Đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại có ý nghĩa gì? Tha tù trước hạn người có ý thức cải tạo tốt?
Đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại có ý nghĩa gì? Tha tù trước hạn người có ý thức cải tạo tốt? 1. Đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại có ý nghĩa gì? Để hiểu câu đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại có ý nghĩa gì thì phải phân tích từng vế của câu. Đánh kẻ chạy đi: Câu này mang nghĩa chỉ những người mắc lỗi mà không biết chấp nhận trách nhiệm và sửa sai. Thay vào đó là sự cố chấp với cái sai của mình mà không hề biết hối cải. Không đánh kẻ chạy lại: Câu này mang ý nghĩa chỉ sự tha thứ cho những người đã phạm phải lỗi lầm nhưng biết quay đầu sửa sai cho bản thân. Do đó câu tục ngữ đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại có ý nghĩa như một sự bao dung cho những người nhận lỗi và sửa sai. Trong cuộc sống thì không ai không phạm sai lầm, chính vì vậy luôn cần có sự bao dung trong cuộc sống. Do đó nếu những người đã từng phạm lỗi và có sự hối lỗi mong muốn được sửa chữa lỗi lầm của mình thì sẽ luôn nhận được sự đón nhận của mọi người. 2. Người chấp hành án phạt tù có ý thức cải tạo tốt có được tha tù trước thời hạn không? Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện được nêu dưới đây: Theo đó những người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây: - Phạm tội lần đầu; - Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; - Có nơi cư trú rõ ràng; - Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí; - Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn. Lưu ý: Trường hợp người phạm tội là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì phải chấp hành được ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn; - Không thuộc một trong các trường hợp phạm tội không được áp dụng quy định tha tù trước thời hạn. Do đó, việc có ý thức thức cải tạo tốt là một trong các điều kiện để người tội phạm được tha tù trước thời hạn. Tuy nhiên, để được tha tù trước thời hạn thì bên cạnh việc có ý thức thức cải tạo tốt thì người phạm tội còn phải đáp ứng đủ các điều kiện còn lại được đề cập ở trên thì mới đủ điều kiện xem xét tha tù trước thời hạn. 3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án: Căn cứ quy định khoản 3 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau: - Theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách. Thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù. Do đó trường hợp người bị kết án tù đã đáp ứng đủ các điều kiện được tha tù trước thời hạn thì cơ quan có thẩm quyền quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án là Tòa án. Theo đó Tòa án sẽ dựa trên đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền để ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án.
Thời hạn ra quyết định thi hành án và thời hạn thực hiện thi hành án
Kính thưa quý Luật sư, Hiện nhân viên công ty em đang liên quan tới một vụ án hình sự, người này đã qua các lượt xét xử và toà án đã có quyết định bác đơn kháng cáo, tuyên y Bản án hình sự sơ thẩm và đã có hiệu lực từ 11/09/2023. Nhưng tới nay 07/11/2023 vẫn chưa có quyết định thi hành án và nhân viên này vẫn đang làm việc bình thường. Luật sư cho em hỏi 2 vấn đề: 1. Vậy đến khi nào nhân viên này mới thực hiện việc chấp hành án ( tù giam 27 tháng) 2. Công ty em có được phép ra quyết định thôi việc theo khoản 4, điều 34 Luật lao động hay không ạ? Chân thành cảm ơ luật sư giải đáp,
Người mắc bệnh hiểm nghèo có được giảm thời gian chấp hành án treo?
Án treo là gì? Điều kiện để được giảm thời gian chấp hành án treo là gì? Mắc bệnh hiểm nghèo có thể được giảm thời gian chấp hành án treo hay không? Thế nào là án treo? Theo Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về khái niệm án treo cụ thể như sau: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Theo đó, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Dựa vào quy định trên có thể thấy được rằng án treo không phải là một hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá 03 năm. Quy định pháp luật về án treo theo BLHS 2015 Căn cứ Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về án treo cụ thể như sau: Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của BLHS 2015. Vậy người mắc bệnh hiểm nghèo có được giảm thời gian chấp hành án treo không? Tại khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có quy định về điều kiện rút ngắn thời gian thử thách của án treo như sau: Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 8, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại. Khoản 1 Điều 8 quy định: Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau: (1) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo; (2) Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng. (3) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản. Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động như: - Giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; - Cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; - Có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận. Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: - Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; - HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.
Người dân cần làm gì khi cơ quan nhà nước thi hành án chậm trễ?
Trường hợp, UBND hay chủ tịch UBND không chấp hành thi hành án hay thi hành án chậm trễ, khiến người dân gặp khó khăn, thiệt thòi. Vậy người dân cần làm gì trong trường hợp này? Chậm trễ thi hành án, cơ quan nhà nước sẽ bị xử lý thế nào? Hiện trạng Không ít trường hợp, dù đã thắng kiện nhưng người dân vẫn phải ôm hồ sơ chờ đợi, nhờ vả khắp nơi nhưng cơ quan hành chính không chấp hành phán quyết của tòa hoặc thi hành chậm trễ khiến quyền lợi của người dân không đảm bảo. Một số trường hợp người dân được giải quyết cho một căn hộ tái định cư khi thu hồi đất, tuy nhiên không đồng ý với mức bồi thường trên nên người dân khiếu nại rồi khởi kiện cơ quan hành chính và cán bộ liên quan. Mặc dù đã thắng kiện và bản án có hiệu lực pháp luật một khoảng thời gian tuy nhiên các cơ quan và cán bộ liên quan không thi hành án. Điều này gây khó khăn cho người dân, một số trường hợp vì không thi hành án nên người dân không có nơi ở phải sơ tán. Việc thi hành án chậm trễ hoặc không thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án của cơ quan nhà nước không những ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Quyền của người được thi hành án Căn cứ Điều 5 Nghị định 71/2016/NĐ-CP Người được thi hành án có các quyền theo quy định của Luật tố tụng hành chính và các quyền sau đây: - Yêu cầu người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính, Nghị định này và pháp luật có liên quan; - Yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ, đính chính sai sót trong bản án, quyết định để thi hành; - Được thông báo về thi hành án; - Đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án hành chính khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án; - Đề nghị người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và xem xét xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án, người đứng đầu của người phải thi hành án trong trường hợp chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật; - Đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm theo dõi việc thi hành án hành chính theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; - Khiếu nại, tố cáo về thi hành án hành chính; - Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đối với trường hợp cơ quan nhà nước, cán bộ vi phạm quy định về chấp hành thi hành án, đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh trong quá trình thi hành án hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại quy định tại Luật Khiếu nại 2011. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thi hành án hành chính gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo quy định tại Luật Tố cáo 2018. Chấp hành thi hành án hành chính chậm trễ bị xử lý thế nào? Luật cho phép thời hạn cụ thể theo từng trường hợp để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án. Quá thời hạn được quy định mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm để Tòa án ra quyết định buộc thi hành bản án. Khi nhận được đơn yêu cầu của người được thi hành án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án hành chính. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định buộc thi hành án của Tòa án thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Căn cứ Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội không chấp hành án như sau: Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mức phạt cao nhất có thể bị phạt tù lên đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng. - Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 381 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội cản trở việc thi hành án như sau: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn; - Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án; - Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; - Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. Mức phạt cao nhất cho tội này có thể lên đến 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01-05 năm. - Người không thi hành bản án, quyết định của Toà án cũng như những người có trách nhiệm liên quan khác đều bị xem xét xử lý. Theo Nghị định 71/2016/NĐ-CP của Chính phủ, không chỉ đối với người phải thi hành án bị xem xét xử lý mà cả người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án và người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án đều bị xử lý trách nhiệm. Người phải thi hành án khi nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính có trách nhiệm thi hành ngay bản án, quyết định của Tòa án. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp về việc để xảy ra chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án tại cơ quan, tổ chức do mình là người đứng đầu. Xử lý kỷ luật đối với cá nhân thuộc phạm vi quản lý có hành vi chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án. Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định. Xem xét xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm ban hành văn bản chỉ đạo người phải thi hành án nghiêm chỉnh thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Nếu người phải thi hành án vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp có văn bản chỉ đạo về việc xem xét xử lý trách nhiệm hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án theo quy định. Công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau: - Khiển trách - Cảnh cáo - Hạ bậc lương - Giáng chức - Cách chức - Buộc thôi việc Ngoài ra còn chịu về trách nhiệm vật chất, người phải thi hành án trong quá trình thi hành án mà gây ra thiệt hại thì phải khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, pháp luật về dân sự. Các biện pháp xử lý khác: công khai thông tin về việc không chấp hành án; xem xét đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính.
Chấp hành án xong có được cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư?
Tiêu chuẩn để trở thành Luật sư là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. Vậy trong trường hợp đã là luật sư nhưng phạm tội, phải thi hành hình phạt tù thì có được trở thành luật sư nữa hay không? Căn cứ Khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về các trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề luật như sau: 4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư: a) Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này; b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c) Không thường trú tại Việt Nam; d) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích; đ) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; e) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; g) Những người quy định tại điểm b khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực. Theo Điểm c Khoản 3 Điều 19 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau: 3. Người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm g, h và i khoản 1 Điều 18 của Luật này thì được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi có đủ tiêu chuẩn tại Điều 10 của Luật này và thuộc một trong các điều kiện sau đây: c) Đã được xóa án tích trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Căn cứ Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về phân loại tội phạm như sau: 1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây: a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù; c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù; d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này. Do đó, người vi phạm sau khi được xóa án tích có thể sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật, nếu phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng lỗi vô ý,... và sau khi hoàn lương được công nhận thỏa mãn về tiêu chuẩn đối với người luật sư thì được xem xét cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư.
Giao dịch mua - bán đất như nào nếu chồng đang phải chấp hành án phạt tù
Xin chào, Em có một câu hỏi như sau ạ Chồng em đang chấp hành án phạt tù thời hạn rất dài, em muốn kinh doanh bất động sản, tức là mua đi và bán lại các mảnh đất khác nhau. Theo quy định của pháp luật thì giao dịch mua hay bán đất thì đều phải có xác nhận của cả vợ và chồng, nhưng chồng em đang chấp hành án phạt tù thì em thực hiện các giao dịch mua như nào và giao dịch bán như nào ạ? Em cảm ơn!
Quy định thực hiện nhận xét, báo cáo trong quá trình chấp hành án?
Trường hợp người chấp hành án treo rời khỏi địa phương từ 2 tháng trở lên được sự đồng ý của chính quyền địa phương. Như vậy việc nhận xét phân loại được thực hiện theo văn bản nào?
Khi có giấy thi hành án thời gian bao lâu để được chấp hành án
Em đang là vi pham tội hình sự . Em vừa xử phúc thẩm vào ngày 5/2/2020 . Và em đang chờ giấy thi hành án gữi về . Nếu có giấy thi hành án thì em phải chấp hành án ngay khi có giấy hay là đợi thêm bao nhiêu ngày nữa mới được chấp hành án . Thưa luật sư . Em cám ơn
Đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại có ý nghĩa gì? Tha tù trước hạn người có ý thức cải tạo tốt?
Đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại có ý nghĩa gì? Tha tù trước hạn người có ý thức cải tạo tốt? 1. Đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại có ý nghĩa gì? Để hiểu câu đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại có ý nghĩa gì thì phải phân tích từng vế của câu. Đánh kẻ chạy đi: Câu này mang nghĩa chỉ những người mắc lỗi mà không biết chấp nhận trách nhiệm và sửa sai. Thay vào đó là sự cố chấp với cái sai của mình mà không hề biết hối cải. Không đánh kẻ chạy lại: Câu này mang ý nghĩa chỉ sự tha thứ cho những người đã phạm phải lỗi lầm nhưng biết quay đầu sửa sai cho bản thân. Do đó câu tục ngữ đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại có ý nghĩa như một sự bao dung cho những người nhận lỗi và sửa sai. Trong cuộc sống thì không ai không phạm sai lầm, chính vì vậy luôn cần có sự bao dung trong cuộc sống. Do đó nếu những người đã từng phạm lỗi và có sự hối lỗi mong muốn được sửa chữa lỗi lầm của mình thì sẽ luôn nhận được sự đón nhận của mọi người. 2. Người chấp hành án phạt tù có ý thức cải tạo tốt có được tha tù trước thời hạn không? Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện được nêu dưới đây: Theo đó những người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây: - Phạm tội lần đầu; - Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; - Có nơi cư trú rõ ràng; - Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí; - Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn. Lưu ý: Trường hợp người phạm tội là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì phải chấp hành được ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn; - Không thuộc một trong các trường hợp phạm tội không được áp dụng quy định tha tù trước thời hạn. Do đó, việc có ý thức thức cải tạo tốt là một trong các điều kiện để người tội phạm được tha tù trước thời hạn. Tuy nhiên, để được tha tù trước thời hạn thì bên cạnh việc có ý thức thức cải tạo tốt thì người phạm tội còn phải đáp ứng đủ các điều kiện còn lại được đề cập ở trên thì mới đủ điều kiện xem xét tha tù trước thời hạn. 3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án: Căn cứ quy định khoản 3 Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau: - Theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách. Thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù. Do đó trường hợp người bị kết án tù đã đáp ứng đủ các điều kiện được tha tù trước thời hạn thì cơ quan có thẩm quyền quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án là Tòa án. Theo đó Tòa án sẽ dựa trên đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền để ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án.
Thời hạn ra quyết định thi hành án và thời hạn thực hiện thi hành án
Kính thưa quý Luật sư, Hiện nhân viên công ty em đang liên quan tới một vụ án hình sự, người này đã qua các lượt xét xử và toà án đã có quyết định bác đơn kháng cáo, tuyên y Bản án hình sự sơ thẩm và đã có hiệu lực từ 11/09/2023. Nhưng tới nay 07/11/2023 vẫn chưa có quyết định thi hành án và nhân viên này vẫn đang làm việc bình thường. Luật sư cho em hỏi 2 vấn đề: 1. Vậy đến khi nào nhân viên này mới thực hiện việc chấp hành án ( tù giam 27 tháng) 2. Công ty em có được phép ra quyết định thôi việc theo khoản 4, điều 34 Luật lao động hay không ạ? Chân thành cảm ơ luật sư giải đáp,
Người mắc bệnh hiểm nghèo có được giảm thời gian chấp hành án treo?
Án treo là gì? Điều kiện để được giảm thời gian chấp hành án treo là gì? Mắc bệnh hiểm nghèo có thể được giảm thời gian chấp hành án treo hay không? Thế nào là án treo? Theo Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về khái niệm án treo cụ thể như sau: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Theo đó, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Dựa vào quy định trên có thể thấy được rằng án treo không phải là một hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá 03 năm. Quy định pháp luật về án treo theo BLHS 2015 Căn cứ Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về án treo cụ thể như sau: Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của BLHS 2015. Vậy người mắc bệnh hiểm nghèo có được giảm thời gian chấp hành án treo không? Tại khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có quy định về điều kiện rút ngắn thời gian thử thách của án treo như sau: Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 8, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại. Khoản 1 Điều 8 quy định: Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau: (1) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo; (2) Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng. (3) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản. Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động như: - Giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; - Cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; - Có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận. Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: - Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; - HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.
Người dân cần làm gì khi cơ quan nhà nước thi hành án chậm trễ?
Trường hợp, UBND hay chủ tịch UBND không chấp hành thi hành án hay thi hành án chậm trễ, khiến người dân gặp khó khăn, thiệt thòi. Vậy người dân cần làm gì trong trường hợp này? Chậm trễ thi hành án, cơ quan nhà nước sẽ bị xử lý thế nào? Hiện trạng Không ít trường hợp, dù đã thắng kiện nhưng người dân vẫn phải ôm hồ sơ chờ đợi, nhờ vả khắp nơi nhưng cơ quan hành chính không chấp hành phán quyết của tòa hoặc thi hành chậm trễ khiến quyền lợi của người dân không đảm bảo. Một số trường hợp người dân được giải quyết cho một căn hộ tái định cư khi thu hồi đất, tuy nhiên không đồng ý với mức bồi thường trên nên người dân khiếu nại rồi khởi kiện cơ quan hành chính và cán bộ liên quan. Mặc dù đã thắng kiện và bản án có hiệu lực pháp luật một khoảng thời gian tuy nhiên các cơ quan và cán bộ liên quan không thi hành án. Điều này gây khó khăn cho người dân, một số trường hợp vì không thi hành án nên người dân không có nơi ở phải sơ tán. Việc thi hành án chậm trễ hoặc không thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án của cơ quan nhà nước không những ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Quyền của người được thi hành án Căn cứ Điều 5 Nghị định 71/2016/NĐ-CP Người được thi hành án có các quyền theo quy định của Luật tố tụng hành chính và các quyền sau đây: - Yêu cầu người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính, Nghị định này và pháp luật có liên quan; - Yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ, đính chính sai sót trong bản án, quyết định để thi hành; - Được thông báo về thi hành án; - Đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án hành chính khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án; - Đề nghị người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và xem xét xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án, người đứng đầu của người phải thi hành án trong trường hợp chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật; - Đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm theo dõi việc thi hành án hành chính theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; - Khiếu nại, tố cáo về thi hành án hành chính; - Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đối với trường hợp cơ quan nhà nước, cán bộ vi phạm quy định về chấp hành thi hành án, đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh trong quá trình thi hành án hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại quy định tại Luật Khiếu nại 2011. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thi hành án hành chính gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo quy định tại Luật Tố cáo 2018. Chấp hành thi hành án hành chính chậm trễ bị xử lý thế nào? Luật cho phép thời hạn cụ thể theo từng trường hợp để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án. Quá thời hạn được quy định mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm để Tòa án ra quyết định buộc thi hành bản án. Khi nhận được đơn yêu cầu của người được thi hành án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án hành chính. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định buộc thi hành án của Tòa án thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Căn cứ Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội không chấp hành án như sau: Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mức phạt cao nhất có thể bị phạt tù lên đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng. - Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 381 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội cản trở việc thi hành án như sau: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn; - Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án; - Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; - Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. Mức phạt cao nhất cho tội này có thể lên đến 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01-05 năm. - Người không thi hành bản án, quyết định của Toà án cũng như những người có trách nhiệm liên quan khác đều bị xem xét xử lý. Theo Nghị định 71/2016/NĐ-CP của Chính phủ, không chỉ đối với người phải thi hành án bị xem xét xử lý mà cả người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án và người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án đều bị xử lý trách nhiệm. Người phải thi hành án khi nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính có trách nhiệm thi hành ngay bản án, quyết định của Tòa án. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp về việc để xảy ra chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án tại cơ quan, tổ chức do mình là người đứng đầu. Xử lý kỷ luật đối với cá nhân thuộc phạm vi quản lý có hành vi chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án. Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định. Xem xét xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm ban hành văn bản chỉ đạo người phải thi hành án nghiêm chỉnh thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Nếu người phải thi hành án vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp có văn bản chỉ đạo về việc xem xét xử lý trách nhiệm hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án theo quy định. Công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau: - Khiển trách - Cảnh cáo - Hạ bậc lương - Giáng chức - Cách chức - Buộc thôi việc Ngoài ra còn chịu về trách nhiệm vật chất, người phải thi hành án trong quá trình thi hành án mà gây ra thiệt hại thì phải khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, pháp luật về dân sự. Các biện pháp xử lý khác: công khai thông tin về việc không chấp hành án; xem xét đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính.
Chấp hành án xong có được cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư?
Tiêu chuẩn để trở thành Luật sư là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. Vậy trong trường hợp đã là luật sư nhưng phạm tội, phải thi hành hình phạt tù thì có được trở thành luật sư nữa hay không? Căn cứ Khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về các trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề luật như sau: 4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư: a) Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này; b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c) Không thường trú tại Việt Nam; d) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích; đ) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; e) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; g) Những người quy định tại điểm b khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực. Theo Điểm c Khoản 3 Điều 19 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau: 3. Người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm g, h và i khoản 1 Điều 18 của Luật này thì được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi có đủ tiêu chuẩn tại Điều 10 của Luật này và thuộc một trong các điều kiện sau đây: c) Đã được xóa án tích trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Căn cứ Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về phân loại tội phạm như sau: 1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây: a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù; c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù; d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này. Do đó, người vi phạm sau khi được xóa án tích có thể sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật, nếu phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng lỗi vô ý,... và sau khi hoàn lương được công nhận thỏa mãn về tiêu chuẩn đối với người luật sư thì được xem xét cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư.
Giao dịch mua - bán đất như nào nếu chồng đang phải chấp hành án phạt tù
Xin chào, Em có một câu hỏi như sau ạ Chồng em đang chấp hành án phạt tù thời hạn rất dài, em muốn kinh doanh bất động sản, tức là mua đi và bán lại các mảnh đất khác nhau. Theo quy định của pháp luật thì giao dịch mua hay bán đất thì đều phải có xác nhận của cả vợ và chồng, nhưng chồng em đang chấp hành án phạt tù thì em thực hiện các giao dịch mua như nào và giao dịch bán như nào ạ? Em cảm ơn!
Quy định thực hiện nhận xét, báo cáo trong quá trình chấp hành án?
Trường hợp người chấp hành án treo rời khỏi địa phương từ 2 tháng trở lên được sự đồng ý của chính quyền địa phương. Như vậy việc nhận xét phân loại được thực hiện theo văn bản nào?
Khi có giấy thi hành án thời gian bao lâu để được chấp hành án
Em đang là vi pham tội hình sự . Em vừa xử phúc thẩm vào ngày 5/2/2020 . Và em đang chờ giấy thi hành án gữi về . Nếu có giấy thi hành án thì em phải chấp hành án ngay khi có giấy hay là đợi thêm bao nhiêu ngày nữa mới được chấp hành án . Thưa luật sư . Em cám ơn