CẢNH GIÁC: Thủ đoạn giả danh shipper lừa khách chuyển nhầm STK
Người dân cần cảnh giác với chiêu trò lừa đảo giả danh shipper chiếm đoạt tài sản người mua hàng. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Thủ đoạn giả danh shipper lừa đảo khách mua hàng Vừa qua, trên các trang mạng xã hội truyền tay nhau các đoạn video tường thuật lại sự việc bị lừa đảo của nạn nhân trong vụ việc giả danh shipper lừa đảo nhằm cảnh tỉnh mọi người. Theo đó, nhiều trường hợp bị lừa lên đến hàng trăm triệu đồng, qua đó nhắc nhở cảnh tỉnh người dân cần cẩn thận và phân biệt những trường hợp thật giả nêu trên. Trước đó, ngày 08/9/2024, theo Phòng An ninh mạng Công an tỉnh Đồng Nai, qua công tác điều tra và phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị, ghi nhận thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ người dân bị các đối tượng giả danh shipper để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điển hình như trường hợp của anh N.H.T (ngụ phường Tân Phong, TP.Biên Hoà). Chiều 26/7, anh nhận được cuộc gọi giới thiệu là nhân viên giao hàng, thông báo anh có đơn hàng trị giá 111.000 đồng. Do thời điểm này anh T. không có ở nhà nên hẹn thời điểm giao hàng khác. Thế nhưng shipper liên tục thúc giục nhận hàng với lý do nếu không giao hôm nay sẽ không kịp chỉ tiêu. Do trước đó có đặt đơn hàng giá trị tương đương qua mạng nên anh T. không nghi ngờ, liền chuyển khoản thanh toán theo yêu cầu. Sau khi chuyển tiền thành công, anh tiếp tục nhận được tin nhắn từ shipper cho biết đã gửi nhầm số tài khoản, yêu cầu anh kết bạn và nói rằng số tài khoản trên là số đăng ký thẻ hội viên "giao hàng tiết kiệm". Nếu chuyển vào tài khoản đó, Trung tâm giao hàng sẽ kích hoạt gói cước hội viên, mỗi tháng tự động trừ 3.500.000 đồng từ tài khoản ngân hàng của anh T. Trường hợp anh không có tiền sẽ bị đưa vào nợ xấu. Đồng thời, người tự nhận là shipper này cũng gửi kèm một đường link, giới thiệu là trang Facebook của Trung tâm vận chuyển để anh T. liên hệ hủy đăng ký hội viên. Sau đó, đối tượng giả danh shipper liên tục gọi điện thúc giục anh T. nhấp vào đường link trên để nhắn tin hủy đăng ký và dọa tài khoản anh T. sẽ bị trừ tiền. Lúc này, do đang ở ngoài và cũng lo sợ bị trừ tiền nên anh T. truy cập vào đường link và nhắn tin theo hướng dẫn. Ngay lập tức, bộ phận có tên "giao hàng tiết kiệm" gọi điện chỉ dẫn anh T. hủy hội viên bằng cách chuyển đổi tài khoản ngân hàng cá nhân thành tài khoản doanh nghiệp. Cách thực hiện là đăng nhập app ngân hàng từ đường link do đối tượng cung cấp, nhập mã xác thực (gồm dãy số 6 ký tự) vào phần số tiền chuyển, giữ nút chuyển tiền trong 3 giây, sau đó ấn chuyển tiền. Trên thực tế, hành động này đồng nghĩa với việc chuyển tiền bình thường. Anh T. bán tín bán nghi nhưng vẫn cố ấn nút giữ chuyển tiền. Kết quả không chuyển thành tài khoản doanh nghiệp mà tiền vẫn mất. Qua kiểm tra trang Facebook tên "giao hàng tiết kiệm" được thiết kế như trang chính chủ của hãng vận chuyển này, nhưng chỉ có khoảng 3.000 lượt theo dõi nên T. nhận thấy có điều bất thường. Ngay lập tức anh dừng lại mọi thao tác, liên hệ tổng đài công ty vận chuyển để xác minh số điện thoại và phát hiện mình bị lừa. Theo cơ quan Công an, đây là hình thức lừa đảo mới, các đối tượng thông qua việc tham gia các buổi bán hàng trực tuyến (livestreams) trên các nền tảng mạng xã hội để thu thập thông tin khách hàng và các sản phẩm được đặt mua từ các bình luận công khai của khách hàng; thậm chí bọn chúng mua thông tin khách hàng qua các kênh khác. Khi đã có được thông tin, các đối tượng sẽ giả danh là người giao hàng thuộc các công ty vận chuyển có tiếng để gọi tới khách hàng vào giờ hành chính hoặc khi khách hàng không có nhà. Các đối tượng nói đã gửi hàng cho người quen, hàng xóm và yêu cầu chuyển tiền thanh toán đơn hàng. Nhận được tiền, chúng sẽ tiếp tục dùng nhiều lý do như nhắn nhầm tài khoản thanh toán để hù dọa trừ tiền, sau đó lừa nạn nhân nhấn vào đường link có chứa "mã độc" để chiếm quyền điều khiển thiết bị và chiếm đoạt tài khoản ngân hàng; đồng thời chiếm đoạt luôn số tiền nạn nhân đã thanh toán trước đó rồi cắt đứt liên lạc. Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Đồng Nai khuyến cáo, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, không nhận bất cứ đơn hàng nào mà mình không đặt mua, không chuyển khoản hoặc thanh toán các đơn hàng không có ảnh chụp rõ mã vận đơn, thông tin người nhận và tuyệt đối không click vào bất cứ đường link nào do người lạ gửi tới để tránh "mắc bẫy" kẻ gian. Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường, phải dừng giao dịch ngay và cung cấp thông tin vụ việc cho lực lượng Công an nơi gần nhất để kịp thời xử lý. Ngày 06/9, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Phòng An ninh mạng) Công an tỉnh Đồng Nai thông báo rộng rãi về thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản để người dân phòng ngừa, cảnh giác, tránh không trở thành nạn nhân. Thủ đoạn của bọn tội phạm là giả danh shipper (nhân viên giao hàng của các đơn vị chuyển phát) để chiếm đoạt tài sản của người mua hàng. Hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng thế nào? Khi tố cáo lừa đảo qua mạng tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau: - Đơn tố cáo; Xem và tải Mẫu đơn tố cáo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/mau-don-to-cao.doc - Đơn trình báo công an - Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng); - Chứng cứ kèm theo để chứng minh. Lưu ý, người tố cáo cần thu thập và lưu giữ các bằng chứng liên quan đến hành vi lừa đảo, các biên lai, giao dịch giữa hai bên. Trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để nộp cho cơ quan Công an. Hotline trình báo về hành vi lừa đảo qua mạng Khi bị lừa đảo qua mạng, người dân có thể liên lạc trực tiếp đến các cơ quan Công an có thẩm quyền xử lý sớm nhất có thể, thông qua các đường dây nóng như sau: - Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ: + Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo; + Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053; + Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam. - Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.
Đánh bài ăn tiền dịp Lễ nhưng “chuyển khoản” có bị xử phạt không?
Dịp Lễ 2/9 năm nay là dịp để Kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh (02/9/1945-02/9/2024), theo đó nhiều hoạt động vui chơi giải trí diễn ra. Để hưởng một kỳ nghỉ vui vẻ và tuân thủ pháp luật, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan về vấn đề “Đánh bài ăn tiền nhưng chuyển khoản thì có bị xử phạt hay không?”. Đánh bài ăn tiền nhưng chuyển khoản có vi phạm pháp luật? Trước tiên, có thể khẳng định rằng đánh bài ăn tiền là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nêu rõ: Khung 1: Phạt tiền từ 200-500 nghìn đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề. Khung 2: Phạt tiền từ 01-02 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; - Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; - Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác. Khung 3: Phạt tiền từ 02-05 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; - Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng; - Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép; - Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép; - Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý. Khung 4: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây: - Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; - Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc; - Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; - Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép. Khung 5: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây: - Làm chủ lô, đề; - Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; - Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; - Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều 28; - Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 28; - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều 28. Như vậy, hành vi đánh bài tiến lên ăn tiền là hành vi đánh bạc trái phép và tùy vào mức độ của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý thích đáng. Người có hành vi đánh bài ăn tiền nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng về hành vi đánh bạc trái phép. Thậm chí còn có thể áp dụng hình thức trục xuất nếu là người nước ngoài vi phạm trong một số trường hợp đã nêu trên. Trong đó, trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1 Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi 2020) Tóm lại, việc đánh bài này đã có mục đích là “ăn tiền”, nên dù cho sử dụng “tiền mặt” hay thông qua “chuyển khoản” thì đều có thể bị xử phạt vi phạm hành chính (đã nêu trên) hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. Đánh bài ăn tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Người có hành vi đánh bài ăn tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc nếu: - Chơi đánh bài có thắng thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên - Hoặc số tiền, tài sản dùng để chơi đánh bài dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đã bị kết án về một trong các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm Theo đó, nếu rơi vào các trường hợp nêu trên thì sẽ bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Nặng hơn, nếu phạm tội thuộc vào các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm - Có tính chất chuyên nghiệp - Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên - Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội - Tái phạm nguy hiểm Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng Có thể thấy, nếu đã chơi đánh bài ăn tiền thì dù là hình thức chuyển khoản hay tiền mặt cũng sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, vào ngày lễ, tết chỉ chơi đánh bài với mục đích hoàn toàn là giải trí, không có mục đích ăn thua bằng tiền hoặc hiện vật thì hiển nhiên hành vi này là hợp pháp, không vi phạm pháp luật và đương nhiên là sẽ không bị xử phạt. Vì thế, hãy hưởng kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 này thật vui vẻ và tuân thủ đúng pháp luật nhé.
Trường hợp mua bán nhà nào buộc phải chuyển khoản từ 01/8?
Vào tháng 8/2024 sắp tới, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật Đất đai 2024 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, sẽ có những quy định mới về giao dịch nhà ở. Cụ thể như sau. Xem thêm: Đề xuất phạt đến 600 triệu đồng với chủ đầu tư không đề nghị cấp sổ đỏ cho người mua (1) Từ 01/8, thanh toán tiền mua nhà phải chuyển khoản? Căn cứ Điều 48 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có quy định về thanh toán trong kinh doanh bất động sản như sau: - Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản, dự án bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và tuân thủ quy định của pháp luật. - Chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản nhận tiền thanh toán theo hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản từ khách hàng thông qua tài khoản mở tại tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. - Việc phạt và bồi thường thiệt hại do bên mua, bên nhận chuyển nhượng, bên thuê, bên thuê mua chậm tiến độ thanh toán hoặc bên bán, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua chậm tiến độ bàn giao bất động sản do các bên thỏa thuận và phải được ghi trong hợp đồng. Theo đó, kể từ 01/8/2024 (ngày Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực thi hành) thì chỉ các chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh/kinh doanh dịch vụ bất động sản khi nhận tiền thanh toán từ khách hàng mới phải thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng. (2) Thủ tục mua nhà mới nhất hiện nay Căn cứ Điều 162 Luật Nhà ở 2023 (có hiệu lực thi hành từ 01/8) quy định về trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở như sau: - Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, thuê mua, thuê, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở) đảm bảo có các nội dung tối thiểu được quy định tại Điều 163 Luật Nhà ở 2023. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/10/HOP-DONG-MUA-BAN-NHA-O.doc Mẫu hợp đồng mua bán nhà 2024 Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết thì chỉ cần lập hợp đồng tặng cho. - Để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCN đối với nhà ở đó. Trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCN cho bên mua, bên thuê mua. Tuy nhiên, cũng loại trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp. - Trường hợp bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở và có quyền nhận quyền sử dụng đất ở có nhà ở đó thì khi thực hiện cấp GCN, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở. Như vậy, theo quy định hiện hành, việc mua bán nhà ở phải tuân thủ theo nguyên tắc như đã nêu trên. (3) Phải ghi chính xác giá mua bán thực tế của nhà ở trong hợp đồng Cụ thể, tại Điều 47 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có quy định về giao dịch trong kinh doanh bất động sản như sau: - Giá bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản, dự án bất động sản được đưa vào kinh doanh do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng. Trường hợp có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó. - Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản ghi đúng giá giao dịch thực tế trong hợp đồng và chịu trách nhiệm trong việc ghi giá giao dịch trong hợp đồng không đúng với giá giao dịch thực tế. Theo đó, từ 01/8/2024, các bên khi giao kết hợp đồng mua bán nhà ở phải ghi chính xác giá giao dịch thực tế tại hợp đồng.
Hạn mức rút tiền mặt của thẻ tín dụng tối đa là bao nhiêu?
Thông tư 18/2024/TT-NHNN bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/7/2024 thay thế cho Thông tư 19/2016/TT-NHNN bổ sung thêm quy định hạn mức rút tiền đối với thẻ tín dụng. Chính vì thế, không ít người thắc mắc hạn mức rút tiền mặt của thẻ tín dụng tối đa là bao nhiêu? Thẻ tín dụng là một công cụ tài chính hữu ích, giúp người dùng thực hiện các giao dịch mua sắm và thanh toán một cách tiện lợi. So với Thông tư 19/2016/TT-NHNN, Thông tư 18/2024/TT-NHNN đã bổ sung thêm hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài và tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng tối đa trong một tháng. (1) Hạn mức rút tiền mặt của thẻ tín dụng tối đa là bao nhiêu? Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Căn cứ Điều 13 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hạn mức thẻ như sau: - TCPHT thỏa thuận với chủ thẻ về hạn mức thanh toán, hạn mức chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và quy định pháp luật có liên quan. - Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 (ba mươi) triệu đồng Việt Nam trong một ngày. - Đối với thẻ tín dụng, tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng. - Đối với thẻ trả trước, TCPHT quy định cụ thể hạn mức số dư, hạn mức nạp thêm tiền vào thẻ và hạn mức giao dịch; đảm bảo số dư tại mọi thời điểm trên một thẻ trả trước vô danh không được quá 05 (năm) triệu đồng Việt Nam; + Tổng hạn mức giao dịch (bao gồm giao dịch rút tiền mặt, giao dịch chuyển khoản, giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ) trên một thẻ trả trước định danh không được quá 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng. Như vậy, đối với thẻ tín dụng, tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng. Đây là điểm hoàn toàn mới so với Thông tư 19/2016/TT-NHNN (đã hết hiệu lực vào ngày 01/7/2024) (2) Ưu điểm và nhược điểm khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng Ưu điểm Nhược điểm -Tiện lợi và nhanh chóng: Có thể rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại các ATM trên toàn thế giới, bất kỳ lúc nào. -Quy trình, thủ tục đơn giản: Trong trường hợp rút tiền mặt từ phòng giao dịch thì quy trình rút đơn giản, không yêu cầu nhiều giấy tờ hay thủ tục phức tạp, thời gian nhận tiền nhanh chóng. -Có tính phí khi rút tiền mặt: Ngân hàng thường áp dụng một khoản phí cho mỗi lần rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Thông thường sẽ giao động 1-4% cho mỗi lần giao dịch. -Phát sinh lãi suất cao khi không thanh toán đúng hạn. -Ảnh hưởng đến điểm tín dụng: Rút tiền mặt thường xuyên có thể bị coi là dấu hiệu của việc quản lý tài chính kém và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn. (3) Thẻ tín dụng có được phép chuyển khoản không? Theo Điều 16 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về phạm vi sử dụng thẻ như sau: - Thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh được sử dụng để thực hiện các giao dịch thẻ theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT. - Thẻ tín dụng được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT; không được sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước. - Thẻ trả trước vô danh chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán trên lãnh thổ Việt Nam; không được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử và không được rút tiền mặt. - Thẻ phụ phát hành cho chủ thẻ phụ dưới 15 tuổi không được rút tiền mặt và chỉ được sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và phù hợp với phạm vi sử dụng theo thỏa thuận bằng văn bản giữa TCPHT và chủ thẻ chính. - Thẻ được sử dụng để thanh toán tiền mua các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm cả trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài. - Thẻ chỉ được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử khi đã hoàn thành việc đối chiếu đảm bảo khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ thẻ Như vậy, cá nhân khi sử dụng thẻ tín dụng thì không được phép chuyển khoản, chỉ được phép rút tiền mặt cũng như thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hàng hóa. Tóm lại, đối với thẻ tín dụng, tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng. Bên cạnh đó, khi sử dụng thẻ tín dụng thì không được phép chuyển khoản, chỉ được phép rút tiền mặt cũng như thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hàng hóa.
Cảnh báo: Cửa hàng mất tiền khi khách quét mã QR giả
Thanh toán chuyển khoản, thông qua mã QR ngày càng được nhiều người sử dụng hơn tại các thành phố. Góp phần hạn chế sử dụng tiền mặt mang lại tính tiện lợi trong thanh toán. Tuy nhiên, dạo gần đây tại các cửa hàng có dán mã QR thanh toán tại quầy cho khách quét mã thì lại có tình trạng bị các đối tượng khác dán đè lên QR của cửa hàng. Điều này khiến các cửa hàng mất tiền khi khách quét mã trả tiền. Do số tiền nhỏ nên nhiều chủ cửa hàng cũng dở bỏ mã dán của kẻ xấu mà ít có trình báo lại với cơ quan công an. Nhưng trường hợp này gần đây lại xuất hiện rất nhiều làm ảnh hưởng đến tâm lý của chủ các cửa hàng và khách hàng. Đối tượng và những thủ đoạn thường xuyên thực hiện - Thông thường là tại các cửa hàng, quan cafe, quán ăn ít có camera giám sát thì các đối tượng xấu sẽ xem xét và cử người đến dán mã QR tương tự với QR của quán đặc biệt là chèn lên mã QR chính. - Đối với các quán cafe thường mỗi bàn có một bảng kẹp mã QR để khách tiện lợi trong việc thanh toán mà không cần phải gọi nhân viên hay đến quầy thanh toán chính là đối tượng dễ thực hiện làm giả mã QR. - Đối với những khách đã thanh toán cho đối tượng xấu thì đa phần sẽ không thanh toán lại cho sẽ mất quyền lợi vì đã thực hiện theo cách của cửa hàng. - Các đối tượng thực hiện rất khó phát hiện vì sẽ giả dạng là khách vào mua đồ, ăn, uống tại quán lợi dụng tình hình vắng vẻ sẽ thực hiện dán các mã QR. - Đối với tài khoản ngân hàng nhận được tiền chính là những tài khoản không chính chủ được kẻ xấu mua lại với giá rẻ nhằm thực hiện hành vi phạm tội. Vì thế rất khó trích xuất được nguồn gốc. Cách xử lý đối với những hành vi dán mã QR giả - Đối với những cửa hàng, quán cafe cần dán thông báo hoặc thông báo trực tiếp đến khách hàng khi thanh toán chỉ được thanh toán tiền tại quầy có thu ngân. - Thường xuyên kiểm tra các mã QR có được dán tại quán hay không, nếu có cần gỡ đi và lưu trữ lại để làm bằng chứng, chứng cứ trình báo đến cơ quan công an. - Kiểm tra camera an ninh thường xuyên của quán, để ý các đối tượng giả dạng khách hàng có hành vi đáng ngờ để tiếp tục làm bằng chứng. - Còn đối với khách hàng nếu thấy quá nhiều mã QR trong quán cần hỏi kỹ nhẫn viên là nên thanh toán qua đâu, trường hợp đã quét mã QR thì trước khi nhập mã hoặc quét gương mặt để thanh toán thì cần kiểm tra số tài khoản, tên tài khoản đã đúng với chủ quán hay chưa.
Nhà cung cấp giải thể thì có thể chuyển tiền trả nợ vào tài khoản của nhà cung cấp được không?
Công ty mình còn nợ tiền nhà cung cấp mà giờ nhà cung cấp giải thể, thì không biết giờ thanh toán tiền nợ đó qua số tài khoản của nhà cung cấp thì khoản tiền chuyển khoản này có được xem là hợp lệ không?
Chuyển khoản từ tài khoản DNTN sang tài khoản của chủ DNTN có được không?
Chuyển khoản từ tài khoản DNTN sang tài khoản của chủ DNTN có vấn đề gì không? Vì nhiều khi chủ doanh nghiệp tư nhân cần thanh toán một số khoản không có hóa đơn (xem như thanh toán tiền mặt), không biết có bị loại chi phí không nhỉ?
Bị lừa đảo qua mua hàng chuyển khoản thì phải làm gì?
Xin chào.em có đặt mua một chiếc điện thoại ở Hà Nội. đối phương bao em trước ba trăm rưỡi để gửi hàng em đã gửi. sau đó em đã gửi thêm 600 vì họ bảo gửi mới gửi hàng. Nhưng sau khi em gửi thì thì được bưu điện gọi tới bảo hủy hàng và không gửi lại cho em nữa. Em gửi qua ngân hàng và biết được số tài khoản của họ. Em đã bị lừa chín trăm rưỡi. bây giờ có lấy lại số tiền đó được không ạ. Tính đến nay đã bốn ngày rồi
Cho vay tiền bằng hình thức chuyển khoản có nhờ pháp luật can thiệp để đòi lại được không ?
Tôi viết bài này đăng lên trang mong mọi người tư vấn cụ thể để tôi có thể giải quyết được việc mà không vi phạm pháp luật, sự việc như sau: - Tôi là một giáo viên dạy tiểu học, vào ngày 24/7/2020 anh Mã Quốc Tuấn là đồng nghiệp gọi điện cho tôi nói là muốn vay một khoản tiền là 10.000.000đ (mười triệu đồng) và nói là sẽ trả vào ngày thứ hai tức ngày 27/7/2020, tôi đã đồng ý và chuyển khoản cho anh tuấn vay 10 triệu đồng chẵn nhưng đến ngày hẹn anh Tuấn không trả và tắt điện thoại, sau đó tôi đã nhiều lần đến nhà để yêu cầu anh Tuấn trả tiền nhưng không thể gặp mặc dù anh Tuấn vẫn ở trong nhà. Qua sự việc trên tôi rất mong mọi người tư vấn cho tôi, tôi xin chân thành cảm ơn ! Hoàng Văn Trinh Đt: 0348238417 Đc: Hoàng Trĩ- Ba Bể - Bắc Kạn
Giải quyết trường hợp hóa đơn trên 20 triệu nhưng không chuyển khoản
Về phía bên mua: Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, thì: “Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.” => Theo đó, bên mua sẽ không đáp ứng được các điều kiện để đưa khoản chi này vào chi phí hợp lý và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Để được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì bắt buộc phải chuyển khoản qua ngân hàng ( chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt). Bên bán: Hiện tại, pháp luật chưa có quy định chi tiết về xử phạt đối với hành vi này. Đồng thời, hình thức thanh toán ghi trên hóa đơn không là nội dung bắt buộc trên hóa đơn và tại tiêu thức này có thể ghi: TM/CK. Công văn tham khảo: Công văn 9208/CT-TTHT năm 2017 về hóa đơn, chứng từ do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành => Vì lỡ thanh toán tiền mặt thì 02 bên thỏa thuận, trao đổi với nhau để chuyển sang hình thức thanh toán bằng chuyển khoản là phương án hiện có.
Công ty gây khó dễ khi thanh toán lương
Chào mọi người ạ. hiện tại thì em có đang gặp một vấn đề. tháng trước e có làm cho 1 công ty ở Hà Nội và sau đó e chuyển về Bắc Giang. Bây giờ ở Hà Nội thanh toán lương thì người ta bắt e phải xuống tận nơi.( nta nói là chắc chắn là e ký để lấy tiền) mà nhà e tới đó thì hơn 100km xa quá ạ. cho em hỏi có cách nào để nói cty ở Hà Nội chắc chắn là e nhận được tiền khi chuyển khoản ko ạ. Em bảo nta chụp màn hình lại thì nta bảo tài khoản có thể bị hack nta cứ bắt e xuống... ace giúp e với ạ.. có cách nào để nta biết là e nhận được tiền mà ko cần xuống tận HN ko ạ?
Muốn lấy lại tiền chuyển khoản phải làm như thế nào?
Xin chào luật sư ạ! Hôm trước em có mua vé máy bay qua tài khoản facebook của 1 chị kia. Em coi thấy giá cả và ngày giờ hợp lý nên quyết định mua. Ban đầu em hỏi nếu em mua vé thì sẽ lấy vé và thanh toán tiền như thế nào, chị kia bảo là "do bên chị ở xa nên sau khi book vé xong bên chị sẽ gửi cho em tripcase, em thanh toán bên chị sẽ gửi vé qua email". em thấy cũng hợp lý nên cũng cấp đầy đủ thông tin của em cho bên chị kia. chị kia cũng gửi cho em tài khoản ngân hàng. Đến lúc e ra gửi tiền xong thì chị kia có gửi cho em một mã đặt chỗ. Em gọi tổng đài máy bay hỏi thì tổng đài nói đó chỉ là cái mã đặt chỗ chứ tiền vé của em chưa được thanh toán. Xong em có gọi điện thoại và nhắn tin cho chị kia nhưng chị không trả lời hay bắt máy. Vậy luật sư cho em hỏi như trường hợp của em nếu đã chuyển tiền mà vé máy bay không có thì em muốn lấy lại tiền của mình em phải làm như thế nào ạ? Em xin cám ơn ạ!
Trả bằng chuyển khoản nhưng trên hóa đơn lại ghi hình thức thanh toán là tiền mặt
Bên cty em có mua hàng giá trị trên 20.000.000 đ. Trả bằng chuyển khoản nhưng trên hóa đơn lại ghi hình thức thanh toán là tiền mặt. Như vậy có hợp lý ko vậy? Cần điều chỉnh được không ạ?
CẢNH GIÁC: Thủ đoạn giả danh shipper lừa khách chuyển nhầm STK
Người dân cần cảnh giác với chiêu trò lừa đảo giả danh shipper chiếm đoạt tài sản người mua hàng. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Thủ đoạn giả danh shipper lừa đảo khách mua hàng Vừa qua, trên các trang mạng xã hội truyền tay nhau các đoạn video tường thuật lại sự việc bị lừa đảo của nạn nhân trong vụ việc giả danh shipper lừa đảo nhằm cảnh tỉnh mọi người. Theo đó, nhiều trường hợp bị lừa lên đến hàng trăm triệu đồng, qua đó nhắc nhở cảnh tỉnh người dân cần cẩn thận và phân biệt những trường hợp thật giả nêu trên. Trước đó, ngày 08/9/2024, theo Phòng An ninh mạng Công an tỉnh Đồng Nai, qua công tác điều tra và phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị, ghi nhận thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ người dân bị các đối tượng giả danh shipper để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điển hình như trường hợp của anh N.H.T (ngụ phường Tân Phong, TP.Biên Hoà). Chiều 26/7, anh nhận được cuộc gọi giới thiệu là nhân viên giao hàng, thông báo anh có đơn hàng trị giá 111.000 đồng. Do thời điểm này anh T. không có ở nhà nên hẹn thời điểm giao hàng khác. Thế nhưng shipper liên tục thúc giục nhận hàng với lý do nếu không giao hôm nay sẽ không kịp chỉ tiêu. Do trước đó có đặt đơn hàng giá trị tương đương qua mạng nên anh T. không nghi ngờ, liền chuyển khoản thanh toán theo yêu cầu. Sau khi chuyển tiền thành công, anh tiếp tục nhận được tin nhắn từ shipper cho biết đã gửi nhầm số tài khoản, yêu cầu anh kết bạn và nói rằng số tài khoản trên là số đăng ký thẻ hội viên "giao hàng tiết kiệm". Nếu chuyển vào tài khoản đó, Trung tâm giao hàng sẽ kích hoạt gói cước hội viên, mỗi tháng tự động trừ 3.500.000 đồng từ tài khoản ngân hàng của anh T. Trường hợp anh không có tiền sẽ bị đưa vào nợ xấu. Đồng thời, người tự nhận là shipper này cũng gửi kèm một đường link, giới thiệu là trang Facebook của Trung tâm vận chuyển để anh T. liên hệ hủy đăng ký hội viên. Sau đó, đối tượng giả danh shipper liên tục gọi điện thúc giục anh T. nhấp vào đường link trên để nhắn tin hủy đăng ký và dọa tài khoản anh T. sẽ bị trừ tiền. Lúc này, do đang ở ngoài và cũng lo sợ bị trừ tiền nên anh T. truy cập vào đường link và nhắn tin theo hướng dẫn. Ngay lập tức, bộ phận có tên "giao hàng tiết kiệm" gọi điện chỉ dẫn anh T. hủy hội viên bằng cách chuyển đổi tài khoản ngân hàng cá nhân thành tài khoản doanh nghiệp. Cách thực hiện là đăng nhập app ngân hàng từ đường link do đối tượng cung cấp, nhập mã xác thực (gồm dãy số 6 ký tự) vào phần số tiền chuyển, giữ nút chuyển tiền trong 3 giây, sau đó ấn chuyển tiền. Trên thực tế, hành động này đồng nghĩa với việc chuyển tiền bình thường. Anh T. bán tín bán nghi nhưng vẫn cố ấn nút giữ chuyển tiền. Kết quả không chuyển thành tài khoản doanh nghiệp mà tiền vẫn mất. Qua kiểm tra trang Facebook tên "giao hàng tiết kiệm" được thiết kế như trang chính chủ của hãng vận chuyển này, nhưng chỉ có khoảng 3.000 lượt theo dõi nên T. nhận thấy có điều bất thường. Ngay lập tức anh dừng lại mọi thao tác, liên hệ tổng đài công ty vận chuyển để xác minh số điện thoại và phát hiện mình bị lừa. Theo cơ quan Công an, đây là hình thức lừa đảo mới, các đối tượng thông qua việc tham gia các buổi bán hàng trực tuyến (livestreams) trên các nền tảng mạng xã hội để thu thập thông tin khách hàng và các sản phẩm được đặt mua từ các bình luận công khai của khách hàng; thậm chí bọn chúng mua thông tin khách hàng qua các kênh khác. Khi đã có được thông tin, các đối tượng sẽ giả danh là người giao hàng thuộc các công ty vận chuyển có tiếng để gọi tới khách hàng vào giờ hành chính hoặc khi khách hàng không có nhà. Các đối tượng nói đã gửi hàng cho người quen, hàng xóm và yêu cầu chuyển tiền thanh toán đơn hàng. Nhận được tiền, chúng sẽ tiếp tục dùng nhiều lý do như nhắn nhầm tài khoản thanh toán để hù dọa trừ tiền, sau đó lừa nạn nhân nhấn vào đường link có chứa "mã độc" để chiếm quyền điều khiển thiết bị và chiếm đoạt tài khoản ngân hàng; đồng thời chiếm đoạt luôn số tiền nạn nhân đã thanh toán trước đó rồi cắt đứt liên lạc. Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Đồng Nai khuyến cáo, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, không nhận bất cứ đơn hàng nào mà mình không đặt mua, không chuyển khoản hoặc thanh toán các đơn hàng không có ảnh chụp rõ mã vận đơn, thông tin người nhận và tuyệt đối không click vào bất cứ đường link nào do người lạ gửi tới để tránh "mắc bẫy" kẻ gian. Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường, phải dừng giao dịch ngay và cung cấp thông tin vụ việc cho lực lượng Công an nơi gần nhất để kịp thời xử lý. Ngày 06/9, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Phòng An ninh mạng) Công an tỉnh Đồng Nai thông báo rộng rãi về thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản để người dân phòng ngừa, cảnh giác, tránh không trở thành nạn nhân. Thủ đoạn của bọn tội phạm là giả danh shipper (nhân viên giao hàng của các đơn vị chuyển phát) để chiếm đoạt tài sản của người mua hàng. Hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng thế nào? Khi tố cáo lừa đảo qua mạng tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau: - Đơn tố cáo; Xem và tải Mẫu đơn tố cáo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/mau-don-to-cao.doc - Đơn trình báo công an - Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng); - Chứng cứ kèm theo để chứng minh. Lưu ý, người tố cáo cần thu thập và lưu giữ các bằng chứng liên quan đến hành vi lừa đảo, các biên lai, giao dịch giữa hai bên. Trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để nộp cho cơ quan Công an. Hotline trình báo về hành vi lừa đảo qua mạng Khi bị lừa đảo qua mạng, người dân có thể liên lạc trực tiếp đến các cơ quan Công an có thẩm quyền xử lý sớm nhất có thể, thông qua các đường dây nóng như sau: - Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ: + Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo; + Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053; + Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam. - Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.
Đánh bài ăn tiền dịp Lễ nhưng “chuyển khoản” có bị xử phạt không?
Dịp Lễ 2/9 năm nay là dịp để Kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh (02/9/1945-02/9/2024), theo đó nhiều hoạt động vui chơi giải trí diễn ra. Để hưởng một kỳ nghỉ vui vẻ và tuân thủ pháp luật, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan về vấn đề “Đánh bài ăn tiền nhưng chuyển khoản thì có bị xử phạt hay không?”. Đánh bài ăn tiền nhưng chuyển khoản có vi phạm pháp luật? Trước tiên, có thể khẳng định rằng đánh bài ăn tiền là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nêu rõ: Khung 1: Phạt tiền từ 200-500 nghìn đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề. Khung 2: Phạt tiền từ 01-02 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; - Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; - Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác. Khung 3: Phạt tiền từ 02-05 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; - Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng; - Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép; - Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép; - Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý. Khung 4: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây: - Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; - Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc; - Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; - Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép. Khung 5: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây: - Làm chủ lô, đề; - Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; - Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; - Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều 28; - Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 28; - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều 28. Như vậy, hành vi đánh bài tiến lên ăn tiền là hành vi đánh bạc trái phép và tùy vào mức độ của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý thích đáng. Người có hành vi đánh bài ăn tiền nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng về hành vi đánh bạc trái phép. Thậm chí còn có thể áp dụng hình thức trục xuất nếu là người nước ngoài vi phạm trong một số trường hợp đã nêu trên. Trong đó, trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1 Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi 2020) Tóm lại, việc đánh bài này đã có mục đích là “ăn tiền”, nên dù cho sử dụng “tiền mặt” hay thông qua “chuyển khoản” thì đều có thể bị xử phạt vi phạm hành chính (đã nêu trên) hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. Đánh bài ăn tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Người có hành vi đánh bài ăn tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc nếu: - Chơi đánh bài có thắng thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên - Hoặc số tiền, tài sản dùng để chơi đánh bài dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đã bị kết án về một trong các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm Theo đó, nếu rơi vào các trường hợp nêu trên thì sẽ bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Nặng hơn, nếu phạm tội thuộc vào các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm - Có tính chất chuyên nghiệp - Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên - Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội - Tái phạm nguy hiểm Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng Có thể thấy, nếu đã chơi đánh bài ăn tiền thì dù là hình thức chuyển khoản hay tiền mặt cũng sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, vào ngày lễ, tết chỉ chơi đánh bài với mục đích hoàn toàn là giải trí, không có mục đích ăn thua bằng tiền hoặc hiện vật thì hiển nhiên hành vi này là hợp pháp, không vi phạm pháp luật và đương nhiên là sẽ không bị xử phạt. Vì thế, hãy hưởng kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 này thật vui vẻ và tuân thủ đúng pháp luật nhé.
Trường hợp mua bán nhà nào buộc phải chuyển khoản từ 01/8?
Vào tháng 8/2024 sắp tới, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật Đất đai 2024 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, sẽ có những quy định mới về giao dịch nhà ở. Cụ thể như sau. Xem thêm: Đề xuất phạt đến 600 triệu đồng với chủ đầu tư không đề nghị cấp sổ đỏ cho người mua (1) Từ 01/8, thanh toán tiền mua nhà phải chuyển khoản? Căn cứ Điều 48 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có quy định về thanh toán trong kinh doanh bất động sản như sau: - Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản, dự án bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và tuân thủ quy định của pháp luật. - Chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản nhận tiền thanh toán theo hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản từ khách hàng thông qua tài khoản mở tại tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. - Việc phạt và bồi thường thiệt hại do bên mua, bên nhận chuyển nhượng, bên thuê, bên thuê mua chậm tiến độ thanh toán hoặc bên bán, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua chậm tiến độ bàn giao bất động sản do các bên thỏa thuận và phải được ghi trong hợp đồng. Theo đó, kể từ 01/8/2024 (ngày Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực thi hành) thì chỉ các chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh/kinh doanh dịch vụ bất động sản khi nhận tiền thanh toán từ khách hàng mới phải thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng. (2) Thủ tục mua nhà mới nhất hiện nay Căn cứ Điều 162 Luật Nhà ở 2023 (có hiệu lực thi hành từ 01/8) quy định về trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở như sau: - Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, thuê mua, thuê, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở) đảm bảo có các nội dung tối thiểu được quy định tại Điều 163 Luật Nhà ở 2023. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/10/HOP-DONG-MUA-BAN-NHA-O.doc Mẫu hợp đồng mua bán nhà 2024 Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết thì chỉ cần lập hợp đồng tặng cho. - Để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCN đối với nhà ở đó. Trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCN cho bên mua, bên thuê mua. Tuy nhiên, cũng loại trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp. - Trường hợp bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở và có quyền nhận quyền sử dụng đất ở có nhà ở đó thì khi thực hiện cấp GCN, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở. Như vậy, theo quy định hiện hành, việc mua bán nhà ở phải tuân thủ theo nguyên tắc như đã nêu trên. (3) Phải ghi chính xác giá mua bán thực tế của nhà ở trong hợp đồng Cụ thể, tại Điều 47 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có quy định về giao dịch trong kinh doanh bất động sản như sau: - Giá bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản, dự án bất động sản được đưa vào kinh doanh do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng. Trường hợp có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó. - Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản ghi đúng giá giao dịch thực tế trong hợp đồng và chịu trách nhiệm trong việc ghi giá giao dịch trong hợp đồng không đúng với giá giao dịch thực tế. Theo đó, từ 01/8/2024, các bên khi giao kết hợp đồng mua bán nhà ở phải ghi chính xác giá giao dịch thực tế tại hợp đồng.
Hạn mức rút tiền mặt của thẻ tín dụng tối đa là bao nhiêu?
Thông tư 18/2024/TT-NHNN bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/7/2024 thay thế cho Thông tư 19/2016/TT-NHNN bổ sung thêm quy định hạn mức rút tiền đối với thẻ tín dụng. Chính vì thế, không ít người thắc mắc hạn mức rút tiền mặt của thẻ tín dụng tối đa là bao nhiêu? Thẻ tín dụng là một công cụ tài chính hữu ích, giúp người dùng thực hiện các giao dịch mua sắm và thanh toán một cách tiện lợi. So với Thông tư 19/2016/TT-NHNN, Thông tư 18/2024/TT-NHNN đã bổ sung thêm hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài và tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng tối đa trong một tháng. (1) Hạn mức rút tiền mặt của thẻ tín dụng tối đa là bao nhiêu? Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Căn cứ Điều 13 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hạn mức thẻ như sau: - TCPHT thỏa thuận với chủ thẻ về hạn mức thanh toán, hạn mức chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và quy định pháp luật có liên quan. - Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 (ba mươi) triệu đồng Việt Nam trong một ngày. - Đối với thẻ tín dụng, tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng. - Đối với thẻ trả trước, TCPHT quy định cụ thể hạn mức số dư, hạn mức nạp thêm tiền vào thẻ và hạn mức giao dịch; đảm bảo số dư tại mọi thời điểm trên một thẻ trả trước vô danh không được quá 05 (năm) triệu đồng Việt Nam; + Tổng hạn mức giao dịch (bao gồm giao dịch rút tiền mặt, giao dịch chuyển khoản, giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ) trên một thẻ trả trước định danh không được quá 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng. Như vậy, đối với thẻ tín dụng, tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng. Đây là điểm hoàn toàn mới so với Thông tư 19/2016/TT-NHNN (đã hết hiệu lực vào ngày 01/7/2024) (2) Ưu điểm và nhược điểm khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng Ưu điểm Nhược điểm -Tiện lợi và nhanh chóng: Có thể rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại các ATM trên toàn thế giới, bất kỳ lúc nào. -Quy trình, thủ tục đơn giản: Trong trường hợp rút tiền mặt từ phòng giao dịch thì quy trình rút đơn giản, không yêu cầu nhiều giấy tờ hay thủ tục phức tạp, thời gian nhận tiền nhanh chóng. -Có tính phí khi rút tiền mặt: Ngân hàng thường áp dụng một khoản phí cho mỗi lần rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Thông thường sẽ giao động 1-4% cho mỗi lần giao dịch. -Phát sinh lãi suất cao khi không thanh toán đúng hạn. -Ảnh hưởng đến điểm tín dụng: Rút tiền mặt thường xuyên có thể bị coi là dấu hiệu của việc quản lý tài chính kém và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn. (3) Thẻ tín dụng có được phép chuyển khoản không? Theo Điều 16 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về phạm vi sử dụng thẻ như sau: - Thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh được sử dụng để thực hiện các giao dịch thẻ theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT. - Thẻ tín dụng được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT; không được sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước. - Thẻ trả trước vô danh chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán trên lãnh thổ Việt Nam; không được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử và không được rút tiền mặt. - Thẻ phụ phát hành cho chủ thẻ phụ dưới 15 tuổi không được rút tiền mặt và chỉ được sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và phù hợp với phạm vi sử dụng theo thỏa thuận bằng văn bản giữa TCPHT và chủ thẻ chính. - Thẻ được sử dụng để thanh toán tiền mua các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm cả trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài. - Thẻ chỉ được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ bằng phương tiện điện tử khi đã hoàn thành việc đối chiếu đảm bảo khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ thẻ Như vậy, cá nhân khi sử dụng thẻ tín dụng thì không được phép chuyển khoản, chỉ được phép rút tiền mặt cũng như thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hàng hóa. Tóm lại, đối với thẻ tín dụng, tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng. Bên cạnh đó, khi sử dụng thẻ tín dụng thì không được phép chuyển khoản, chỉ được phép rút tiền mặt cũng như thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hàng hóa.
Cảnh báo: Cửa hàng mất tiền khi khách quét mã QR giả
Thanh toán chuyển khoản, thông qua mã QR ngày càng được nhiều người sử dụng hơn tại các thành phố. Góp phần hạn chế sử dụng tiền mặt mang lại tính tiện lợi trong thanh toán. Tuy nhiên, dạo gần đây tại các cửa hàng có dán mã QR thanh toán tại quầy cho khách quét mã thì lại có tình trạng bị các đối tượng khác dán đè lên QR của cửa hàng. Điều này khiến các cửa hàng mất tiền khi khách quét mã trả tiền. Do số tiền nhỏ nên nhiều chủ cửa hàng cũng dở bỏ mã dán của kẻ xấu mà ít có trình báo lại với cơ quan công an. Nhưng trường hợp này gần đây lại xuất hiện rất nhiều làm ảnh hưởng đến tâm lý của chủ các cửa hàng và khách hàng. Đối tượng và những thủ đoạn thường xuyên thực hiện - Thông thường là tại các cửa hàng, quan cafe, quán ăn ít có camera giám sát thì các đối tượng xấu sẽ xem xét và cử người đến dán mã QR tương tự với QR của quán đặc biệt là chèn lên mã QR chính. - Đối với các quán cafe thường mỗi bàn có một bảng kẹp mã QR để khách tiện lợi trong việc thanh toán mà không cần phải gọi nhân viên hay đến quầy thanh toán chính là đối tượng dễ thực hiện làm giả mã QR. - Đối với những khách đã thanh toán cho đối tượng xấu thì đa phần sẽ không thanh toán lại cho sẽ mất quyền lợi vì đã thực hiện theo cách của cửa hàng. - Các đối tượng thực hiện rất khó phát hiện vì sẽ giả dạng là khách vào mua đồ, ăn, uống tại quán lợi dụng tình hình vắng vẻ sẽ thực hiện dán các mã QR. - Đối với tài khoản ngân hàng nhận được tiền chính là những tài khoản không chính chủ được kẻ xấu mua lại với giá rẻ nhằm thực hiện hành vi phạm tội. Vì thế rất khó trích xuất được nguồn gốc. Cách xử lý đối với những hành vi dán mã QR giả - Đối với những cửa hàng, quán cafe cần dán thông báo hoặc thông báo trực tiếp đến khách hàng khi thanh toán chỉ được thanh toán tiền tại quầy có thu ngân. - Thường xuyên kiểm tra các mã QR có được dán tại quán hay không, nếu có cần gỡ đi và lưu trữ lại để làm bằng chứng, chứng cứ trình báo đến cơ quan công an. - Kiểm tra camera an ninh thường xuyên của quán, để ý các đối tượng giả dạng khách hàng có hành vi đáng ngờ để tiếp tục làm bằng chứng. - Còn đối với khách hàng nếu thấy quá nhiều mã QR trong quán cần hỏi kỹ nhẫn viên là nên thanh toán qua đâu, trường hợp đã quét mã QR thì trước khi nhập mã hoặc quét gương mặt để thanh toán thì cần kiểm tra số tài khoản, tên tài khoản đã đúng với chủ quán hay chưa.
Nhà cung cấp giải thể thì có thể chuyển tiền trả nợ vào tài khoản của nhà cung cấp được không?
Công ty mình còn nợ tiền nhà cung cấp mà giờ nhà cung cấp giải thể, thì không biết giờ thanh toán tiền nợ đó qua số tài khoản của nhà cung cấp thì khoản tiền chuyển khoản này có được xem là hợp lệ không?
Chuyển khoản từ tài khoản DNTN sang tài khoản của chủ DNTN có được không?
Chuyển khoản từ tài khoản DNTN sang tài khoản của chủ DNTN có vấn đề gì không? Vì nhiều khi chủ doanh nghiệp tư nhân cần thanh toán một số khoản không có hóa đơn (xem như thanh toán tiền mặt), không biết có bị loại chi phí không nhỉ?
Bị lừa đảo qua mua hàng chuyển khoản thì phải làm gì?
Xin chào.em có đặt mua một chiếc điện thoại ở Hà Nội. đối phương bao em trước ba trăm rưỡi để gửi hàng em đã gửi. sau đó em đã gửi thêm 600 vì họ bảo gửi mới gửi hàng. Nhưng sau khi em gửi thì thì được bưu điện gọi tới bảo hủy hàng và không gửi lại cho em nữa. Em gửi qua ngân hàng và biết được số tài khoản của họ. Em đã bị lừa chín trăm rưỡi. bây giờ có lấy lại số tiền đó được không ạ. Tính đến nay đã bốn ngày rồi
Cho vay tiền bằng hình thức chuyển khoản có nhờ pháp luật can thiệp để đòi lại được không ?
Tôi viết bài này đăng lên trang mong mọi người tư vấn cụ thể để tôi có thể giải quyết được việc mà không vi phạm pháp luật, sự việc như sau: - Tôi là một giáo viên dạy tiểu học, vào ngày 24/7/2020 anh Mã Quốc Tuấn là đồng nghiệp gọi điện cho tôi nói là muốn vay một khoản tiền là 10.000.000đ (mười triệu đồng) và nói là sẽ trả vào ngày thứ hai tức ngày 27/7/2020, tôi đã đồng ý và chuyển khoản cho anh tuấn vay 10 triệu đồng chẵn nhưng đến ngày hẹn anh Tuấn không trả và tắt điện thoại, sau đó tôi đã nhiều lần đến nhà để yêu cầu anh Tuấn trả tiền nhưng không thể gặp mặc dù anh Tuấn vẫn ở trong nhà. Qua sự việc trên tôi rất mong mọi người tư vấn cho tôi, tôi xin chân thành cảm ơn ! Hoàng Văn Trinh Đt: 0348238417 Đc: Hoàng Trĩ- Ba Bể - Bắc Kạn
Giải quyết trường hợp hóa đơn trên 20 triệu nhưng không chuyển khoản
Về phía bên mua: Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, thì: “Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.” => Theo đó, bên mua sẽ không đáp ứng được các điều kiện để đưa khoản chi này vào chi phí hợp lý và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Để được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì bắt buộc phải chuyển khoản qua ngân hàng ( chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt). Bên bán: Hiện tại, pháp luật chưa có quy định chi tiết về xử phạt đối với hành vi này. Đồng thời, hình thức thanh toán ghi trên hóa đơn không là nội dung bắt buộc trên hóa đơn và tại tiêu thức này có thể ghi: TM/CK. Công văn tham khảo: Công văn 9208/CT-TTHT năm 2017 về hóa đơn, chứng từ do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành => Vì lỡ thanh toán tiền mặt thì 02 bên thỏa thuận, trao đổi với nhau để chuyển sang hình thức thanh toán bằng chuyển khoản là phương án hiện có.
Công ty gây khó dễ khi thanh toán lương
Chào mọi người ạ. hiện tại thì em có đang gặp một vấn đề. tháng trước e có làm cho 1 công ty ở Hà Nội và sau đó e chuyển về Bắc Giang. Bây giờ ở Hà Nội thanh toán lương thì người ta bắt e phải xuống tận nơi.( nta nói là chắc chắn là e ký để lấy tiền) mà nhà e tới đó thì hơn 100km xa quá ạ. cho em hỏi có cách nào để nói cty ở Hà Nội chắc chắn là e nhận được tiền khi chuyển khoản ko ạ. Em bảo nta chụp màn hình lại thì nta bảo tài khoản có thể bị hack nta cứ bắt e xuống... ace giúp e với ạ.. có cách nào để nta biết là e nhận được tiền mà ko cần xuống tận HN ko ạ?
Muốn lấy lại tiền chuyển khoản phải làm như thế nào?
Xin chào luật sư ạ! Hôm trước em có mua vé máy bay qua tài khoản facebook của 1 chị kia. Em coi thấy giá cả và ngày giờ hợp lý nên quyết định mua. Ban đầu em hỏi nếu em mua vé thì sẽ lấy vé và thanh toán tiền như thế nào, chị kia bảo là "do bên chị ở xa nên sau khi book vé xong bên chị sẽ gửi cho em tripcase, em thanh toán bên chị sẽ gửi vé qua email". em thấy cũng hợp lý nên cũng cấp đầy đủ thông tin của em cho bên chị kia. chị kia cũng gửi cho em tài khoản ngân hàng. Đến lúc e ra gửi tiền xong thì chị kia có gửi cho em một mã đặt chỗ. Em gọi tổng đài máy bay hỏi thì tổng đài nói đó chỉ là cái mã đặt chỗ chứ tiền vé của em chưa được thanh toán. Xong em có gọi điện thoại và nhắn tin cho chị kia nhưng chị không trả lời hay bắt máy. Vậy luật sư cho em hỏi như trường hợp của em nếu đã chuyển tiền mà vé máy bay không có thì em muốn lấy lại tiền của mình em phải làm như thế nào ạ? Em xin cám ơn ạ!
Trả bằng chuyển khoản nhưng trên hóa đơn lại ghi hình thức thanh toán là tiền mặt
Bên cty em có mua hàng giá trị trên 20.000.000 đ. Trả bằng chuyển khoản nhưng trên hóa đơn lại ghi hình thức thanh toán là tiền mặt. Như vậy có hợp lý ko vậy? Cần điều chỉnh được không ạ?