Quy định 124-QĐ/TW 2023: Quy định kiểm điểm tập thể, cán bộ trong hệ thống chính trị
Ngày 04/10/2023 Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị. 1. Đối tượng kiểm điểm trong hệ thống chính trị (1) Tập thể - Các cấp ủy, tổ chức đảng: + Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng. + Ban thường vụ đảng uỷ trực thuộc Trung ương; ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh, cấp huyện; ban thường vụ đảng uỷ cấp trên cơ sở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương và địa phương (bao gồm cả ban thường vụ cấp uỷ cơ sở được giao quyền hoặc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở) và ban thường vụ cấp uỷ ở cơ sở (nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành). + Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương và địa phương. - Tập thể lãnh đạo, quản lý: + Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ở Trung ương và địa phương; tập thể lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. + Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các uỷ ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc UBTVQH. + Tập thể lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc; tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (do cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương hướng dẫn theo thẩm quyền). (2) Cá nhân - Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng). - Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. 2. Kiểm điểm nhiều nội dung của người đứng đầu tập thể, lãnh đạo trong hệ thống chính trị Nội dung kiểm điểm tập trung làm rổ những kết quả đạt được, khuyết điểm, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, giải pháp và thời gian khắc phục. 2.1 Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý - Việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và hoạt động, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện quy chế làm việc. - Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong nghị quyết đại hội, kế hoạch, chương trình công tác năm được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt. - Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; năng lực, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý; trách nhiệm nêu gương; trách nhiệm giải trình; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân. - Trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị. - Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm; việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở kì kiểm điểm trước (nếu có), 2.2 Cá nhân - Cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý + về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tính thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". + Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm. + Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hàng năm. + Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm; việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước (nếu có). - Cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Kiểm điểm nội dung và các nội dung sau: + Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ. + Trách nhiệm trong công việc; tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ. + Trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên. - Ngoài những nội dung trên, cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu, cá nhân phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm khi có dấu hiệu vi phạm; đề xảy ra những vấn đề bức xúc, phức tạp, dư luận quan tâm; có đơn, thư khiếu nại, tố cáo; biểu hiện mất đoàn kết nội bộ; vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng; biểu hiện "lợi ích nhóm", tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; có tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý bị kỷ luật, khởi tố; trì trệ, yếu kém, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Xem thêm Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quy định 132/QĐ-TW năm 2018.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức mới nhất từ 20/9/2023
Các bước xử lý kỷ luật đối với viên chức mới nhất được quy định như thế nào? Trường hợp nào không cần tổ chức họp kiểm điểm, không thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật. 1. Các bước xử lý kỷ luật đối với viên chức Tại Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/9/2023 quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức như sau: - Tổ chức họp kiểm điểm; - Thành lập Hội đồng kỷ luật; - Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật. => Theo đó, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện qua 03 bước là họp kiểm điểm, thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật. 2. Trường hợp không cần tổ chức họp kiểm điểm, thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật Tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/9/2023 quy định các trường hợp không thực hiện tổ chức họp kiểm điểm bao gồm: - Xử lý kỷ luật khi cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật. - Công chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền. - Đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và công chức đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. => Theo đó, nếu viên chức vi phạm thuộc 03 trường hợp như trên thì không cần phải thực hiện tổ chức họp kiểm điểm mà sẽ thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật viên chức. Tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/9/2023 quy định các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật bao gồm: - Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định; - Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng; - Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Trường hợp viên chức đã bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, có quyết định xử lý kỷ luật về đảng thì được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại. 3. Người thân của viên chức vi phạm có được tham gia chủ trì họp kiểm điểm viên chức không? Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP bổ sung Khoản 11 vào Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về nguyên tắc xử lý kỷ luật như sau: Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm. Tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP về trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm: - Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp. - Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng viên chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp kỷ luật. Trường hợp người đứng đầu, tất cả cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng viên chức thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì lãnh đạo cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan sử dụng viên chức chủ trì cuộc họp. => Theo đó, người thân của viên chức là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật không được là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm viên chức. Như vậy, từ 20/9/2023 đã bổ sung thêm các trường hợp không cần tổ chức họp kiểm điểm, thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật trong quá trình xử lý kỷ luật viên chức; người thân của viên chức không được tham gia Hội đồng kỷ luật và không được là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm.
Quy định 124-QĐ/TW 2023: Quy định kiểm điểm tập thể, cán bộ trong hệ thống chính trị
Ngày 04/10/2023 Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị. 1. Đối tượng kiểm điểm trong hệ thống chính trị (1) Tập thể - Các cấp ủy, tổ chức đảng: + Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng. + Ban thường vụ đảng uỷ trực thuộc Trung ương; ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh, cấp huyện; ban thường vụ đảng uỷ cấp trên cơ sở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương và địa phương (bao gồm cả ban thường vụ cấp uỷ cơ sở được giao quyền hoặc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở) và ban thường vụ cấp uỷ ở cơ sở (nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành). + Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương và địa phương. - Tập thể lãnh đạo, quản lý: + Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ở Trung ương và địa phương; tập thể lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. + Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các uỷ ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc UBTVQH. + Tập thể lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc; tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (do cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương hướng dẫn theo thẩm quyền). (2) Cá nhân - Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng). - Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. 2. Kiểm điểm nhiều nội dung của người đứng đầu tập thể, lãnh đạo trong hệ thống chính trị Nội dung kiểm điểm tập trung làm rổ những kết quả đạt được, khuyết điểm, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, giải pháp và thời gian khắc phục. 2.1 Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý - Việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và hoạt động, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện quy chế làm việc. - Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong nghị quyết đại hội, kế hoạch, chương trình công tác năm được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt. - Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; năng lực, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý; trách nhiệm nêu gương; trách nhiệm giải trình; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân. - Trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị. - Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm; việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở kì kiểm điểm trước (nếu có), 2.2 Cá nhân - Cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý + về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tính thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". + Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm. + Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hàng năm. + Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm; việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được cấp có thẩm quyền kết luận và được chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước (nếu có). - Cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Kiểm điểm nội dung và các nội dung sau: + Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ. + Trách nhiệm trong công việc; tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ. + Trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên. - Ngoài những nội dung trên, cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu, cá nhân phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm khi có dấu hiệu vi phạm; đề xảy ra những vấn đề bức xúc, phức tạp, dư luận quan tâm; có đơn, thư khiếu nại, tố cáo; biểu hiện mất đoàn kết nội bộ; vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng; biểu hiện "lợi ích nhóm", tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; có tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý bị kỷ luật, khởi tố; trì trệ, yếu kém, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Xem thêm Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quy định 132/QĐ-TW năm 2018.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức mới nhất từ 20/9/2023
Các bước xử lý kỷ luật đối với viên chức mới nhất được quy định như thế nào? Trường hợp nào không cần tổ chức họp kiểm điểm, không thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật. 1. Các bước xử lý kỷ luật đối với viên chức Tại Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/9/2023 quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức như sau: - Tổ chức họp kiểm điểm; - Thành lập Hội đồng kỷ luật; - Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật. => Theo đó, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện qua 03 bước là họp kiểm điểm, thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật. 2. Trường hợp không cần tổ chức họp kiểm điểm, thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật Tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/9/2023 quy định các trường hợp không thực hiện tổ chức họp kiểm điểm bao gồm: - Xử lý kỷ luật khi cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật. - Công chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền. - Đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và công chức đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. => Theo đó, nếu viên chức vi phạm thuộc 03 trường hợp như trên thì không cần phải thực hiện tổ chức họp kiểm điểm mà sẽ thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật viên chức. Tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/9/2023 quy định các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật bao gồm: - Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định; - Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng; - Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Trường hợp viên chức đã bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, có quyết định xử lý kỷ luật về đảng thì được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại. 3. Người thân của viên chức vi phạm có được tham gia chủ trì họp kiểm điểm viên chức không? Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP bổ sung Khoản 11 vào Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về nguyên tắc xử lý kỷ luật như sau: Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm. Tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP về trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm: - Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp. - Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng viên chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp kỷ luật. Trường hợp người đứng đầu, tất cả cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng viên chức thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì lãnh đạo cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan sử dụng viên chức chủ trì cuộc họp. => Theo đó, người thân của viên chức là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật không được là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm viên chức. Như vậy, từ 20/9/2023 đã bổ sung thêm các trường hợp không cần tổ chức họp kiểm điểm, thành lập Hội đồng kỷ luật và ra quyết định xử lý kỷ luật trong quá trình xử lý kỷ luật viên chức; người thân của viên chức không được tham gia Hội đồng kỷ luật và không được là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm.