Các loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01/7/2025
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 quy định về loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội như thế nào? Nguyên tắc bảo hiểm xã hội được quy định ra sao? Các loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01/7/2025 Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì các loại hình, chế độ bảo hiểm xã hội gồm: - Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây: + Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng; + Hỗ trợ chi phí mai táng; + Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng. - Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: + Ốm đau; + Thai sản; + Hưu trí; + Tử tuất; + Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. - Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: + Trợ cấp thai sản; + Hưu trí; + Tử tuất; + Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. - Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm 2013. - Bảo hiểm hưu trí bổ sung. Quy định về các nguyên tắc bảo hiểm xã hội Tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì các nguyên tắc bảo hiểm xã hội gồm: - Mức hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội; có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024. - Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện do người tham gia lựa chọn. - Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không được tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. - Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. - Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. - Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để xác định điều kiện hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng tính theo năm, một năm phải tính đủ 12 tháng. Trường hợp tính mức hưởng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm. - Việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội được xác định theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Như vậy, khi xác định, giải quyết các chế độ, vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội cần căn cứ vào các nguyên tắc đã nêu ở trên để thực hiện. Nhà nước có nhiều chính sách về bảo hiểm xã hội như bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; có chính sách hỗ trợ về tín dụng cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà bị mất việc làm; hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện...
Giám định mức độ suy giảm khả năng lao động khi bị đột quỵ
Trường hợp người lao động bị đột quỵ trong quá trình làm việc có được giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH và hồ sơ giám định như thế nào? Các trường hợp thực hiện giám định mức độ suy giảm khả năng lao động Theo quy định tại Điều 47 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì các trường hợp thực hiện giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH bao gồm: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định suy giảm khả năng lao động trong trường hợp: - Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe - Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định - Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp - Bị tai nạn lao động nhiều lần - Bị nhiều bệnh nghề nghiệp =>> Như vậy, về nguyên tắc để được giám định suy giảm khả năng lao động hưởng các chế độ của BHXH thì người lao động phải bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Bị đột quỵ có được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động - Danh mục các bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT theo đó đột quỵ không được xem là bệnh nghề nghiệp. Cho nên, sẽ loại trừ trường hợp được giám định suy giảm khả năng lao động do bị bệnh nghề nghiệp nêu trên. Theo khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Như vậy, nếu người lao động bị đột quỵ trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì sẽ được xem là tai nạn lao động. Tuy nhiên, nếu người lao động bị đột quỵ trong quá trình làm việc nhưng nguyên nhân gây ra đột quỵ cho người lao động không phải là do thực hiện công việc gây nên mà là do các bệnh lý có sẵn của người lao động thì trường hợp này sẽ không được xem là tai nạn lao động. Do đó, nếu bị đột quỵ trong quá trình lao động mà nguyên nhân gây ra không phải do bệnh lý có sẵn thì sẽ được xem là tai nạn lao động. Sau khi bị đột quỵ mà người lao động đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe thì sẽ được tiến hành giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH. Hồ sơ giám định mức độ suy giảm khả năng lao động Căn cứ Thông tư 56/2017/TT-BYT thì hồ sơ giám định mức độ suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động bao gồm: - Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này - Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định - Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực =>> Như vậy, nếu bị đột quỵ được xem là tai nạn lao động thì người lao động chuẩn bị hồ sơ theo quy định nêu trên để thực hiện giám định mức độ suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH.
Chế độ hưu trí khi tới tuổi hưu vẫn làm việc - khối công ty TNHH
Kính chào Luật sư Xin nhờ LS giải đáp một số thắc mắc về vấn đề nghỉ hưu Tôi là nữ, sinh tháng 11-1967, làm việc trong 1 công ty TNHH mà tôi trong HĐ thành viên của công ty vừa là giám đốc công ty này. Tháng 12-2023, tôi sẽ tới tuổi hưu, nhưng tôi vẫn làm việc tiếp thì tôi có được hưởng chế độ hưu trí không? Thủ tục để tôi vừa được hưởng chế độ hưu trí mà vẫn tiếp tục làm việc như thế nào Cảm ơn LS Lê Thụy Vũ
Chế độ cho gv trực bán trú tại trường không phải là trường thcs bán trú
GV trực bán trú (24h/24h cho 1 ca trực) ở trường không phải là trường thcs bán trú được hưởng chế độ như thế nào
Chế độ đóng BHXH, BHYT cho lao động thời vụ
Kình gửi Thư viện Pháp luật. Tôi xin Luật sư tư vấn: Chế độ đóng BHXH, BHTY cho lao động thời vụ, ngày làm dưới 08 giờ, thời hạn HĐLĐ 1 năm thì thực hiện như thế nào ạ?
Các loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01/7/2025
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 quy định về loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội như thế nào? Nguyên tắc bảo hiểm xã hội được quy định ra sao? Các loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01/7/2025 Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì các loại hình, chế độ bảo hiểm xã hội gồm: - Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây: + Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng; + Hỗ trợ chi phí mai táng; + Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng. - Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: + Ốm đau; + Thai sản; + Hưu trí; + Tử tuất; + Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. - Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: + Trợ cấp thai sản; + Hưu trí; + Tử tuất; + Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. - Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm 2013. - Bảo hiểm hưu trí bổ sung. Quy định về các nguyên tắc bảo hiểm xã hội Tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì các nguyên tắc bảo hiểm xã hội gồm: - Mức hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội; có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024. - Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện do người tham gia lựa chọn. - Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không được tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. - Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. - Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. - Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để xác định điều kiện hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng tính theo năm, một năm phải tính đủ 12 tháng. Trường hợp tính mức hưởng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm. - Việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội được xác định theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Như vậy, khi xác định, giải quyết các chế độ, vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội cần căn cứ vào các nguyên tắc đã nêu ở trên để thực hiện. Nhà nước có nhiều chính sách về bảo hiểm xã hội như bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; có chính sách hỗ trợ về tín dụng cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà bị mất việc làm; hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện...
Giám định mức độ suy giảm khả năng lao động khi bị đột quỵ
Trường hợp người lao động bị đột quỵ trong quá trình làm việc có được giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH và hồ sơ giám định như thế nào? Các trường hợp thực hiện giám định mức độ suy giảm khả năng lao động Theo quy định tại Điều 47 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì các trường hợp thực hiện giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH bao gồm: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định suy giảm khả năng lao động trong trường hợp: - Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe - Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định - Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp - Bị tai nạn lao động nhiều lần - Bị nhiều bệnh nghề nghiệp =>> Như vậy, về nguyên tắc để được giám định suy giảm khả năng lao động hưởng các chế độ của BHXH thì người lao động phải bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Bị đột quỵ có được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động - Danh mục các bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT theo đó đột quỵ không được xem là bệnh nghề nghiệp. Cho nên, sẽ loại trừ trường hợp được giám định suy giảm khả năng lao động do bị bệnh nghề nghiệp nêu trên. Theo khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Như vậy, nếu người lao động bị đột quỵ trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì sẽ được xem là tai nạn lao động. Tuy nhiên, nếu người lao động bị đột quỵ trong quá trình làm việc nhưng nguyên nhân gây ra đột quỵ cho người lao động không phải là do thực hiện công việc gây nên mà là do các bệnh lý có sẵn của người lao động thì trường hợp này sẽ không được xem là tai nạn lao động. Do đó, nếu bị đột quỵ trong quá trình lao động mà nguyên nhân gây ra không phải do bệnh lý có sẵn thì sẽ được xem là tai nạn lao động. Sau khi bị đột quỵ mà người lao động đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe thì sẽ được tiến hành giám định suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH. Hồ sơ giám định mức độ suy giảm khả năng lao động Căn cứ Thông tư 56/2017/TT-BYT thì hồ sơ giám định mức độ suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động bao gồm: - Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này - Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định - Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực =>> Như vậy, nếu bị đột quỵ được xem là tai nạn lao động thì người lao động chuẩn bị hồ sơ theo quy định nêu trên để thực hiện giám định mức độ suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ của BHXH.
Chế độ hưu trí khi tới tuổi hưu vẫn làm việc - khối công ty TNHH
Kính chào Luật sư Xin nhờ LS giải đáp một số thắc mắc về vấn đề nghỉ hưu Tôi là nữ, sinh tháng 11-1967, làm việc trong 1 công ty TNHH mà tôi trong HĐ thành viên của công ty vừa là giám đốc công ty này. Tháng 12-2023, tôi sẽ tới tuổi hưu, nhưng tôi vẫn làm việc tiếp thì tôi có được hưởng chế độ hưu trí không? Thủ tục để tôi vừa được hưởng chế độ hưu trí mà vẫn tiếp tục làm việc như thế nào Cảm ơn LS Lê Thụy Vũ
Chế độ cho gv trực bán trú tại trường không phải là trường thcs bán trú
GV trực bán trú (24h/24h cho 1 ca trực) ở trường không phải là trường thcs bán trú được hưởng chế độ như thế nào
Chế độ đóng BHXH, BHYT cho lao động thời vụ
Kình gửi Thư viện Pháp luật. Tôi xin Luật sư tư vấn: Chế độ đóng BHXH, BHTY cho lao động thời vụ, ngày làm dưới 08 giờ, thời hạn HĐLĐ 1 năm thì thực hiện như thế nào ạ?