Chất vấn là gì? Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn những ai?
Chất vấn là gì? Trình tự tổ chức hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội hiện nay thế nào? Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn những ai? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Như thế nào là chất vấn? Căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 có giải thích về chất vấn như sau: Chất vấn là việc đại biểu Quốc hội nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; đại biểu Hội đồng nhân dân nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu. Theo đó, có thể hiểu đơn giản chất vấn là là hoạt động mà đại biểu Quốc hội đặt ra những câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của chức danh như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, các thành viên khác trong Chính phủ, Chánh án TAND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSNDTC tối cao và Tổng Kiểm toán nhà nước. (2) Hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được tổ chức như thế nào? Căn cứ khoản 3 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 có quy định hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được tiến hành theo trình tự sau đây: - Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể. - Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có); - Trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại. - Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình. Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội. (3) Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn những ai? Căn cứ Điều 32 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định về quyền chất vấn như sau: - Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSNDTC Tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. - Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội hoặc tại phiên họp UBTVQH trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp cần thiết, Quốc hội, UBTVQH cho trả lời bằng văn bản. - Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại tại phiên họp của Quốc hội, của UBTVQH hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn. Đối chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay, các đối tượng mà đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn bao gồm: - Chủ tịch nước. - Chủ tịch Quốc hội. - Thủ tướng Chính phủ. - Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Tổng Kiểm toán nhà nước.
Chất vấn tại Kỳ họp Quốc hội được quy định thế nào?
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn là một hoạt động không thể thiếu tại các kỳ họp Quốc hội, nhờ vào hoạt động chất vấn mà các Đại biểu Quốc có thể làm sáng tỏ các vấn đề vướng mắc, mở ra điểm mới sau những phiên tranh luận từ đó giúp cơ quan lập pháp ban hành những chính sách mới cải thiện hơn. Trong những ngày qua, tại Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV đang tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với những lãnh đạo đứng đầu bộ, ngành. Vậy chất vấn tại các Kỳ họp Quốc hội được quy định ra sao? 1. Chất vấn là hoạt động gì? Chất vấn là việc đại biểu Quốc hội nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán nhà nước. Bên cạnh đó còn có đại biểu HĐND nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015. Đồng thời hoạt động chất vấn còn được quy định tại Điều 80 Hiến pháp 2013 theo đó: Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, UBTVQH cho trả lời bằng văn bản. 2. Quyền của đại biểu chất vấn tại Quốc hội Cũng tại khoản 3 Điều 80 Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Sau đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại tại phiên họp của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn. 3. Quy trình tiến hành chất vấn tại kỳ họp Quốc hội Việc chất vấn trước Kỳ họp Quốc hội thông thường được phát thanh, truyền hình trực tiếp vì vậy phải được thực hiện theo một quy trình chuẩn và trọng tâm vấn đề để đủ thời lượng. Theo đó, căn cứ Điều 15 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định nội chất vấn phải được xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội như sau: Trước phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến UBTVQH. Căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu Quốc hội, UBTVQH trình Quốc hội quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn. (1) Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể. (2) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay. xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có). (3) Trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời. (4) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình. Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội. 4. Trả lời chất vấn bằng văn bản Tùy vào nội dung và trường hợp nhất định để đảm bảo quy trình chất vấn được bao quát thì Quốc hội sẽ cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp sau đây: - Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp. - Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh. - Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp. Theo đó, người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản và được gửi đến đại biểu Quốc hội đã chất vấn, UBTVQH, các Đoàn đại biểu Quốc hội và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật. Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị UBTVQH đưa ra thảo luận tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, kỳ họp Quốc hội gần nhất hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn. 5. Nội dung chất vấn tại kỳ họp Quốc hội Nội dung chính chất vấn tại kỳ họp Quốc hội bao gồm 04 nội dung sau đây: Thứ nhất là phải đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân liên quan đến vấn đề chất vấn. Thứ hai là đưa ra được thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập. Thứ ba là trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân sẽ như thế nào. Thứ tư là trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về chất vấn. Trên đây là những quy định chung về hoạt động chất vấn tại các Kỳ họp Quốc hội, qua đó có thể thấy chất vấn là một trong những hoạt động quan trọng để giải quyết những vấn đề một cách trực tiếp với nhau thông qua đối thoại tại hội trường Quốc hội và được trực tiếp trên truyền hình cho cả nước biết đến.
"Sinh viên Luật làm nóng hội trường Quốc hội"
Đây là những câu chất vấn của Sinh viên Luật làm nóng hội trường Quốc hội, mời quý thành viên Dân Luật cùng xem qua và cho ý kiến: Ảnh minh họa - Nguồn Internet - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Văn bản hợp nhất có giá trị pháp lý hay không? - Đại biểu Quốc hội N (mỉm cười): Điều 4 của Pháp lệnh số 01/2012/UBTVQH13 ngày 22/3/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định rằng “Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật”; như vậy, văn bản hợp nhất có giá trị pháp lý. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Nếu văn bản hợp nhất có sai sót thì sao? - Đại biểu Quốc hội N (mỉm cười): Khoản 1 Điều 9 của Pháp lệnh số 01 quy định rõ như sau: “Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất”. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Nếu vậy thì áp dụng văn bản hợp nhất sẽ dễ gặp phải rủi ro pháp lý, nó mà bị sai sót thì người dân phải gánh hậu quả… - Đại biểu Quốc hội N: Thưa đồng chí! Về vấn đề này tương đối dài dòng, tôi sẽ trả lời đồng chí bằng văn bản sau. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Khoản 4 Điều 154 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”. Vậy giả sử Nghị định X hết hiệu lực, Thông tư Y hướng dẫn thi hành Nghị định X có hết hiệu lực hay không? Nếu Thông tư Y hết hiệu lực thì hết vào lúc nào? - Đại biểu Quốc hội M: Thông tư Y đương nhiên hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định X hết hiệu lực. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Nhưng hiện nay chưa có Thông tư nào thay thế Thông tư Y (Chưa ban hành kịp Thông tư), thì chúng ta lấy cái gì để điều chỉnh quan hệ xã hội? Reng…reng…reng… Thì ra mình (Sinh viên Luật) đang mơ, giá như đồng hồ chưa báo thức thì biết đâu đã có câu trả lời. Nhưng nếu có cơ hội thì mình vẫn sẽ hỏi như trong mơ. Ai biết thì trả lời giúp em. P/s: Chuyện có thật từ một Sinh viên Luật.
SINH VIÊN LUẬT CHẤT VẤN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐNB
Dân Luật xin đưa tin về việc sinh viên Luật chất vấn đại biểu Quốc hội: Sinh viên Luật: Đại biểu cho biết văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất của nước ta là gì? Đại biểu ĐNB: Đó là Hiến pháp, điều này được quy định tại điều 146 Hiến pháp 1992 Sinh viên Luật: Vậy tại sao Nghị quyết 51 lại sửa đổi Hiến pháp 1992? Đại biểu ĐNB: Quốc hội được ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết nên Nghị quyết có thể sửa đổi Hiến pháp (vì chúng cùng cơ quan ban hành). Sinh viên Luật: Nếu vậy thì Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội có giá trị ngang nhau rồi, bởi ngang nhau mới có thể sửa nhau được. Chứ làm gì có chuyện nhỏ mà được quyền sửa lớn. Đại biểu ĐNB: Không phải thế! Trong trường hợp sửa đổi một nội dung nhỏ thì Quốc hội mới ban hành Nghị quyết, nếu sửa đổi nhiều thì ban hành Hiến pháp mới sửa đổi. Sinh viên Luật: Bộ luật lao động 1994 bị Luật lao động 2007 sửa đổi duy nhất một điều, tại sao không ban hành Nghị quyết để sửa đổi mà lại ban hành Luật? Đại biểu ĐNB: Vấn đề này tương đối dài dòng, tôi sẽ trả lời đồng chí sau bằng văn bản. Sinh viên Luật: Đại biểu cho biết sự khác nhau của Bộ Luật với Luật là gì? Đại biểu ĐNB: Bộ Luật quy định phạm vi rộng hơn Luật Sinh viên Luật: Vậy ai có thẩm quyền ban hành Bộ Luật? Đại biểu ĐNB: Quốc hội sẽ có thẩm quyền ban hành Bộ Luật. Ví dụ: Bộ Luật lao động, Bộ Luật dân sự, Bộ luật Hàng hải… do Quốc hội ban hành. Sinh viên Luật: Vậy văn bản nào cho rằng Quốc hội được quyền ban hành Bộ luật? Đại biểu ĐNB: Không có văn bản nào nói đến Quốc hội được quyền ban hành Bộ Luật mà chỉ nói Quốc hội được ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết. Bộ Luật được hiểu như Luật nên Quốc hội được ban hành Bộ Luật? Sinh viên Luật: Nếu gọi Bộ luật như Luật thì phân chia Bộ luật với Luật để làm gì? Đại biểu có thấy sự phân chia như thế mang lại sự rắc rối thêm không? Đại biểu ĐNB: Chắc chắn là không có gì rắc rối, nó có ý nghĩa riêng của nó. Vấn đề này tương đối dài dòng, tôi sẽ trả lời đồng chí sau bằng văn bản. Sinh viên Luật: Đại biểu cho biết tại sao tuổi thọ của các văn bản luật nước ta quá ngắn, phải chăng do khả năng dự đoán của nhà làm luật còn thấp? Đại biểu ĐNB: Pháp luật là điều tĩnh, còn đời sống xã hội là động (luôn vận động và phát triển không ngừng). Trước khi ban hành văn bản Luật nhà lập pháp đã dự đoán sự phát triển của đất nước trong tương lai xa. Tuy nhiên, đời sống xã hội nước nhà phát triển với tốc độ quá nhanh, bởi vậy Luật ban hành ra mau chóng lạc hậu. Sinh viên Luật: Văn bản pháp luật phải tường minh một nghĩa, dễ hiểu, áp dụng trực tiếp vào đời sống được. Tại sao Luật của Quốc hội ban hành không thể đi vào cuộc sống mà còn phải chờ Nghị định, Thông tư, thậm chí Công văn hướng dẫn? Phải chăng Quốc hội ban hành Luật theo ngôn ngữ nhiều nghĩa, khó hiểu, không áp dụng trực tiếp được. Đại biều ĐNB: Thật sự vấn đề này là phạm trù khó hiểu và cực kì dài dòng nên tôi sẽ trả lời đồng chí sau bằng văn bản. Đôi nét về Đại biểu Quốc hội ĐNB Đại biểu Quốc hội ĐNB sinh năm 1946, tên thật là Đại Ngụy Biện. Là người có khả năng uyên thâm về xã hội và pháp luật. Mọi vấn đề đều biết và trả lời được, nếu bí thì đại biểu này sẽ trả lời bằng văn bản.
Chất vấn là gì? Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn những ai?
Chất vấn là gì? Trình tự tổ chức hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội hiện nay thế nào? Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn những ai? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Như thế nào là chất vấn? Căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 có giải thích về chất vấn như sau: Chất vấn là việc đại biểu Quốc hội nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; đại biểu Hội đồng nhân dân nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu. Theo đó, có thể hiểu đơn giản chất vấn là là hoạt động mà đại biểu Quốc hội đặt ra những câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của chức danh như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, các thành viên khác trong Chính phủ, Chánh án TAND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSNDTC tối cao và Tổng Kiểm toán nhà nước. (2) Hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được tổ chức như thế nào? Căn cứ khoản 3 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 có quy định hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được tiến hành theo trình tự sau đây: - Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể. - Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có); - Trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại. - Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình. Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội. (3) Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn những ai? Căn cứ Điều 32 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định về quyền chất vấn như sau: - Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSNDTC Tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. - Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội hoặc tại phiên họp UBTVQH trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp cần thiết, Quốc hội, UBTVQH cho trả lời bằng văn bản. - Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại tại phiên họp của Quốc hội, của UBTVQH hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn. Đối chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay, các đối tượng mà đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn bao gồm: - Chủ tịch nước. - Chủ tịch Quốc hội. - Thủ tướng Chính phủ. - Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Tổng Kiểm toán nhà nước.
Chất vấn tại Kỳ họp Quốc hội được quy định thế nào?
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn là một hoạt động không thể thiếu tại các kỳ họp Quốc hội, nhờ vào hoạt động chất vấn mà các Đại biểu Quốc có thể làm sáng tỏ các vấn đề vướng mắc, mở ra điểm mới sau những phiên tranh luận từ đó giúp cơ quan lập pháp ban hành những chính sách mới cải thiện hơn. Trong những ngày qua, tại Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV đang tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với những lãnh đạo đứng đầu bộ, ngành. Vậy chất vấn tại các Kỳ họp Quốc hội được quy định ra sao? 1. Chất vấn là hoạt động gì? Chất vấn là việc đại biểu Quốc hội nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán nhà nước. Bên cạnh đó còn có đại biểu HĐND nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015. Đồng thời hoạt động chất vấn còn được quy định tại Điều 80 Hiến pháp 2013 theo đó: Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, UBTVQH cho trả lời bằng văn bản. 2. Quyền của đại biểu chất vấn tại Quốc hội Cũng tại khoản 3 Điều 80 Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Sau đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại tại phiên họp của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn. 3. Quy trình tiến hành chất vấn tại kỳ họp Quốc hội Việc chất vấn trước Kỳ họp Quốc hội thông thường được phát thanh, truyền hình trực tiếp vì vậy phải được thực hiện theo một quy trình chuẩn và trọng tâm vấn đề để đủ thời lượng. Theo đó, căn cứ Điều 15 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định nội chất vấn phải được xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội như sau: Trước phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến UBTVQH. Căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu Quốc hội, UBTVQH trình Quốc hội quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn. (1) Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể. (2) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay. xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có). (3) Trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời. (4) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình. Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội. 4. Trả lời chất vấn bằng văn bản Tùy vào nội dung và trường hợp nhất định để đảm bảo quy trình chất vấn được bao quát thì Quốc hội sẽ cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp sau đây: - Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp. - Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh. - Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp. Theo đó, người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản và được gửi đến đại biểu Quốc hội đã chất vấn, UBTVQH, các Đoàn đại biểu Quốc hội và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật. Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị UBTVQH đưa ra thảo luận tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, kỳ họp Quốc hội gần nhất hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn. 5. Nội dung chất vấn tại kỳ họp Quốc hội Nội dung chính chất vấn tại kỳ họp Quốc hội bao gồm 04 nội dung sau đây: Thứ nhất là phải đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân liên quan đến vấn đề chất vấn. Thứ hai là đưa ra được thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập. Thứ ba là trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân sẽ như thế nào. Thứ tư là trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về chất vấn. Trên đây là những quy định chung về hoạt động chất vấn tại các Kỳ họp Quốc hội, qua đó có thể thấy chất vấn là một trong những hoạt động quan trọng để giải quyết những vấn đề một cách trực tiếp với nhau thông qua đối thoại tại hội trường Quốc hội và được trực tiếp trên truyền hình cho cả nước biết đến.
"Sinh viên Luật làm nóng hội trường Quốc hội"
Đây là những câu chất vấn của Sinh viên Luật làm nóng hội trường Quốc hội, mời quý thành viên Dân Luật cùng xem qua và cho ý kiến: Ảnh minh họa - Nguồn Internet - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Văn bản hợp nhất có giá trị pháp lý hay không? - Đại biểu Quốc hội N (mỉm cười): Điều 4 của Pháp lệnh số 01/2012/UBTVQH13 ngày 22/3/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định rằng “Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật”; như vậy, văn bản hợp nhất có giá trị pháp lý. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Nếu văn bản hợp nhất có sai sót thì sao? - Đại biểu Quốc hội N (mỉm cười): Khoản 1 Điều 9 của Pháp lệnh số 01 quy định rõ như sau: “Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất”. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Nếu vậy thì áp dụng văn bản hợp nhất sẽ dễ gặp phải rủi ro pháp lý, nó mà bị sai sót thì người dân phải gánh hậu quả… - Đại biểu Quốc hội N: Thưa đồng chí! Về vấn đề này tương đối dài dòng, tôi sẽ trả lời đồng chí bằng văn bản sau. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Khoản 4 Điều 154 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”. Vậy giả sử Nghị định X hết hiệu lực, Thông tư Y hướng dẫn thi hành Nghị định X có hết hiệu lực hay không? Nếu Thông tư Y hết hiệu lực thì hết vào lúc nào? - Đại biểu Quốc hội M: Thông tư Y đương nhiên hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định X hết hiệu lực. - Sinh viên Luật: Thưa đồng chí! Nhưng hiện nay chưa có Thông tư nào thay thế Thông tư Y (Chưa ban hành kịp Thông tư), thì chúng ta lấy cái gì để điều chỉnh quan hệ xã hội? Reng…reng…reng… Thì ra mình (Sinh viên Luật) đang mơ, giá như đồng hồ chưa báo thức thì biết đâu đã có câu trả lời. Nhưng nếu có cơ hội thì mình vẫn sẽ hỏi như trong mơ. Ai biết thì trả lời giúp em. P/s: Chuyện có thật từ một Sinh viên Luật.
SINH VIÊN LUẬT CHẤT VẤN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐNB
Dân Luật xin đưa tin về việc sinh viên Luật chất vấn đại biểu Quốc hội: Sinh viên Luật: Đại biểu cho biết văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất của nước ta là gì? Đại biểu ĐNB: Đó là Hiến pháp, điều này được quy định tại điều 146 Hiến pháp 1992 Sinh viên Luật: Vậy tại sao Nghị quyết 51 lại sửa đổi Hiến pháp 1992? Đại biểu ĐNB: Quốc hội được ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết nên Nghị quyết có thể sửa đổi Hiến pháp (vì chúng cùng cơ quan ban hành). Sinh viên Luật: Nếu vậy thì Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội có giá trị ngang nhau rồi, bởi ngang nhau mới có thể sửa nhau được. Chứ làm gì có chuyện nhỏ mà được quyền sửa lớn. Đại biểu ĐNB: Không phải thế! Trong trường hợp sửa đổi một nội dung nhỏ thì Quốc hội mới ban hành Nghị quyết, nếu sửa đổi nhiều thì ban hành Hiến pháp mới sửa đổi. Sinh viên Luật: Bộ luật lao động 1994 bị Luật lao động 2007 sửa đổi duy nhất một điều, tại sao không ban hành Nghị quyết để sửa đổi mà lại ban hành Luật? Đại biểu ĐNB: Vấn đề này tương đối dài dòng, tôi sẽ trả lời đồng chí sau bằng văn bản. Sinh viên Luật: Đại biểu cho biết sự khác nhau của Bộ Luật với Luật là gì? Đại biểu ĐNB: Bộ Luật quy định phạm vi rộng hơn Luật Sinh viên Luật: Vậy ai có thẩm quyền ban hành Bộ Luật? Đại biểu ĐNB: Quốc hội sẽ có thẩm quyền ban hành Bộ Luật. Ví dụ: Bộ Luật lao động, Bộ Luật dân sự, Bộ luật Hàng hải… do Quốc hội ban hành. Sinh viên Luật: Vậy văn bản nào cho rằng Quốc hội được quyền ban hành Bộ luật? Đại biểu ĐNB: Không có văn bản nào nói đến Quốc hội được quyền ban hành Bộ Luật mà chỉ nói Quốc hội được ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết. Bộ Luật được hiểu như Luật nên Quốc hội được ban hành Bộ Luật? Sinh viên Luật: Nếu gọi Bộ luật như Luật thì phân chia Bộ luật với Luật để làm gì? Đại biểu có thấy sự phân chia như thế mang lại sự rắc rối thêm không? Đại biểu ĐNB: Chắc chắn là không có gì rắc rối, nó có ý nghĩa riêng của nó. Vấn đề này tương đối dài dòng, tôi sẽ trả lời đồng chí sau bằng văn bản. Sinh viên Luật: Đại biểu cho biết tại sao tuổi thọ của các văn bản luật nước ta quá ngắn, phải chăng do khả năng dự đoán của nhà làm luật còn thấp? Đại biểu ĐNB: Pháp luật là điều tĩnh, còn đời sống xã hội là động (luôn vận động và phát triển không ngừng). Trước khi ban hành văn bản Luật nhà lập pháp đã dự đoán sự phát triển của đất nước trong tương lai xa. Tuy nhiên, đời sống xã hội nước nhà phát triển với tốc độ quá nhanh, bởi vậy Luật ban hành ra mau chóng lạc hậu. Sinh viên Luật: Văn bản pháp luật phải tường minh một nghĩa, dễ hiểu, áp dụng trực tiếp vào đời sống được. Tại sao Luật của Quốc hội ban hành không thể đi vào cuộc sống mà còn phải chờ Nghị định, Thông tư, thậm chí Công văn hướng dẫn? Phải chăng Quốc hội ban hành Luật theo ngôn ngữ nhiều nghĩa, khó hiểu, không áp dụng trực tiếp được. Đại biều ĐNB: Thật sự vấn đề này là phạm trù khó hiểu và cực kì dài dòng nên tôi sẽ trả lời đồng chí sau bằng văn bản. Đôi nét về Đại biểu Quốc hội ĐNB Đại biểu Quốc hội ĐNB sinh năm 1946, tên thật là Đại Ngụy Biện. Là người có khả năng uyên thâm về xã hội và pháp luật. Mọi vấn đề đều biết và trả lời được, nếu bí thì đại biểu này sẽ trả lời bằng văn bản.