Trường hợp này phạm tội chống người thi hành công vụ hay không?
Ngày 10/6, Công ty điện lực A ghi điện và báo số tiền điện B phải đóng nhưng B chưa đóng. Nên đến ngày 15/6, công ty A gửi thông báo nợ tiền điện bằng cách nhắn tin vào số điện thoại xxx (số điện thoại của chủ nhà cũ, vì B mua nhà chưa ký hợp đồng mới và đăng ký số điện thoại cho công ty A), nên B cũng k nhận được tình nhắn nợ tiền hoặc thông báo nợ tiền điện nào khác của công ty A. Nên B cũng chưa đi đóng tiền điện. Đến ngày 24/6, công ty A gửi giấy thông báo ngừng cung cấp điện và B nhận được nhưng bận việc chưa đi đóng. Đến ngày 1/7, A cử nhân viên C xuống cắt điện. C thì hành lệnh công tác nên xuống tủ điện trước nhà của B để cắt điện nhưng không nói gì cho B biết việc hôm nay sẽ cắt điện. C vừa mở tủ điện để cắt điện, chưa kịp cắt thì B ra nói chuyện từ từ để đi đóng tiền, thì B và C xảy ra mâu thuẫn. B đã đánh C gây thương tích. Sau đó, C không yêu cầu xử lý hình sự và từ chối giám định thương tật. Vậy B có phạm tội chống người thi hành công vụ hay không? Trân trọng cám ơn!
Không nên dùng bạo lực chống đối CSGT khi vi phạm giao thông vì có thể ngồi tù đến 7 năm
Việc những tài xế lái xe vi phạm giao thông trong lúc sử dụng phương tiện thma gia giao thông bị CSGT yêu cầu dừng xe và ngay sau đó thì lập tức lời nói thô tục, thóa mạ thậm chí là cùng cả vũ lực để chống đối các CSGT là chuyện không còn hiếm hoi. Câu chuyện về người đàn ông khi bị dừng kiểm tra nồng độ cồn liền dùng đá đánh thiếu tá CSGT, hay Đại úy CSGT bị người vi phạm luật dùng đá đánh nhập viện...vẫn thường xuất hiện nhiều trên các trang báo. Chúng ta không biết rõ sự tình trong những lúc này nhưng việc chống trả CSGT là hành vi được quy định vi phạm pháp luật theo Điều 330 BLHS 2015 về tội chống người thi hành công vụ thì: "1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm." Như vậy, nhưng người khi tham gia giao thông dù trong trường hợp không phạm lỗi nhưng bị yêu cầu dừng xe cũng nên có thái độ bình tĩnh và không nên dùng bào lực để chống đối hay cản trở CSGT vì với hành vi này có thể bị ngồi tù lên đến 07 năm lận. Dù không bị phạt thì đây cũng là một hành vi thiếu văn hóa, do đó, chúng ta cần học cách ững cử phù hợp khi gặp CSGT trong những trường hợp này.
Hành vi chống người thi hành công vụ
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Người thi hành công vụ được hiểu bao gồm những người sau: Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Về các hành vi chống người thi hành công vụ được quy định cụ thể tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP và Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015. Theo các quy định trên thì hành vi chống người thi hành công vụ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể: Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau: "Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ; b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này." Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau: "Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm" Theo như các quy định trên có thể thấy hành vi chống người thi hành công vụ để xử phạt vi phạm hành chính hay để truy cứu trách nhiệm hình sự là tương tự nhau. Điểm phân biệt giữa xử phạt hay truy cứu có lẽ chỉ nằm ở mức độ nguy hiểm của hành vi. Tuy nhiên, cả hai quy định đều không đưa ra được hành vi diễn ra ở mức độ nào sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và mức độ nào thì truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc xác định hành vi chống người thi hành công vụ đó đã đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa. Hiện nay, những vụ việc chống người thi hành công vụ xảy ra khá thường xuyên với tính chất ngày càng nguy hiểm, manh động nhưng lại có rất ít trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự do khó khăn trong việc xác định mức độ nguy hiểm của hành vi.
Tội chống người thi hành công vụ
Chào các bạn Danluat! Luật hình sư có hiệu lực từ 2018 quy định: Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm. Như vậy, để thỏa mãn yếu tố cấu thành tội là bao gồm nhiều yếu tố. Người nào dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ thì bị phạt. Như vậy: 1. Thứ nhất: Dùng vũ lực (hoặc thủ đoạn khác) 2. Thứ hai: Cản trở 3. Thứ ba: Người thi hành công vụ 4. Công vụ Hầu như xưa nay chiến sỹ công an lạm dụng cụm từ "chống đối", "chống người thi hành công vụ" đối với người mà họ cho rằng có dấu hiệu vi phạm trật tự xã hội. Tuy nhiên, công an nói miệng thế thôi chứ không chứng minh đủ 4 yếu tố ở trên. Thứ nhất, đó là công dân phải dùng vũ lực. Mà như thế nào thì gọi là dùng vũ lực thì hình như cũng chưa có quy định chi tiết. Thứ hai, đó là hành vi dùng vũ lực đó phải gây cản trở. Nhưng chưa có quy định như thế nào thì mới gọi là cản trở. Thứ ba, lấy gì chứng minh chiến sỹ công an hiện đang thi hành công vụ. Nhỡ chiến sỹ công an đã hết giờ làm đang đi chơi thì sao? (khi này thì không thỏa mãn yếu tố là "người thi hành công vụ" vì không tồn tại công vụ tại thời điểm đó) Thứ tư, phân biệt giữa "công vụ" và "nhiệm vụ". Kể cả công dân cản trở chiến sỹ công an lúc đang làm nhiệm vụ thì cũng chưa thỏa mãn yếu tố 4 vì nhiệm vụ không đồng nghĩa với công vụ. CÔNG VỤ là gì? Xin được trao đổi với các bạn Danluat!
Thế nào là chống người thi hành công vụ ?
Chống người thi hành công vụ là hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 257 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009. Tuy nhiên, không phải hành vi nào mà phản ứng lại người thi hành công vụ cũng đều bị xem là hành vi chống người thi hành công vụ. Vì thế, chúng ta cần phải hiểu rõ thế nào là Chống người thi hành công vụ để có thể tự bảo vệ mình một cách tốt nhất. Để bị xem là Chống người thi hành công vụ, trước hết hành vi đó phải có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực như đánh, trói, ... hoặc đe dọa đánh, trói,... hoặc hành vi đó phải dùng thủ đoạn khác cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật như dùng số đông người cưỡng ép quản lý thị trường cho đem hàng hóa đầu cơ đang bị tạm giữ, cưỡng ép cán bộ kiểm lâm cho chở gỗ khai thác,... Như vậy, ngoài các hành vi có biểu hiện như trên, những hành vi phản ứng khác đối với người thi hành công vụ đều không thể bị xem là Chống người thi hành công vụ. Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986.
Trường hợp này phạm tội chống người thi hành công vụ hay không?
Ngày 10/6, Công ty điện lực A ghi điện và báo số tiền điện B phải đóng nhưng B chưa đóng. Nên đến ngày 15/6, công ty A gửi thông báo nợ tiền điện bằng cách nhắn tin vào số điện thoại xxx (số điện thoại của chủ nhà cũ, vì B mua nhà chưa ký hợp đồng mới và đăng ký số điện thoại cho công ty A), nên B cũng k nhận được tình nhắn nợ tiền hoặc thông báo nợ tiền điện nào khác của công ty A. Nên B cũng chưa đi đóng tiền điện. Đến ngày 24/6, công ty A gửi giấy thông báo ngừng cung cấp điện và B nhận được nhưng bận việc chưa đi đóng. Đến ngày 1/7, A cử nhân viên C xuống cắt điện. C thì hành lệnh công tác nên xuống tủ điện trước nhà của B để cắt điện nhưng không nói gì cho B biết việc hôm nay sẽ cắt điện. C vừa mở tủ điện để cắt điện, chưa kịp cắt thì B ra nói chuyện từ từ để đi đóng tiền, thì B và C xảy ra mâu thuẫn. B đã đánh C gây thương tích. Sau đó, C không yêu cầu xử lý hình sự và từ chối giám định thương tật. Vậy B có phạm tội chống người thi hành công vụ hay không? Trân trọng cám ơn!
Không nên dùng bạo lực chống đối CSGT khi vi phạm giao thông vì có thể ngồi tù đến 7 năm
Việc những tài xế lái xe vi phạm giao thông trong lúc sử dụng phương tiện thma gia giao thông bị CSGT yêu cầu dừng xe và ngay sau đó thì lập tức lời nói thô tục, thóa mạ thậm chí là cùng cả vũ lực để chống đối các CSGT là chuyện không còn hiếm hoi. Câu chuyện về người đàn ông khi bị dừng kiểm tra nồng độ cồn liền dùng đá đánh thiếu tá CSGT, hay Đại úy CSGT bị người vi phạm luật dùng đá đánh nhập viện...vẫn thường xuất hiện nhiều trên các trang báo. Chúng ta không biết rõ sự tình trong những lúc này nhưng việc chống trả CSGT là hành vi được quy định vi phạm pháp luật theo Điều 330 BLHS 2015 về tội chống người thi hành công vụ thì: "1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm." Như vậy, nhưng người khi tham gia giao thông dù trong trường hợp không phạm lỗi nhưng bị yêu cầu dừng xe cũng nên có thái độ bình tĩnh và không nên dùng bào lực để chống đối hay cản trở CSGT vì với hành vi này có thể bị ngồi tù lên đến 07 năm lận. Dù không bị phạt thì đây cũng là một hành vi thiếu văn hóa, do đó, chúng ta cần học cách ững cử phù hợp khi gặp CSGT trong những trường hợp này.
Hành vi chống người thi hành công vụ
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Người thi hành công vụ được hiểu bao gồm những người sau: Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Về các hành vi chống người thi hành công vụ được quy định cụ thể tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP và Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015. Theo các quy định trên thì hành vi chống người thi hành công vụ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể: Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau: "Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ; b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này." Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau: "Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm" Theo như các quy định trên có thể thấy hành vi chống người thi hành công vụ để xử phạt vi phạm hành chính hay để truy cứu trách nhiệm hình sự là tương tự nhau. Điểm phân biệt giữa xử phạt hay truy cứu có lẽ chỉ nằm ở mức độ nguy hiểm của hành vi. Tuy nhiên, cả hai quy định đều không đưa ra được hành vi diễn ra ở mức độ nào sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và mức độ nào thì truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc xác định hành vi chống người thi hành công vụ đó đã đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa. Hiện nay, những vụ việc chống người thi hành công vụ xảy ra khá thường xuyên với tính chất ngày càng nguy hiểm, manh động nhưng lại có rất ít trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự do khó khăn trong việc xác định mức độ nguy hiểm của hành vi.
Tội chống người thi hành công vụ
Chào các bạn Danluat! Luật hình sư có hiệu lực từ 2018 quy định: Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm. Như vậy, để thỏa mãn yếu tố cấu thành tội là bao gồm nhiều yếu tố. Người nào dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ thì bị phạt. Như vậy: 1. Thứ nhất: Dùng vũ lực (hoặc thủ đoạn khác) 2. Thứ hai: Cản trở 3. Thứ ba: Người thi hành công vụ 4. Công vụ Hầu như xưa nay chiến sỹ công an lạm dụng cụm từ "chống đối", "chống người thi hành công vụ" đối với người mà họ cho rằng có dấu hiệu vi phạm trật tự xã hội. Tuy nhiên, công an nói miệng thế thôi chứ không chứng minh đủ 4 yếu tố ở trên. Thứ nhất, đó là công dân phải dùng vũ lực. Mà như thế nào thì gọi là dùng vũ lực thì hình như cũng chưa có quy định chi tiết. Thứ hai, đó là hành vi dùng vũ lực đó phải gây cản trở. Nhưng chưa có quy định như thế nào thì mới gọi là cản trở. Thứ ba, lấy gì chứng minh chiến sỹ công an hiện đang thi hành công vụ. Nhỡ chiến sỹ công an đã hết giờ làm đang đi chơi thì sao? (khi này thì không thỏa mãn yếu tố là "người thi hành công vụ" vì không tồn tại công vụ tại thời điểm đó) Thứ tư, phân biệt giữa "công vụ" và "nhiệm vụ". Kể cả công dân cản trở chiến sỹ công an lúc đang làm nhiệm vụ thì cũng chưa thỏa mãn yếu tố 4 vì nhiệm vụ không đồng nghĩa với công vụ. CÔNG VỤ là gì? Xin được trao đổi với các bạn Danluat!
Thế nào là chống người thi hành công vụ ?
Chống người thi hành công vụ là hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 257 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009. Tuy nhiên, không phải hành vi nào mà phản ứng lại người thi hành công vụ cũng đều bị xem là hành vi chống người thi hành công vụ. Vì thế, chúng ta cần phải hiểu rõ thế nào là Chống người thi hành công vụ để có thể tự bảo vệ mình một cách tốt nhất. Để bị xem là Chống người thi hành công vụ, trước hết hành vi đó phải có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực như đánh, trói, ... hoặc đe dọa đánh, trói,... hoặc hành vi đó phải dùng thủ đoạn khác cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật như dùng số đông người cưỡng ép quản lý thị trường cho đem hàng hóa đầu cơ đang bị tạm giữ, cưỡng ép cán bộ kiểm lâm cho chở gỗ khai thác,... Như vậy, ngoài các hành vi có biểu hiện như trên, những hành vi phản ứng khác đối với người thi hành công vụ đều không thể bị xem là Chống người thi hành công vụ. Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986.