục có hành vi gây tổn hại đến sức khỏe hoặc hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của mình thì có quyền đề nghị Chủ tịch UBND xã nơi mình cư trú. Sẽ xác minh thông tin trong thời hạn 4 giờ kể từ khi nhận được đề nghị phải ban hành Quyết định cấm tiếp xúc. Trường hợp không ban hành phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Nội dung quyết định cấm tiếp xúc Quyết định cấm tiếp xúc phải ghi rõ: - Ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; - Họ, tên, địa chỉ của người bị áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; - Căn cứ áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; - Lý do áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; - Nơi nhận quyết định cấm tiếp xúc. Quyết định cấm tiếp xúc phải có chữ ký của người ra quyết định và phải được đóng dấu. Trường hợp tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc Người đang chấp hành quyết định cấm tiếp xúc được phép tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình trong trường hợp sau đây: - Gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi; - Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng; - Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; - Phải tiếp xúc theo phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương. Thời gian được phép tiếp xúc tối đa không quá 4 giờ cho mỗi lần đề nghị và không quá 2 lần cho mỗi lần chấp hành quyết định cấm tiếp xúc. Đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Có đơn đề nghị gửi Chủ tịch UBND xã nơi xảy ra tiếp xúc. Nội dung đơn đề nghị phải ghi rõ lý do tiếp xúc, địa điểm tiếp xúc, thời gian, khoảng thời gian, số lần tiếp xúc nhưng không được vượt quá quy định. Cuối đơn phải có ý kiến của đại diện gia đình của người có hành vi bạo lực gia đình và người bị bạo lực gia đình. - Được Chủ tịch UBND xã nơi xảy ra tiếp xúc đồng ý bằng văn bản. Văn bản đồng ý phải ghi rõ thời gian, khoảng thời gian, số lần tiếp xúc, địa điểm được tiếp xúc và người thực hiện giám sát việc tiếp xúc. Xem thêm chi tiết dự thảo tải về Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.
Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là ai và có quyền gì?
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố - Ảnh minh họa Vừa qua tại những địa bàn bị thiệt hại do bão lũ, có thông tin rằng một số tổ trưởng dân phố, trưởng thôn giấu diếm, ăn bớt khoản từ thiện hoặc yêu cầu người dân nộp lại phần tiền nhận được,… Vậy trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là chức vụ như thế nào, có thẩm quyền ra sao? Điều chỉnh hoạt động của tổ dân phố, tổ trưởng tổ dân phố là các văn bản quy phạm pháp luật sau: - Thông tư 04/2012/TT-BNV (TT04) - Thông tư 14/2018/TT-BNV sửa đổi bổ sung Thông tư 04 (TT14) Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là ai? Trước hết cần biết thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn. Thôn, tổ dân phố là nơi để công dân thực hiện quyền dân chủ và các chủ trương của Đảng, Nhà nước. (Điều 2 TT04) Nói cách khác, hoạt động của thôn không hoàn toàn mang tính ràng buộc pháp lý, quyền uy điều hành, tuy nhiên mỗi tổ chức đều phải có người đứng đầu nên pháp luật quy định một số điều kiện để bầu ra trưởng thôn như: - Tiêu chuẩn trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố: Phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao (Điều 11 TT04) - Quy trình bầu cử: Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ dự kiến các ứng cử viên, bầu cử tại cơ sở thông qua biểu quyết, quyết định công nhận trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố do Chủ tịch UBND cấp xã ký. (Điều 12 TT04) - Nhiệm kỳ của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là 2,5 năm hoặc 5 năm do UBND cấp tỉnh quy định (Khoản 9 Điều 1 TT14) Từ đó có thể thấy việc thành lập thôn, tổ dân phố và bầu ra người đứng đầu có sự công nhận của Nhà nước. Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có quyền gì? Khoản 2 Điều 10 TT 04 (sửa đổi, bổ sung bởi TT14) quy định quyền hạn của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố như sau: “2. Quyền hạn: a) Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp; b) Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố." Quy định trên cho thấy, hoạt động của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố phần lớn dựa trên sự điều hành của cấp trên, tức phải có sự chỉ đạo từ UBND cấp xã trở lên. Khi làm việc với người dân, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, phải trình bày được những thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố. Ngoài ra, các quy định về xử phạt hành chính, hình sự cũng quy định thẩm quyền xử phạt là của các cơ quan chức năng như Công an nhân dân, Ủy ban nhân dân, Thanh tra, … chứ không liên quan đến tổ thôn, tổ dân phố. Vì những phân tích ở trên, để tránh việc bị hạch sách, yêu cầu vô lý hoặc quyền lợi bị xâm phạm bởi những người có chức danh “tổ trưởng tổ dân phố” hay “trưởng thôn”, hãy làm rõ quyền hạn của họ khi đưa ra yêu cầu: công việc được ai chỉ đạo thực hiện, thực hiện theo quy định pháp luật hay chủ trương nào, … Nếu có thắc mắc, ý kiến, mâu thuẫn, người dẫn có thể làm đơn khiếu nại trực tiếp lên Ủy ban nhân dân xã.
Chủ tịch UBND xã được kiểm tra cốp xe, điện thoại của người dân khi nào?
Có bao giờ bạn gặp trường hợp phương tiện, đồ vật của dân mà Chủ tịch UBND cấp xã lại yêu cầu và thực hiện khám xét không? Câu trả lời là có đấy, vậy đó là trường hợp nào, các bạn xem nội dung dưới đây: Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính quy định tại điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Trong đó, những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính trong đó có Chủ tịch UBND xã. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản 1 Điều 123: chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và 01 người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có 02 người chứng kiến. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản. Quyết định khám và biên bản phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản. Ngoài ra khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thì Chủ tịch UBND xã có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Phó chủ tịch xã được giao quyền phụ trách Chủ tịch xã có được nhận phụ cấp chức vụ chủ tịch không?
Đối với phụ cấp chức vụ khi được giao quyền phụ trách được quy định tại Điểm d1 Khoản 2 Mục II Thông tư 02/2005/TT-BNV quy định: "d1) Nếu cơ quan, đơn vị chưa có cấp trưởng hoặc có cấp trưởng nhưng cấp trưởng không trực tiếp điều hành (do đi học, ốm đau và các nguyên nhân khác), thì người có quyết định (bằng văn bản) của cơ quan có thẩm quyền giao phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng (chưa phải là quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo) được hưởng mức phụ cấp chức vụ bằng mức phụ cấp chức vụ của cấp trưởng. Khi có quyết định thôi giao phụ trách hoặc thôi giao quyền cấp trưởng thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cấp trưởng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành." Tuy nhiên, Thông tư 02/2005/TT-BNV chỉ áp dụng cho các đối tượng sau: "I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 1. Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo. 2. Cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát) được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập. 3. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và các tổ chức phi Chính phủ." Đối với cán bộ cấp xã hiện nay áp dụng theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tuy nhiện Nghị định này không đề cập đến phụ cấp chức vụ khi được giao quyền phụ trách. Căn cứ theo các quy định trên, đối với người được giao quyền phụ trách Chủ tịch UBND xã sẽ không được hưởng phụ cấp chức vụ Chủ tịch UBND xã.
Chủ tịch xã có quyền phạt đến 5.000 tỷ đồng?
Điều 43 Nghị định 109/2013/NĐ-CP có hiệu lực kể từ 09/11/2013 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí như sau: - Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000 tỷ đồng (điểm b khoản 1); - Chánh Thanh tra sở và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền phạt tiền đến 25.000 tỷ đồng (điểm b khoản 10); - Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền phạt tiền đến 50.000 tỷ đồng (điểm b khoản 11). Thật ngạc nhiên khi thẩm quyền xử phạt “cao ngất ngưởng” – lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong khi điểm b khoản 1 điều 3 quy định: "Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí là 50 triệu đồng" và khoản 5 điều 3 quy định: "Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân". Phải chăng đây lại là lỗi đánh máy?
Đề xuất cấm tiếp xúc theo đề nghị đối với người bị bạo lực gia đình
Ngày 26/02/2023 Bộ VHTTDL đang dự thảo tải về Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp xây dựng luật. Trình tự thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo đề nghị Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thực hiện đề nghị với Chủ tịch UBND xã về việc cấm tiếp xúc. Chủ tịch UBND xã khi nhận được đề nghị phải tổ chức ngay việc xác minh thông tin để bổ sung chứng cứ ra quyết định, đồng thời bảo vệ người bị bạo lực gia đình. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị phải hoàn thành việc xác minh thông tin và quyết định cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Ngoài ra, Chủ tịch UBND xã ra quyết định cấm tiếp xúc có trách nhiệm xử lý người có hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý. Thực hiện cấm tiếp xúc theo đề nghị của người bị bạo lực gia đình Trường hợp, người bị bạo lực gia đình khi thấy người có hành vi bạo lực gia đình vẫn tiếp tục có hành vi gây tổn hại đến sức khỏe hoặc hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của mình thì có quyền đề nghị Chủ tịch UBND xã nơi mình cư trú. Sẽ xác minh thông tin trong thời hạn 4 giờ kể từ khi nhận được đề nghị phải ban hành Quyết định cấm tiếp xúc. Trường hợp không ban hành phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Nội dung quyết định cấm tiếp xúc Quyết định cấm tiếp xúc phải ghi rõ: - Ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; - Họ, tên, địa chỉ của người bị áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; - Căn cứ áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; - Lý do áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; - Nơi nhận quyết định cấm tiếp xúc. Quyết định cấm tiếp xúc phải có chữ ký của người ra quyết định và phải được đóng dấu. Trường hợp tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc Người đang chấp hành quyết định cấm tiếp xúc được phép tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình trong trường hợp sau đây: - Gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi; - Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng; - Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; - Phải tiếp xúc theo phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương. Thời gian được phép tiếp xúc tối đa không quá 4 giờ cho mỗi lần đề nghị và không quá 2 lần cho mỗi lần chấp hành quyết định cấm tiếp xúc. Đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Có đơn đề nghị gửi Chủ tịch UBND xã nơi xảy ra tiếp xúc. Nội dung đơn đề nghị phải ghi rõ lý do tiếp xúc, địa điểm tiếp xúc, thời gian, khoảng thời gian, số lần tiếp xúc nhưng không được vượt quá quy định. Cuối đơn phải có ý kiến của đại diện gia đình của người có hành vi bạo lực gia đình và người bị bạo lực gia đình. - Được Chủ tịch UBND xã nơi xảy ra tiếp xúc đồng ý bằng văn bản. Văn bản đồng ý phải ghi rõ thời gian, khoảng thời gian, số lần tiếp xúc, địa điểm được tiếp xúc và người thực hiện giám sát việc tiếp xúc. Xem thêm chi tiết dự thảo tải về Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.
Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là ai và có quyền gì?
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố - Ảnh minh họa Vừa qua tại những địa bàn bị thiệt hại do bão lũ, có thông tin rằng một số tổ trưởng dân phố, trưởng thôn giấu diếm, ăn bớt khoản từ thiện hoặc yêu cầu người dân nộp lại phần tiền nhận được,… Vậy trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là chức vụ như thế nào, có thẩm quyền ra sao? Điều chỉnh hoạt động của tổ dân phố, tổ trưởng tổ dân phố là các văn bản quy phạm pháp luật sau: - Thông tư 04/2012/TT-BNV (TT04) - Thông tư 14/2018/TT-BNV sửa đổi bổ sung Thông tư 04 (TT14) Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là ai? Trước hết cần biết thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn. Thôn, tổ dân phố là nơi để công dân thực hiện quyền dân chủ và các chủ trương của Đảng, Nhà nước. (Điều 2 TT04) Nói cách khác, hoạt động của thôn không hoàn toàn mang tính ràng buộc pháp lý, quyền uy điều hành, tuy nhiên mỗi tổ chức đều phải có người đứng đầu nên pháp luật quy định một số điều kiện để bầu ra trưởng thôn như: - Tiêu chuẩn trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố: Phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao (Điều 11 TT04) - Quy trình bầu cử: Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ dự kiến các ứng cử viên, bầu cử tại cơ sở thông qua biểu quyết, quyết định công nhận trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố do Chủ tịch UBND cấp xã ký. (Điều 12 TT04) - Nhiệm kỳ của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là 2,5 năm hoặc 5 năm do UBND cấp tỉnh quy định (Khoản 9 Điều 1 TT14) Từ đó có thể thấy việc thành lập thôn, tổ dân phố và bầu ra người đứng đầu có sự công nhận của Nhà nước. Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có quyền gì? Khoản 2 Điều 10 TT 04 (sửa đổi, bổ sung bởi TT14) quy định quyền hạn của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố như sau: “2. Quyền hạn: a) Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp; b) Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố." Quy định trên cho thấy, hoạt động của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố phần lớn dựa trên sự điều hành của cấp trên, tức phải có sự chỉ đạo từ UBND cấp xã trở lên. Khi làm việc với người dân, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, phải trình bày được những thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố. Ngoài ra, các quy định về xử phạt hành chính, hình sự cũng quy định thẩm quyền xử phạt là của các cơ quan chức năng như Công an nhân dân, Ủy ban nhân dân, Thanh tra, … chứ không liên quan đến tổ thôn, tổ dân phố. Vì những phân tích ở trên, để tránh việc bị hạch sách, yêu cầu vô lý hoặc quyền lợi bị xâm phạm bởi những người có chức danh “tổ trưởng tổ dân phố” hay “trưởng thôn”, hãy làm rõ quyền hạn của họ khi đưa ra yêu cầu: công việc được ai chỉ đạo thực hiện, thực hiện theo quy định pháp luật hay chủ trương nào, … Nếu có thắc mắc, ý kiến, mâu thuẫn, người dẫn có thể làm đơn khiếu nại trực tiếp lên Ủy ban nhân dân xã.
Chủ tịch UBND xã được kiểm tra cốp xe, điện thoại của người dân khi nào?
Có bao giờ bạn gặp trường hợp phương tiện, đồ vật của dân mà Chủ tịch UBND cấp xã lại yêu cầu và thực hiện khám xét không? Câu trả lời là có đấy, vậy đó là trường hợp nào, các bạn xem nội dung dưới đây: Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính quy định tại điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Trong đó, những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính trong đó có Chủ tịch UBND xã. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản 1 Điều 123: chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và 01 người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có 02 người chứng kiến. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản. Quyết định khám và biên bản phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản. Ngoài ra khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thì Chủ tịch UBND xã có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Phó chủ tịch xã được giao quyền phụ trách Chủ tịch xã có được nhận phụ cấp chức vụ chủ tịch không?
Đối với phụ cấp chức vụ khi được giao quyền phụ trách được quy định tại Điểm d1 Khoản 2 Mục II Thông tư 02/2005/TT-BNV quy định: "d1) Nếu cơ quan, đơn vị chưa có cấp trưởng hoặc có cấp trưởng nhưng cấp trưởng không trực tiếp điều hành (do đi học, ốm đau và các nguyên nhân khác), thì người có quyết định (bằng văn bản) của cơ quan có thẩm quyền giao phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng (chưa phải là quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo) được hưởng mức phụ cấp chức vụ bằng mức phụ cấp chức vụ của cấp trưởng. Khi có quyết định thôi giao phụ trách hoặc thôi giao quyền cấp trưởng thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cấp trưởng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành." Tuy nhiên, Thông tư 02/2005/TT-BNV chỉ áp dụng cho các đối tượng sau: "I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 1. Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo. 2. Cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát) được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập. 3. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và các tổ chức phi Chính phủ." Đối với cán bộ cấp xã hiện nay áp dụng theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tuy nhiện Nghị định này không đề cập đến phụ cấp chức vụ khi được giao quyền phụ trách. Căn cứ theo các quy định trên, đối với người được giao quyền phụ trách Chủ tịch UBND xã sẽ không được hưởng phụ cấp chức vụ Chủ tịch UBND xã.
Chủ tịch xã có quyền phạt đến 5.000 tỷ đồng?
Điều 43 Nghị định 109/2013/NĐ-CP có hiệu lực kể từ 09/11/2013 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí như sau: - Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000 tỷ đồng (điểm b khoản 1); - Chánh Thanh tra sở và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền phạt tiền đến 25.000 tỷ đồng (điểm b khoản 10); - Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền phạt tiền đến 50.000 tỷ đồng (điểm b khoản 11). Thật ngạc nhiên khi thẩm quyền xử phạt “cao ngất ngưởng” – lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong khi điểm b khoản 1 điều 3 quy định: "Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí là 50 triệu đồng" và khoản 5 điều 3 quy định: "Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân". Phải chăng đây lại là lỗi đánh máy?