Trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý từ 01/8/2024
Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 quy định về phát triển và quản lý chợ, Nghị định này thay thế cho Nghị định 02/2003/NĐ-CP. Trong đó, quy định về thẩm quyền quyết định; trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý được hướng dẫn cụ thể tại Điều 17 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. 1. Thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ Căn cứ tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ như sau: Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ thuộc phạm vi quản lý. 2. Trình tự, thủ tục quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ Căn cứ tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ như sau: - Chủ đầu tư dự án (đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được đầu tư xây dựng mới), đơn vị chủ trì quản lý tài sản (đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017) có văn bản kèm theo hồ sơ về tài sản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp huyện. Hồ sơ gồm: + Tờ trình của chủ đầu tư dự án/đơn vị chủ trì quản lý tài sản về việc giao tài sản cho đối tượng quản lý: 01 bản chính; + Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng: 01 bản chính; + Văn bản đề nghị được giao tài sản: 01 bản chính; + Danh mục tài sản đề nghị giao (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản, đánh giá tình trạng tài sản - nếu có): 01 bản chính; + Biên bản nghiệm thu đưa tài sản vào sử dụng (đối với tài sản được đầu tư xây dựng mới): 01 bản chính; + Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân (đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017): 01 bản chính; + Hồ sơ hoàn công (đối với công trình đầu tư xây dựng mới): 01 bản sao; + Giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao. - Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan của địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giao tài sản. Nội dung chủ yếu của Quyết định giao tài sản gồm: + Tên đối tượng được giao tài sản; + Hình thức giao tài sản; + Danh mục tài sản đề nghị giao (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản, đánh giá tình trạng tài sản - nếu có); + Trách nhiệm tổ chức thực hiện. - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ của Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản phải được lập thành biên bản theo Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định này. 3. Quản lý, sử dụng tài sản sau khi tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng chợ Căn cứ tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về sau khi tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng chợ, việc quản lý, sử dụng tài sản được thực hiện như sau: Sau khi tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng chợ, việc quản lý sử dụng và khai thác tài sản được thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Cơ quan, đơn vị được giao tài sản có trách nhiệm thực hiện quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan. Theo đó, từ ngày 01/8/2024, thẩm quyền quyết định; trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 17 Nghị định 60/2024/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý từ 01/8/2024
Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 quy định về phát triển và quản lý chợ. Trong đó, quy định về thẩm quyền quyết định; trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý được hướng dẫn cụ thể tại Điều 16 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. 1. Thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ Căn cứ tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ như sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ thuộc địa phương quản lý cho doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ thuộc phạm vi quản lý của mình. 2. Trình tự, thủ tục quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ Căn cứ tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 16 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ được đầu tư xây dựng mới và tài sản kết cấu hạ tầng chợ được xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau: - Chủ đầu tư dự án (đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được đầu tư xây dựng mới), đơn vị chủ trì quản lý tài sản (đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công) có văn bản kèm theo hồ sơ về tài sản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh. Hồ sơ gồm: + Tờ trình của chủ đầu tư dự án/đơn vị chủ trì quản lý tài sản về việc giao tài sản cho đối tượng quản lý: 01 bản chính; + Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng: 01 bản chính; + Văn bản đề nghị được giao tài sản của đối tượng (trong trường hợp dự kiến giao tài sản cho doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập): 01 bản chính; + Danh mục tài sản đề nghị giao (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản, đánh giá tình trạng tài sản - nếu có): 01 bản chính; + Biên bản nghiệm thu đưa tài sản vào sử dụng (đối với tài sản được đầu tư xây dựng mới): 01 bản chính; + Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân (đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công): 01 bản chính; + Hồ sơ hoàn công (đối với công trình đầu tư xây dựng mới): 01 bản sao; + Giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao. - Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan của địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao tài sản. Nội dung chủ yếu của Quyết định giao tài sản gồm: + Tên đối tượng được giao tài sản; + Hình thức giao tài sản; + Danh mục tài sản (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản, đánh giá tình trạng tài sản - nếu có); + Trách nhiệm tổ chức thực hiện. - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định này. 3. Quản lý, sử dụng tài sản sau khi tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng chợ Căn cứ tại Khoản 4 Điều 16 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về sau khi tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng chợ, việc quản lý, sử dụng tài sản được thực hiện như sau: - Đối với trường hợp giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo hình thức đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và các quy định sau đây: + Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng chợ phải bảo đảm quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ giao cho doanh nghiệp quản lý; + Không được sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng chợ để thế chấp, cầm cố hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác; + Không được chuyển đổi công năng gắn với chuyển mục đích sử dụng đất; + Đối với công trình chợ không còn nhu cầu sử dụng vào mục đích chợ mà doanh nghiệp tự nguyện trả lại đất gắn liền với công trình đó cho địa phương thì việc bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; + Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Nghị định này; + Hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai, thực hiện quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan. - Đối với tài sản được giao cho cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc đơn vị sự nghiệp công lập quản lý thì việc quản lý sử dụng và khai thác thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Cơ quan, đơn vị được giao tài sản có trách nhiệm thực hiện quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan. Theo đó, từ ngày 01/8/2024, thẩm quyền quyết định; trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 16 Nghị định 60/2024/NĐ-CP.
Tiểu thương có được tự do kinh doanh hàng hóa mà pháp luật không cấm tại chợ hay không?
Tiểu thương là ai? Tiểu thương có được tự do kinh doanh hàng hóa mà pháp luật không cấm tại chợ hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Chợ không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà còn là hình ảnh văn hóa truyền thống đậm nét của mỗi địa phương. Với các tiểu thương, chợ là nơi họ kiếm sống và phát triển kinh doanh. Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại chợ đòi hỏi tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Vậy liệu tiểu thương có được tự do kinh doanh hàng hóa mà pháp luật không cấm tại chợ hay không? (1) Tiểu thương là ai? Tiểu thương buôn bán ở chợ có phải đăng ký kinh doanh không? Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể khái niệm tiểu thương là gì, nhưng có thể hiểu tiểu thương như sau: Tiểu thương là một từ ghép Hán Việt. Trong đó “Tiểu” có nghĩa là nhỏ, còn “Thương ” là chỉ về việc kinh doanh buôn bán. Tiểu thương dùng để chỉ người buôn bán nhỏ lẻ hoặc những doanh nghiệp có quy mô nhỏ chẳng hạn như cá nhân/hộ kinh doanh gia đình, các con buôn, thương lái. Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định như sau: Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây: - Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong. - Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định. - Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định. - Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ. - Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định. - Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác. Ngoài ra theo khoản 1 Điều 2 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BCT năm 2014 quy định phạm vi chợ như sau: Phạm vi chợ là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ. Như vậy, tiểu thương không cần phải đăng ký kinh doanh khi thực hiện buôn bán, cung cấp một số dịch vụ ở chợ. (2) Tiểu thương có được tự do kinh doanh hàng hóa mà pháp luật không cấm tại chợ hay không? Theo Điều 5 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại như sau: - Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây: + Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. + Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh. + Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này. Bên cạnh đó, theo Điều 11 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BCT đề cập đến nội quy chợ như sau: - Tất cả các chợ đều phải có Nội quy chợ để áp dụng trong phạm vi chợ. Nội quy chợ được xây dựng trên cơ sở các quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành của pháp luật, bao gồm những nội dung chính sau đây: + Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ. + Quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ. + Quy định về người đến giao dịch, mua bán tại chợ. + Quy định về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy. + Quy định về bảo đảm an ninh, trật tự tại chợ. + Quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. + Yêu cầu về xây dựng chợ văn minh thương mại. + Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ. + Quy định về xử lý các vi phạm tại chợ. - Nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng trong phạm vi chợ và phải được phổ biến đến mọi thương nhân kinh doanh tại chợ. - Mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các dịch vụ trong phạm vi chợ đều phải chấp hành Nội quy chợ. Tóm lại, tiểu thương được tự do kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, trong trường hợp nội quy chợ có quy định cụ thể các hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh tại chợ thì các tiểu thương khi tham gia hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các dịch vụ trong phạm vi chợ đều cần phải chấp hành Nội quy chợ.
Nội quy Chợ gồm những nội dung nào?
Ngày 05/06/2024 Chính Phủ ban hành Nghị định 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ CP (thay thế cho Nghị định 02/2003/NĐ-CP và Nghị định 114/2009/NĐ-CP). Theo đó, Nghị định quy định chính sách, cơ chế phát triển và quản lý chợ,… trong đó Nội quy chọ là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động của chợ. Chợ là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định Chợ là chợ được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Phân loại chợ Căn cứ Điều 4 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định phân loại chợ như sau: 1. Phân loại chợ theo phương thức kinh doanh: a) Chợ đầu mối là chợ có công năng sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP và đáp ứng các tiêu chí sau đây: Quy mô (diện tích): diện tích mặt bằng đất nền chợ tối thiểu là 10.000 m2 không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác. Vị trí: kết nối với các loại hình giao thông, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. Hạng mục công trình bao gồm: Các công trình thiết yếu: bãi giữ xe, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, địa điểm tập kết phế thải, phế liệu, khu vệ sinh và kho, bãi xe tập kết hàng hóa; Các hạng mục yêu cầu kỹ thuật: phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật; Các hạng mục khu vực chính: khu kinh doanh hàng hóa theo từng phân khu ngành hàng (gồm khu vực bán buôn và khu vực bán lẻ); khu trụ sở văn phòng; khu kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch (hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật được xuất khẩu, nhập khẩu), truy xuất và quản lý chất lượng; khu vực phân loại và sơ chế, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa; kho bãi tập kết giao, nhận hàng hóa; khu dịch vụ hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu và khu vực bốc, xếp hàng hóa dành cho xe tải và Container. Đối với những chợ đầu mối đã được đầu tư, xây dựng và đang hoạt động trước khi Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo dự án đầu tư. b) Chợ dân sinh là chợ có mục đích, công năng phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP này. 2. Phân loại chợ theo quy mô: a) Chợ hạng 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. b) Chợ hạng 2: Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. c) Chợ hạng 3: Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như vệ sinh công cộng. 3. Phân loại chợ theo nguồn vốn: a) Chợ được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước: Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định 60/2024/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan; Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định 60/2024/NĐ-CP. b) Chợ được đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước (gồm các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật): Nội dung chính trong nội quy chợ Căn cứ Điều 10 Nghị định 60/2024/NĐ-CP về nội quy chợ quy định Nội quy chợ phải có những nội dung chính sau đây: - Thời gian mở cửa; - Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ; - Quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ; - Quy định về người đến giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ tại chợ; - Quy định đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ; - An toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai; - An ninh, trật tự tại chợ; - Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm; - Chợ văn minh thương mại, quy tắc ứng xử; - Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ; - Quy định về xử lý các hành vi vi phạm tại chợ; - Các quy định khác. Bên cạnh đó, Nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng, ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát trong chợ và phải được phổ biến đến thương nhân kinh doanh tại chợ. Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong chợ và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành quy định của pháp luật và Nội quy chợ. Các hành vi vi phạm Nội quy chợ do tổ chức quản lý chợ xử lý theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Nội quy mẫu để thống nhất việc xây dựng nội quy chợ và áp dụng cho tất cả các chợ trên địa bàn. Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2024.
Quy trình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
Theo Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại không có khả năng phục hồi. Tài sản kết cấu hạ tầng chợ được xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác mà công trình đó không còn hoặc bị hư hỏng mà không có khả năng phục hồi theo công năng sử dụng của tài sản. 1. Thẩm quyền quyết định xử lý Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý; - Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý 2. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ Theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau: Cơ quan, đơn vị có tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP lập hồ sơ đề nghị xử lý tài sản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cùng cấp. Hồ sơ gồm: - Văn bản đề nghị xử lý tài sản (trong đó xác định cụ thể tài sản xử lý thuộc trường hợp nào theo quy định tại khoản 1 Điều này): 01 bản chính. - Danh mục tài sản đề nghị xử lý (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản): 01 bản chính. Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định xử lý tài sản. Hồ sơ báo cáo gồm: - Tờ trình của cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc của liên ngành về việc xử lý tài sản: 01 bản chính. - Danh mục tài sản đề nghị xử lý (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản): 01 bản chính. - Biên bản họp liên ngành hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan, đơn vị có liên quan: 01 bản sao. - Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này: 01 bản sao. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định xử lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị xử lý tài sản không phù hợp. Nội dung chủ yếu của Quyết định xử lý tài sản gồm: - Tên cơ quan, đơn vị có tài sản bị mất, bị hủy hoại; - Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản); lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại; - Trách nhiệm tổ chức thực hiện. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho việc khắc phục hậu quả, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng chợ để đảm bảo khôi phục hoạt động. Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng chợ bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc bồi thường thiệt hại tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. Tài sản kết cấu hạ tầng chợ khi bị hủy hoại, bị mất cần được khắc phục nhanh chóng và cũng đã được phân rõ thẩm quyền xử lý cũng như trình tự thủ tục xử lý hậu quả. Từ đó để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
Việc điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Ngày 05 tháng 6 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ. Theo đó, việc điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ được thực hiện như thế nào? Tài sản kết cấu hạ tầng chợ là gì? Tài sản kết cấu hạ tầng chợ (bao gồm đất và tài sản gắn liền với đất) do Nhà nước đầu tư, quản lý bao gồm: Nhà lồng chợ và các công trình có mái che, nhà điều hành của tổ chức quản lý chợ trong phạm vi chợ, khu vệ sinh, kho chứa hàng, bãi để xe, khu thu gom rác, xử lý rác, phòng bảo vệ, không gian tín ngưỡng (nếu có) và kho lạnh (nếu có); Hệ thống kỹ thuật bao gồm: hệ thống công trình giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống thông tin, hệ thống camera quan sát, hệ thống thông gió và điều hòa không khí, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thu gom rác thải; Các công trình khác trong phạm vi chợ. Tài sản kết cấu hạ tầng chợ thực hiện điều chuyển trong các trường hợp nào? Theo Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định tài sản kết cấu hạ tầng chợ thực hiện điều chuyển trong các trường hợp sau: + Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, phân cấp quản lý; + Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả; + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ - Cơ quan, đơn vị có tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này lập hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cùng cấp. Hồ sơ gồm: + Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản (trong đó xác định cụ thể tài sản điều chuyển thuộc trường hợp nào theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP): 01 bản chính. + Văn bản đề nghị tiếp nhận tài sản: 01 bản chính. + Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản): 01 bản chính. + Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý mà thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP thì cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, có văn bản đề nghị kèm theo bản sao hồ sơ quy định (nêu trên) gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh. - Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP xem xét, quyết định điều chuyển tài sản. Hồ sơ báo cáo gồm: Tờ trình của cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc của liên ngành về việc điều chuyển tài sản: 01 bản chính. Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản): 01 bản chính. Biên bản họp liên ngành hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan, đơn vị liên quan: 01 bản sao. Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này: 01 bản sao. -Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP xem xét, ban hành Quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển tài sản không phù hợp. Nội dung chủ yếu của Quyết định điều chuyển tài sản gồm: Cơ quan, đơn vị có tài sản điều chuyển; Cơ quan, đơn vị nhận tài sản điều chuyển; Danh mục tài sản điều chuyển (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản); Lý do điều chuyển (trong đó xác định cụ thể tài sản điều chuyển thuộc trường hợp nào theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP); Trách nhiệm tổ chức thực hiện. - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều chuyển tài sản của cấp có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có tài sản điều chuyển và cơ quan, đơn vị nhận tài sản có trách nhiệm tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản; việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản; thực hiện kế toán giảm, tăng tài sản theo chế độ kế toán hiện hành; thực hiện báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 34 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. - Chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản do cơ quan, đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả theo quy định. Trên đây là quy định về các trường hợp; trình tự, thủ tục thực hiện điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2024.
Nội quy Chợ gồm những nội dung nào?
Ngày 05/06/2024 Chính Phủ ban hành Nghị định 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ CP (thay thế cho Nghị định 02/2003/NĐ-CP). Theo đó, Nghị định quy định chính sách, cơ chế phát triển và quản lý chợ,… trong đó Nội quy chọ là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động của chợ. Chợ là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định Chợ là chợ được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Phân loại chợ Căn cứ Điều 4 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định phân loại chợ như sau: 1. Phân loại chợ theo phương thức kinh doanh: a) Chợ đầu mối là chợ có công năng sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP và đáp ứng các tiêu chí sau đây: Quy mô (diện tích): diện tích mặt bằng đất nền chợ tối thiểu là 10.000 m2 không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác. Vị trí: kết nối với các loại hình giao thông, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. Hạng mục công trình bao gồm: Các công trình thiết yếu: bãi giữ xe, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, địa điểm tập kết phế thải, phế liệu, khu vệ sinh và kho, bãi xe tập kết hàng hóa; Các hạng mục yêu cầu kỹ thuật: phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật; Các hạng mục khu vực chính: khu kinh doanh hàng hóa theo từng phân khu ngành hàng (gồm khu vực bán buôn và khu vực bán lẻ); khu trụ sở văn phòng; khu kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch (hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật được xuất khẩu, nhập khẩu), truy xuất và quản lý chất lượng; khu vực phân loại và sơ chế, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa; kho bãi tập kết giao, nhận hàng hóa; khu dịch vụ hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu và khu vực bốc, xếp hàng hóa dành cho xe tải và Container. Đối với những chợ đầu mối đã được đầu tư, xây dựng và đang hoạt động trước khi Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo dự án đầu tư. b) Chợ dân sinh là chợ có mục đích, công năng phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. 2. Phân loại chợ theo quy mô: a) Chợ hạng 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. b) Chợ hạng 2: Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. c) Chợ hạng 3: Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như vệ sinh công cộng. 3. Phân loại chợ theo nguồn vốn: a) Chợ được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước: Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định 60/2024/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan; Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định 60/2024/NĐ-CP. b) Chợ được đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước (gồm các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật): Nội dung chính trong nội quy chợ Căn cứ Điều 10 Nghị định 60/2024/NĐ-CP về nội quy chợ quy định Nội quy chợ phải có những nội dung chính sau đây: - Thời gian mở cửa; - Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ; - Quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ; - Quy định về người đến giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ tại chợ; - Quy định đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ; - An toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai; - An ninh, trật tự tại chợ; - Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm; - Chợ văn minh thương mại, quy tắc ứng xử; - Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ; - Quy định về xử lý các hành vi vi phạm tại chợ; - Các quy định khác. Bên cạnh đó, Nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng, ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát trong chợ và phải được phổ biến đến thương nhân kinh doanh tại chợ. Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong chợ và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành quy định của pháp luật và Nội quy chợ. Các hành vi vi phạm Nội quy chợ do tổ chức quản lý chợ xử lý theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Nội quy mẫu để thống nhất việc xây dựng nội quy chợ và áp dụng cho tất cả các chợ trên địa bàn. Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2024.
Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ
Ngày 05 tháng 6 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 60/2024/NĐ-CP về Phát triển và quản lý chợ. Căn cứ Điều 24 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ như sau: Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý. - Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý. - Đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan, trên cơ sở đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương trước khi phê duyệt Đề án theo thẩm quyền. Điều kiện chức tham gia đấu giá thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ: - Việc cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ được thực hiện thông qua hình thức đấu giá. - Ngoài các điều kiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản, tổ chức tham gia đấu giá thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ phải đáp ứng các điều kiện sau: + Có Quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, người có thẩm quyền đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoặc có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại khoản 13, khoản 14 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. + Có khả năng tài chính, có năng lực, kinh nghiệm quản lý, vận hành và khai thác chợ. Trình tự, thủ tục cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ: - Đối tượng được giao quản lý tài sản lập Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản theo Mẫu số 04A Phụ lục I Nghị định 60/2024/NĐ-CP và có văn bản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ (trong trường hợp đối tượng được giao quản lý tài sản không phải là cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ). Đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được giao cho cơ quan, đơn vị cấp huyện quản lý thì cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản lập Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh; - Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm theo Đề án, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định Đề án, trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 60/2024/NĐ-CP xem xét, phê duyệt. Nội dung chủ yếu của Quyết định phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ gồm: + Đối tượng có tài sản cho thuê quyền khai thác; + Danh mục tài sản cho thuê (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản, đánh giá tình trạng tài sản - nếu có); + Thời hạn cho thuê quyền khai thác; + Phương thức thực hiện cho thuê quyền khai thác; + Quản lý số tiền thu được từ việc cho thuê quyền khai thác; + Trách nhiệm tổ chức thực hiện. Nội dung Hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ Gồm các nội dung chủ yếu sau: - Thông tin của bên cho thuê; - Thông tin của bên thuê; - Danh mục tài sản cho thuê quyền khai thác (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản, đánh giá tình trạng tài sản - nếu có): 01 bản chính; - Thời hạn cho thuê; giá cho thuê; phương thức và thời hạn thanh toán tiền thuê, tiền chậm nộp (nếu có); trách nhiệm bảo trì tài sản; - Quyền và nghĩa vụ của các bên; - Trách nhiệm tổ chức thực hiện. Xem chi tiết tại Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/08/2024.
Phân loại chợ theo 3 phương thức
Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2024/NĐ-CP quy định về phát triển và quản lý chợ. Chợ được phân loại theo 3 phương thức: Kinh doanh, quy mô, nguồn vốn Nghị định này quy định chính sách, cơ chế phát triển và quản lý chợ, bao gồm: đầu tư xây dựng chợ (gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng); tổ chức quản lý chợ và hoạt động kinh doanh tại chợ; quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý. Nghị định phân loại chợ theo 3 phương thức: Kinh doanh, quy mô, nguồn vốn. Phân loại chợ theo phương thức kinh doanh Chợ đầu mối là chợ có công năng sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này và đáp ứng các tiêu chí sau đây: - Quy mô (diện tích): Diện tích mặt bằng đất nền chợ tối thiểu là 10.000 m2 không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác. - Vị trí: Kết nối với các loại hình giao thông, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. - Hạng mục công trình bao gồm: Các công trình thiết yếu: Bãi giữ xe, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, địa điểm tập kết phế thải, phế liệu, khu vệ sinh và kho, bãi xe tập kết hàng hóa; Các hạng mục yêu cầu kỹ thuật: Phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật; Các hạng mục khu vực chính: khu kinh doanh hàng hóa theo từng phân khu ngành hàng (gồm khu vực bán buôn và khu vực bán lẻ); khu trụ sở văn phòng; khu kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch (hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật được xuất khẩu, nhập khẩu), truy xuất và quản lý chất lượng; khu vực phân loại và sơ chế, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa; kho bãi tập kết giao, nhận hàng hóa; khu dịch vụ hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu và khu vực bốc, xếp hàng hóa dành cho xe tải và Container. Đối với những chợ đầu mối đã được đầu tư, xây dựng và đang hoạt động trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo dự án đầu tư. Chợ dân sinh là chợ mua bán, trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh hàng hóa thông dụng, thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của người dân. Phân loại chợ theo quy mô Chợ hạng 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. Chợ hạng 2: Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. Chợ hạng 3: Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như vệ sinh công cộng. Phân loại chợ theo nguồn vốn Chợ được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước: Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan; Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định này. Chợ được đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước (gồm các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật): Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan. Tổ chức quản lý chợ Tổ chức quản lý chợ bao gồm: Chủ đầu tư xây dựng chợ; doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ; tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định này; tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định này. Nội quy chợ Nội quy chợ phải có những nội dung chính sau đây: Thời gian mở cửa; quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ; quy định về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại chợ; quy định về người đến giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ tại chợ; quy định đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ; an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai; an ninh, trật tự tại chợ; vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm... Nghị định nêu rõ nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng, ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát trong chợ và phải được phổ biến đến thương nhân kinh doanh tại chợ. Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong chợ và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành quy định của pháp luật và Nội quy chợ. Các hành vi vi phạm Nội quy chợ do tổ chức quản lý chợ xử lý theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Nội quy mẫu để thống nhất việc xây dựng nội quy chợ và áp dụng cho tất cả các chợ trên địa bàn. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Link bài viết: https://baochinhphu.vn/phan-loai-cho-theo-3-phuong-thuc-102240607191724102.htm
Sử dụng mã QR trong việc cải cách quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 16/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm. Theo đó, Bộ Y tế phải coi việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mã QR... là một giải pháp nhằm cải cách quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Cụ thể: (1) Tăng cường hậu kiểm thay cho tiền kiểm Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ sau đây, bảo đảm hoàn thành trong năm 2024: Xem xét mô hình quản lý nhà nước theo hướng thống nhất một đầu mối như Ban Bí thư đã chỉ đạo, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của Bộ Y tế là cơ quan đầu mối và của từng bộ, ngành liên quan và từng cấp chính quyền, phân cấp triệt để đi đôi với tăng cường các điều kiện thực thi, kỹ thuật, tổ chức bộ máy phù hợp, bảo đảm quản lý ngay từ cơ sở. Tiếp tục coi truyền thông là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và cần được đẩy mạnh với các hình thức, nội dung phong phú, truyền thông trên đa phương tiện; kết hợp truyền thông thường xuyên về kiến thức, chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm và tập trung đẩy mạnh về thực hiện, bảo đảm an toàn thực phẩm trong các dịp cao điểm như Tết, mùa lễ hội... Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, ban hành các quy định, quy trình quản lý, quy chuẩn kỹ thuật nhằm hài hòa với các quy định của quốc tế; đề cao và phát huy trách nhiệm của doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình; có biện pháp hiệu quả giám sát, truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Tăng cường hậu kiểm thay cho tiền kiểm; lực lượng quản lý nhà nước tập trung thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực có nguy cơ cao, có thể có tác động lớn đối với sức khỏe người dân; các lĩnh vực khác thì khuyến khích doanh nghiệp tự xây dựng, thực hiện, công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố và tự chịu trách nhiệm. (2) Sớm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm có kết nối với các bộ, ngành, địa phương Sớm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm có kết nối với các bộ, ngành, địa phương để cung cấp nền tảng cho các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý thực phẩm và để doanh nghiệp, người dân đăng ký, công bố sản phẩm thực phẩm của mình theo hướng dẫn của các bộ, ngành. Bộ Y tế phải coi việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mã QR... là một giải pháp nhằm cải cách quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất Dự án về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm (Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế thực hiện việc này), báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến. (3) Bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ trên địa bàn Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trên thị trường; đẩy mạnh quản lý an toàn thực phẩm kinh doanh thương mại điện tử, đa cấp; quy định rõ các tiêu chuẩn, quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các chợ thuộc lĩnh vực quản lý; khẩn trương nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách quản lý thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử, phối hợp với Bộ Y tế triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ trên địa bàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo, xác định chỉ tiêu xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm; ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các cơ sở này. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục huy động, phát huy vai trò của Mặt trận, các tổ chức thành viên của Mặt trận như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong các tầng lớp nhân dân và giám sát thực hiện an toàn thực phẩm. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, trong đó bổ sung Thành viên là một số hội, hiệp hội có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 03 năm 2024. Theo Chính phủ
Chợ loại 3 ủy ban nhân dân xã có được quyền thành lập không?
Tôi muốn hỏi: Hiện nay tại địa phương tôi, chợ được phân là chợ hạng 3, vậy UBND xã có được thành lập BQL để quản lý và đảm bảo nguồn thu tại chợ hay không ạ? Hay thẩm quyền để thành lập ban quản lý chợ do UBND huyện ạ, xin cảm ơn. Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 02/2003/NĐ-CP thì: ... 2. Uỷ ban nhân dân quận, huyện: a) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban quản lý chợ đối với các chợ loại 2, loại 3 (do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng) đang hoạt động do Ban quản lý chợ điều hành. Trong đó: - Chợ loại 1: ... - Chợ loại 2: ... - Chợ loại 3: Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận. Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật thì việc thành lập ban quản lý chợ loại 3 là thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân huyện, do vậy trong trường hợp này ủy ban nhân dân xã của bạn không được thành lập ban quản lý chợ cho chợ trên địa bàn xã mình.
Anh/chị cho tôi hỏi về vấn đề mua kiot ở chợ. Hiện tại trong khu vực Hà Đông đang có chợ đang xây, có các thông tin rao "bán" các kiot với giá từ 50-100tr/kiot. Nếu tôi "mua" các kiot đó thì: 1. Thực chất đó là các hợp đồng thuê kiot dài hạn từ người "bán" hoặc ban quản lý chợ? 2. Hợp đồng như vậy thông thường sẽ có hiệu lực trong bao lâu? 3. Sau khi "mua" như vậy tôi có phải đóng các khoản tiền hàng tháng (dù chưa phát sinh hoạt động kinh doanh)? 4. Nếu như phải đóng các loại phí, thì hình thức "mua" này có khác gì hình thức thuê lại kiot thông thường? Cám ơn anh/chị tư vấn rất nhiều.
Trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý từ 01/8/2024
Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 quy định về phát triển và quản lý chợ, Nghị định này thay thế cho Nghị định 02/2003/NĐ-CP. Trong đó, quy định về thẩm quyền quyết định; trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý được hướng dẫn cụ thể tại Điều 17 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. 1. Thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ Căn cứ tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ như sau: Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ thuộc phạm vi quản lý. 2. Trình tự, thủ tục quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ Căn cứ tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ như sau: - Chủ đầu tư dự án (đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được đầu tư xây dựng mới), đơn vị chủ trì quản lý tài sản (đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017) có văn bản kèm theo hồ sơ về tài sản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp huyện. Hồ sơ gồm: + Tờ trình của chủ đầu tư dự án/đơn vị chủ trì quản lý tài sản về việc giao tài sản cho đối tượng quản lý: 01 bản chính; + Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng: 01 bản chính; + Văn bản đề nghị được giao tài sản: 01 bản chính; + Danh mục tài sản đề nghị giao (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản, đánh giá tình trạng tài sản - nếu có): 01 bản chính; + Biên bản nghiệm thu đưa tài sản vào sử dụng (đối với tài sản được đầu tư xây dựng mới): 01 bản chính; + Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân (đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017): 01 bản chính; + Hồ sơ hoàn công (đối với công trình đầu tư xây dựng mới): 01 bản sao; + Giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao. - Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan của địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giao tài sản. Nội dung chủ yếu của Quyết định giao tài sản gồm: + Tên đối tượng được giao tài sản; + Hình thức giao tài sản; + Danh mục tài sản đề nghị giao (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản, đánh giá tình trạng tài sản - nếu có); + Trách nhiệm tổ chức thực hiện. - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ của Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản phải được lập thành biên bản theo Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định này. 3. Quản lý, sử dụng tài sản sau khi tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng chợ Căn cứ tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về sau khi tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng chợ, việc quản lý, sử dụng tài sản được thực hiện như sau: Sau khi tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng chợ, việc quản lý sử dụng và khai thác tài sản được thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Cơ quan, đơn vị được giao tài sản có trách nhiệm thực hiện quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan. Theo đó, từ ngày 01/8/2024, thẩm quyền quyết định; trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 17 Nghị định 60/2024/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý từ 01/8/2024
Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 quy định về phát triển và quản lý chợ. Trong đó, quy định về thẩm quyền quyết định; trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý được hướng dẫn cụ thể tại Điều 16 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. 1. Thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ Căn cứ tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ như sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ thuộc địa phương quản lý cho doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ thuộc phạm vi quản lý của mình. 2. Trình tự, thủ tục quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ Căn cứ tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 16 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ được đầu tư xây dựng mới và tài sản kết cấu hạ tầng chợ được xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau: - Chủ đầu tư dự án (đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được đầu tư xây dựng mới), đơn vị chủ trì quản lý tài sản (đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công) có văn bản kèm theo hồ sơ về tài sản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh. Hồ sơ gồm: + Tờ trình của chủ đầu tư dự án/đơn vị chủ trì quản lý tài sản về việc giao tài sản cho đối tượng quản lý: 01 bản chính; + Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng: 01 bản chính; + Văn bản đề nghị được giao tài sản của đối tượng (trong trường hợp dự kiến giao tài sản cho doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập): 01 bản chính; + Danh mục tài sản đề nghị giao (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản, đánh giá tình trạng tài sản - nếu có): 01 bản chính; + Biên bản nghiệm thu đưa tài sản vào sử dụng (đối với tài sản được đầu tư xây dựng mới): 01 bản chính; + Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân (đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công): 01 bản chính; + Hồ sơ hoàn công (đối với công trình đầu tư xây dựng mới): 01 bản sao; + Giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao. - Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan của địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao tài sản. Nội dung chủ yếu của Quyết định giao tài sản gồm: + Tên đối tượng được giao tài sản; + Hình thức giao tài sản; + Danh mục tài sản (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản, đánh giá tình trạng tài sản - nếu có); + Trách nhiệm tổ chức thực hiện. - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định này. 3. Quản lý, sử dụng tài sản sau khi tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng chợ Căn cứ tại Khoản 4 Điều 16 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về sau khi tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng chợ, việc quản lý, sử dụng tài sản được thực hiện như sau: - Đối với trường hợp giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo hình thức đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và các quy định sau đây: + Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng chợ phải bảo đảm quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ giao cho doanh nghiệp quản lý; + Không được sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng chợ để thế chấp, cầm cố hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác; + Không được chuyển đổi công năng gắn với chuyển mục đích sử dụng đất; + Đối với công trình chợ không còn nhu cầu sử dụng vào mục đích chợ mà doanh nghiệp tự nguyện trả lại đất gắn liền với công trình đó cho địa phương thì việc bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; + Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Nghị định này; + Hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai, thực hiện quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan. - Đối với tài sản được giao cho cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc đơn vị sự nghiệp công lập quản lý thì việc quản lý sử dụng và khai thác thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Cơ quan, đơn vị được giao tài sản có trách nhiệm thực hiện quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan. Theo đó, từ ngày 01/8/2024, thẩm quyền quyết định; trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 16 Nghị định 60/2024/NĐ-CP.
Tiểu thương có được tự do kinh doanh hàng hóa mà pháp luật không cấm tại chợ hay không?
Tiểu thương là ai? Tiểu thương có được tự do kinh doanh hàng hóa mà pháp luật không cấm tại chợ hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Chợ không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà còn là hình ảnh văn hóa truyền thống đậm nét của mỗi địa phương. Với các tiểu thương, chợ là nơi họ kiếm sống và phát triển kinh doanh. Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại chợ đòi hỏi tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Vậy liệu tiểu thương có được tự do kinh doanh hàng hóa mà pháp luật không cấm tại chợ hay không? (1) Tiểu thương là ai? Tiểu thương buôn bán ở chợ có phải đăng ký kinh doanh không? Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể khái niệm tiểu thương là gì, nhưng có thể hiểu tiểu thương như sau: Tiểu thương là một từ ghép Hán Việt. Trong đó “Tiểu” có nghĩa là nhỏ, còn “Thương ” là chỉ về việc kinh doanh buôn bán. Tiểu thương dùng để chỉ người buôn bán nhỏ lẻ hoặc những doanh nghiệp có quy mô nhỏ chẳng hạn như cá nhân/hộ kinh doanh gia đình, các con buôn, thương lái. Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định như sau: Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây: - Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong. - Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định. - Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định. - Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ. - Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định. - Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác. Ngoài ra theo khoản 1 Điều 2 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BCT năm 2014 quy định phạm vi chợ như sau: Phạm vi chợ là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ. Như vậy, tiểu thương không cần phải đăng ký kinh doanh khi thực hiện buôn bán, cung cấp một số dịch vụ ở chợ. (2) Tiểu thương có được tự do kinh doanh hàng hóa mà pháp luật không cấm tại chợ hay không? Theo Điều 5 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại như sau: - Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây: + Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. + Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh. + Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này. Bên cạnh đó, theo Điều 11 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BCT đề cập đến nội quy chợ như sau: - Tất cả các chợ đều phải có Nội quy chợ để áp dụng trong phạm vi chợ. Nội quy chợ được xây dựng trên cơ sở các quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành của pháp luật, bao gồm những nội dung chính sau đây: + Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ. + Quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ. + Quy định về người đến giao dịch, mua bán tại chợ. + Quy định về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy. + Quy định về bảo đảm an ninh, trật tự tại chợ. + Quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. + Yêu cầu về xây dựng chợ văn minh thương mại. + Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ. + Quy định về xử lý các vi phạm tại chợ. - Nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng trong phạm vi chợ và phải được phổ biến đến mọi thương nhân kinh doanh tại chợ. - Mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các dịch vụ trong phạm vi chợ đều phải chấp hành Nội quy chợ. Tóm lại, tiểu thương được tự do kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, trong trường hợp nội quy chợ có quy định cụ thể các hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh tại chợ thì các tiểu thương khi tham gia hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các dịch vụ trong phạm vi chợ đều cần phải chấp hành Nội quy chợ.
Nội quy Chợ gồm những nội dung nào?
Ngày 05/06/2024 Chính Phủ ban hành Nghị định 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ CP (thay thế cho Nghị định 02/2003/NĐ-CP và Nghị định 114/2009/NĐ-CP). Theo đó, Nghị định quy định chính sách, cơ chế phát triển và quản lý chợ,… trong đó Nội quy chọ là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động của chợ. Chợ là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định Chợ là chợ được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Phân loại chợ Căn cứ Điều 4 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định phân loại chợ như sau: 1. Phân loại chợ theo phương thức kinh doanh: a) Chợ đầu mối là chợ có công năng sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP và đáp ứng các tiêu chí sau đây: Quy mô (diện tích): diện tích mặt bằng đất nền chợ tối thiểu là 10.000 m2 không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác. Vị trí: kết nối với các loại hình giao thông, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. Hạng mục công trình bao gồm: Các công trình thiết yếu: bãi giữ xe, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, địa điểm tập kết phế thải, phế liệu, khu vệ sinh và kho, bãi xe tập kết hàng hóa; Các hạng mục yêu cầu kỹ thuật: phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật; Các hạng mục khu vực chính: khu kinh doanh hàng hóa theo từng phân khu ngành hàng (gồm khu vực bán buôn và khu vực bán lẻ); khu trụ sở văn phòng; khu kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch (hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật được xuất khẩu, nhập khẩu), truy xuất và quản lý chất lượng; khu vực phân loại và sơ chế, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa; kho bãi tập kết giao, nhận hàng hóa; khu dịch vụ hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu và khu vực bốc, xếp hàng hóa dành cho xe tải và Container. Đối với những chợ đầu mối đã được đầu tư, xây dựng và đang hoạt động trước khi Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo dự án đầu tư. b) Chợ dân sinh là chợ có mục đích, công năng phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP này. 2. Phân loại chợ theo quy mô: a) Chợ hạng 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. b) Chợ hạng 2: Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. c) Chợ hạng 3: Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như vệ sinh công cộng. 3. Phân loại chợ theo nguồn vốn: a) Chợ được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước: Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định 60/2024/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan; Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định 60/2024/NĐ-CP. b) Chợ được đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước (gồm các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật): Nội dung chính trong nội quy chợ Căn cứ Điều 10 Nghị định 60/2024/NĐ-CP về nội quy chợ quy định Nội quy chợ phải có những nội dung chính sau đây: - Thời gian mở cửa; - Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ; - Quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ; - Quy định về người đến giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ tại chợ; - Quy định đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ; - An toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai; - An ninh, trật tự tại chợ; - Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm; - Chợ văn minh thương mại, quy tắc ứng xử; - Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ; - Quy định về xử lý các hành vi vi phạm tại chợ; - Các quy định khác. Bên cạnh đó, Nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng, ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát trong chợ và phải được phổ biến đến thương nhân kinh doanh tại chợ. Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong chợ và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành quy định của pháp luật và Nội quy chợ. Các hành vi vi phạm Nội quy chợ do tổ chức quản lý chợ xử lý theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Nội quy mẫu để thống nhất việc xây dựng nội quy chợ và áp dụng cho tất cả các chợ trên địa bàn. Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2024.
Quy trình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
Theo Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại không có khả năng phục hồi. Tài sản kết cấu hạ tầng chợ được xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác mà công trình đó không còn hoặc bị hư hỏng mà không có khả năng phục hồi theo công năng sử dụng của tài sản. 1. Thẩm quyền quyết định xử lý Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý; - Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý 2. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ Theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau: Cơ quan, đơn vị có tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP lập hồ sơ đề nghị xử lý tài sản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cùng cấp. Hồ sơ gồm: - Văn bản đề nghị xử lý tài sản (trong đó xác định cụ thể tài sản xử lý thuộc trường hợp nào theo quy định tại khoản 1 Điều này): 01 bản chính. - Danh mục tài sản đề nghị xử lý (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản): 01 bản chính. Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định xử lý tài sản. Hồ sơ báo cáo gồm: - Tờ trình của cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc của liên ngành về việc xử lý tài sản: 01 bản chính. - Danh mục tài sản đề nghị xử lý (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản): 01 bản chính. - Biên bản họp liên ngành hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan, đơn vị có liên quan: 01 bản sao. - Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này: 01 bản sao. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định xử lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị xử lý tài sản không phù hợp. Nội dung chủ yếu của Quyết định xử lý tài sản gồm: - Tên cơ quan, đơn vị có tài sản bị mất, bị hủy hoại; - Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản); lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại; - Trách nhiệm tổ chức thực hiện. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho việc khắc phục hậu quả, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng chợ để đảm bảo khôi phục hoạt động. Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng chợ bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc bồi thường thiệt hại tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. Tài sản kết cấu hạ tầng chợ khi bị hủy hoại, bị mất cần được khắc phục nhanh chóng và cũng đã được phân rõ thẩm quyền xử lý cũng như trình tự thủ tục xử lý hậu quả. Từ đó để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
Việc điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Ngày 05 tháng 6 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ. Theo đó, việc điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ được thực hiện như thế nào? Tài sản kết cấu hạ tầng chợ là gì? Tài sản kết cấu hạ tầng chợ (bao gồm đất và tài sản gắn liền với đất) do Nhà nước đầu tư, quản lý bao gồm: Nhà lồng chợ và các công trình có mái che, nhà điều hành của tổ chức quản lý chợ trong phạm vi chợ, khu vệ sinh, kho chứa hàng, bãi để xe, khu thu gom rác, xử lý rác, phòng bảo vệ, không gian tín ngưỡng (nếu có) và kho lạnh (nếu có); Hệ thống kỹ thuật bao gồm: hệ thống công trình giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống thông tin, hệ thống camera quan sát, hệ thống thông gió và điều hòa không khí, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thu gom rác thải; Các công trình khác trong phạm vi chợ. Tài sản kết cấu hạ tầng chợ thực hiện điều chuyển trong các trường hợp nào? Theo Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định tài sản kết cấu hạ tầng chợ thực hiện điều chuyển trong các trường hợp sau: + Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, phân cấp quản lý; + Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả; + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ - Cơ quan, đơn vị có tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này lập hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cùng cấp. Hồ sơ gồm: + Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản (trong đó xác định cụ thể tài sản điều chuyển thuộc trường hợp nào theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP): 01 bản chính. + Văn bản đề nghị tiếp nhận tài sản: 01 bản chính. + Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản): 01 bản chính. + Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý mà thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP thì cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, có văn bản đề nghị kèm theo bản sao hồ sơ quy định (nêu trên) gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh. - Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP xem xét, quyết định điều chuyển tài sản. Hồ sơ báo cáo gồm: Tờ trình của cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc của liên ngành về việc điều chuyển tài sản: 01 bản chính. Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản): 01 bản chính. Biên bản họp liên ngành hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan, đơn vị liên quan: 01 bản sao. Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này: 01 bản sao. -Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP xem xét, ban hành Quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển tài sản không phù hợp. Nội dung chủ yếu của Quyết định điều chuyển tài sản gồm: Cơ quan, đơn vị có tài sản điều chuyển; Cơ quan, đơn vị nhận tài sản điều chuyển; Danh mục tài sản điều chuyển (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản); Lý do điều chuyển (trong đó xác định cụ thể tài sản điều chuyển thuộc trường hợp nào theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 60/2024/NĐ-CP); Trách nhiệm tổ chức thực hiện. - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều chuyển tài sản của cấp có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có tài sản điều chuyển và cơ quan, đơn vị nhận tài sản có trách nhiệm tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản; việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản; thực hiện kế toán giảm, tăng tài sản theo chế độ kế toán hiện hành; thực hiện báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 34 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. - Chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản do cơ quan, đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả theo quy định. Trên đây là quy định về các trường hợp; trình tự, thủ tục thực hiện điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2024.
Nội quy Chợ gồm những nội dung nào?
Ngày 05/06/2024 Chính Phủ ban hành Nghị định 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ CP (thay thế cho Nghị định 02/2003/NĐ-CP). Theo đó, Nghị định quy định chính sách, cơ chế phát triển và quản lý chợ,… trong đó Nội quy chọ là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động của chợ. Chợ là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định Chợ là chợ được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của người dân. Phân loại chợ Căn cứ Điều 4 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định phân loại chợ như sau: 1. Phân loại chợ theo phương thức kinh doanh: a) Chợ đầu mối là chợ có công năng sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP và đáp ứng các tiêu chí sau đây: Quy mô (diện tích): diện tích mặt bằng đất nền chợ tối thiểu là 10.000 m2 không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác. Vị trí: kết nối với các loại hình giao thông, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. Hạng mục công trình bao gồm: Các công trình thiết yếu: bãi giữ xe, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, địa điểm tập kết phế thải, phế liệu, khu vệ sinh và kho, bãi xe tập kết hàng hóa; Các hạng mục yêu cầu kỹ thuật: phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật; Các hạng mục khu vực chính: khu kinh doanh hàng hóa theo từng phân khu ngành hàng (gồm khu vực bán buôn và khu vực bán lẻ); khu trụ sở văn phòng; khu kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch (hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật được xuất khẩu, nhập khẩu), truy xuất và quản lý chất lượng; khu vực phân loại và sơ chế, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa; kho bãi tập kết giao, nhận hàng hóa; khu dịch vụ hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu và khu vực bốc, xếp hàng hóa dành cho xe tải và Container. Đối với những chợ đầu mối đã được đầu tư, xây dựng và đang hoạt động trước khi Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo dự án đầu tư. b) Chợ dân sinh là chợ có mục đích, công năng phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. 2. Phân loại chợ theo quy mô: a) Chợ hạng 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. b) Chợ hạng 2: Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. c) Chợ hạng 3: Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như vệ sinh công cộng. 3. Phân loại chợ theo nguồn vốn: a) Chợ được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước: Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định 60/2024/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan; Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định 60/2024/NĐ-CP. b) Chợ được đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước (gồm các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật): Nội dung chính trong nội quy chợ Căn cứ Điều 10 Nghị định 60/2024/NĐ-CP về nội quy chợ quy định Nội quy chợ phải có những nội dung chính sau đây: - Thời gian mở cửa; - Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ; - Quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ; - Quy định về người đến giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ tại chợ; - Quy định đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ; - An toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai; - An ninh, trật tự tại chợ; - Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm; - Chợ văn minh thương mại, quy tắc ứng xử; - Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ; - Quy định về xử lý các hành vi vi phạm tại chợ; - Các quy định khác. Bên cạnh đó, Nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng, ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát trong chợ và phải được phổ biến đến thương nhân kinh doanh tại chợ. Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong chợ và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành quy định của pháp luật và Nội quy chợ. Các hành vi vi phạm Nội quy chợ do tổ chức quản lý chợ xử lý theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Nội quy mẫu để thống nhất việc xây dựng nội quy chợ và áp dụng cho tất cả các chợ trên địa bàn. Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2024.
Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ
Ngày 05 tháng 6 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 60/2024/NĐ-CP về Phát triển và quản lý chợ. Căn cứ Điều 24 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ như sau: Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý. - Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý. - Đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan, trên cơ sở đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương trước khi phê duyệt Đề án theo thẩm quyền. Điều kiện chức tham gia đấu giá thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ: - Việc cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ được thực hiện thông qua hình thức đấu giá. - Ngoài các điều kiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản, tổ chức tham gia đấu giá thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ phải đáp ứng các điều kiện sau: + Có Quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, người có thẩm quyền đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoặc có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại khoản 13, khoản 14 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. + Có khả năng tài chính, có năng lực, kinh nghiệm quản lý, vận hành và khai thác chợ. Trình tự, thủ tục cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ: - Đối tượng được giao quản lý tài sản lập Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản theo Mẫu số 04A Phụ lục I Nghị định 60/2024/NĐ-CP và có văn bản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ (trong trường hợp đối tượng được giao quản lý tài sản không phải là cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ). Đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được giao cho cơ quan, đơn vị cấp huyện quản lý thì cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản lập Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh; - Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm theo Đề án, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định Đề án, trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 60/2024/NĐ-CP xem xét, phê duyệt. Nội dung chủ yếu của Quyết định phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ gồm: + Đối tượng có tài sản cho thuê quyền khai thác; + Danh mục tài sản cho thuê (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản, đánh giá tình trạng tài sản - nếu có); + Thời hạn cho thuê quyền khai thác; + Phương thức thực hiện cho thuê quyền khai thác; + Quản lý số tiền thu được từ việc cho thuê quyền khai thác; + Trách nhiệm tổ chức thực hiện. Nội dung Hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ Gồm các nội dung chủ yếu sau: - Thông tin của bên cho thuê; - Thông tin của bên thuê; - Danh mục tài sản cho thuê quyền khai thác (tên tài sản, địa chỉ, loại hình công trình, năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng, diện tích, số điểm kinh doanh tại chợ, giá trị tài sản, đánh giá tình trạng tài sản - nếu có): 01 bản chính; - Thời hạn cho thuê; giá cho thuê; phương thức và thời hạn thanh toán tiền thuê, tiền chậm nộp (nếu có); trách nhiệm bảo trì tài sản; - Quyền và nghĩa vụ của các bên; - Trách nhiệm tổ chức thực hiện. Xem chi tiết tại Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/08/2024.
Phân loại chợ theo 3 phương thức
Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2024/NĐ-CP quy định về phát triển và quản lý chợ. Chợ được phân loại theo 3 phương thức: Kinh doanh, quy mô, nguồn vốn Nghị định này quy định chính sách, cơ chế phát triển và quản lý chợ, bao gồm: đầu tư xây dựng chợ (gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng); tổ chức quản lý chợ và hoạt động kinh doanh tại chợ; quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý. Nghị định phân loại chợ theo 3 phương thức: Kinh doanh, quy mô, nguồn vốn. Phân loại chợ theo phương thức kinh doanh Chợ đầu mối là chợ có công năng sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này và đáp ứng các tiêu chí sau đây: - Quy mô (diện tích): Diện tích mặt bằng đất nền chợ tối thiểu là 10.000 m2 không kể diện tích dành cho khuôn viên, đường đi, bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác. - Vị trí: Kết nối với các loại hình giao thông, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. - Hạng mục công trình bao gồm: Các công trình thiết yếu: Bãi giữ xe, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, địa điểm tập kết phế thải, phế liệu, khu vệ sinh và kho, bãi xe tập kết hàng hóa; Các hạng mục yêu cầu kỹ thuật: Phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật; Các hạng mục khu vực chính: khu kinh doanh hàng hóa theo từng phân khu ngành hàng (gồm khu vực bán buôn và khu vực bán lẻ); khu trụ sở văn phòng; khu kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch (hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật được xuất khẩu, nhập khẩu), truy xuất và quản lý chất lượng; khu vực phân loại và sơ chế, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa; kho bãi tập kết giao, nhận hàng hóa; khu dịch vụ hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu và khu vực bốc, xếp hàng hóa dành cho xe tải và Container. Đối với những chợ đầu mối đã được đầu tư, xây dựng và đang hoạt động trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo dự án đầu tư. Chợ dân sinh là chợ mua bán, trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh hàng hóa thông dụng, thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của người dân. Phân loại chợ theo quy mô Chợ hạng 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. Chợ hạng 2: Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh công cộng và các hoạt động khác. Chợ hạng 3: Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như vệ sinh công cộng. Phân loại chợ theo nguồn vốn Chợ được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước: Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan; Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định này. Chợ được đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước (gồm các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật): Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan. Tổ chức quản lý chợ Tổ chức quản lý chợ bao gồm: Chủ đầu tư xây dựng chợ; doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ; tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định này; tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định này. Nội quy chợ Nội quy chợ phải có những nội dung chính sau đây: Thời gian mở cửa; quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ; quy định về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại chợ; quy định về người đến giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ tại chợ; quy định đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ; an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai; an ninh, trật tự tại chợ; vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm... Nghị định nêu rõ nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng, ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát trong chợ và phải được phổ biến đến thương nhân kinh doanh tại chợ. Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong chợ và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành quy định của pháp luật và Nội quy chợ. Các hành vi vi phạm Nội quy chợ do tổ chức quản lý chợ xử lý theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Nội quy mẫu để thống nhất việc xây dựng nội quy chợ và áp dụng cho tất cả các chợ trên địa bàn. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Link bài viết: https://baochinhphu.vn/phan-loai-cho-theo-3-phuong-thuc-102240607191724102.htm
Sử dụng mã QR trong việc cải cách quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 16/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm. Theo đó, Bộ Y tế phải coi việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mã QR... là một giải pháp nhằm cải cách quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Cụ thể: (1) Tăng cường hậu kiểm thay cho tiền kiểm Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ sau đây, bảo đảm hoàn thành trong năm 2024: Xem xét mô hình quản lý nhà nước theo hướng thống nhất một đầu mối như Ban Bí thư đã chỉ đạo, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của Bộ Y tế là cơ quan đầu mối và của từng bộ, ngành liên quan và từng cấp chính quyền, phân cấp triệt để đi đôi với tăng cường các điều kiện thực thi, kỹ thuật, tổ chức bộ máy phù hợp, bảo đảm quản lý ngay từ cơ sở. Tiếp tục coi truyền thông là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và cần được đẩy mạnh với các hình thức, nội dung phong phú, truyền thông trên đa phương tiện; kết hợp truyền thông thường xuyên về kiến thức, chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm và tập trung đẩy mạnh về thực hiện, bảo đảm an toàn thực phẩm trong các dịp cao điểm như Tết, mùa lễ hội... Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, ban hành các quy định, quy trình quản lý, quy chuẩn kỹ thuật nhằm hài hòa với các quy định của quốc tế; đề cao và phát huy trách nhiệm của doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình; có biện pháp hiệu quả giám sát, truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Tăng cường hậu kiểm thay cho tiền kiểm; lực lượng quản lý nhà nước tập trung thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực có nguy cơ cao, có thể có tác động lớn đối với sức khỏe người dân; các lĩnh vực khác thì khuyến khích doanh nghiệp tự xây dựng, thực hiện, công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố và tự chịu trách nhiệm. (2) Sớm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm có kết nối với các bộ, ngành, địa phương Sớm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm có kết nối với các bộ, ngành, địa phương để cung cấp nền tảng cho các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý thực phẩm và để doanh nghiệp, người dân đăng ký, công bố sản phẩm thực phẩm của mình theo hướng dẫn của các bộ, ngành. Bộ Y tế phải coi việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mã QR... là một giải pháp nhằm cải cách quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất Dự án về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm (Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế thực hiện việc này), báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến. (3) Bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ trên địa bàn Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trên thị trường; đẩy mạnh quản lý an toàn thực phẩm kinh doanh thương mại điện tử, đa cấp; quy định rõ các tiêu chuẩn, quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các chợ thuộc lĩnh vực quản lý; khẩn trương nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách quản lý thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử, phối hợp với Bộ Y tế triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ trên địa bàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo, xác định chỉ tiêu xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm; ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các cơ sở này. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục huy động, phát huy vai trò của Mặt trận, các tổ chức thành viên của Mặt trận như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong các tầng lớp nhân dân và giám sát thực hiện an toàn thực phẩm. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, trong đó bổ sung Thành viên là một số hội, hiệp hội có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 03 năm 2024. Theo Chính phủ
Chợ loại 3 ủy ban nhân dân xã có được quyền thành lập không?
Tôi muốn hỏi: Hiện nay tại địa phương tôi, chợ được phân là chợ hạng 3, vậy UBND xã có được thành lập BQL để quản lý và đảm bảo nguồn thu tại chợ hay không ạ? Hay thẩm quyền để thành lập ban quản lý chợ do UBND huyện ạ, xin cảm ơn. Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 02/2003/NĐ-CP thì: ... 2. Uỷ ban nhân dân quận, huyện: a) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban quản lý chợ đối với các chợ loại 2, loại 3 (do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng) đang hoạt động do Ban quản lý chợ điều hành. Trong đó: - Chợ loại 1: ... - Chợ loại 2: ... - Chợ loại 3: Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận. Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật thì việc thành lập ban quản lý chợ loại 3 là thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân huyện, do vậy trong trường hợp này ủy ban nhân dân xã của bạn không được thành lập ban quản lý chợ cho chợ trên địa bàn xã mình.
Anh/chị cho tôi hỏi về vấn đề mua kiot ở chợ. Hiện tại trong khu vực Hà Đông đang có chợ đang xây, có các thông tin rao "bán" các kiot với giá từ 50-100tr/kiot. Nếu tôi "mua" các kiot đó thì: 1. Thực chất đó là các hợp đồng thuê kiot dài hạn từ người "bán" hoặc ban quản lý chợ? 2. Hợp đồng như vậy thông thường sẽ có hiệu lực trong bao lâu? 3. Sau khi "mua" như vậy tôi có phải đóng các khoản tiền hàng tháng (dù chưa phát sinh hoạt động kinh doanh)? 4. Nếu như phải đóng các loại phí, thì hình thức "mua" này có khác gì hình thức thuê lại kiot thông thường? Cám ơn anh/chị tư vấn rất nhiều.