Đòi nợ sai cách, người đòi nợ lẫn chủ nợ đều có thể bị phạt tù?
Vừa qua, cộng đồng mạng lại tiếp tục xôn xao về vụ việc một người phụ nữ là chủ nợ bị bắt về đồn cảnh sát vì đòi nợ sai cách. Những sự việc “éo le” như vậy dẫu rất khó chấp nhận nhưng nó lại xảy ra hằng ngày. Vậy hãy cùng tìm hiểu, trường hợp chủ nợ đòi sai cách, cả chủ lẫn người đòi nợ có thể bị phạt tù? 1. Pháp luật quy định về nợ như thế nào? “Nợ” là một vấn đề khá nhức nhối trong xã hội. Chủ nợ có quyền đòi nợ và con nợ phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, một số trường hợp, chủ nợ nóng lòng đòi tiền mà sử dụng các biện pháp mạnh như uy hiếp, đe dọa, thậm chí sử dụng vũ lực để đòi tiền con nợ. Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 thì kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành nghề bị cấm theo pháp luật. Như vậy hành vi chủ nợ thuê người đòi nợ là trái pháp luật, có thể bị pháp luật xử phạt. Cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định: - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. - Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại quy định trên.. - Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại quy định trên. Như vậy, chủ nợ không được phép thuê người đòi nợ, nếu làm trái, sẽ bị phạt từ 60 triệu đến 80 triệu. 2. Hành vi đòi nợ của chủ nợ và người đòi nợ có bị phạt từ? Trước hết, như ta đã trình bày, bản chất việc đòi nợ sai cách như trên là trái pháp luật, và bị phạt. Tuy nhiên, do các chủ nợ đòi nợ sai cách, thường sẽ dùng vũ lực đe dọa, uy hiếp tinh thần, tính mạng của con nợ. Từ đó, dẫn đến việc chủ nợ và những người đòi nợ liên quan lại phải chịu những trách nhiệm khác cho hành vi của mình. Căn cứ điểm a khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định về gây rối trật tự công cộng: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Như vậy, nếu chủ nợ và những người đòi nợ gây thương tích nhẹ cho con nợ có thể bị phạt hành chính từ 3 triệu đến 8 triệu đồng. Tuy nhiên, xét trên mức độ thực tế, có những trường hợp chủ nợ và những người đòi nợ còn sử dụng bạo lực đánh đập hoặc giam lỏng con nợ, thậm chí đến mức uy hiếp tinh thần con nợ tự tử. Xét trên những trường hợp đó, ta căn cứ Điều 134, 155, 157 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, quy định các mức án phạt sau; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Mức phạt nhẹ nhất từ cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đến cao nhất là chung thân. Xem chi tiết tại: Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Tội làm nhục người khác Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với hành vi mức độ nghiêm trọng nhẹ, 2 năm tù giam đối với hành vi mức độ nghiêm trọng nặng. Xem chi tiết tại: Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật Mức phạt nhẹ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức phạt nặng nhất lên đến 12 năm. Xem chi tiết tại: Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Những căn cứ trên không phải là “vẽ chuyện”, thực tế có rất nhiều vụ người đòi nợ sử dụng nhiều biện pháp tiêu cực khác nhau dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó, có thể khẳng định nếu người đòi nợ lẫn chủ nợ đòi nợ sai cách, hoàn toàn có thể đối diện với án hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. 3. Đòi nợ đúng cách theo pháp luật Đòi nợ đúng cách là không vi phạm các tiêu cực trên. Căn cứ theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu như đến kỳ hạn trả nợ, con nợ vẫn chưa thanh toán, thì chủ nợ nên làm đơn gửi đến tòa án yêu cầu tòa án giúp giải quyết trường hợp trên, đừng tùy tiện thuê người đòi nợ. Tổng kết lại, hành vi đòi nợ là vi phạm pháp luật, hơn hết những tiêu cực xoay quanh việc đòi nợ sai cách sẽ khiến chủ nợ và các người đòi nợ rơi vào vòng lao lý và có thể đối diện với án tù. Vì thế các chủ nợ phải tỉnh táo, đưa ra những giải quyết hợp lý đúng với các quy định pháp luật, như nhờ tòa án giải quyết là một ví dụ.
Hành vi đe dọa, tấn công chủ nợ sẽ bị xử lý như thế nào?
Tranh chấp, ẩu đả về việc mượn nợ có lẽ chúng ta đã nhiều lần bắt gặp hay thậm chí đưa tin trên các trang báo giữa chủ nợ và con nợ. Tuy nhiên, thông thường hành vi đe dọa, tấn công sẽ xuất phát từ chủ nợ- người muốn đòi lại tiền, thế nhưng trong trường hợp ngược lại con nợ đe dọa, tấn công chủ nợ thì giải quyết như thế nào? Trước đó, trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, có người dân gửi đến câu hỏi như sau: Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài nên cuộc sống của nhiều người dân gặp nhiều khó khăn. Ngoài việc tìm sự hỗ trợ từ ngân hàng nhiều người đã tìm đến các công ty tài chính để vay tiền vì thủ tục vay đơn giản, không cần tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, khi đến thời hạn trả thì nhiều người vay đã không trả tiền chủ nợ mà lại có hành vi đe dọa, tấn công ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân và gia đình của chủ nợ. Câu hỏi được đưa ra là theo quy định của pháp luật, hành vi đe dọa và tấn công chủ nợ sẽ bị xử lý như thế nào? Hiện pháp luật đã có những quy định gì để bảo vệ người cho vay? Bộ công an có câu trả lời cho vướng mắc này của người dân như sau: Hành vi đe dọa, tấn công chủ nợ sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp người vay có hành vi đe dọa, tấn công nhằm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của chủ nợ thì tùy thuộc vào hành vi nguy hiểm và hậu quả đã xảy ra, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), như: Điều 123 (Tội giết người); Điều 133 (Tội đe dọa giết người); Điều 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 168 (Tội cướp tài sản); Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản). Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ. 2. Hiện pháp luật đã có những quy định gì để bảo vệ người cho vay? Căn cứ tại Điều 463, 465, 466, 467, 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rất cụ thể về hợp đồng vay tài sản; lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay; về việc sử dụng tài sản để điều chỉnh đối với hoạt động vay tài sản trong giao dịch dân sự. Theo đó, người cho vay sẽ được pháp luật bảo vệ trong trường hợp thực hiện đúng quy định tại Bộ luật Dân sự với mức lãi suất do các bên tự thỏa thuận và không vượt quá 20%/năm của khoản vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn theo quy định của Bộ luật Dân sự thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trường hợp người vay không chịu trả số tiền đã vay thì người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi xảy ra hoạt động cho vay hoặc gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an
Liệu chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty?
Có thể thấy thời gian cách đây 01 năm, rất khó khăn đối với các doanh nghiệp nhất là trong mùa dịch, nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp là hết sức đa dạng. Có thể là do sự yếu kém về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, thiếu khả năng thích ứng. với những biến động trên thương trườngkéo theo đó là việc phá sản công ty diễn ra rất nhiều, trong đó một số lượng lớn người kéo nhau đến công ty doanh nghiệp để thực hiện việc đòi lại số nợ từ công ty, vậy câu hỏi đặt ra công ty làm ăn sa sút và liên quan đến vấn đề phá sản liệu chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty và pháp luật quy định vấn đề này ra sao: Tại Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định về nội dung trên như sau: Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Do đó, một trong những đối tượng có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp như Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở thì Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán
Đòi nợ sai cách, người đòi nợ lẫn chủ nợ đều có thể bị phạt tù?
Vừa qua, cộng đồng mạng lại tiếp tục xôn xao về vụ việc một người phụ nữ là chủ nợ bị bắt về đồn cảnh sát vì đòi nợ sai cách. Những sự việc “éo le” như vậy dẫu rất khó chấp nhận nhưng nó lại xảy ra hằng ngày. Vậy hãy cùng tìm hiểu, trường hợp chủ nợ đòi sai cách, cả chủ lẫn người đòi nợ có thể bị phạt tù? 1. Pháp luật quy định về nợ như thế nào? “Nợ” là một vấn đề khá nhức nhối trong xã hội. Chủ nợ có quyền đòi nợ và con nợ phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, một số trường hợp, chủ nợ nóng lòng đòi tiền mà sử dụng các biện pháp mạnh như uy hiếp, đe dọa, thậm chí sử dụng vũ lực để đòi tiền con nợ. Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 thì kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành nghề bị cấm theo pháp luật. Như vậy hành vi chủ nợ thuê người đòi nợ là trái pháp luật, có thể bị pháp luật xử phạt. Cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định: - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. - Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại quy định trên.. - Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại quy định trên. Như vậy, chủ nợ không được phép thuê người đòi nợ, nếu làm trái, sẽ bị phạt từ 60 triệu đến 80 triệu. 2. Hành vi đòi nợ của chủ nợ và người đòi nợ có bị phạt từ? Trước hết, như ta đã trình bày, bản chất việc đòi nợ sai cách như trên là trái pháp luật, và bị phạt. Tuy nhiên, do các chủ nợ đòi nợ sai cách, thường sẽ dùng vũ lực đe dọa, uy hiếp tinh thần, tính mạng của con nợ. Từ đó, dẫn đến việc chủ nợ và những người đòi nợ liên quan lại phải chịu những trách nhiệm khác cho hành vi của mình. Căn cứ điểm a khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định về gây rối trật tự công cộng: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Như vậy, nếu chủ nợ và những người đòi nợ gây thương tích nhẹ cho con nợ có thể bị phạt hành chính từ 3 triệu đến 8 triệu đồng. Tuy nhiên, xét trên mức độ thực tế, có những trường hợp chủ nợ và những người đòi nợ còn sử dụng bạo lực đánh đập hoặc giam lỏng con nợ, thậm chí đến mức uy hiếp tinh thần con nợ tự tử. Xét trên những trường hợp đó, ta căn cứ Điều 134, 155, 157 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, quy định các mức án phạt sau; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Mức phạt nhẹ nhất từ cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đến cao nhất là chung thân. Xem chi tiết tại: Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Tội làm nhục người khác Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với hành vi mức độ nghiêm trọng nhẹ, 2 năm tù giam đối với hành vi mức độ nghiêm trọng nặng. Xem chi tiết tại: Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật Mức phạt nhẹ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức phạt nặng nhất lên đến 12 năm. Xem chi tiết tại: Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Những căn cứ trên không phải là “vẽ chuyện”, thực tế có rất nhiều vụ người đòi nợ sử dụng nhiều biện pháp tiêu cực khác nhau dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó, có thể khẳng định nếu người đòi nợ lẫn chủ nợ đòi nợ sai cách, hoàn toàn có thể đối diện với án hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. 3. Đòi nợ đúng cách theo pháp luật Đòi nợ đúng cách là không vi phạm các tiêu cực trên. Căn cứ theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu như đến kỳ hạn trả nợ, con nợ vẫn chưa thanh toán, thì chủ nợ nên làm đơn gửi đến tòa án yêu cầu tòa án giúp giải quyết trường hợp trên, đừng tùy tiện thuê người đòi nợ. Tổng kết lại, hành vi đòi nợ là vi phạm pháp luật, hơn hết những tiêu cực xoay quanh việc đòi nợ sai cách sẽ khiến chủ nợ và các người đòi nợ rơi vào vòng lao lý và có thể đối diện với án tù. Vì thế các chủ nợ phải tỉnh táo, đưa ra những giải quyết hợp lý đúng với các quy định pháp luật, như nhờ tòa án giải quyết là một ví dụ.
Hành vi đe dọa, tấn công chủ nợ sẽ bị xử lý như thế nào?
Tranh chấp, ẩu đả về việc mượn nợ có lẽ chúng ta đã nhiều lần bắt gặp hay thậm chí đưa tin trên các trang báo giữa chủ nợ và con nợ. Tuy nhiên, thông thường hành vi đe dọa, tấn công sẽ xuất phát từ chủ nợ- người muốn đòi lại tiền, thế nhưng trong trường hợp ngược lại con nợ đe dọa, tấn công chủ nợ thì giải quyết như thế nào? Trước đó, trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, có người dân gửi đến câu hỏi như sau: Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài nên cuộc sống của nhiều người dân gặp nhiều khó khăn. Ngoài việc tìm sự hỗ trợ từ ngân hàng nhiều người đã tìm đến các công ty tài chính để vay tiền vì thủ tục vay đơn giản, không cần tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, khi đến thời hạn trả thì nhiều người vay đã không trả tiền chủ nợ mà lại có hành vi đe dọa, tấn công ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân và gia đình của chủ nợ. Câu hỏi được đưa ra là theo quy định của pháp luật, hành vi đe dọa và tấn công chủ nợ sẽ bị xử lý như thế nào? Hiện pháp luật đã có những quy định gì để bảo vệ người cho vay? Bộ công an có câu trả lời cho vướng mắc này của người dân như sau: Hành vi đe dọa, tấn công chủ nợ sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp người vay có hành vi đe dọa, tấn công nhằm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của chủ nợ thì tùy thuộc vào hành vi nguy hiểm và hậu quả đã xảy ra, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), như: Điều 123 (Tội giết người); Điều 133 (Tội đe dọa giết người); Điều 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 168 (Tội cướp tài sản); Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản). Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ. 2. Hiện pháp luật đã có những quy định gì để bảo vệ người cho vay? Căn cứ tại Điều 463, 465, 466, 467, 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rất cụ thể về hợp đồng vay tài sản; lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay; về việc sử dụng tài sản để điều chỉnh đối với hoạt động vay tài sản trong giao dịch dân sự. Theo đó, người cho vay sẽ được pháp luật bảo vệ trong trường hợp thực hiện đúng quy định tại Bộ luật Dân sự với mức lãi suất do các bên tự thỏa thuận và không vượt quá 20%/năm của khoản vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn theo quy định của Bộ luật Dân sự thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trường hợp người vay không chịu trả số tiền đã vay thì người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi xảy ra hoạt động cho vay hoặc gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an
Liệu chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty?
Có thể thấy thời gian cách đây 01 năm, rất khó khăn đối với các doanh nghiệp nhất là trong mùa dịch, nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp là hết sức đa dạng. Có thể là do sự yếu kém về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, thiếu khả năng thích ứng. với những biến động trên thương trườngkéo theo đó là việc phá sản công ty diễn ra rất nhiều, trong đó một số lượng lớn người kéo nhau đến công ty doanh nghiệp để thực hiện việc đòi lại số nợ từ công ty, vậy câu hỏi đặt ra công ty làm ăn sa sút và liên quan đến vấn đề phá sản liệu chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty và pháp luật quy định vấn đề này ra sao: Tại Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định về nội dung trên như sau: Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Do đó, một trong những đối tượng có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp như Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở thì Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán