Những ai được hưởng lương cao từ 1/1/2021?
Ảnh minh họa: Lương từ 1/1/2021 Theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động, có nội dung "từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ". Xem chi tiết TẠI ĐÂY. Theo Nghị định 90, mức lương tối thiểu vùng phải bảo đảm: - Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; - Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này. Cụ thể như sau: Mức lương tối thiểu vùng từ 1/1/2021 Mức lương tối thiểu của người đã qua học nghề, đào tạo nghề Vùng 1 4.420.000 đồng/tháng 4.729.400 đồng/tháng Vùng 2 3.920.000 đồng/tháng 4.194.400 đồng/tháng Vùng 3 3.430.000 đồng/tháng 3.670.100 đồng/tháng Vùng 4 3.070.000 đồng/tháng 3.284.900 đồng/tháng Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo bảng trên sẽ được cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động. Cụ thể, những người có bằng cấp, chứng chỉ sau đây được xác định là đã qua học nghề, đào tạo nghề gồm: - Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90-CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo; - Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005; - Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề; - Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm; - Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp; - Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học; - Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài; - Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề. Như vậy trường hợp lương tối thiểu vùng 2021 thực hiện theo Nghị định 90 mà không có thay đổi gì về đối tượng đã qua học nghề, đào tạo nghề được hưởng lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng thì những người có bằng cấp, chứng chỉ nêu trên sẽ được hưởng lương cao hơn so với mức tối thiểu vùng.
Chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021, NLĐ được và mất gì?
Chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 Mới đây Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa quy định tăng lương tối thiểu từ 1.7 hàng năm bắt đầu từ năm 2022 cộng với trước đó Hội đồng tiền lương quốc gia khuyến nghị tiếp tục duy trì đến hết năm 2021 áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng hiện hành. Như vậy, dự kiến nhiều khả năng lương tối thiểu vùng năm 2021 có thể được giữ nguyên. Trường hợp Thủ tướng đồng ý với phương án này thì người lao động sẽ được và mất gì khi chưa tăng lương tối thiểu vùng. NLĐ mất gì? Trường hợp nếu chưa thực hiện tăng lương thì mức lương áp dụng năm 2021 sẽ giống với mức được quy đinh tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau: - Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. - Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. - Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. - Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV. BLLĐ 2019 quy định: Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Trường hợp chưa tăng lương thì NLĐ hiện hành đang được áp dụng mức thấp nhất nêu trên sẽ chưa được tăng lương, mức lương tối thiểu vẫn được giữ nguyên, việc chưa tăng lương cũng là vấn đề quan trọng để khuyến khích người lao động làm việc tạo kết quả doanh thu. NLĐ được gì: Việc chưa tăng lương tối thiểu đồng nghĩa với việc phí bảo hiểm chưa tăng mà NLĐ trong khối doanh nghiệp sản xuất được hưởng lương theo sản phẩm hoặc doanh thu. Theo đó, mức đóng BHXH hiện hành được quy định như sau: - Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH: Người sử dụng lao động Người lao động BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN 14% 3% 0.3% 1% 3% 8% - - 1% 1.5% 21.3% 10.5% Tổng cộng 31.8% - Trường hợp doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn: Người sử dụng lao động Người lao động BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN 14% 3% 0.5% 1% 3% 8% - - 1% 1.5% 21.5% 10.5% Tổng cộng 32% Căn cứ: Nghị định 58/2020/NĐ-CP
Kiến nghị từ năm 2022, tăng lương tối thiểu cho người lao động từ 1.7
Thay vì tăng lương tối thiểu từ 1.1 hàng năm, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa quy định tăng lương tối thiểu từ 1.7 hàng năm, bắt đầu từ năm 2022. Đây là kiến nghị của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) tại Hội nghị trực tuyến giữa Thủ tướng và Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN với 27 tỉnh, thành phố về “Bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động” tổ chức sáng nay, 24.12. Tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố cùng phối hợp, tập trung vào một số nội dung cụ thể như: việc làm, tiền lương, nhà ở và điều kiện làm việc của công nhân lao động. Cụ thể, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Chính phủ tiếp tục có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhằm tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Về tiền lương, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia, làm cơ sở để các bên thương lượng, đề xuất tiền lương tối thiểu vùng hằng năm khách quan, công bằng. Trước mắt, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia họp vào quý 2/2021 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội làm căn cứ thương lượng, thống nhất và trình khuyến nghị tới Chính phủ xem xét, quyết định tiền lương tối thiểu vùng năm 2021. Đồng thời, xem xét, sửa quy định, để từ năm 2022, việc tăng lương tối thiểu bắt đầu từ 1.7 hàng năm. Chăm lo cuộc sống tốt hơn cho công nhân trong thời gian tới Về nhà ở và điều kiện làm việc của công nhân lao động, Tổng Liên đoàn đề nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố, bộ ngành liên quan phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai các quyết định của Thủ tướng về vấn đề xây dựng nhà ở và các thiết chế cho công nhân lao động... Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định vấn đề việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động là vấn đề quan trọng. Trong bối cảnh mới, đặc biệt là từ khi xuất hiện dịch Covid-19, công nhân và người lao động đang đối mặt với không ít thách thức, nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty phải giảm, giãn việc. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng nhiều hơn để công nhân có việc làm. Liên quan đến vấn đề xây dựng các thiết chế công đoàn, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các cấp công đoàn và người sử dụng lao động trong lĩnh vực quy hoạch đất đai, xây dựng nhà ở, trường học và các thiết chế phục vụ công nhân. Đây là nhiệm vụ cần được ưu tiên đặc biệt trong 5 năm tới. Các địa phương phải dành nguồn lực thỏa đáng chăm lo, hỗ trợ công nhân lao động. Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta cùng bắt tay nhau lo cuộc sống tốt hơn cho công nhân trong thời gian tới. Trước hết, các địa phương, các khu công nghiệp phải lo, phải dành quỹ đất cho việc xây dựng thiết chế công đoàn tốt hơn. Nhà nước bố trí nguồn lực hỗ trợ cùng với các địa phương, doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân. Các doanh nghiệp, người sử dụng lao động vừa lo phát triển doanh nghiệp đồng thời phải lo cho công nhân, lao động để hài hòa lợi ích, không để người lao động thất nghiệp”. Thủ tướng lưu ý các cấp, các ngành, Tổng LĐLĐVN, các doanh nghiệp phải chuẩn bị lo tết cho công nhân, nhất là người có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa để mọi người, mọi công nhân đón tết đầm ấm, vui tươi. Theo Thanh niên
Bảng lương cán bộ, công chức cấp xã năm 2021 mới nhất
Bảng lương cán bộ, công chức cấp xã năm 2021 - Ảnh minh họa Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, trong đó lương cơ sở vẫn giữ nguyên mức 1.490.000 đồng/tháng, dưới đây là bảng lương của cán bộ công chức cấp xã áp dụng trong năm 2021. 1. Đối với cán bộ cấp xã: - Cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện xếp lương chức vụ theo bảng lương sau đây: (click vào bảng để xem chi tiết) STT Chức vụ Bậc 1 Bậc 2 Hệ số lương Mức lương năm 2021 Hệ số lương Mức lương năm 2021 1 Bí thư đảng ủy 2.35 3,501,500.00 2.85 4,246,500 2 - Phó Bí thư đảng ủy 2.15 3,203,500.00 2.65 3,948,500 - Chủ tịch Hội đồng nhân dân 3,203,500.00 3,948,500 - Chủ tịch Ủy ban nhân dân 3,203,500.00 3,948,500 3 - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc 1.95 2,905,500.00 2.45 3,650,500 - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân 2,905,500.00 3,650,500 - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân 2,905,500.00 3,650,500 4 - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 1.75 2,607,500.00 2.25 3,352,500 - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ 2,607,500.00 3,352,500 - Chủ tịch Hội Nông dân 2,607,500.00 3,352,500 - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh 2,607,500.00 3,352,500 - Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP: (click vào bảng để xem chi tiết) STT Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12 1 Công chức loại A3 a Nhóm 1 (A3.1) Hệ số lương 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00 Mức lương năm 2021 9,238,000 9,774,400 10,310,800 10,847,200 11,383,600 11,920,000 2 Công chức loại A2 a Nhóm 1 (A2.1) Hệ số lương 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78 Mức lương năm 2021 6,556,000 7,062,600 7,569,200 8,075,800 8,582,400 9,089,000 9,595,600 10,102,200 3 Công chức loại A1 Hệ số lương 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 Mức lương năm 2021 3,486,600 3,978,300 4,470,000 4,961,700 5,453,400 5,945,100 6,436,800 6,928,500 7,420,200 4 Công chức loại A0 Hệ số lương 2.10 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89 Mức lương năm 2021 3,129,000 3,590,900 4,052,800 4,514,700 4,976,600 5,438,500 5,900,400 6,362,300 6,824,200 7,286,100 5 Công chức loại B Hệ số lương 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.03 Mức lương năm 2021 2,771,400 3,069,400 3,367,400 3,665,400 3,963,400 4,261,400 4,559,400 4,857,400 5,155,400 5,453,400 5,751,400 6,004,700 Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng, hàng tháng được hưởng một khoản phụ cấp bằng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 34/2019/NĐ-CP và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Sau thời gian đủ 5 năm (60 tháng), nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được hưởng 100% mức lương bậc 2 của chức danh đảm nhiệm; 2. Đối với công chức cấp xã: Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh đảm nhiệm, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước), bảng lương số 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP; (click vào bảng để xem chi tiết) STT Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12 1 Công chức loại A3 a Nhóm 1 (A3.1) Hệ số lương 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00 Mức lương năm 2021 9,238,000 9,774,400 10,310,800 10,847,200 11,383,600 11,920,000 2 Công chức loại A2 a Nhóm 1 (A2.1) Hệ số lương 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78 Mức lương năm 2021 6,556,000 7,062,600 7,569,200 8,075,800 8,582,400 9,089,000 9,595,600 10,102,200 3 Công chức loại A1 Hệ số lương 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 Mức lương năm 2021 3,486,600 3,978,300 4,470,000 4,961,700 5,453,400 5,945,100 6,436,800 6,928,500 7,420,200 4 Công chức loại A0 Hệ số lương 2.10 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89 Mức lương năm 2021 3,129,000 3,590,900 4,052,800 4,514,700 4,976,600 5,438,500 5,900,400 6,362,300 6,824,200 7,286,100 5 Công chức loại B Hệ số lương 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.03 Mức lương năm 2021 2,771,400 3,069,400 3,367,400 3,665,400 3,963,400 4,261,400 4,559,400 4,857,400 5,155,400 5,453,400 5,751,400 6,004,700 Căn cứ: - Nghị quyết chưa tăng lương cơ sở - Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. - Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Lương, phụ cấp cán bộ, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp năm 2021
Lương, phụ cấp cán bộ, đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2021 Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Năm 2021 với Nghị quyết được Quốc hội thông qua thì lương cơ sở vẫn giữ nguyên ở mức 1.490.000 đồng/tháng thì mức lương, phụ cấp của những người làm trong Hội đồng nhân dân sẽ như thế nào, cụ thể mời các mems xem nội dung chi tiết mình đã tổng hợp dưới đây: I. Lương, phụ cấp của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, thị trấn Căn cứ Nghị định 92/2009/NĐ-CP thì Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: “…b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;…” Cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện xếp lương chức vụ theo bảng lương sau: STT Chức vụ Hệ số và mức lương Bậc 1 Mức lương Bậc 2 Mức lương 1 - Chủ tịch Hội đồng nhân dân 2,15 3.2030.00 2,65 3.948.500 2 - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân 1,95 2.905.500 2,45 3.650.000 Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: - Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 0,25 lương cơ sở => Mức phụ cấp = 372.500 - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 0,20 lương cơ sở => Mức phụ cấp = 298.000 * Đối với Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế độ tiền công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân: Đối tượng Hệ số (mức lương cơ sở/ngày) Mức lương Đại biểu HĐND cấp tỉnh 0,14 208.600 Đại biểu HĐND cấp huyện 0,12 178.800 Đại biểu HĐND cấp xã 0,1 149.000 Căn cứ: Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13 quy định chế độ, chính sách và điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân II. Phụ cấp ở Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh) Căn cứ: Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 STT Chức danh Đô thị loại đặc biệt thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại Hệ số Mức phụ cấp Hệ số Mức phụ cấp 1 Chủ tịch Hội đồng nhân dân 1.25 1862500 2 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân 1.2 1788000 1.05 1564500 3 Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân 1.1 1639000 1 1490000 4 Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân 1 1490000 0.9 1341000 5 Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân 1 1490000 0.9 1341000 6 Phó Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân 0.8 1192000 0.7 1043000 7 Phó trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân 0.8 1192000 0.7 1043000 III. Thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã (cấp huyện) (click vào bảng để xem chi tiết) STT Chức danh Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III: Quận thuộc Hà Nội, Quận thuộc TP Hồ Chí Minh Huyện, thị xã và các quận còn lại Hệ số Mức phụ cấp Hệ số Mức phụ cấp Hệ số Mức phụ cấp Hệ số Mức phụ cấp 1 Chủ tịch Hội đồng nhân dân 0.95 1415500 0.9 1341000 0.8 1192000 0.7 1043000 2 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân 0.75 1117500 0.7 1043000 0.65 968500 0.6 894000 3 Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân 0.6 894000 0.55 819500 0.5 745000 0.45 670500 4 Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân 0.5 745000 0.5 745000 0.4 596000 0.3 447000 5 Phó Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân 0.3 447000 0.3 447000 0.25 372500 0.2 298000
Mức lương thấp nhất, cao nhất của cán bộ, công chức năm 2021
Mức lương thấp nhất, cao nhất của cán bộ, công chức năm 2021 Dưới đây là nội dung tổng hợp mức lương thấp nhất, cao nhất của cán bộ, công chức khi Quốc hội thông qua Nghị quyết không tăng lương cơ sở năm 2021. Về nguyên tắc lương được tính theo công thức = lương cơ sở (1.490.000 đồng/tháng) x hệ số lương hiện hưởng Căn cứ Nghị định 17/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương cán bộ, công, trong các cơ quan nhà nước được chia thành 6 nhóm theo ngạch gồm: A3, A2, A1, A0, B và C. Mức lương cao nhất và thấp nhất đối với từng nhóm ngạch cán bộ, công chức được quy định cụ thể như sau: Nhóm ngạch Mức lương cao nhất, thấp nhất Chức danh tương ứng Công chức loại A3 Nhóm 1: hệ số từ 6,20 - 8,00, với mức lương tương ứng từ 9,238 - 11,92 triệu đồng/tháng Nhóm này gồm những công chức giữ chức danh: chuyên viên cao cấp; thanh tra viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp thuế; kiểm toán viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp ngân hàng; kiểm tra viên cao cấp hải quan; thẩm kế viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp thị trường; thống kê viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chấp hành viên cao cấp (thi hành án dân sự); thẩm tra viên cao cấp (thi hành án dân sự); kiểm tra viên cao cấp thuế. Nhóm 2 của ngạch lương công chức A3 có hệ số lương từ 5,75 - 7,55 có mức lương tương ứng từ 8,567 - 11,249 triệu đồng/tháng. Những công chức thuộc nhóm này gồm kế toán viên cao cấp; kiểm dịch viên cao cấp động - thực vật. Công chức loại A2 Một nhóm có hệ số lương từ 4,4 - 6,78 tương ứng với mức lương từ 6,556 - 10,102 triệu đồng/tháng. Những công chức thuộc nhóm này gồm: chuyên viên chính; chấp hành viên tỉnh, TP trực thuộc trung ương; thanh tra viên chính; kiểm soát viên chính thuế; kiểm toán viên chính; kiểm soát viên chính ngân hàng; kiểm tra viên chính hải quan; thẩm kế viên chính; kiểm soát viên chính thị trường; thống kê viên chính, kiểm soát viên chính chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chấp hành viên trung cấp (thi hành án dân sự); thẩm tra viên chính (thi hành án dân sự); kiểm tra viên chính thuế; kiểm lâm viên chính. Nhóm 2 có hệ số lương từ 4,00 - 6,38 với mức lương từ 5,96 - 9,506 triệu đồng/tháng. Công chức nhóm này gồm có: kế toán viên chính; kiểm dịch viên chính động - thực vật; kiểm soát viên chính đê điều Công chức loại A1 có hệ số lương từ 2,34 - 4,98 tương ứng với mức lương từ 3,486 - 7,42 triệu đồng/tháng. Công chức ngạch A1 gồm: chuyên viên; chấp hành viên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; công chứng viên; thanh tra viên; kế toán viên; kiểm soát viên thuế; kiểm toán viên; kiểm soát viên ngân hàng; kiểm tra viên hải quan; kiểm dịch viên động - thực vật; kiểm lâm viên; kiểm soát viên đê điều; thẩm kế viên; kiểm soát viên thị trường; thống kê viên; kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kỹ thuật viên bảo quản; chấp hành viên sơ cấp (thi hành án dân sự); thẩm tra viên (thi hành án dân sự); thư ký thi hành án (dân sự); kiểm tra viên thuế. Công chức loại A0 có hệ số lương từ 2,10 - 4,89, tương ứng với mức lương từ 3,129 - 7,286 triệu đồng/tháng. Công chức ngạch này được yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng). Công chức loại B Có hệ số lương từ 1,86 - 4,06 tương ứng với mức lương từ 2,771 - 6,049 triệu đồng/tháng. Cán sự, kế toán viên trung cấp; kiểm thu viên thuế; thủ kho tiền, vàng bạc, đá quý (ngân hàng); kiểm tra viên trung cấp hải quan; kỹ thuật viên kiểm dịch động - thực vật; kiểm lâm viên trung cấp; kiểm soát viên trung cấp đê điều; kỹ thuật viên kiểm nghiệm bảo quản; kiểm soát viên trung cấp thị trường; thống kê viên trung cấp; kiểm soát viên trung cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thư ký trung cấp thi hành án (dân sự); kiểm tra viên trung cấp thuế; kỹ thuật viên bảo quản trung cấp; thủ kho bảo quản. Công chức loại C Loại 1 có hệ số lương từ 1,65 - 3,63 tương ứng với mức lương từ 2,4585 - 5,4087 triệu đồng/ tháng. Đây là những công chức làm thủ quỹ kho bạc, ngân hàng: kiểm ngân viên; nhân viên hải quan; kiểm lâm viên sơ cấp; thủ kho bảo quản nhóm 1; thủ kho bảo quản nhóm 2; bảo vệ, tuần tra canh gác; nhân viên bảo vệ kho dự trữ. Loại 2 của nhóm công chức ngạch C có hệ số lương từ 1,50 - 3,48 tương ứng với mức lương từ 2,235 - 5,185 triệu đồng/tháng. Đó là những công chức làm thủ quỹ cơ quan, đơn vị; nhân viên thuế. Hệ số lương từ 1,35 - 3,33 với mức lương tương ứng từ 2,0115 - 4,9617 triệu đồng/tháng. Loại 3 của nhóm công chức này là những người làm kế toán viên sơ cấp, có
04 điểm có lợi cho cán bộ, công chức, NLĐ khi chưa tăng lương cơ sở năm 2021
04 điểm có lợi khi chưa tăng lương cơ sở năm 2021 Việc lùi thời điểm tăng lương cơ sở và mới đây nhất là quyết định chưa tăng lương cơ sở năm 2021 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều bộ phận có thu nhập chịu tác động trực tiếp bởi lương cơ sở. Tuy nhiên, giữa thời điểm nhạy cảm của Covid và thiên tai thì đây là quyết định đúng đắn từ cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh những cái mất, đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ vẫn có những điểm lợi khi lương cơ sở chưa tăng. Cụ thể như sau: 1. Giữ nguyên mức đóng BHXH bắt buộc và BHYT – Đối với cán bộ, công chức: - Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: BHXH bắt buộc: Tiền lương tháng đóng BHXH = 1.490.000 x 8% = 119.200 đồng/tháng BHYT: Mức đóng = 1.490.000 x 4.5% = 67.050 đồng/tháng - Đối với nhóm còn lại thuộc đối tượng hưởng tiền lương do Nhà nước quy định: BHXH bắt buộc: Tiền lương tháng đóng BHXH = (lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) x 8% BHYT: Mức đóng = (lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) x 4.5% 2. Không tăng mức đóng BHYT theo hộ gia đình: Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình mức đóng giảm dần từ thành viên thứ 2 trở đi theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế, cụ thể: - Người thứ nhất đóng tối đa bằng 4,5% mức lương cơ sở; - Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; - Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Mức lương cơ sở 2021 vẫn giữ nguyên mức 1,49 triệu đồng/tháng. Nên mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình của năm này là: Thành viên Mức đóng Người thứ 1 67.050 đồng/tháng Người thứ 2 46.935 đồng/tháng Người thứ 3 40.230 đồng/tháng Người thứ 4 33.525 đồng/tháng Từ người thứ 5 trở đi 26.820 đồng/tháng Như vậy việc tăng, giảm lương cơ sở sẽ ảnh hưởng đến mức đóng của đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình 3. Quyền lợi để được hưởng chi phí KCB khi tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên Điểm đ, khoản 1 điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định: Mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến; => Mức hưởng 100% khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở. Vậy khi lương cơ sở chưa tăng số tiền cùng chi trả chi phí là 8.940.000 đồng, nếu lương tăng lên 1.600.000 thì số tiền cùng chi trả sẽ là 9.600.000 4. Giữ nguyên mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí Căn cứ Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 thì các đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng được quy định như sau: - Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở - Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở - Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1 % mức lương cơ sở Như vậy trường hợp có đoàn viên có mức đóng cao thì cũng không được vượt quá 10% mức lương cơ sở (tương đương 149.000) hoặc thấp nhất bằng bằng 1 % mức lương cơ sở tương đương 14.900 với từng đối tượng cụ thể nêu trên. Các mems phát hiện thêm nội dung nào thì bổ sung vào topic này giúp mình nhé!
05 tác động khi chưa tăng lương cơ sở năm 2021 cán bộ, công chức cần biết
Tác động khi chưa tăng lương cơ sở năm 2021 Mới đây Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, trong đó có nội dung đáng chú ý về lương cơ sở. Do ảnh hưởng của dịch Covid lương cơ sở vẫn giữ nguyên mức 1.490.000 đồng/tháng. Vậy khi chưa tăng lương, cán bộ, công chức chịu các tác động sau: 1. Giữ nguyên mức lương hiện hưởng Về nguyên tắc lương thực nhận của cán bộ, công chức = mức lương cơ sở 1.490.00 đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng. 2. Phụ cấp hiện hưởng không đổi - Đối với các khoản phụ cấp được tính trên mức lương cơ sở Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x hệ số phụ cấp hiện hưởng - Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có): Mức phụ cấp = (Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ ngày (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định 3. Mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT giữ nguyên - Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: BHXH bắt buộc: Tiền lương tháng đóng BHXH = 1.490.000 x 8% = 119.200 đồng/tháng BHYT: Mức đóng = 1.490.000 x 4.5% = 67.050 đồng/tháng - Đối với nhóm còn lại thuộc đối tượng hưởng tiền lương do Nhà nước quy định: BHXH bắt buộc: Tiền lương tháng đóng BHXH = (lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) x 8% BHYT: Mức đóng = (lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) x 4.5% Lưu ý: tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở Căn cứ: Điều 85, 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014 , Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và Điều 7 Nghị định 146/2014/NĐ-CP 4. Các khoản trợ cấp được giữ nguyên - Trợ cấp thai sản: 02 tháng lương cơ sở tại thời điểm sinh con - Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, sau thai sản (30% mức lương cơ sở) - Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp - Trợ cấp hàng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khi bị suy giảm từ 31% trở lên khả năng lao động) - Trợ cấp 01 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khi bị suy giảm từ 5% – 30% khả năng lao động) - Trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: = 36 lần mức lương cơ sở - Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật - Trợ cấp mai táng: = 10 lần mức lương cơ sở - Trợ cấp tuất hàng tháng Đối với mỗi thân nhân: = 50% mức lương cơ sở Đối với trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng: = 70% mức lương cơ sở - Mức hưởng lương hưu hằng tháng: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH - Mức hưởng trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu: Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng BHXH. - Mức hưởng BHXH 1 lần 5. Đảng viên không được tăng mức tiền thưởng Hiện nay, mức khen thưởng đối với Đảng viên được tính theo mức lương cơ sở nhân với hệ số được thực hiện theo quy định tại Hướng dẫn 56-HD/VPTW. Cụ thể: * Đối với hình thức khen thưởng theo định kỳ: - Được Đảng bộ cơ sở, chi bộ khen thưởng: Mức khen thưởng 447.000 đồng tương đương với hệ số 0,3 - Được Ban Thường vụ huyện uỷ và tương đương khen thưởng: Mức khen thưởng 1,490 đồng tương đương với hệ số 1,0 - Được Ban Thường vụ tỉnh ủy và tương đương khen thưởng: Mức khen thưởng 2,235 triệu đồng tương đương với hệ số 1,5 * Mức tặng thưởng kèm theo Huy hiệu Đảng: - Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng: Mức khen thưởng 2,235 triệu đồng tương đương với hệ số 1,5 - Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 2,980 triệu đồngđương với hệ số 2,0 - Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 4,470 triệu đồng đương với hệ số 3,0 - Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 5,215 triệu đồng đương với hệ số 3,5 - Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 7,450 triệu đồng đương với hệ số 5,0 - Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 8,940 triệu đồng đương với hệ số 6,0 - Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 11,920 triệu đồng đương với hệ số 8,0 - Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 14,900 triệu đồng đương với hệ số 10,0 - Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 22,350 triệu đồng đương với hệ số 15,0.
Quốc hội chốt chưa điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2021
chưa điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2021 VTV.vn - Đây là nội dung rất đáng chú ý trong Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 mới được Quốc hội thông qua. Vào chiều nay (12/11), với tỷ lệ tán thành lên đạt tỷ lệ 92,53%, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Trong Nghị quyết mới được thông qua, Quốc hội Giao Chính phủ thực hiện một số biện pháp điều hành nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2021. Tại đây đáng chú ý, trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, chuẩn nghèo. Cũng trong Nghị quyết, Quốc hội cũng đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, cụ thể: 1. Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.343.330 tỷ đồng (một triệu, ba trăm bốn mươi ba nghìn, ba trăm ba mươi tỷ đồng). 2. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.687.000 tỷ đồng (một triệu, sáu trăm tám mươi bảy nghìn tỷ đồng). 3. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 343.670 tỷ đồng (ba trăm bốn mươi ba nghìn, sáu trăm bảy mươi tỷ đồng), tương đương 4% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm: Bội chi ngân sách trung ương là 318.870 tỷ đồng (ba trăm mười tám nghìn, tám trăm bảy mươi tỷ đồng), tương đương 3,7%GDP; Bội chi ngân sách địa phương là 24.800 tỷ đồng (hai mươi bốn nghìn, tám trăm tỷ đồng), tương đương 0,3%GDP. 4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 608.569 tỷ đồng (sáu trăm lẻ tám nghìn, năm trăm sáu mươi chín tỷ đồng). Cũng trong năm 2021, Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu ngân sách nhà nước; chống thất thu thuế, chống chuyển giá, trốn thuế; giảm tỷ lệ nợ thuế; mở rộng triển khai hóa đơn điện tử; cải cách, hiện đại hóa hệ thống cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước; thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai; đẩy nhanh công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo Đề án đã được phê duyệt. Cũng liên quan đến mức lương cơ sở, thông qua Nghị Quyết, trong năm 2020 cũng sẽ không thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Tập trung nguồn lực để phòng, chống dịch COVID-19, khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Theo VTV
Chưa đồng thuận phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2021
VOV.VN - Đã có 9/13 thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia bỏ phiếu đồng thuận không tăng lương tối thiểu vùng 2021. Song phía Tổng LĐLĐ từ chối không bỏ phiếu. Sáng nay (5/8), tại Hà Nội, Hội đồng Tiền lương Quốc gia tổ chức phiên họp thứ hai bàn về phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2021. Ông Lê Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội chủ trì cuộc họp. Nhận định doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do Covid-19, trong đó có cả những vướng mắc về nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Sau khi nghe ý kiến của các bên trong hội đồng tiền lương, Thứ trưởng Lê Thanh cho rằng, năm 2021 sẽ không điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng theo tháng và cũng không điều chỉnh lương tối thiểu theo giờ. Thực tế các doanh nghiệp rất khó khăn, cần phải chia sẻ, chung tay. Hiện, khối cán bộ, công chức, viên chức nhà nước năm 2021 cũng sẽ không tăng lương cơ sở nên việc tăng lương tối thiểu năm 2021 cần hoãn lại, không thực hiện tăng lương tối thiểu vùng. Ảnh minh họa Kết quả bỏ phiếu của Hội đồng tiền lương cho thấy, có đến 9/13 phiếu tán thành phương án không tăng lương tối thiểu năm 2021. Trong đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiên quyết không tham gia bỏ phiếu do không đồng ý với việc không tăng lương. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cho biết, Hội đồng Tiền lương quốc gia vẫn sẽ trình Chính phủ đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng 2021, kèm theo cả quan điểm của Tổng Liên đoàn lao động. Dựa theo tình hình thực tế của dịch bệnh, chuyển biến kinh tế, xã hội, có thể có những thảo luận bổ sung tiếp theo về vấn đề tăng lương tối thiểu vùng cho năm tới. Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đưa ra 2 phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2021. Nếu chưa thống nhất, sẽ tạm chưa bàn tới việc điều chỉnh tăng. Tới đầu quý 1 hoặc quý 2/2021, sẽ căn cứ tình hình thực tế. Trường hợp thứ 2, sẽ xem xét việc điều chỉnh từ sau tháng 7/2021 dựa vào tình hình thực cụ thể lúc đó. “Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua và thời gian tới. Tuy nhiên qua các thông số đưa ra, nếu điều kiện khắc phục được thì bức tranh kinh tế sẽ hồi phục. Ví như sau đợt dịch đầu, có đến trên 82.000 người ở Hà Nội vào du lịch Đà Nẵng. Rõ ràng, vấn đề sức khỏe doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc khắc phục hậu quả Covid-19. Mà các số liệu đưa ra chỉ là dự báo và không biết thời điểm nào khắc phục được. Vì vậy nay chưa nắm được khi nào khắc phục được hậu quả Covid-19 vì thế chúng ta chưa bàn tới việc tăng lương tối thiểu năm 2021. Đầu năm 2021 căn cứ tình hình thực tế thì Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp bàn, xem xét việc có điều chỉnh tiền lương tối thiểu hay không”, ông Quảng nêu ý kiến. Đại diện Tổng liên đoàn lao động vẫn đề nghị có những tính toán, điều chỉnh để cải thiện đời sống người lao động, song cũng cần đảm bảo "sức khỏe" của doanh nghiệp, bởi chỉ khi doanh nghiệp duy trì được hoạt động, người lao động mới có việc làm. Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VCCI cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề. Hợp đồng mới chưa có, trong khi hợp đồng cũ đã thực hiện nhưng lại bị ép giá, lùi thời gian thanh toán. "Những khó khăn này đang đè nặng lên doanh nghiệp. Thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp đã phải dùng nguồn vốn tích lũy dùng cho phát triển để tung ra nuôi quân, giữ chân người lao động, với mong muốn khi tình hình khả dĩ hơn sẽ tiếp tục sản xuất. Nhưng 6 tháng đầu năm, trên 56.000 doanh nghiệp dừng hoạt động. Với tư cách đại diện chủ sử dụng lao động, VCCI đã có văn bản chính thức báo cáo với hội đồng tiền lương là dừng không bàn tăng lương tối thiểu vùng 2021 để khuyến nghị các cơ quan chính quyền địa phương có giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua cơn bĩ cực này", ông Phòng cho biết. Đại diện VCCI cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần có nhiều hình thức khác nhau để bồi dưỡng, đào tạo lại lực lượng lao động, có chương trình cụ thể nhằm giữ chân người lao động. Quyết tâm cao nhất của doanh nghiệp là tạo việc làm đảm bảo cho người lao động, nhưng hiện nay việc này đang thực sự khó khăn cần sự quyết tâm cao của chủ lao động, người lao động và cả các cơ quan liên quan./. Hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020 được áp dụng như sau: Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV. Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng 5,5% so với năm 2019 (tăng từ 150.000-240.000 đồng tuỳ từng vùng). Nguyễn Trang/VOV.VN
Bảng lương của cán bộ, công chức áp dụng năm 2020 khi dừng tăng lương
Ảnh minh họa: Bảng lương cán bộ, công chức năm 2020 khi chưa tăng lương Quốc hội quyết định chưa tăng lương cơ sở từ 1.7.2020 đồng nghĩa với việc mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức vẫn giữ nguyên là 1.490.000 đồng/tháng. Dưới đây là bảng lương cụ thể (click vào bảng để xem chi tiết): BẢNG LƯƠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC STT Nhóm Ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12 1 Công chức loại A3 a Nhóm 1 (A3.1) Hệ số lương 6.2 6.56 6.92 7.28 7.64 8 Mức lương hiện nay 9.238 9.7744 10.311 10.847 11.384 11.92 b Nhóm 2 (A3.2) Hệ số lương 5.75 6.11 6.47 6.83 7.19 7.55 Mức lương hiện nay 8.5675 9.1039 9.6403 10.177 10.713 11.25 2 Công chức loại A2 a Nhóm 1 (A2.1) Hệ số lương 4.4 4.74 5.08 5.42 5.76 6.1 6.44 6.78 Mức lương hiện nay 6.556 7.0626 7.5692 8.0758 8.5824 9.089 9.5956 10.102 b Nhóm 2 (A2.2) Hệ số lương 4 4.34 4.68 5.02 5.36 5.7 6.04 6.38 Mức lương hiện nay 5.96 6.4666 6.9732 7.4798 7.9864 8.493 8.9996 9.5062 3 Công chức loại A1 Hệ số lương 2.34 2.67 3 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 Mức lương hiện nay 3.4866 3.9783 4.47 4.9617 5.4534 5.9451 6.4368 6.9285 7.4202 4 Công chức loại A0 Hệ số lương 2.1 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89 Mức lương hiện nay 3.129 3.5909 4.0528 4.5147 4.9766 5.4385 5.9004 6.3623 6.8242 7.2861 5 Công chức loại B Hệ số lương 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06 Mức lương hiện nay 2.7714 3.0694 3.3674 3.6654 3.9634 4.2614 4.5594 4.8574 5.1554 5.4534 5.7514 6.0494 6 Công chức loại C a Nhóm 1 (C1) Hệ số lương 1.65 1.83 2.01 2.19 2.37 2.55 2.73 2.91 3.09 3.27 3.45 3.63 Mức lương hiện nay 2.4585 2.7267 2.9949 3.2631 3.5313 3.7995 4.0677 4.3359 4.6041 4.8723 5.1405 5.4087 b Nhóm 2 (C2) Hệ số lương 1.5 1.68 1.86 2.04 2.22 2.4 2.58 2.76 2.94 3.12 3.3 3.48 Mức lương hiện nay 2.235 2.5032 2.7714 3.0396 3.3078 3.576 3.8442 4.1124 4.3806 4.6488 4.917 5.1852 c Nhóm 3 (C3) Hệ số lương 1.35 1.53 1.71 1.89 2.07 2.25 2.43 2.61 2.79 2.97 3.15 3.33 Mức lương hiện nay 2.0115 2.2797 2.5479 2.8161 3.0843 3.3525 3.6207 3.8889 4.1571 4.4253 4.6935 4.9617 Ghi chú: 1. Trong các cơ quan nhà nước có sử dụng các chức danh cán bộ, công chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng bảng 3 thì xếp lương đối với cán bộ, công chức đó theo ngạch tương ứng quy định tại bảng 3. Việc trả lương thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước mà cán bộ, công chức đó đang làm việc. 2. Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch. 3. Hệ số lương của các ngạch công chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường. 4. Cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau: - Đối với cán bộ, công chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch. - Đối với cán bộ, công chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương). - Đối với cán bộ, công chức loại A2: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương). 5. Trong quá trình thực hiện, nếu có bổ sung về chức danh cán bộ, công chức (ngạch) quy định tại đối tượng áp dụng bảng 2, thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức và hướng dẫn việc xếp lương phù hợp với ngạch công chức đó. Căn cứ: - Nghị định 204/2004/NĐ-CP. - Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
Hai phương án lương tối thiểu vùng 2021
Hội đồng Tiền lương Quốc gia ngày 23/6 bàn thảo việc chưa tăng lương tối thiểu vùng hoặc xem xét điều chỉnh tăng 2,5% từ ngày 1/7/2021. Phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia diễn ra tại Quảng Ninh với 15 thành viên của ba bên, gồm đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp VCCI. Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng đề xuất hai phương án lương tối thiểu vùng năm 2021. Phương án một, khuyến nghị thực hiện tiếp mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đến hết năm sau. Lương tối thiểu vùng vẫn giữ nguyên với mức áp dụng lần lượt cho vùng I là 4,42 triệu đồng, vùng II đạt 3,92 triệu, vùng III với 3,43 triệu và vùng IV là 3,07 triệu đồng. Phương án hai lùi 6 tháng so với thông lệ hàng năm. Từ 1/7/2021, điều chỉnh tăng 2,5% để duy trì mức sống tối thiểu cho người lao động. Nếu thực hiện phương án này, mức tăng dao động từ 80.000 đến 110.000 đồng, tương ứng từ vùng I đến IV lần lượt là 4,53 triệu; 4,02 triệu; 3,52 triệu và 3,15 triệu đồng. Máy móc của một công ty gia công hàng may mặc bọc nylon, tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch. Ảnh: Ngọc Thành. Phiên họp bàn về vấn đề tiền lương diễn ra trong bối cảnh Covid-19 đang tác động sâu sắc đến nền kinh tế. Theo thống kê của Tổng liên đoàn đến hết tháng 5, cả nước có gần 7.000 doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch. Trong đó, 182 đơn vị giải thể, hơn 5.000 cơ sở ngừng việc, gần 1.800 doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm quy mô lao động, chủ yếu thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ lưu trú, dệt may, da giày, giáo dục, hàng không... Tổng cộng hơn 461.000 lao động thuộc khu vực chính thức bị ảnh hưởng trực tiếp việc làm, thu nhập và đời sống. Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn cho biết hội đồng chưa quyết việc tăng hay chưa, hoặc tăng ở mức nào. Quyết định sẽ dựa vào việc đánh giá "sức khỏe doanh nghiệp" và trên cơ sở bảo vệ quyền lợi người lao động, nhất là trong bối cảnh đại dịch. Đại diện VCCI, ông Hoàng Quang Phòng đề xuất chưa tính đến việc tăng lương "để bồi dưỡng sức cho doanh nghiệp có thể vực dậy sau đại dịch". Ông Phòng phân tích, thị trường cung ứng hiện đang đứt gãy do Covid-19 vẫn còn phức tạp ở nhiều nước. Doanh nghiệp trong nước hợp đồng mới chưa có và hợp đồng cũ cũng chưa thực hiện xong, mối lo lớn nhất hiện là duy trì sản xuất và trả lương công nhân. Ông kêu gọi người lao động cùng chia sẻ với doanh nghiệp. Lắng nghe ý kiến các bên, thành viên hội đồng thống nhất chưa chốt phương án mà sẽ cần đến các phiên thảo luận sau. Năm 2020, lần đầu tiên sau 6 năm thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia, các thành viên đạt được sự đồng thuận ngay trong phiên đàm phán thứ hai, thay vì phải trải qua 3-4 lần họp như những năm trước. Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa luận, trả lương cho người lao động. Mức lương này áp dụng với người làm việc theo chế độ hợp đồng của Bộ luật Lao động; làm việc trong doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê lao động. Theo Vnexpress
Những ai được hưởng lương cao từ 1/1/2021?
Ảnh minh họa: Lương từ 1/1/2021 Theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động, có nội dung "từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ". Xem chi tiết TẠI ĐÂY. Theo Nghị định 90, mức lương tối thiểu vùng phải bảo đảm: - Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; - Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này. Cụ thể như sau: Mức lương tối thiểu vùng từ 1/1/2021 Mức lương tối thiểu của người đã qua học nghề, đào tạo nghề Vùng 1 4.420.000 đồng/tháng 4.729.400 đồng/tháng Vùng 2 3.920.000 đồng/tháng 4.194.400 đồng/tháng Vùng 3 3.430.000 đồng/tháng 3.670.100 đồng/tháng Vùng 4 3.070.000 đồng/tháng 3.284.900 đồng/tháng Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo bảng trên sẽ được cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động. Cụ thể, những người có bằng cấp, chứng chỉ sau đây được xác định là đã qua học nghề, đào tạo nghề gồm: - Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90-CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo; - Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005; - Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề; - Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm; - Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp; - Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học; - Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài; - Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề. Như vậy trường hợp lương tối thiểu vùng 2021 thực hiện theo Nghị định 90 mà không có thay đổi gì về đối tượng đã qua học nghề, đào tạo nghề được hưởng lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng thì những người có bằng cấp, chứng chỉ nêu trên sẽ được hưởng lương cao hơn so với mức tối thiểu vùng.
Chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021, NLĐ được và mất gì?
Chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 Mới đây Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa quy định tăng lương tối thiểu từ 1.7 hàng năm bắt đầu từ năm 2022 cộng với trước đó Hội đồng tiền lương quốc gia khuyến nghị tiếp tục duy trì đến hết năm 2021 áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng hiện hành. Như vậy, dự kiến nhiều khả năng lương tối thiểu vùng năm 2021 có thể được giữ nguyên. Trường hợp Thủ tướng đồng ý với phương án này thì người lao động sẽ được và mất gì khi chưa tăng lương tối thiểu vùng. NLĐ mất gì? Trường hợp nếu chưa thực hiện tăng lương thì mức lương áp dụng năm 2021 sẽ giống với mức được quy đinh tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau: - Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. - Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. - Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. - Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV. BLLĐ 2019 quy định: Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Trường hợp chưa tăng lương thì NLĐ hiện hành đang được áp dụng mức thấp nhất nêu trên sẽ chưa được tăng lương, mức lương tối thiểu vẫn được giữ nguyên, việc chưa tăng lương cũng là vấn đề quan trọng để khuyến khích người lao động làm việc tạo kết quả doanh thu. NLĐ được gì: Việc chưa tăng lương tối thiểu đồng nghĩa với việc phí bảo hiểm chưa tăng mà NLĐ trong khối doanh nghiệp sản xuất được hưởng lương theo sản phẩm hoặc doanh thu. Theo đó, mức đóng BHXH hiện hành được quy định như sau: - Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH: Người sử dụng lao động Người lao động BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN 14% 3% 0.3% 1% 3% 8% - - 1% 1.5% 21.3% 10.5% Tổng cộng 31.8% - Trường hợp doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn: Người sử dụng lao động Người lao động BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN 14% 3% 0.5% 1% 3% 8% - - 1% 1.5% 21.5% 10.5% Tổng cộng 32% Căn cứ: Nghị định 58/2020/NĐ-CP
Kiến nghị từ năm 2022, tăng lương tối thiểu cho người lao động từ 1.7
Thay vì tăng lương tối thiểu từ 1.1 hàng năm, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa quy định tăng lương tối thiểu từ 1.7 hàng năm, bắt đầu từ năm 2022. Đây là kiến nghị của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) tại Hội nghị trực tuyến giữa Thủ tướng và Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN với 27 tỉnh, thành phố về “Bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động” tổ chức sáng nay, 24.12. Tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố cùng phối hợp, tập trung vào một số nội dung cụ thể như: việc làm, tiền lương, nhà ở và điều kiện làm việc của công nhân lao động. Cụ thể, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Chính phủ tiếp tục có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhằm tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Về tiền lương, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia, làm cơ sở để các bên thương lượng, đề xuất tiền lương tối thiểu vùng hằng năm khách quan, công bằng. Trước mắt, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia họp vào quý 2/2021 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội làm căn cứ thương lượng, thống nhất và trình khuyến nghị tới Chính phủ xem xét, quyết định tiền lương tối thiểu vùng năm 2021. Đồng thời, xem xét, sửa quy định, để từ năm 2022, việc tăng lương tối thiểu bắt đầu từ 1.7 hàng năm. Chăm lo cuộc sống tốt hơn cho công nhân trong thời gian tới Về nhà ở và điều kiện làm việc của công nhân lao động, Tổng Liên đoàn đề nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố, bộ ngành liên quan phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai các quyết định của Thủ tướng về vấn đề xây dựng nhà ở và các thiết chế cho công nhân lao động... Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định vấn đề việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động là vấn đề quan trọng. Trong bối cảnh mới, đặc biệt là từ khi xuất hiện dịch Covid-19, công nhân và người lao động đang đối mặt với không ít thách thức, nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty phải giảm, giãn việc. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng nhiều hơn để công nhân có việc làm. Liên quan đến vấn đề xây dựng các thiết chế công đoàn, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các cấp công đoàn và người sử dụng lao động trong lĩnh vực quy hoạch đất đai, xây dựng nhà ở, trường học và các thiết chế phục vụ công nhân. Đây là nhiệm vụ cần được ưu tiên đặc biệt trong 5 năm tới. Các địa phương phải dành nguồn lực thỏa đáng chăm lo, hỗ trợ công nhân lao động. Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta cùng bắt tay nhau lo cuộc sống tốt hơn cho công nhân trong thời gian tới. Trước hết, các địa phương, các khu công nghiệp phải lo, phải dành quỹ đất cho việc xây dựng thiết chế công đoàn tốt hơn. Nhà nước bố trí nguồn lực hỗ trợ cùng với các địa phương, doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân. Các doanh nghiệp, người sử dụng lao động vừa lo phát triển doanh nghiệp đồng thời phải lo cho công nhân, lao động để hài hòa lợi ích, không để người lao động thất nghiệp”. Thủ tướng lưu ý các cấp, các ngành, Tổng LĐLĐVN, các doanh nghiệp phải chuẩn bị lo tết cho công nhân, nhất là người có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa để mọi người, mọi công nhân đón tết đầm ấm, vui tươi. Theo Thanh niên
Bảng lương cán bộ, công chức cấp xã năm 2021 mới nhất
Bảng lương cán bộ, công chức cấp xã năm 2021 - Ảnh minh họa Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, trong đó lương cơ sở vẫn giữ nguyên mức 1.490.000 đồng/tháng, dưới đây là bảng lương của cán bộ công chức cấp xã áp dụng trong năm 2021. 1. Đối với cán bộ cấp xã: - Cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện xếp lương chức vụ theo bảng lương sau đây: (click vào bảng để xem chi tiết) STT Chức vụ Bậc 1 Bậc 2 Hệ số lương Mức lương năm 2021 Hệ số lương Mức lương năm 2021 1 Bí thư đảng ủy 2.35 3,501,500.00 2.85 4,246,500 2 - Phó Bí thư đảng ủy 2.15 3,203,500.00 2.65 3,948,500 - Chủ tịch Hội đồng nhân dân 3,203,500.00 3,948,500 - Chủ tịch Ủy ban nhân dân 3,203,500.00 3,948,500 3 - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc 1.95 2,905,500.00 2.45 3,650,500 - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân 2,905,500.00 3,650,500 - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân 2,905,500.00 3,650,500 4 - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 1.75 2,607,500.00 2.25 3,352,500 - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ 2,607,500.00 3,352,500 - Chủ tịch Hội Nông dân 2,607,500.00 3,352,500 - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh 2,607,500.00 3,352,500 - Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP: (click vào bảng để xem chi tiết) STT Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12 1 Công chức loại A3 a Nhóm 1 (A3.1) Hệ số lương 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00 Mức lương năm 2021 9,238,000 9,774,400 10,310,800 10,847,200 11,383,600 11,920,000 2 Công chức loại A2 a Nhóm 1 (A2.1) Hệ số lương 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78 Mức lương năm 2021 6,556,000 7,062,600 7,569,200 8,075,800 8,582,400 9,089,000 9,595,600 10,102,200 3 Công chức loại A1 Hệ số lương 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 Mức lương năm 2021 3,486,600 3,978,300 4,470,000 4,961,700 5,453,400 5,945,100 6,436,800 6,928,500 7,420,200 4 Công chức loại A0 Hệ số lương 2.10 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89 Mức lương năm 2021 3,129,000 3,590,900 4,052,800 4,514,700 4,976,600 5,438,500 5,900,400 6,362,300 6,824,200 7,286,100 5 Công chức loại B Hệ số lương 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.03 Mức lương năm 2021 2,771,400 3,069,400 3,367,400 3,665,400 3,963,400 4,261,400 4,559,400 4,857,400 5,155,400 5,453,400 5,751,400 6,004,700 Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng, hàng tháng được hưởng một khoản phụ cấp bằng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 34/2019/NĐ-CP và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Sau thời gian đủ 5 năm (60 tháng), nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được hưởng 100% mức lương bậc 2 của chức danh đảm nhiệm; 2. Đối với công chức cấp xã: Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh đảm nhiệm, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước), bảng lương số 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP; (click vào bảng để xem chi tiết) STT Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12 1 Công chức loại A3 a Nhóm 1 (A3.1) Hệ số lương 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00 Mức lương năm 2021 9,238,000 9,774,400 10,310,800 10,847,200 11,383,600 11,920,000 2 Công chức loại A2 a Nhóm 1 (A2.1) Hệ số lương 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78 Mức lương năm 2021 6,556,000 7,062,600 7,569,200 8,075,800 8,582,400 9,089,000 9,595,600 10,102,200 3 Công chức loại A1 Hệ số lương 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 Mức lương năm 2021 3,486,600 3,978,300 4,470,000 4,961,700 5,453,400 5,945,100 6,436,800 6,928,500 7,420,200 4 Công chức loại A0 Hệ số lương 2.10 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89 Mức lương năm 2021 3,129,000 3,590,900 4,052,800 4,514,700 4,976,600 5,438,500 5,900,400 6,362,300 6,824,200 7,286,100 5 Công chức loại B Hệ số lương 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.03 Mức lương năm 2021 2,771,400 3,069,400 3,367,400 3,665,400 3,963,400 4,261,400 4,559,400 4,857,400 5,155,400 5,453,400 5,751,400 6,004,700 Căn cứ: - Nghị quyết chưa tăng lương cơ sở - Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. - Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Lương, phụ cấp cán bộ, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp năm 2021
Lương, phụ cấp cán bộ, đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2021 Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Năm 2021 với Nghị quyết được Quốc hội thông qua thì lương cơ sở vẫn giữ nguyên ở mức 1.490.000 đồng/tháng thì mức lương, phụ cấp của những người làm trong Hội đồng nhân dân sẽ như thế nào, cụ thể mời các mems xem nội dung chi tiết mình đã tổng hợp dưới đây: I. Lương, phụ cấp của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, thị trấn Căn cứ Nghị định 92/2009/NĐ-CP thì Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: “…b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;…” Cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện xếp lương chức vụ theo bảng lương sau: STT Chức vụ Hệ số và mức lương Bậc 1 Mức lương Bậc 2 Mức lương 1 - Chủ tịch Hội đồng nhân dân 2,15 3.2030.00 2,65 3.948.500 2 - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân 1,95 2.905.500 2,45 3.650.000 Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: - Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 0,25 lương cơ sở => Mức phụ cấp = 372.500 - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 0,20 lương cơ sở => Mức phụ cấp = 298.000 * Đối với Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế độ tiền công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân: Đối tượng Hệ số (mức lương cơ sở/ngày) Mức lương Đại biểu HĐND cấp tỉnh 0,14 208.600 Đại biểu HĐND cấp huyện 0,12 178.800 Đại biểu HĐND cấp xã 0,1 149.000 Căn cứ: Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13 quy định chế độ, chính sách và điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân II. Phụ cấp ở Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh) Căn cứ: Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 STT Chức danh Đô thị loại đặc biệt thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại Hệ số Mức phụ cấp Hệ số Mức phụ cấp 1 Chủ tịch Hội đồng nhân dân 1.25 1862500 2 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân 1.2 1788000 1.05 1564500 3 Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân 1.1 1639000 1 1490000 4 Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân 1 1490000 0.9 1341000 5 Trưởng Ban chuyên trách Hội đồng nhân dân 1 1490000 0.9 1341000 6 Phó Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân 0.8 1192000 0.7 1043000 7 Phó trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân 0.8 1192000 0.7 1043000 III. Thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã (cấp huyện) (click vào bảng để xem chi tiết) STT Chức danh Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III: Quận thuộc Hà Nội, Quận thuộc TP Hồ Chí Minh Huyện, thị xã và các quận còn lại Hệ số Mức phụ cấp Hệ số Mức phụ cấp Hệ số Mức phụ cấp Hệ số Mức phụ cấp 1 Chủ tịch Hội đồng nhân dân 0.95 1415500 0.9 1341000 0.8 1192000 0.7 1043000 2 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân 0.75 1117500 0.7 1043000 0.65 968500 0.6 894000 3 Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân 0.6 894000 0.55 819500 0.5 745000 0.45 670500 4 Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân 0.5 745000 0.5 745000 0.4 596000 0.3 447000 5 Phó Trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân 0.3 447000 0.3 447000 0.25 372500 0.2 298000
Mức lương thấp nhất, cao nhất của cán bộ, công chức năm 2021
Mức lương thấp nhất, cao nhất của cán bộ, công chức năm 2021 Dưới đây là nội dung tổng hợp mức lương thấp nhất, cao nhất của cán bộ, công chức khi Quốc hội thông qua Nghị quyết không tăng lương cơ sở năm 2021. Về nguyên tắc lương được tính theo công thức = lương cơ sở (1.490.000 đồng/tháng) x hệ số lương hiện hưởng Căn cứ Nghị định 17/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương cán bộ, công, trong các cơ quan nhà nước được chia thành 6 nhóm theo ngạch gồm: A3, A2, A1, A0, B và C. Mức lương cao nhất và thấp nhất đối với từng nhóm ngạch cán bộ, công chức được quy định cụ thể như sau: Nhóm ngạch Mức lương cao nhất, thấp nhất Chức danh tương ứng Công chức loại A3 Nhóm 1: hệ số từ 6,20 - 8,00, với mức lương tương ứng từ 9,238 - 11,92 triệu đồng/tháng Nhóm này gồm những công chức giữ chức danh: chuyên viên cao cấp; thanh tra viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp thuế; kiểm toán viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp ngân hàng; kiểm tra viên cao cấp hải quan; thẩm kế viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp thị trường; thống kê viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chấp hành viên cao cấp (thi hành án dân sự); thẩm tra viên cao cấp (thi hành án dân sự); kiểm tra viên cao cấp thuế. Nhóm 2 của ngạch lương công chức A3 có hệ số lương từ 5,75 - 7,55 có mức lương tương ứng từ 8,567 - 11,249 triệu đồng/tháng. Những công chức thuộc nhóm này gồm kế toán viên cao cấp; kiểm dịch viên cao cấp động - thực vật. Công chức loại A2 Một nhóm có hệ số lương từ 4,4 - 6,78 tương ứng với mức lương từ 6,556 - 10,102 triệu đồng/tháng. Những công chức thuộc nhóm này gồm: chuyên viên chính; chấp hành viên tỉnh, TP trực thuộc trung ương; thanh tra viên chính; kiểm soát viên chính thuế; kiểm toán viên chính; kiểm soát viên chính ngân hàng; kiểm tra viên chính hải quan; thẩm kế viên chính; kiểm soát viên chính thị trường; thống kê viên chính, kiểm soát viên chính chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chấp hành viên trung cấp (thi hành án dân sự); thẩm tra viên chính (thi hành án dân sự); kiểm tra viên chính thuế; kiểm lâm viên chính. Nhóm 2 có hệ số lương từ 4,00 - 6,38 với mức lương từ 5,96 - 9,506 triệu đồng/tháng. Công chức nhóm này gồm có: kế toán viên chính; kiểm dịch viên chính động - thực vật; kiểm soát viên chính đê điều Công chức loại A1 có hệ số lương từ 2,34 - 4,98 tương ứng với mức lương từ 3,486 - 7,42 triệu đồng/tháng. Công chức ngạch A1 gồm: chuyên viên; chấp hành viên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; công chứng viên; thanh tra viên; kế toán viên; kiểm soát viên thuế; kiểm toán viên; kiểm soát viên ngân hàng; kiểm tra viên hải quan; kiểm dịch viên động - thực vật; kiểm lâm viên; kiểm soát viên đê điều; thẩm kế viên; kiểm soát viên thị trường; thống kê viên; kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kỹ thuật viên bảo quản; chấp hành viên sơ cấp (thi hành án dân sự); thẩm tra viên (thi hành án dân sự); thư ký thi hành án (dân sự); kiểm tra viên thuế. Công chức loại A0 có hệ số lương từ 2,10 - 4,89, tương ứng với mức lương từ 3,129 - 7,286 triệu đồng/tháng. Công chức ngạch này được yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng). Công chức loại B Có hệ số lương từ 1,86 - 4,06 tương ứng với mức lương từ 2,771 - 6,049 triệu đồng/tháng. Cán sự, kế toán viên trung cấp; kiểm thu viên thuế; thủ kho tiền, vàng bạc, đá quý (ngân hàng); kiểm tra viên trung cấp hải quan; kỹ thuật viên kiểm dịch động - thực vật; kiểm lâm viên trung cấp; kiểm soát viên trung cấp đê điều; kỹ thuật viên kiểm nghiệm bảo quản; kiểm soát viên trung cấp thị trường; thống kê viên trung cấp; kiểm soát viên trung cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thư ký trung cấp thi hành án (dân sự); kiểm tra viên trung cấp thuế; kỹ thuật viên bảo quản trung cấp; thủ kho bảo quản. Công chức loại C Loại 1 có hệ số lương từ 1,65 - 3,63 tương ứng với mức lương từ 2,4585 - 5,4087 triệu đồng/ tháng. Đây là những công chức làm thủ quỹ kho bạc, ngân hàng: kiểm ngân viên; nhân viên hải quan; kiểm lâm viên sơ cấp; thủ kho bảo quản nhóm 1; thủ kho bảo quản nhóm 2; bảo vệ, tuần tra canh gác; nhân viên bảo vệ kho dự trữ. Loại 2 của nhóm công chức ngạch C có hệ số lương từ 1,50 - 3,48 tương ứng với mức lương từ 2,235 - 5,185 triệu đồng/tháng. Đó là những công chức làm thủ quỹ cơ quan, đơn vị; nhân viên thuế. Hệ số lương từ 1,35 - 3,33 với mức lương tương ứng từ 2,0115 - 4,9617 triệu đồng/tháng. Loại 3 của nhóm công chức này là những người làm kế toán viên sơ cấp, có
04 điểm có lợi cho cán bộ, công chức, NLĐ khi chưa tăng lương cơ sở năm 2021
04 điểm có lợi khi chưa tăng lương cơ sở năm 2021 Việc lùi thời điểm tăng lương cơ sở và mới đây nhất là quyết định chưa tăng lương cơ sở năm 2021 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều bộ phận có thu nhập chịu tác động trực tiếp bởi lương cơ sở. Tuy nhiên, giữa thời điểm nhạy cảm của Covid và thiên tai thì đây là quyết định đúng đắn từ cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh những cái mất, đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ vẫn có những điểm lợi khi lương cơ sở chưa tăng. Cụ thể như sau: 1. Giữ nguyên mức đóng BHXH bắt buộc và BHYT – Đối với cán bộ, công chức: - Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: BHXH bắt buộc: Tiền lương tháng đóng BHXH = 1.490.000 x 8% = 119.200 đồng/tháng BHYT: Mức đóng = 1.490.000 x 4.5% = 67.050 đồng/tháng - Đối với nhóm còn lại thuộc đối tượng hưởng tiền lương do Nhà nước quy định: BHXH bắt buộc: Tiền lương tháng đóng BHXH = (lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) x 8% BHYT: Mức đóng = (lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) x 4.5% 2. Không tăng mức đóng BHYT theo hộ gia đình: Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình mức đóng giảm dần từ thành viên thứ 2 trở đi theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế, cụ thể: - Người thứ nhất đóng tối đa bằng 4,5% mức lương cơ sở; - Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; - Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Mức lương cơ sở 2021 vẫn giữ nguyên mức 1,49 triệu đồng/tháng. Nên mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình của năm này là: Thành viên Mức đóng Người thứ 1 67.050 đồng/tháng Người thứ 2 46.935 đồng/tháng Người thứ 3 40.230 đồng/tháng Người thứ 4 33.525 đồng/tháng Từ người thứ 5 trở đi 26.820 đồng/tháng Như vậy việc tăng, giảm lương cơ sở sẽ ảnh hưởng đến mức đóng của đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình 3. Quyền lợi để được hưởng chi phí KCB khi tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên Điểm đ, khoản 1 điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định: Mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến; => Mức hưởng 100% khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở. Vậy khi lương cơ sở chưa tăng số tiền cùng chi trả chi phí là 8.940.000 đồng, nếu lương tăng lên 1.600.000 thì số tiền cùng chi trả sẽ là 9.600.000 4. Giữ nguyên mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí Căn cứ Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 thì các đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng được quy định như sau: - Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở - Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở - Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1 % mức lương cơ sở Như vậy trường hợp có đoàn viên có mức đóng cao thì cũng không được vượt quá 10% mức lương cơ sở (tương đương 149.000) hoặc thấp nhất bằng bằng 1 % mức lương cơ sở tương đương 14.900 với từng đối tượng cụ thể nêu trên. Các mems phát hiện thêm nội dung nào thì bổ sung vào topic này giúp mình nhé!
05 tác động khi chưa tăng lương cơ sở năm 2021 cán bộ, công chức cần biết
Tác động khi chưa tăng lương cơ sở năm 2021 Mới đây Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, trong đó có nội dung đáng chú ý về lương cơ sở. Do ảnh hưởng của dịch Covid lương cơ sở vẫn giữ nguyên mức 1.490.000 đồng/tháng. Vậy khi chưa tăng lương, cán bộ, công chức chịu các tác động sau: 1. Giữ nguyên mức lương hiện hưởng Về nguyên tắc lương thực nhận của cán bộ, công chức = mức lương cơ sở 1.490.00 đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng. 2. Phụ cấp hiện hưởng không đổi - Đối với các khoản phụ cấp được tính trên mức lương cơ sở Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x hệ số phụ cấp hiện hưởng - Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có): Mức phụ cấp = (Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ ngày (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định 3. Mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT giữ nguyên - Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: BHXH bắt buộc: Tiền lương tháng đóng BHXH = 1.490.000 x 8% = 119.200 đồng/tháng BHYT: Mức đóng = 1.490.000 x 4.5% = 67.050 đồng/tháng - Đối với nhóm còn lại thuộc đối tượng hưởng tiền lương do Nhà nước quy định: BHXH bắt buộc: Tiền lương tháng đóng BHXH = (lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) x 8% BHYT: Mức đóng = (lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) x 4.5% Lưu ý: tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở Căn cứ: Điều 85, 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014 , Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và Điều 7 Nghị định 146/2014/NĐ-CP 4. Các khoản trợ cấp được giữ nguyên - Trợ cấp thai sản: 02 tháng lương cơ sở tại thời điểm sinh con - Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, sau thai sản (30% mức lương cơ sở) - Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp - Trợ cấp hàng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khi bị suy giảm từ 31% trở lên khả năng lao động) - Trợ cấp 01 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khi bị suy giảm từ 5% – 30% khả năng lao động) - Trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: = 36 lần mức lương cơ sở - Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật - Trợ cấp mai táng: = 10 lần mức lương cơ sở - Trợ cấp tuất hàng tháng Đối với mỗi thân nhân: = 50% mức lương cơ sở Đối với trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng: = 70% mức lương cơ sở - Mức hưởng lương hưu hằng tháng: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH - Mức hưởng trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu: Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng BHXH. - Mức hưởng BHXH 1 lần 5. Đảng viên không được tăng mức tiền thưởng Hiện nay, mức khen thưởng đối với Đảng viên được tính theo mức lương cơ sở nhân với hệ số được thực hiện theo quy định tại Hướng dẫn 56-HD/VPTW. Cụ thể: * Đối với hình thức khen thưởng theo định kỳ: - Được Đảng bộ cơ sở, chi bộ khen thưởng: Mức khen thưởng 447.000 đồng tương đương với hệ số 0,3 - Được Ban Thường vụ huyện uỷ và tương đương khen thưởng: Mức khen thưởng 1,490 đồng tương đương với hệ số 1,0 - Được Ban Thường vụ tỉnh ủy và tương đương khen thưởng: Mức khen thưởng 2,235 triệu đồng tương đương với hệ số 1,5 * Mức tặng thưởng kèm theo Huy hiệu Đảng: - Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng: Mức khen thưởng 2,235 triệu đồng tương đương với hệ số 1,5 - Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 2,980 triệu đồngđương với hệ số 2,0 - Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 4,470 triệu đồng đương với hệ số 3,0 - Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 5,215 triệu đồng đương với hệ số 3,5 - Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 7,450 triệu đồng đương với hệ số 5,0 - Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 8,940 triệu đồng đương với hệ số 6,0 - Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 11,920 triệu đồng đương với hệ số 8,0 - Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 14,900 triệu đồng đương với hệ số 10,0 - Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng : Mức khen thưởng tương 22,350 triệu đồng đương với hệ số 15,0.
Quốc hội chốt chưa điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2021
chưa điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2021 VTV.vn - Đây là nội dung rất đáng chú ý trong Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 mới được Quốc hội thông qua. Vào chiều nay (12/11), với tỷ lệ tán thành lên đạt tỷ lệ 92,53%, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Trong Nghị quyết mới được thông qua, Quốc hội Giao Chính phủ thực hiện một số biện pháp điều hành nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2021. Tại đây đáng chú ý, trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, chuẩn nghèo. Cũng trong Nghị quyết, Quốc hội cũng đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, cụ thể: 1. Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.343.330 tỷ đồng (một triệu, ba trăm bốn mươi ba nghìn, ba trăm ba mươi tỷ đồng). 2. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.687.000 tỷ đồng (một triệu, sáu trăm tám mươi bảy nghìn tỷ đồng). 3. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 343.670 tỷ đồng (ba trăm bốn mươi ba nghìn, sáu trăm bảy mươi tỷ đồng), tương đương 4% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm: Bội chi ngân sách trung ương là 318.870 tỷ đồng (ba trăm mười tám nghìn, tám trăm bảy mươi tỷ đồng), tương đương 3,7%GDP; Bội chi ngân sách địa phương là 24.800 tỷ đồng (hai mươi bốn nghìn, tám trăm tỷ đồng), tương đương 0,3%GDP. 4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 608.569 tỷ đồng (sáu trăm lẻ tám nghìn, năm trăm sáu mươi chín tỷ đồng). Cũng trong năm 2021, Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu ngân sách nhà nước; chống thất thu thuế, chống chuyển giá, trốn thuế; giảm tỷ lệ nợ thuế; mở rộng triển khai hóa đơn điện tử; cải cách, hiện đại hóa hệ thống cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước; thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai; đẩy nhanh công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo Đề án đã được phê duyệt. Cũng liên quan đến mức lương cơ sở, thông qua Nghị Quyết, trong năm 2020 cũng sẽ không thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Tập trung nguồn lực để phòng, chống dịch COVID-19, khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Theo VTV
Chưa đồng thuận phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2021
VOV.VN - Đã có 9/13 thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia bỏ phiếu đồng thuận không tăng lương tối thiểu vùng 2021. Song phía Tổng LĐLĐ từ chối không bỏ phiếu. Sáng nay (5/8), tại Hà Nội, Hội đồng Tiền lương Quốc gia tổ chức phiên họp thứ hai bàn về phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2021. Ông Lê Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội chủ trì cuộc họp. Nhận định doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do Covid-19, trong đó có cả những vướng mắc về nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Sau khi nghe ý kiến của các bên trong hội đồng tiền lương, Thứ trưởng Lê Thanh cho rằng, năm 2021 sẽ không điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng theo tháng và cũng không điều chỉnh lương tối thiểu theo giờ. Thực tế các doanh nghiệp rất khó khăn, cần phải chia sẻ, chung tay. Hiện, khối cán bộ, công chức, viên chức nhà nước năm 2021 cũng sẽ không tăng lương cơ sở nên việc tăng lương tối thiểu năm 2021 cần hoãn lại, không thực hiện tăng lương tối thiểu vùng. Ảnh minh họa Kết quả bỏ phiếu của Hội đồng tiền lương cho thấy, có đến 9/13 phiếu tán thành phương án không tăng lương tối thiểu năm 2021. Trong đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiên quyết không tham gia bỏ phiếu do không đồng ý với việc không tăng lương. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cho biết, Hội đồng Tiền lương quốc gia vẫn sẽ trình Chính phủ đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng 2021, kèm theo cả quan điểm của Tổng Liên đoàn lao động. Dựa theo tình hình thực tế của dịch bệnh, chuyển biến kinh tế, xã hội, có thể có những thảo luận bổ sung tiếp theo về vấn đề tăng lương tối thiểu vùng cho năm tới. Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đưa ra 2 phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2021. Nếu chưa thống nhất, sẽ tạm chưa bàn tới việc điều chỉnh tăng. Tới đầu quý 1 hoặc quý 2/2021, sẽ căn cứ tình hình thực tế. Trường hợp thứ 2, sẽ xem xét việc điều chỉnh từ sau tháng 7/2021 dựa vào tình hình thực cụ thể lúc đó. “Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua và thời gian tới. Tuy nhiên qua các thông số đưa ra, nếu điều kiện khắc phục được thì bức tranh kinh tế sẽ hồi phục. Ví như sau đợt dịch đầu, có đến trên 82.000 người ở Hà Nội vào du lịch Đà Nẵng. Rõ ràng, vấn đề sức khỏe doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc khắc phục hậu quả Covid-19. Mà các số liệu đưa ra chỉ là dự báo và không biết thời điểm nào khắc phục được. Vì vậy nay chưa nắm được khi nào khắc phục được hậu quả Covid-19 vì thế chúng ta chưa bàn tới việc tăng lương tối thiểu năm 2021. Đầu năm 2021 căn cứ tình hình thực tế thì Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp bàn, xem xét việc có điều chỉnh tiền lương tối thiểu hay không”, ông Quảng nêu ý kiến. Đại diện Tổng liên đoàn lao động vẫn đề nghị có những tính toán, điều chỉnh để cải thiện đời sống người lao động, song cũng cần đảm bảo "sức khỏe" của doanh nghiệp, bởi chỉ khi doanh nghiệp duy trì được hoạt động, người lao động mới có việc làm. Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VCCI cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề. Hợp đồng mới chưa có, trong khi hợp đồng cũ đã thực hiện nhưng lại bị ép giá, lùi thời gian thanh toán. "Những khó khăn này đang đè nặng lên doanh nghiệp. Thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp đã phải dùng nguồn vốn tích lũy dùng cho phát triển để tung ra nuôi quân, giữ chân người lao động, với mong muốn khi tình hình khả dĩ hơn sẽ tiếp tục sản xuất. Nhưng 6 tháng đầu năm, trên 56.000 doanh nghiệp dừng hoạt động. Với tư cách đại diện chủ sử dụng lao động, VCCI đã có văn bản chính thức báo cáo với hội đồng tiền lương là dừng không bàn tăng lương tối thiểu vùng 2021 để khuyến nghị các cơ quan chính quyền địa phương có giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua cơn bĩ cực này", ông Phòng cho biết. Đại diện VCCI cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần có nhiều hình thức khác nhau để bồi dưỡng, đào tạo lại lực lượng lao động, có chương trình cụ thể nhằm giữ chân người lao động. Quyết tâm cao nhất của doanh nghiệp là tạo việc làm đảm bảo cho người lao động, nhưng hiện nay việc này đang thực sự khó khăn cần sự quyết tâm cao của chủ lao động, người lao động và cả các cơ quan liên quan./. Hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020 được áp dụng như sau: Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV. Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng 5,5% so với năm 2019 (tăng từ 150.000-240.000 đồng tuỳ từng vùng). Nguyễn Trang/VOV.VN
Bảng lương của cán bộ, công chức áp dụng năm 2020 khi dừng tăng lương
Ảnh minh họa: Bảng lương cán bộ, công chức năm 2020 khi chưa tăng lương Quốc hội quyết định chưa tăng lương cơ sở từ 1.7.2020 đồng nghĩa với việc mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức vẫn giữ nguyên là 1.490.000 đồng/tháng. Dưới đây là bảng lương cụ thể (click vào bảng để xem chi tiết): BẢNG LƯƠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC STT Nhóm Ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12 1 Công chức loại A3 a Nhóm 1 (A3.1) Hệ số lương 6.2 6.56 6.92 7.28 7.64 8 Mức lương hiện nay 9.238 9.7744 10.311 10.847 11.384 11.92 b Nhóm 2 (A3.2) Hệ số lương 5.75 6.11 6.47 6.83 7.19 7.55 Mức lương hiện nay 8.5675 9.1039 9.6403 10.177 10.713 11.25 2 Công chức loại A2 a Nhóm 1 (A2.1) Hệ số lương 4.4 4.74 5.08 5.42 5.76 6.1 6.44 6.78 Mức lương hiện nay 6.556 7.0626 7.5692 8.0758 8.5824 9.089 9.5956 10.102 b Nhóm 2 (A2.2) Hệ số lương 4 4.34 4.68 5.02 5.36 5.7 6.04 6.38 Mức lương hiện nay 5.96 6.4666 6.9732 7.4798 7.9864 8.493 8.9996 9.5062 3 Công chức loại A1 Hệ số lương 2.34 2.67 3 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 Mức lương hiện nay 3.4866 3.9783 4.47 4.9617 5.4534 5.9451 6.4368 6.9285 7.4202 4 Công chức loại A0 Hệ số lương 2.1 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89 Mức lương hiện nay 3.129 3.5909 4.0528 4.5147 4.9766 5.4385 5.9004 6.3623 6.8242 7.2861 5 Công chức loại B Hệ số lương 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06 Mức lương hiện nay 2.7714 3.0694 3.3674 3.6654 3.9634 4.2614 4.5594 4.8574 5.1554 5.4534 5.7514 6.0494 6 Công chức loại C a Nhóm 1 (C1) Hệ số lương 1.65 1.83 2.01 2.19 2.37 2.55 2.73 2.91 3.09 3.27 3.45 3.63 Mức lương hiện nay 2.4585 2.7267 2.9949 3.2631 3.5313 3.7995 4.0677 4.3359 4.6041 4.8723 5.1405 5.4087 b Nhóm 2 (C2) Hệ số lương 1.5 1.68 1.86 2.04 2.22 2.4 2.58 2.76 2.94 3.12 3.3 3.48 Mức lương hiện nay 2.235 2.5032 2.7714 3.0396 3.3078 3.576 3.8442 4.1124 4.3806 4.6488 4.917 5.1852 c Nhóm 3 (C3) Hệ số lương 1.35 1.53 1.71 1.89 2.07 2.25 2.43 2.61 2.79 2.97 3.15 3.33 Mức lương hiện nay 2.0115 2.2797 2.5479 2.8161 3.0843 3.3525 3.6207 3.8889 4.1571 4.4253 4.6935 4.9617 Ghi chú: 1. Trong các cơ quan nhà nước có sử dụng các chức danh cán bộ, công chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng bảng 3 thì xếp lương đối với cán bộ, công chức đó theo ngạch tương ứng quy định tại bảng 3. Việc trả lương thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước mà cán bộ, công chức đó đang làm việc. 2. Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch. 3. Hệ số lương của các ngạch công chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường. 4. Cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau: - Đối với cán bộ, công chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch. - Đối với cán bộ, công chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương). - Đối với cán bộ, công chức loại A2: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương). 5. Trong quá trình thực hiện, nếu có bổ sung về chức danh cán bộ, công chức (ngạch) quy định tại đối tượng áp dụng bảng 2, thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức và hướng dẫn việc xếp lương phù hợp với ngạch công chức đó. Căn cứ: - Nghị định 204/2004/NĐ-CP. - Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
Hai phương án lương tối thiểu vùng 2021
Hội đồng Tiền lương Quốc gia ngày 23/6 bàn thảo việc chưa tăng lương tối thiểu vùng hoặc xem xét điều chỉnh tăng 2,5% từ ngày 1/7/2021. Phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia diễn ra tại Quảng Ninh với 15 thành viên của ba bên, gồm đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp VCCI. Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng đề xuất hai phương án lương tối thiểu vùng năm 2021. Phương án một, khuyến nghị thực hiện tiếp mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đến hết năm sau. Lương tối thiểu vùng vẫn giữ nguyên với mức áp dụng lần lượt cho vùng I là 4,42 triệu đồng, vùng II đạt 3,92 triệu, vùng III với 3,43 triệu và vùng IV là 3,07 triệu đồng. Phương án hai lùi 6 tháng so với thông lệ hàng năm. Từ 1/7/2021, điều chỉnh tăng 2,5% để duy trì mức sống tối thiểu cho người lao động. Nếu thực hiện phương án này, mức tăng dao động từ 80.000 đến 110.000 đồng, tương ứng từ vùng I đến IV lần lượt là 4,53 triệu; 4,02 triệu; 3,52 triệu và 3,15 triệu đồng. Máy móc của một công ty gia công hàng may mặc bọc nylon, tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch. Ảnh: Ngọc Thành. Phiên họp bàn về vấn đề tiền lương diễn ra trong bối cảnh Covid-19 đang tác động sâu sắc đến nền kinh tế. Theo thống kê của Tổng liên đoàn đến hết tháng 5, cả nước có gần 7.000 doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch. Trong đó, 182 đơn vị giải thể, hơn 5.000 cơ sở ngừng việc, gần 1.800 doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm quy mô lao động, chủ yếu thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ lưu trú, dệt may, da giày, giáo dục, hàng không... Tổng cộng hơn 461.000 lao động thuộc khu vực chính thức bị ảnh hưởng trực tiếp việc làm, thu nhập và đời sống. Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn cho biết hội đồng chưa quyết việc tăng hay chưa, hoặc tăng ở mức nào. Quyết định sẽ dựa vào việc đánh giá "sức khỏe doanh nghiệp" và trên cơ sở bảo vệ quyền lợi người lao động, nhất là trong bối cảnh đại dịch. Đại diện VCCI, ông Hoàng Quang Phòng đề xuất chưa tính đến việc tăng lương "để bồi dưỡng sức cho doanh nghiệp có thể vực dậy sau đại dịch". Ông Phòng phân tích, thị trường cung ứng hiện đang đứt gãy do Covid-19 vẫn còn phức tạp ở nhiều nước. Doanh nghiệp trong nước hợp đồng mới chưa có và hợp đồng cũ cũng chưa thực hiện xong, mối lo lớn nhất hiện là duy trì sản xuất và trả lương công nhân. Ông kêu gọi người lao động cùng chia sẻ với doanh nghiệp. Lắng nghe ý kiến các bên, thành viên hội đồng thống nhất chưa chốt phương án mà sẽ cần đến các phiên thảo luận sau. Năm 2020, lần đầu tiên sau 6 năm thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia, các thành viên đạt được sự đồng thuận ngay trong phiên đàm phán thứ hai, thay vì phải trải qua 3-4 lần họp như những năm trước. Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa luận, trả lương cho người lao động. Mức lương này áp dụng với người làm việc theo chế độ hợp đồng của Bộ luật Lao động; làm việc trong doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê lao động. Theo Vnexpress