Đăng tải bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng Sa sẽ bị phạt thế nào?
Chủ quyền lãnh thổ là một vấn đề được tất cả người dân Việt Nam quan tâm và bảo vệ. Việc đăng tải bản đồ Việt Nam lên các mạng xã hội, trang thông tin điện tử sẽ có thể bị xử phạt thế nào? Đăng tải bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng Sa sẽ bị phạt thế nào? Theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội, trong đó: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm. Đồng thời, khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy, người đăng tải bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng Sa sẽ bị phạt 5 - 10 triệu đồng, đối với tổ chức sẽ bị phạt 10 - 20 triệu đồng, bị buộc gỡ bỏ bài viết. Ngoài ra không chỉ người đăng tải mà người chia sẻ hình ảnh bản đồ này cũng sẽ bị phạt với mức phạt tương tự. Trang thông tin điện tử đăng tải bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng Sa bị phạt thế nào? Theo khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm trên trang thông tin điện tử, trong đó: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đăng, phát, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia; - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm; + Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả tên miền do thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, đối với trang thông tin điện tử được thiết lập qua mạng xã hội thì sẽ bị xử lý theo quy định ở phần trên, còn trang thông tin điện tử thông thường thì sẽ bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng nếu đăng tải bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng Sa và còn bị gỡ bỏ bài viết, bị thu hồi hoặc hoàn trả tên miền. Đăng tải bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng Sa có bị truy cứu TNHS không? Ngoài việc bị xử phạt hành chính, nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì người, tổ chức đăng tải hình ảnh bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng Sa còn bị truy cứu TNHS về tội phản bội tổ quốc theo Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: Tội phản bội Tổ quốc - Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, nếu có sự câu kết với nước ngoài để đăng tải hình ảnh bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng sa, nhằm gây ảnh hưởng sai lệch về chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thì bị phạt tù thấp nhất là 12 năm và nặng nhất là từ hình.
về chủ quyền quốc gia sau khi giành được độc lập
Hai quốc gia A và B ký kết điều ước quốc tế nhằm phân định biên giới trên biển giữa C (lúc đó là thuộc địa của A) và D (lúc đó là thuộc địa của B). Sau khi C và D giành được độc lập, tranh chấp đã nảy sinh xung quanh việc phân định biên giới trên biển giữa 2 quốc gia này. Hai bên đã thỏa thuận thành lập một Ủy ban hòa giải để giải quyết tranh chấp. Trong một cuộc họp báo chính thức của Bộ ngoại giao quốc gia C, Bộ trưởng ngoại giao nước này đã tuyên bố: “C sẽ chấp thuận và nghiêm túc thực hiện các quyết định của Ủy ban hòa giải trong phân định biên giới trên biển giữa C và D”. Tuy nhiên, khi Ủy ban hòa giải đưa ra quyết định, C đã tuyên bố không tuân thủ với 2 lý do: Một là, tuyên bố do Bộ trưởng ngoại giao C đưa ra chỉ là lời nói của cá nhân nên không có giá trị pháp lý ràng buộc với nước này; hai là, căn cứ để Ủy ban hòa giải đưa ra quyết định là điều ước phân định biên giới trên biển ký kết giữa A và B nhưng điều ước này đã chấm dứt hiệu lực vì C và D đã không còn là thuộc địa của A và B. Hãy cho biết: Tuyên bố do Bộ trưởng ngoại giao C đưa ra có giá trị pháp lý ràng buộc với quốc gia này không? Vì sao? Điều ước quốc tế về phân định biên giới trên biển ký kết giữa A và B có còn hiệu lực với hai quốc gia C và D không Vì sao?
Luật Biển Việt Nam 2012: Cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền biển, đảo
> Luật Biển Việt Nam 2012 > Trung Quốc sẽ thất bại, đó là điều chắc chắn > 5 lý do khiến Trung Quốc sợ Việt Nam > Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam > Thể hiện lòng yêu nước bằng việc hiến kế giải quyết tranh chấp biển Đông Chủ quyền biển, đảo là vấn đề thiêng liêng, mang tính tồn vong của các quốc gia. Vì vậy, ngoài luật pháp quốc tế thì mỗi quốc gia cũng cần có văn bản quốc nội làm cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước mình. Vì lẽ đó, ngày 21/06/2012 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Biển Việt Nam. 1. Quá trình hình thành và ý nghĩa của Luật Biển Việt Nam Trong xu hướng hội nhập và phát triển một cách toàn diện, năm 1994 Việt Nam đã phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Từ năm 1998, Quốc hội đã bắt đầu xây dựng Dự thảo Luật Biển Việt Nam một cách công phu và kỹ lưỡng dựa vào cơ sở của Hiến pháp, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tình hình thực tiễn trên Biển Đông… Đến ngày 21/06/2013, Luật Biển Việt Nam chính thức được thông qua với 495/496 phiếu tán thành. Như vậy, lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 2. Nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam Luật này có hiệu lực từ 01/01/2013, bao gồm 7 chương và 55 điều, quy định các nội dung chủ yếu sau: nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển. Trong đó, có năm điểm đáng chú ý sau: - Tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; - Quy định về việc xác định đường cơ sở, phạm vi và chế độ pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (nội thủy, lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam; - Làm rõ thêm khái niệm về đảo, quần đảo, đá… phù hợp với các quy định của Công ước Luật Biển của Liên Hợp quốc năm 1982 và bảo đảm quyền lợi biển của Việt Nam; - Dành một chương riêng về phát triển kinh tế biển, huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, công dân, các tổ chức trong và ngoài nước, trên cơ sở nguyên tắc phát triển kinh tế biển phải gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển; - Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phù hợp với Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Đây là chủ trương nhất quán của Nhà nước ta. Chúng ta đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện chủ trương này.
Góc nhìn pháp lý: Giàn khoan HD981 của Trung Quốc là sai trái
Cùng xem qua vị trí đặt giàn khoan HD981 của Trung Quốc ở ảnh bên dưới: Cùng xem qua chế độ pháp lý của từng vùng để từ đó biết được sự sai trái của Trung Quốc: KHU VỰC CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ Điều 9. Nội thuỷ Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Điều 10. Chế độ pháp lý của nội thuỷ Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền. Điều 11. Lãnh hải Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Điều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải 1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. 2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam. Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Điều 14. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải 1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải. 2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 16. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế 1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện: a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế. 2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan. 4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này. Điều 17. Thềm lục địa Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét. Điều 18. Chế độ pháp lý của thềm lục địa 1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên. 2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. 3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa. 4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam
Dân Luật hưởng ứng ngày “Pháp luật Việt Nam” (09/11/2013) Luật Biển Việt Nam 2012 (có hiệu lực từ 1/1/2013), điều mà hơn 90 triệu trái tim Việt Nam quan tâm trước bối cảnh chủ quyền biển đảo hiện nay. Đây là khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Luật quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo và khẳng định Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; đề cập toàn diện đến chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền khác. Theo đó, việc quản lý và bảo vệ biển được thực hiện theo nguyên tắc sau: - Thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên; - Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; - Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Mọi hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam. Phân định quy chế pháp lý cho từng vùng biển, những quyền và nghĩa vụ của tàu nước ngoài, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý nếu xảy ra vi phạm. Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, mọi chủ thể không được đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam; gây ô nhiễm môi trường; cướp biển và các hoạt động trái phép khác. Việt Nam có quyền thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải để bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải… Điều 11. Lãnh hải Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 17. Thềm lục địa Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét. Điều 19. Đảo, quần đảo 1. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau. 2. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Điều 20. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần đảo 1. Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 2. Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 3. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.
Đăng tải bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng Sa sẽ bị phạt thế nào?
Chủ quyền lãnh thổ là một vấn đề được tất cả người dân Việt Nam quan tâm và bảo vệ. Việc đăng tải bản đồ Việt Nam lên các mạng xã hội, trang thông tin điện tử sẽ có thể bị xử phạt thế nào? Đăng tải bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng Sa sẽ bị phạt thế nào? Theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội, trong đó: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm. Đồng thời, khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy, người đăng tải bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng Sa sẽ bị phạt 5 - 10 triệu đồng, đối với tổ chức sẽ bị phạt 10 - 20 triệu đồng, bị buộc gỡ bỏ bài viết. Ngoài ra không chỉ người đăng tải mà người chia sẻ hình ảnh bản đồ này cũng sẽ bị phạt với mức phạt tương tự. Trang thông tin điện tử đăng tải bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng Sa bị phạt thế nào? Theo khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm trên trang thông tin điện tử, trong đó: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đăng, phát, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia; - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm; + Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả tên miền do thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, đối với trang thông tin điện tử được thiết lập qua mạng xã hội thì sẽ bị xử lý theo quy định ở phần trên, còn trang thông tin điện tử thông thường thì sẽ bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng nếu đăng tải bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng Sa và còn bị gỡ bỏ bài viết, bị thu hồi hoặc hoàn trả tên miền. Đăng tải bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng Sa có bị truy cứu TNHS không? Ngoài việc bị xử phạt hành chính, nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì người, tổ chức đăng tải hình ảnh bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng Sa còn bị truy cứu TNHS về tội phản bội tổ quốc theo Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: Tội phản bội Tổ quốc - Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, nếu có sự câu kết với nước ngoài để đăng tải hình ảnh bản đồ Việt Nam thiếu Trường Sa, Hoàng sa, nhằm gây ảnh hưởng sai lệch về chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thì bị phạt tù thấp nhất là 12 năm và nặng nhất là từ hình.
về chủ quyền quốc gia sau khi giành được độc lập
Hai quốc gia A và B ký kết điều ước quốc tế nhằm phân định biên giới trên biển giữa C (lúc đó là thuộc địa của A) và D (lúc đó là thuộc địa của B). Sau khi C và D giành được độc lập, tranh chấp đã nảy sinh xung quanh việc phân định biên giới trên biển giữa 2 quốc gia này. Hai bên đã thỏa thuận thành lập một Ủy ban hòa giải để giải quyết tranh chấp. Trong một cuộc họp báo chính thức của Bộ ngoại giao quốc gia C, Bộ trưởng ngoại giao nước này đã tuyên bố: “C sẽ chấp thuận và nghiêm túc thực hiện các quyết định của Ủy ban hòa giải trong phân định biên giới trên biển giữa C và D”. Tuy nhiên, khi Ủy ban hòa giải đưa ra quyết định, C đã tuyên bố không tuân thủ với 2 lý do: Một là, tuyên bố do Bộ trưởng ngoại giao C đưa ra chỉ là lời nói của cá nhân nên không có giá trị pháp lý ràng buộc với nước này; hai là, căn cứ để Ủy ban hòa giải đưa ra quyết định là điều ước phân định biên giới trên biển ký kết giữa A và B nhưng điều ước này đã chấm dứt hiệu lực vì C và D đã không còn là thuộc địa của A và B. Hãy cho biết: Tuyên bố do Bộ trưởng ngoại giao C đưa ra có giá trị pháp lý ràng buộc với quốc gia này không? Vì sao? Điều ước quốc tế về phân định biên giới trên biển ký kết giữa A và B có còn hiệu lực với hai quốc gia C và D không Vì sao?
Luật Biển Việt Nam 2012: Cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền biển, đảo
> Luật Biển Việt Nam 2012 > Trung Quốc sẽ thất bại, đó là điều chắc chắn > 5 lý do khiến Trung Quốc sợ Việt Nam > Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam > Thể hiện lòng yêu nước bằng việc hiến kế giải quyết tranh chấp biển Đông Chủ quyền biển, đảo là vấn đề thiêng liêng, mang tính tồn vong của các quốc gia. Vì vậy, ngoài luật pháp quốc tế thì mỗi quốc gia cũng cần có văn bản quốc nội làm cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước mình. Vì lẽ đó, ngày 21/06/2012 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Biển Việt Nam. 1. Quá trình hình thành và ý nghĩa của Luật Biển Việt Nam Trong xu hướng hội nhập và phát triển một cách toàn diện, năm 1994 Việt Nam đã phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Từ năm 1998, Quốc hội đã bắt đầu xây dựng Dự thảo Luật Biển Việt Nam một cách công phu và kỹ lưỡng dựa vào cơ sở của Hiến pháp, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tình hình thực tiễn trên Biển Đông… Đến ngày 21/06/2013, Luật Biển Việt Nam chính thức được thông qua với 495/496 phiếu tán thành. Như vậy, lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 2. Nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam Luật này có hiệu lực từ 01/01/2013, bao gồm 7 chương và 55 điều, quy định các nội dung chủ yếu sau: nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển. Trong đó, có năm điểm đáng chú ý sau: - Tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; - Quy định về việc xác định đường cơ sở, phạm vi và chế độ pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (nội thủy, lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam; - Làm rõ thêm khái niệm về đảo, quần đảo, đá… phù hợp với các quy định của Công ước Luật Biển của Liên Hợp quốc năm 1982 và bảo đảm quyền lợi biển của Việt Nam; - Dành một chương riêng về phát triển kinh tế biển, huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, công dân, các tổ chức trong và ngoài nước, trên cơ sở nguyên tắc phát triển kinh tế biển phải gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển; - Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phù hợp với Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Đây là chủ trương nhất quán của Nhà nước ta. Chúng ta đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện chủ trương này.
Góc nhìn pháp lý: Giàn khoan HD981 của Trung Quốc là sai trái
Cùng xem qua vị trí đặt giàn khoan HD981 của Trung Quốc ở ảnh bên dưới: Cùng xem qua chế độ pháp lý của từng vùng để từ đó biết được sự sai trái của Trung Quốc: KHU VỰC CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ Điều 9. Nội thuỷ Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Điều 10. Chế độ pháp lý của nội thuỷ Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền. Điều 11. Lãnh hải Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Điều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải 1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. 2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam. Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Điều 14. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải 1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải. 2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 16. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế 1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện: a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế. 2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan. 4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này. Điều 17. Thềm lục địa Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét. Điều 18. Chế độ pháp lý của thềm lục địa 1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên. 2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. 3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa. 4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam
Dân Luật hưởng ứng ngày “Pháp luật Việt Nam” (09/11/2013) Luật Biển Việt Nam 2012 (có hiệu lực từ 1/1/2013), điều mà hơn 90 triệu trái tim Việt Nam quan tâm trước bối cảnh chủ quyền biển đảo hiện nay. Đây là khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Luật quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo và khẳng định Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; đề cập toàn diện đến chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền khác. Theo đó, việc quản lý và bảo vệ biển được thực hiện theo nguyên tắc sau: - Thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên; - Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; - Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Mọi hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam. Phân định quy chế pháp lý cho từng vùng biển, những quyền và nghĩa vụ của tàu nước ngoài, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý nếu xảy ra vi phạm. Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, mọi chủ thể không được đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam; gây ô nhiễm môi trường; cướp biển và các hoạt động trái phép khác. Việt Nam có quyền thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải để bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải… Điều 11. Lãnh hải Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 17. Thềm lục địa Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét. Điều 19. Đảo, quần đảo 1. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau. 2. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Điều 20. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần đảo 1. Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 2. Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 3. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.