Hồ sơ, thủ tục chỉ định tổ chức giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư
Hồ sơ, thủ tục chỉ định tổ chức giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư hiện nay được quy định như thế nào? 1. Hồ sơ đăng ký chỉ định Tổ chức giám định Ngày 19/12/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 29/2023/QĐ-TTg quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên. Theo đó, hồ sơ đăng ký chỉ định Tổ chức giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư được quy định tại Điều 6 Quyết định 29/2023/QĐ-TTg như sau: 1.1. Trường hợp chỉ định lần đầu, hồ sơ gồm: 1.1.1. Đơn đăng ký chỉ định giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục của Quyết định 29/2023/QĐ-TTg; 1.1.2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định; 1.1.3. Danh sách giám định viên theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục của Quyết định 29/2023/QĐ-TTg kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và các tài liệu chứng minh năng lực của giám định viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP; 1.1.4. Bản sao hệ thống các tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, phương pháp và quy trình, thủ tục giám định phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) ISO 17020 tương ứng với phạm vi đăng ký chỉ định; 1.1.5. Bản sao chứng chỉ công nhận năng lực giám định do tổ chức công nhận hợp pháp cấp (nếu có). 1.2. Trường hợp bổ sung phạm vi hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định 29/2023/QĐ-TTg, hồ sơ gồm: 1.2.1. Đơn đăng ký chỉ định bổ sung phạm vi hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục của Quyết định 29/2023/QĐ-TTg; 1.2.2. Các thành phần hồ sơ quy định tại các mục 1.1.3, 1.1.4, 1.1.5 tương ứng đối với phạm vi đăng ký bổ sung. 1.3. Trước khi quyết định chỉ định hết thời hạn hiệu lực 90 ngày, nếu có nhu cầu được tiếp tục chỉ định, tổ chức giám định phải lập hồ sơ như đối với trường hợp chỉ định lần đầu quy định tại mục 1.1. 2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức giám định Thẩm quyền, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư được quy định tại Điều 7 Quyết định 29/2023/QĐ-TTg như sau: 2.1. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền chỉ định tổ chức giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư. 2.2. Trình tự, thủ tục chỉ định lần đầu, chỉ định lại đối với trường hợp quyết định chỉ định hết hiệu lực: 2.2.1. Tổ chức giám định lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chỉ định, chỉ định lại hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Khoa học và Công nghệ để đăng ký chỉ định. 2.2.2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức giám định sửa đổi, bổ sung hồ sơ. 2.2.3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành đánh giá năng lực thực tế của tổ chức giám định thông qua việc cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá. Nội dung đánh giá thực tế theo quy định tại mục 2.4. Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức giám định đăng ký chỉ định bảo đảm. Việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức giám định phải được thông báo bằng văn bản cho tổ chức giám định đã nộp hồ sơ đăng ký biết trước 05 ngày làm việc. Kết thúc việc đánh giá, chuyên gia hoặc đoàn đánh giá phải lập biên bản đánh giá thực tế với các nội dung đã được quy định tại mục 2.4. Trường hợp, tổ chức giám định phải khắc phục các nội dung quy định trong biên bản đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày, tổ chức giám định phải gửi báo cáo kết quả hành động khắc phục về Bộ Khoa học và Công nghệ. Trường hợp các nội dung cần khắc phục phải kéo dài thêm thời hạn thì tổ chức giám định báo cáo với Bộ Khoa học và Công nghệ bằng văn bản và nêu rõ thời hạn chính thức hoàn thành việc khắc phục các nội dung trên. 2.2.4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế, nếu tổ chức giám định đã thực hiện khắc phục đầy đủ các nội dung và đáp ứng yêu cầu theo quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định chỉ định tổ chức giám định hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục của Quyết định 29/2023/QĐ-TTg. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định là 03 năm kể từ ngày ký ban hành. Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức giám định. 2.3. Trình tự, thủ tục chỉ định bổ sung phạm vi hoạt động giám định: Tổ chức giám định lập 01 bộ hồ sơ đăng ký bổ sung phạm vi hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Khoa học và Công nghệ để đăng ký chỉ định bổ sung phạm vi giám định. Trình tự, thủ tục đăng ký xem xét, chỉ định bổ sung phạm vi hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại mục 2.2. 2.4. Nội dung đánh giá năng lực thực tế: 2.4.1. Sự tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức giám định trong lĩnh vực đăng ký chỉ định; 2.4.2. Tính xác thực của hồ sơ đăng ký; 2.4.3. Việc duy trì hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng với yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020; 2.4.4. Trình độ, năng lực đội ngũ giám định viên. Quyết định 29/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ 15/02/2024.
Thủ tục xử lý đơn La Hay có chỉ định Việt Nam thực hiện như thế nào?
Thủ tục xử lý đơn La Hay có chỉ định Việt Nam là thủ tục hành chính về sở hữu trí tuệ được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trình tự thực hiện xử lý đơn La Hay có chỉ định Việt Nam - Bước 1: Tiếp nhận đơn Đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp nộp theo Thỏa ước La Hay có chỉ định Việt Nam sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ tải về từ Công báo trực tuyến đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp của Văn phòng quốc tế (WIPO). - Bước 2: Thẩm định nội dung đơn Sau khi nhận được thông báo của Văn phòng quốc tế về đơn La Hay có chỉ định Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định nội dung như đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp nộp theo thể thức quốc gia để đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. - Bước 3: Ra quyết định chấp nhận bảo hộ/thông báo từ chối bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế tại Việt Nam: + Trường hợp kiểu dáng công nghiệp trong đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam và đơn không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế trong đơn, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Phần Kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế), gửi Văn phòng quốc tế tuyên bố chấp nhận bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế và công bố quyết định trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định. + Trường hợp kiểu dáng công nghiệp trong đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc đơn còn thiếu sót (thiếu ảnh chụp/bản vẽ khiến bộ ảnh chụp/bản vẽ không bộc lộ đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp hoặc đăng ký quốc tế không đáp ứng các tuyên bố của Việt Nam hoặc có thông tin cần phải xác minh v.v…), Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối, trong đó nêu rõ nội dung và lý do từ chối và gửi thông báo đó cho Văn phòng quốc tế. + Trường hợp một số kiểu dáng công nghiệp đăng ký không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc đon còn có thiếu sót đối với một số kiểu dáng (thiếu ảnh chụp/bản vẽ khiến bộ ảnh chụp/bản vẽ không bộc lộ đầy đủ các điều kiện tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp hoặc đăng ký quốc tế không đáp ứng các tuyên bố của Việt Nam hoặc có thông tin cần phải xác minh v.v…), Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau: (i) Ra thông báo từ chối đối với kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc còn thiếu sót, trong đó nêu rõ nội dung và lý do từ chối và gửi thông báo đó cho Văn phòng quốc tế; (ii) Ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với các kiểu dáng công nghiệp đáp ứng điều kiện bảo hộ và không có thiếu sót, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Phần Kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế) và gửi cho Văn phòng quốc tế tuyên bố trong đó chỉ rõ kiểu dáng công nghiệp được chấp nhận bảo hộ và công bố quyết định trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định. Cách thức thực hiện xử lý đơn La Hay có chỉ định Việt Nam + Nộp đơn: nộp trực tuyến qua hệ thống nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp của Văn phòng quốc tế hoặc nộp đơn giấy thông qua các cơ quan sở hữu công nghiệp của các quốc gia thành viên Thỏa ước La Hay. + Sửa chữa thiếu sót hoặc phản đối ý kiến từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ: nộp thông qua đại diện theo thể thức quốc gia, tức là nộp yêu cầu: (i) Trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ, hoặc (ii) Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Thành phần, số lượng hồ sơ xử lý đơn La Hay có chỉ định Việt Nam: Theo yêu cầu của quy tắc số 7 Quy chế thi hành chung Thỏa ước La Hay Thời hạn giải quyết xử lý đơn La Hay có chỉ định Việt Nam: Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Văn phòng quốc tế ra thông báo về việc đơn có chỉ định Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ ra kết luận về khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp. Trên đây là thủ tục hành chính về xử lý đơn La Hay có chỉ định Việt Nam.
Hồ sơ, thủ tục chỉ định tổ chức giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư
Hồ sơ, thủ tục chỉ định tổ chức giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư hiện nay được quy định như thế nào? 1. Hồ sơ đăng ký chỉ định Tổ chức giám định Ngày 19/12/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 29/2023/QĐ-TTg quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên. Theo đó, hồ sơ đăng ký chỉ định Tổ chức giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư được quy định tại Điều 6 Quyết định 29/2023/QĐ-TTg như sau: 1.1. Trường hợp chỉ định lần đầu, hồ sơ gồm: 1.1.1. Đơn đăng ký chỉ định giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục của Quyết định 29/2023/QĐ-TTg; 1.1.2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định; 1.1.3. Danh sách giám định viên theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục của Quyết định 29/2023/QĐ-TTg kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và các tài liệu chứng minh năng lực của giám định viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP; 1.1.4. Bản sao hệ thống các tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, phương pháp và quy trình, thủ tục giám định phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) ISO 17020 tương ứng với phạm vi đăng ký chỉ định; 1.1.5. Bản sao chứng chỉ công nhận năng lực giám định do tổ chức công nhận hợp pháp cấp (nếu có). 1.2. Trường hợp bổ sung phạm vi hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định 29/2023/QĐ-TTg, hồ sơ gồm: 1.2.1. Đơn đăng ký chỉ định bổ sung phạm vi hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục của Quyết định 29/2023/QĐ-TTg; 1.2.2. Các thành phần hồ sơ quy định tại các mục 1.1.3, 1.1.4, 1.1.5 tương ứng đối với phạm vi đăng ký bổ sung. 1.3. Trước khi quyết định chỉ định hết thời hạn hiệu lực 90 ngày, nếu có nhu cầu được tiếp tục chỉ định, tổ chức giám định phải lập hồ sơ như đối với trường hợp chỉ định lần đầu quy định tại mục 1.1. 2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức giám định Thẩm quyền, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư được quy định tại Điều 7 Quyết định 29/2023/QĐ-TTg như sau: 2.1. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền chỉ định tổ chức giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư. 2.2. Trình tự, thủ tục chỉ định lần đầu, chỉ định lại đối với trường hợp quyết định chỉ định hết hiệu lực: 2.2.1. Tổ chức giám định lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chỉ định, chỉ định lại hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Khoa học và Công nghệ để đăng ký chỉ định. 2.2.2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức giám định sửa đổi, bổ sung hồ sơ. 2.2.3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành đánh giá năng lực thực tế của tổ chức giám định thông qua việc cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá. Nội dung đánh giá thực tế theo quy định tại mục 2.4. Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức giám định đăng ký chỉ định bảo đảm. Việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức giám định phải được thông báo bằng văn bản cho tổ chức giám định đã nộp hồ sơ đăng ký biết trước 05 ngày làm việc. Kết thúc việc đánh giá, chuyên gia hoặc đoàn đánh giá phải lập biên bản đánh giá thực tế với các nội dung đã được quy định tại mục 2.4. Trường hợp, tổ chức giám định phải khắc phục các nội dung quy định trong biên bản đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày, tổ chức giám định phải gửi báo cáo kết quả hành động khắc phục về Bộ Khoa học và Công nghệ. Trường hợp các nội dung cần khắc phục phải kéo dài thêm thời hạn thì tổ chức giám định báo cáo với Bộ Khoa học và Công nghệ bằng văn bản và nêu rõ thời hạn chính thức hoàn thành việc khắc phục các nội dung trên. 2.2.4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế, nếu tổ chức giám định đã thực hiện khắc phục đầy đủ các nội dung và đáp ứng yêu cầu theo quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định chỉ định tổ chức giám định hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục của Quyết định 29/2023/QĐ-TTg. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định là 03 năm kể từ ngày ký ban hành. Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức giám định. 2.3. Trình tự, thủ tục chỉ định bổ sung phạm vi hoạt động giám định: Tổ chức giám định lập 01 bộ hồ sơ đăng ký bổ sung phạm vi hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Khoa học và Công nghệ để đăng ký chỉ định bổ sung phạm vi giám định. Trình tự, thủ tục đăng ký xem xét, chỉ định bổ sung phạm vi hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại mục 2.2. 2.4. Nội dung đánh giá năng lực thực tế: 2.4.1. Sự tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức giám định trong lĩnh vực đăng ký chỉ định; 2.4.2. Tính xác thực của hồ sơ đăng ký; 2.4.3. Việc duy trì hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng với yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020; 2.4.4. Trình độ, năng lực đội ngũ giám định viên. Quyết định 29/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ 15/02/2024.
Thủ tục xử lý đơn La Hay có chỉ định Việt Nam thực hiện như thế nào?
Thủ tục xử lý đơn La Hay có chỉ định Việt Nam là thủ tục hành chính về sở hữu trí tuệ được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trình tự thực hiện xử lý đơn La Hay có chỉ định Việt Nam - Bước 1: Tiếp nhận đơn Đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp nộp theo Thỏa ước La Hay có chỉ định Việt Nam sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ tải về từ Công báo trực tuyến đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp của Văn phòng quốc tế (WIPO). - Bước 2: Thẩm định nội dung đơn Sau khi nhận được thông báo của Văn phòng quốc tế về đơn La Hay có chỉ định Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định nội dung như đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp nộp theo thể thức quốc gia để đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. - Bước 3: Ra quyết định chấp nhận bảo hộ/thông báo từ chối bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế tại Việt Nam: + Trường hợp kiểu dáng công nghiệp trong đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam và đơn không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế trong đơn, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Phần Kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế), gửi Văn phòng quốc tế tuyên bố chấp nhận bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế và công bố quyết định trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định. + Trường hợp kiểu dáng công nghiệp trong đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc đơn còn thiếu sót (thiếu ảnh chụp/bản vẽ khiến bộ ảnh chụp/bản vẽ không bộc lộ đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp hoặc đăng ký quốc tế không đáp ứng các tuyên bố của Việt Nam hoặc có thông tin cần phải xác minh v.v…), Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối, trong đó nêu rõ nội dung và lý do từ chối và gửi thông báo đó cho Văn phòng quốc tế. + Trường hợp một số kiểu dáng công nghiệp đăng ký không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc đon còn có thiếu sót đối với một số kiểu dáng (thiếu ảnh chụp/bản vẽ khiến bộ ảnh chụp/bản vẽ không bộc lộ đầy đủ các điều kiện tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp hoặc đăng ký quốc tế không đáp ứng các tuyên bố của Việt Nam hoặc có thông tin cần phải xác minh v.v…), Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau: (i) Ra thông báo từ chối đối với kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc còn thiếu sót, trong đó nêu rõ nội dung và lý do từ chối và gửi thông báo đó cho Văn phòng quốc tế; (ii) Ra quyết định chấp nhận bảo hộ đối với các kiểu dáng công nghiệp đáp ứng điều kiện bảo hộ và không có thiếu sót, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Phần Kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế) và gửi cho Văn phòng quốc tế tuyên bố trong đó chỉ rõ kiểu dáng công nghiệp được chấp nhận bảo hộ và công bố quyết định trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định. Cách thức thực hiện xử lý đơn La Hay có chỉ định Việt Nam + Nộp đơn: nộp trực tuyến qua hệ thống nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp của Văn phòng quốc tế hoặc nộp đơn giấy thông qua các cơ quan sở hữu công nghiệp của các quốc gia thành viên Thỏa ước La Hay. + Sửa chữa thiếu sót hoặc phản đối ý kiến từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ: nộp thông qua đại diện theo thể thức quốc gia, tức là nộp yêu cầu: (i) Trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ, hoặc (ii) Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Thành phần, số lượng hồ sơ xử lý đơn La Hay có chỉ định Việt Nam: Theo yêu cầu của quy tắc số 7 Quy chế thi hành chung Thỏa ước La Hay Thời hạn giải quyết xử lý đơn La Hay có chỉ định Việt Nam: Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Văn phòng quốc tế ra thông báo về việc đơn có chỉ định Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ ra kết luận về khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp. Trên đây là thủ tục hành chính về xử lý đơn La Hay có chỉ định Việt Nam.