Công ty TNHH có được mua lại doanh nghiệp tư nhân để hoạt động kinh doanh không?
Tình huống phát sinh là chủ doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu bán công ty do mình đứng tên. Công ty TNHH có được mua doanh nghiệp tư nhân không? Và cần làm thủ tục gì khi mua lại doanh nghiệp? Quy định về đặc điểm và bán doanh nghiệp tư nhân Liên quan vấn đề này, tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020 có nêu các quy định về bán doanh nghiệp như sau: - Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác. - Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác. - Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động. - Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Dựa theo quy định trên thì chủ doanh nghiệp có thể bán công ty cho cá nhân, tổ chức khác. Vì vậy, công ty TNHH hoàn toàn có quyền mua lại doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này có các đặc thù cần lưu ý tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: - Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. - Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. - Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Theo nội dung hướng dẫn trên, có thể thấy rằng doanh nghiệp tư nhân là do cá nhân làm chủ. Vì vậy, khi công ty TNHH mua lại doanh nghiệp thì không thể tiếp tục hoạt động dưới tư cách doanh nghiệp tư nhân được mà phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân khi bán cho tổ chức Trường hợp chỉ có một mình công ty TNHH mua lại công ty thì công ty chỉ có một chủ sở hữu. Lúc này, loại hình doanh nghiệp phù hợp sẽ là công ty TNHH MTV. Việc chuyển đổi được hướng dẫn tại Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020 với các điều kiện như sau: - Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020; - Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn; - Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó; - Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân. Lúc này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020 và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Bên mua dựa theo thục trên để tiến hành các bước cần thiết.
Chủ sở hữu Công ty TNHH MTV vốn nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm không?
Việc tham gia bảo hiểm là yêu cầu đặt ra đối với cả người lao động và người sử dụng lao động. Vậy, chủ doanh nghiệp thì có bắt buộc phải tham gia các loại bảo hiểm hay không? Theo quy định của pháp luật, người lao động và doanh nghiệp sẽ cần phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Do đó, để giải đáp vướng mắc Chủ sở hữu Công ty TNHH MTV có phải tham gia đóng bảo hiểm không, cần tìm hiểu về 03 vấn đề sau đây: 1. Chủ doanh nghiệp có thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc? Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau: - Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. - Người lao động trên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP khi thuộc một trong các trường hợp sau: + Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP (đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 152/2020/NĐ-CP); + Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 Bộ luật Lao động 2012 (đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Bộ luật Lao động 2019);. Theo đó, người lao động nước ngoài phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đáp ứng 02 điều kiện: (1) Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; và (2) Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. Như vậy, vì chủ sở hữu Công ty không không ký hợp đồng lao động, không hưởng lương theo hợp đồng nên không thỏa mãn cả 02 điều kiện trên. Do đó, chủ sở hữu Công ty không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Lưu ý: Trường hợp người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp và đủ tuổi nghỉ hưu thì không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội. 2. Chủ doanh nghiệp có thuộc đối tượng tham gia BHYT? Đối tượng tham gia BHYT hiện không phân biệt người lao động là người Việt Nam hay người nước ngoài. Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 nêu rõ, đối tượng tham gia BHYT do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm: - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động); - Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Qua đó, có thể thấy chủ sở hữu Công ty, khi không đảm nhiệm một trong các chức danh trên mà có hưởng tiền lương hằng tháng thì không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. 3. Chủ doanh nghiệp có thuộc đối tượng tham gia BHTN? Chủ sở hữu Công ty không phải tham gia BHTN bởi không làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, không phải là người lao động - người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động (khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019). Cụ thể, Điều 43 Luật Việc làm 2013 có nêu, người lao động phải tham gia BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau: - Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; - Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; - Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Từ tất cả những quy định trên, Chủ sở hữu Công ty TNHH MTV vốn nước ngoài hiện không thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Công ty TNHH có được mua lại doanh nghiệp tư nhân để hoạt động kinh doanh không?
Tình huống phát sinh là chủ doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu bán công ty do mình đứng tên. Công ty TNHH có được mua doanh nghiệp tư nhân không? Và cần làm thủ tục gì khi mua lại doanh nghiệp? Quy định về đặc điểm và bán doanh nghiệp tư nhân Liên quan vấn đề này, tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020 có nêu các quy định về bán doanh nghiệp như sau: - Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác. - Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác. - Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động. - Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Dựa theo quy định trên thì chủ doanh nghiệp có thể bán công ty cho cá nhân, tổ chức khác. Vì vậy, công ty TNHH hoàn toàn có quyền mua lại doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này có các đặc thù cần lưu ý tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: - Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. - Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. - Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Theo nội dung hướng dẫn trên, có thể thấy rằng doanh nghiệp tư nhân là do cá nhân làm chủ. Vì vậy, khi công ty TNHH mua lại doanh nghiệp thì không thể tiếp tục hoạt động dưới tư cách doanh nghiệp tư nhân được mà phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân khi bán cho tổ chức Trường hợp chỉ có một mình công ty TNHH mua lại công ty thì công ty chỉ có một chủ sở hữu. Lúc này, loại hình doanh nghiệp phù hợp sẽ là công ty TNHH MTV. Việc chuyển đổi được hướng dẫn tại Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020 với các điều kiện như sau: - Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020; - Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn; - Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó; - Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân. Lúc này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020 và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Bên mua dựa theo thục trên để tiến hành các bước cần thiết.
Chủ sở hữu Công ty TNHH MTV vốn nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm không?
Việc tham gia bảo hiểm là yêu cầu đặt ra đối với cả người lao động và người sử dụng lao động. Vậy, chủ doanh nghiệp thì có bắt buộc phải tham gia các loại bảo hiểm hay không? Theo quy định của pháp luật, người lao động và doanh nghiệp sẽ cần phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Do đó, để giải đáp vướng mắc Chủ sở hữu Công ty TNHH MTV có phải tham gia đóng bảo hiểm không, cần tìm hiểu về 03 vấn đề sau đây: 1. Chủ doanh nghiệp có thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc? Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau: - Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. - Người lao động trên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP khi thuộc một trong các trường hợp sau: + Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP (đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 152/2020/NĐ-CP); + Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 Bộ luật Lao động 2012 (đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Bộ luật Lao động 2019);. Theo đó, người lao động nước ngoài phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đáp ứng 02 điều kiện: (1) Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; và (2) Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. Như vậy, vì chủ sở hữu Công ty không không ký hợp đồng lao động, không hưởng lương theo hợp đồng nên không thỏa mãn cả 02 điều kiện trên. Do đó, chủ sở hữu Công ty không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Lưu ý: Trường hợp người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp và đủ tuổi nghỉ hưu thì không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội. 2. Chủ doanh nghiệp có thuộc đối tượng tham gia BHYT? Đối tượng tham gia BHYT hiện không phân biệt người lao động là người Việt Nam hay người nước ngoài. Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 nêu rõ, đối tượng tham gia BHYT do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm: - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động); - Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Qua đó, có thể thấy chủ sở hữu Công ty, khi không đảm nhiệm một trong các chức danh trên mà có hưởng tiền lương hằng tháng thì không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. 3. Chủ doanh nghiệp có thuộc đối tượng tham gia BHTN? Chủ sở hữu Công ty không phải tham gia BHTN bởi không làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, không phải là người lao động - người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động (khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019). Cụ thể, Điều 43 Luật Việc làm 2013 có nêu, người lao động phải tham gia BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau: - Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; - Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; - Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Từ tất cả những quy định trên, Chủ sở hữu Công ty TNHH MTV vốn nước ngoài hiện không thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN.