Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết khiếu nại?
Ngày 24/09/2024 Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 08/11/2024 Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I phải chịu trách nhiệm chính trong giải quyết khiếu nại về đăng ký biện pháp bảo đảm? Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP có quy định về nhiệm vụ của viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I như sau: - Nhiệm vụ + Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong cấp, từ chối cấp Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, thông báo xử lý tài sản bảo đảm, văn bản khác hoặc trong thực hiện chỉnh lý thông tin có sai sót, hủy đăng ký, khôi phục việc đăng ký đã bị hủy thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Đăng ký; + Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong hướng dẫn, tư vấn cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc cho tổ chức, cá nhân khác có liên quan; + Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong xây dựng nội dung hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II, Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III; thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II hoặc đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; + Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính việc xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, văn bản hoặc đề án về đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc về cung cấp dịch vụ công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Đăng ký hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; + Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân về đăng ký biện pháp bảo đảm; + Nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Như vậy, đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I là người chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân về đăng ký biện pháp bảo đảm. Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II có phải chịu trách nhiệm chính trong giải quyết khiếu nại về đăng ký biện pháp bảo đảm không? Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP có quy định về nhiệm vụ của viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II như sau: - Nhiệm vụ + Kiểm tra hồ sơ đăng ký, hồ sơ cung cấp thông tin; đề xuất việc cấp, từ chối cấp Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, thông báo xử lý tài sản hoặc văn bản khác; đề xuất việc chỉnh lý thông tin có sai sót, hủy đăng ký, khôi phục việc đăng ký đã bị hủy thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Đăng ký; hướng dẫn, tư vấn cho tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ này; + Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; + Tham mưu, đề xuất, góp ý chương trình, kế hoạch, văn bản hoặc đề án về đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc về cung cấp dịch vụ công tại Trung tâm Đăng ký theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; + Tham gia giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm; + Nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Như vậy, đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II chỉ tham gia giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm mà không phải là người chịu trách nhiệm chính trong vấn đề này. Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III có phải chịu trách nhiệm chính trong giải quyết khiếu nại về đăng ký biện pháp bảo đảm không? Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BTP có quy định về nhiệm vụ của viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III như sau: - Nhiệm vụ + Thực hiện việc ghi, cập nhật thông tin, sao lưu tài liệu trong hồ sơ đăng ký, hồ sơ cung cấp thông tin vào Hệ thống đăng ký trực tuyến; + Hướng dẫn hoặc tham gia hỗ trợ việc tư vấn cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu về đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc cho tổ chức, cá nhân khác có liên quan; + Tham gia góp ý chương trình, kế hoạch, văn bản hoặc đề án về đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc về cung cấp dịch vụ công tại Trung tâm Đăng ký hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; + Nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Như vậy, đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III không phải tham gia cũng như chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm.
Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin mà mình gửi trên mạng viễn thông
Hàng ngày, có hàng tỷ thông tin được chia sẻ trên mạng internet. Trong số đó, không ít thông tin là tin giả. Những người tạo ra và chia sẻ những nội dung này đều có thể phải đối mặt với hậu quả pháp lý. (1) Mạng viễn thông là gì? Theo khoản 14 Điều 3 Luật Viễn thông 2023 quy định, mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông. Theo đó, có thể hiểu mạng viễn thông là một hệ thống bao gồm các thiết bị viễn thông (như điện thoại, modem, máy chủ, v.v.) được kết nối với nhau thông qua các đường truyền dẫn (có thể là cáp quang, sóng vô tuyến, hoặc các phương tiện khác) nhằm cung cấp các dịch vụ viễn thông và dịch vụ ứng dụng viễn thông cho người sử dụng. Ví dụ: Khi bạn gọi điện hoặc nhắn tin, thông tin sẽ được truyền từ điện thoại của bạn đến trạm phát sóng, sau đó được chuyển tiếp qua mạng đến người nhận. (2) Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin mà mình gửi trên mạng viễn thông Theo khoản 31 và khoản 32 Điều 3 Luật Viễn thông 2023 quy định: - Người sử dụng dịch vụ viễn thông là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông với doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông. Ví du: Khi một công ty muốn sử dụng dịch vụ internet cho văn phòng của mình sẽ ký hợp đồng với một doanh nghiệp viễn thông. Trong trường hợp này, công ty là người sử dụng dịch vụ viễn thông. - Thuê bao viễn thông là người sử dụng dịch vụ viễn thông có gắn với việc ấn định tài nguyên viễn thông hoặc đường truyền dẫn cụ thể. Ví du: Một cá nhân đăng ký dịch vụ điện thoại di động và được cấp một số điện thoại cụ thể Số điện thoại này là tài nguyên viễn thông gắn liền với thuê bao của họ. Theo đó, tại khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Luật Viễn thông 2023 quy định, người sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông có các nghĩa vụ sau đây: Đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông: - Thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền sử dụng dịch vụ viễn thông; - Bồi thường thiệt hại trực tiếp do lỗi của mình gây ra cho doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin mà mình gửi, lưu giữ trên mạng viễn thông; - Không được sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông để kinh doanh dịch vụ viễn thông. Đối với thuê bao viễn thông, có nghĩa vụ tương tự như nghĩa vụ đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông và thêm một số nghĩa vụ khác, gồm: - Thực hiện quy định về quản lý tài nguyên viễn thông và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông; - Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin của thuê bao viễn thông cho doanh nghiệp viễn thông khi giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông; - Không sử dụng thông tin trên giấy tờ tùy thân của mình để thực hiện giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông cho người khác, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật về viễn thông; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc sử dụng số thuê bao viễn thông do mình đã giao kết hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông; - Bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã và thiết bị đầu cuối của mình. Có thể thấy, cả hai nhóm này đều phải tuân thủ các nghĩa vụ như thanh toán đúng hạn, bồi thường thiệt hại nếu gây ra lỗi cho doanh nghiệp viễn thông. Đặc biệt, thuê bao viễn thông còn có thêm nghĩa vụ bảo vệ thông tin cá nhân và tuân thủ quy định về quản lý tài nguyên viễn thông. Ngoài ra, pháp luật quy định cả người sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin mà mình gửi, lưu giữ trên mạng viễn thông. Việc quy định rõ ràng trách nhiệm pháp lý của người dùng dịch vụ viễn thông nhằm mục tiêu xây dựng một môi trường mạng lành mạnh, văn minh, nơi mọi người có thể tự do bày tỏ ý kiến nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Công ty gửi bưu kiện mà mình không nhận có chịu trách nhiệm gì không?
Vừa qua tôi có nhận đc đt gọi cty PE (nge ko rõ) (thông tin người nhận họ đọc đúng) trị ân a 1 món quà gồm: 1 thẻ 2 triệu và 1 chai nc hoa km 2 triệu. Tôi có hỏi nếu nhận về sau có đóng tiền hay có chịu trách nhiệm gì ko bên kia nói "không" và chỉ đóng thuế 420k là ko có chịu chi phí gì sau này cả. Hôm sau có người tự xưng nhân viên bưu điện gọi tôi có bưu kiện đọc đúng họ tên địa chỉ, tôi cũng ok xong có người bạn nói cho tôi biết nếu nhận bưu kiện thì hàng tháng phải trả tiền cho cty nên tôi gọi lại nói ko nhận nữa, nv bưu điện nói tôi đồng ý nhận rùi thì có nhận hàng hay ko thì hàng tháng chỉ cục thuế sẽ kêu tôi đóng 1tr 600k trong 20 tháng, nếu tôi ko đóng thù sẽ cho người đến nhà đòi nợ. Giờ tôi nên làm gì mọi người tư vấn giúp tôi (bưu kiện chưa đến khi viết bài này và tôi cũng ko nhận bưu kiện nếu có đến). Mong mọi người tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn
Làm giám đốc chỉ 1 một tuần và chưa ký giấy tờ gì thì phải chịu trách nhiệm gì về công ty không?
Kính thưa các anh chị luật sư ! Cho em xin hỏi là Nếu là giám đốc vai trò chuyên an ninh trật tự xã hội vừa mới đứng đại diện pháp luật ( chưa đứng tên giấy an ninh trật tự ) nhưng trong 1 tuần đã gửi mail từ chức vì cảm thấy công ty có dính dáng pháp luật và không ký bất cứ chứng từ gì liên quan đến công ty vì trong công ty đã có chủ tịch chịu trách nhiệm về phía ký tất cả chứng từ từ lúc trước. Vậy người làm giám đốc mới có bị trách nhiệm nào đối với công ty không ạ ?
Có phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này không?
Em làm nhân viên bán hàng tại một shop bán sữa.Hôm 20/12 shipper của cửa hàng lấy nhiều hơn 6 hộp sữa so với đơn hàng trong ca trực của em tổng giá trị là 5tr480 vậy em và shipper sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào nếu đưa ra pháp luật?
Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết khiếu nại?
Ngày 24/09/2024 Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 08/11/2024 Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I phải chịu trách nhiệm chính trong giải quyết khiếu nại về đăng ký biện pháp bảo đảm? Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP có quy định về nhiệm vụ của viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I như sau: - Nhiệm vụ + Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong cấp, từ chối cấp Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, thông báo xử lý tài sản bảo đảm, văn bản khác hoặc trong thực hiện chỉnh lý thông tin có sai sót, hủy đăng ký, khôi phục việc đăng ký đã bị hủy thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Đăng ký; + Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong hướng dẫn, tư vấn cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc cho tổ chức, cá nhân khác có liên quan; + Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong xây dựng nội dung hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II, Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III; thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II hoặc đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; + Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính việc xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, văn bản hoặc đề án về đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc về cung cấp dịch vụ công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Đăng ký hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; + Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân về đăng ký biện pháp bảo đảm; + Nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Như vậy, đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I là người chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân về đăng ký biện pháp bảo đảm. Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II có phải chịu trách nhiệm chính trong giải quyết khiếu nại về đăng ký biện pháp bảo đảm không? Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP có quy định về nhiệm vụ của viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II như sau: - Nhiệm vụ + Kiểm tra hồ sơ đăng ký, hồ sơ cung cấp thông tin; đề xuất việc cấp, từ chối cấp Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, thông báo xử lý tài sản hoặc văn bản khác; đề xuất việc chỉnh lý thông tin có sai sót, hủy đăng ký, khôi phục việc đăng ký đã bị hủy thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Đăng ký; hướng dẫn, tư vấn cho tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ này; + Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; + Tham mưu, đề xuất, góp ý chương trình, kế hoạch, văn bản hoặc đề án về đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc về cung cấp dịch vụ công tại Trung tâm Đăng ký theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; + Tham gia giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm; + Nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Như vậy, đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II chỉ tham gia giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm mà không phải là người chịu trách nhiệm chính trong vấn đề này. Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III có phải chịu trách nhiệm chính trong giải quyết khiếu nại về đăng ký biện pháp bảo đảm không? Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BTP có quy định về nhiệm vụ của viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III như sau: - Nhiệm vụ + Thực hiện việc ghi, cập nhật thông tin, sao lưu tài liệu trong hồ sơ đăng ký, hồ sơ cung cấp thông tin vào Hệ thống đăng ký trực tuyến; + Hướng dẫn hoặc tham gia hỗ trợ việc tư vấn cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu về đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc cho tổ chức, cá nhân khác có liên quan; + Tham gia góp ý chương trình, kế hoạch, văn bản hoặc đề án về đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc về cung cấp dịch vụ công tại Trung tâm Đăng ký hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; + Nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Như vậy, đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III không phải tham gia cũng như chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm.
Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin mà mình gửi trên mạng viễn thông
Hàng ngày, có hàng tỷ thông tin được chia sẻ trên mạng internet. Trong số đó, không ít thông tin là tin giả. Những người tạo ra và chia sẻ những nội dung này đều có thể phải đối mặt với hậu quả pháp lý. (1) Mạng viễn thông là gì? Theo khoản 14 Điều 3 Luật Viễn thông 2023 quy định, mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông. Theo đó, có thể hiểu mạng viễn thông là một hệ thống bao gồm các thiết bị viễn thông (như điện thoại, modem, máy chủ, v.v.) được kết nối với nhau thông qua các đường truyền dẫn (có thể là cáp quang, sóng vô tuyến, hoặc các phương tiện khác) nhằm cung cấp các dịch vụ viễn thông và dịch vụ ứng dụng viễn thông cho người sử dụng. Ví dụ: Khi bạn gọi điện hoặc nhắn tin, thông tin sẽ được truyền từ điện thoại của bạn đến trạm phát sóng, sau đó được chuyển tiếp qua mạng đến người nhận. (2) Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin mà mình gửi trên mạng viễn thông Theo khoản 31 và khoản 32 Điều 3 Luật Viễn thông 2023 quy định: - Người sử dụng dịch vụ viễn thông là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông với doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông. Ví du: Khi một công ty muốn sử dụng dịch vụ internet cho văn phòng của mình sẽ ký hợp đồng với một doanh nghiệp viễn thông. Trong trường hợp này, công ty là người sử dụng dịch vụ viễn thông. - Thuê bao viễn thông là người sử dụng dịch vụ viễn thông có gắn với việc ấn định tài nguyên viễn thông hoặc đường truyền dẫn cụ thể. Ví du: Một cá nhân đăng ký dịch vụ điện thoại di động và được cấp một số điện thoại cụ thể Số điện thoại này là tài nguyên viễn thông gắn liền với thuê bao của họ. Theo đó, tại khoản 2 và khoản 4 Điều 15 Luật Viễn thông 2023 quy định, người sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông có các nghĩa vụ sau đây: Đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông: - Thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền sử dụng dịch vụ viễn thông; - Bồi thường thiệt hại trực tiếp do lỗi của mình gây ra cho doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin mà mình gửi, lưu giữ trên mạng viễn thông; - Không được sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông để kinh doanh dịch vụ viễn thông. Đối với thuê bao viễn thông, có nghĩa vụ tương tự như nghĩa vụ đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông và thêm một số nghĩa vụ khác, gồm: - Thực hiện quy định về quản lý tài nguyên viễn thông và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông; - Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin của thuê bao viễn thông cho doanh nghiệp viễn thông khi giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông; - Không sử dụng thông tin trên giấy tờ tùy thân của mình để thực hiện giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông cho người khác, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật về viễn thông; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc sử dụng số thuê bao viễn thông do mình đã giao kết hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông; - Bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã và thiết bị đầu cuối của mình. Có thể thấy, cả hai nhóm này đều phải tuân thủ các nghĩa vụ như thanh toán đúng hạn, bồi thường thiệt hại nếu gây ra lỗi cho doanh nghiệp viễn thông. Đặc biệt, thuê bao viễn thông còn có thêm nghĩa vụ bảo vệ thông tin cá nhân và tuân thủ quy định về quản lý tài nguyên viễn thông. Ngoài ra, pháp luật quy định cả người sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin mà mình gửi, lưu giữ trên mạng viễn thông. Việc quy định rõ ràng trách nhiệm pháp lý của người dùng dịch vụ viễn thông nhằm mục tiêu xây dựng một môi trường mạng lành mạnh, văn minh, nơi mọi người có thể tự do bày tỏ ý kiến nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Công ty gửi bưu kiện mà mình không nhận có chịu trách nhiệm gì không?
Vừa qua tôi có nhận đc đt gọi cty PE (nge ko rõ) (thông tin người nhận họ đọc đúng) trị ân a 1 món quà gồm: 1 thẻ 2 triệu và 1 chai nc hoa km 2 triệu. Tôi có hỏi nếu nhận về sau có đóng tiền hay có chịu trách nhiệm gì ko bên kia nói "không" và chỉ đóng thuế 420k là ko có chịu chi phí gì sau này cả. Hôm sau có người tự xưng nhân viên bưu điện gọi tôi có bưu kiện đọc đúng họ tên địa chỉ, tôi cũng ok xong có người bạn nói cho tôi biết nếu nhận bưu kiện thì hàng tháng phải trả tiền cho cty nên tôi gọi lại nói ko nhận nữa, nv bưu điện nói tôi đồng ý nhận rùi thì có nhận hàng hay ko thì hàng tháng chỉ cục thuế sẽ kêu tôi đóng 1tr 600k trong 20 tháng, nếu tôi ko đóng thù sẽ cho người đến nhà đòi nợ. Giờ tôi nên làm gì mọi người tư vấn giúp tôi (bưu kiện chưa đến khi viết bài này và tôi cũng ko nhận bưu kiện nếu có đến). Mong mọi người tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn
Làm giám đốc chỉ 1 một tuần và chưa ký giấy tờ gì thì phải chịu trách nhiệm gì về công ty không?
Kính thưa các anh chị luật sư ! Cho em xin hỏi là Nếu là giám đốc vai trò chuyên an ninh trật tự xã hội vừa mới đứng đại diện pháp luật ( chưa đứng tên giấy an ninh trật tự ) nhưng trong 1 tuần đã gửi mail từ chức vì cảm thấy công ty có dính dáng pháp luật và không ký bất cứ chứng từ gì liên quan đến công ty vì trong công ty đã có chủ tịch chịu trách nhiệm về phía ký tất cả chứng từ từ lúc trước. Vậy người làm giám đốc mới có bị trách nhiệm nào đối với công ty không ạ ?
Có phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này không?
Em làm nhân viên bán hàng tại một shop bán sữa.Hôm 20/12 shipper của cửa hàng lấy nhiều hơn 6 hộp sữa so với đơn hàng trong ca trực của em tổng giá trị là 5tr480 vậy em và shipper sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào nếu đưa ra pháp luật?