Quy định về chuyển hướng xe từ 1/1/2025 khi tham gia giao thông đường bộ?
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025 với nhiều điểm mới đáng chú ý như: thay đổi phân hạng giấy phép lái xe, bổ sung thêm trường hợp được chở 3, sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng, bổ sung trường hợp không được vượt xe, hướng dẫn chuyển hướng xe khi tham gia giao thông đường bộ… Quy định về chuyển hướng xe từ 1/1/2025 khi tham gia giao thông đường bộ? Căn cứ theo Điều 15 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định khi tham gia giao thông đường bộ nếu chuyển hướng xe phải thực hiện theo quy định như sau: - Chuyển hướng xe là tình huống giao thông mà xe rẽ trái hoặc rẽ phải hoặc quay đầu xe. - Trước khi chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải: + Quan sát, bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau, giảm tốc độ + Và có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu bằng tay theo hướng rẽ đối với xe thô sơ không có đèn báo hướng rẽ, chuyển dần sang làn gần nhất với hướng rẽ. Tín hiệu báo hướng rẽ hoặc tín hiệu bằng tay phải sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng. Khi bảo đảm an toàn, không gây trở ngại cho người và phương tiện khác mới được chuyển hướng. - Khi chuyển hướng xe, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường đường cho người đi bộ, xe thô sơ, xe đi ngược chiều và chỉ chuyển hướng khi không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người, phương tiện khác. - Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, trên đường cao tốc, trong hầm đường bộ, trên đường một chiều, trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu tạm thời. Từ 1/1/2025 xe chở 3 thì trẻ em phải dưới bao nhiêu tuổi? Căn cứ theo Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định khi lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người (chở 3): - Chở người bệnh đi cấp cứu; - Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; - Trẻ em dưới 12 tuổi; - Người già yếu hoặc người khuyết tật. Như vậy, khi lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở 3 trẻ em dưới 12 tuổi khi tham gia giao thông, tuy nhiên phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách. So với khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: - Chở người bệnh đi cấp cứu; - Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; - Trẻ em dưới 14 tuổi. Như vậy, từ 1/1/2025 chỉ được phép chở 3 trẻ em dưới 12 tuổi (thay vì 14 tuổi như hiện nay). Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là gì? Căn cứ theo Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau: (1) Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại (4). Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây: - Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển; - Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật; - Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. (2) Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; Có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp loại xe máy chuyên dùng đang điều khiển; Có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau đây: - Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; - Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; - Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật; - Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. (3) Trường hợp giấy tờ quy định tại (1), (2) đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử. (4) Người lái xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng điều khiển phương tiện; Đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. (5) Người tập lái xe ô tô, người dự sát hạch lái xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ phải thực hành trên xe tập lái, xe sát hạch trên tuyến đường tập lái, tuyến đường sát hạch, có giáo viên dạy lái hoặc sát hạch viên bảo trợ tay lái. Giáo viên dạy lái, sát hạch viên phải mang theo các loại giấy tờ quy định tại (1). * Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Quy định thế nào về thời gian và khoảng cách khi xi-nhan để không bị phạt?
Xi-nhan đèn xe là một quy tắc bắt buộc khi chuyển hướng hoặc chuyển làn đối với phương tiện giao thông đường bộ. Việc này nhằm giúp những người tham gia giao thông khác nhận biết xe phía trước mình để tránh những va chạm giao thông bất ngờ. Không ít trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đối với việc sử dụng đèn xi-nhan không đúng cách khi bật quá chậm và chuyển làn quá nhanh thì người đi sau không phản ứng kịp. Vậy theo quy định pháp luật giao thông hiện nay có quy định về thời gian và khoảng cách bật xi-nhan đúng quy định để tránh bị xử phạt không? 1. Đèn xi-nhan được sử dụng trong trường hợp nào? Thông thường đèn xi-nhan sử dụng cho xe máy hay ô tô đều có chung đặc điểm là màu vàng cam dùng để báo hiệu cho việc chuyển làn, chuyển hướng hoặc một số trường hợp khác mà muốn thông báo cho những xe phía sau để ưu tiên cho mình. Việc bật xi-nhan cần đúng thời điểm và đúng mục đích sử dụng, do đó các trường hợp sau đây người điều khiển phương tiện giao thông cần lưu ý khi sử dụng đèn xi-nhan: (1) Xi-nhan khi chuyển làn xe Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải. (Quy định tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008) (2) Xi-nhan khi chuyển hướng xe Trong trường hợp, khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. Trong khi chuyển hướng, phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. (Căn cứ Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008) (3) Xi-nhan khi lùi xe Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, đường cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc. (Theo Điều 16 Luật Giao thông đường bộ 2008) (4) Dừng xe, đỗ xe trên đường Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết và Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây: - Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết. - Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình. - Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó. - Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết. - Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn. - Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái. - Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh. (Theo Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008) 2. Những tình huống phải bật xi-nhan khác Ngoài những tình huống bắt buộc người điều khiển phương tiện giao thông phải bật xi-nhan được quy định cụ thể trong luật thì người điều khiển thuộc các trường hợp sau đây nên bật đèn xi-nhan như: - Đi qua vòng xuyến: Bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải”, khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi-nhan phải. - Đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ. - Lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển. - Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi-nhan. 3. Phải xi-nhan trước bao lâu và khoảng cách bao nhiêu mét? Hiện nay, vẫn chưa quy định cụ thể rằng việc xi-nhan phải thực hiện với khoảng cách và thời gian chuẩn xác ra sao. Vì tùy vào từng tình huống thực tế mà người tham gia giao thông tự phán đoán tình hình để sử dụng đèn xi-nhan. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện có thể căn cứ theo giáo trình đào tạo lái xe ô tô thì tín hiệu báo trước hướng rẽ nên bật trước với khoảng cách 30 mét sẽ đảm bảo an toàn nhất. Còn đối với xe máy, mô tô các loại thì khoảng cách bật xi-nhan nên giao động từ 10-15 mét. Việc sử dụng đèn xi-nhan trước bao nhiêu giây thì hiện hành cũng không quy định rõ trường hợp này. Theo đó, cách tốt nhất là người tham gia giao thông phải đảm bảo khoảng cách xe theo bên trên. Trong thực tế hiện không thể kịp xử lý việc bật xi-nhan sớm nhưng sẽ xử phạt đối với người không bật xi-nhan. 4. Xử phạt hành chính đối với lỗi xi-nhan các loại xe Lỗi xi-nhan đèn xe rất phổ biến hiện nay, nhất là đối với những tình huống chuyển làn mà không sử dụng xi-nhan hoặc xi-nhan sai hướng sẽ dẫn đến phán đoán của người đi sau. Để xử lý việc này, căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) Đối với xe máy - Phạt 100.000 đồng - 200.000 đồng: Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước quy định theo điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. - Phạt 400.000 đồng - 600.000 đồng: Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển và ngược lại với rẽ phải, theo điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Đối với xe ô tô - Phạt 400.000 đồng - 600.000 đồng: Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. - Phạt 800.000 đồng - 01 triệu đồng: Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ theo điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. - Phạt 04 triệu - 06 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng: Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc. Máy kéo, xe máy chuyên dùng Phạt 800.000 đồng - 01 triệu đồng: Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc theo điểm d khoản 4 và điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Như vậy, hiện nay theo quy định pháp luật chưa có văn bản nào quy định người điều phương tiện giao thông phải xi-nhan trước bao nhiêu giây và khoảng cách bao nhiêu vì tùy vào nhiều tình huống mà bắt buộc người tham gia tự phán đoán để thực hiện. Tuy nhiên, theo nội dung lý thuyết lái xe thì khoảng cách đối với xe ô tô là 30 mét, còn đối với xe máy, mô tô các loại thì khoảng cách bật xi-nhan nên giao động từ 10-15 mét.
Quy định về chuyển hướng xe từ 1/1/2025 khi tham gia giao thông đường bộ?
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025 với nhiều điểm mới đáng chú ý như: thay đổi phân hạng giấy phép lái xe, bổ sung thêm trường hợp được chở 3, sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng, bổ sung trường hợp không được vượt xe, hướng dẫn chuyển hướng xe khi tham gia giao thông đường bộ… Quy định về chuyển hướng xe từ 1/1/2025 khi tham gia giao thông đường bộ? Căn cứ theo Điều 15 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định khi tham gia giao thông đường bộ nếu chuyển hướng xe phải thực hiện theo quy định như sau: - Chuyển hướng xe là tình huống giao thông mà xe rẽ trái hoặc rẽ phải hoặc quay đầu xe. - Trước khi chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải: + Quan sát, bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau, giảm tốc độ + Và có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu bằng tay theo hướng rẽ đối với xe thô sơ không có đèn báo hướng rẽ, chuyển dần sang làn gần nhất với hướng rẽ. Tín hiệu báo hướng rẽ hoặc tín hiệu bằng tay phải sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng. Khi bảo đảm an toàn, không gây trở ngại cho người và phương tiện khác mới được chuyển hướng. - Khi chuyển hướng xe, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường đường cho người đi bộ, xe thô sơ, xe đi ngược chiều và chỉ chuyển hướng khi không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người, phương tiện khác. - Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, trên đường cao tốc, trong hầm đường bộ, trên đường một chiều, trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu tạm thời. Từ 1/1/2025 xe chở 3 thì trẻ em phải dưới bao nhiêu tuổi? Căn cứ theo Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định khi lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người (chở 3): - Chở người bệnh đi cấp cứu; - Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; - Trẻ em dưới 12 tuổi; - Người già yếu hoặc người khuyết tật. Như vậy, khi lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở 3 trẻ em dưới 12 tuổi khi tham gia giao thông, tuy nhiên phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách. So với khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: - Chở người bệnh đi cấp cứu; - Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; - Trẻ em dưới 14 tuổi. Như vậy, từ 1/1/2025 chỉ được phép chở 3 trẻ em dưới 12 tuổi (thay vì 14 tuổi như hiện nay). Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là gì? Căn cứ theo Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau: (1) Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại (4). Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây: - Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển; - Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật; - Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. (2) Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; Có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp loại xe máy chuyên dùng đang điều khiển; Có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau đây: - Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; - Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; - Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật; - Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. (3) Trường hợp giấy tờ quy định tại (1), (2) đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử. (4) Người lái xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng điều khiển phương tiện; Đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. (5) Người tập lái xe ô tô, người dự sát hạch lái xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ phải thực hành trên xe tập lái, xe sát hạch trên tuyến đường tập lái, tuyến đường sát hạch, có giáo viên dạy lái hoặc sát hạch viên bảo trợ tay lái. Giáo viên dạy lái, sát hạch viên phải mang theo các loại giấy tờ quy định tại (1). * Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Quy định thế nào về thời gian và khoảng cách khi xi-nhan để không bị phạt?
Xi-nhan đèn xe là một quy tắc bắt buộc khi chuyển hướng hoặc chuyển làn đối với phương tiện giao thông đường bộ. Việc này nhằm giúp những người tham gia giao thông khác nhận biết xe phía trước mình để tránh những va chạm giao thông bất ngờ. Không ít trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đối với việc sử dụng đèn xi-nhan không đúng cách khi bật quá chậm và chuyển làn quá nhanh thì người đi sau không phản ứng kịp. Vậy theo quy định pháp luật giao thông hiện nay có quy định về thời gian và khoảng cách bật xi-nhan đúng quy định để tránh bị xử phạt không? 1. Đèn xi-nhan được sử dụng trong trường hợp nào? Thông thường đèn xi-nhan sử dụng cho xe máy hay ô tô đều có chung đặc điểm là màu vàng cam dùng để báo hiệu cho việc chuyển làn, chuyển hướng hoặc một số trường hợp khác mà muốn thông báo cho những xe phía sau để ưu tiên cho mình. Việc bật xi-nhan cần đúng thời điểm và đúng mục đích sử dụng, do đó các trường hợp sau đây người điều khiển phương tiện giao thông cần lưu ý khi sử dụng đèn xi-nhan: (1) Xi-nhan khi chuyển làn xe Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải. (Quy định tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008) (2) Xi-nhan khi chuyển hướng xe Trong trường hợp, khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. Trong khi chuyển hướng, phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. (Căn cứ Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008) (3) Xi-nhan khi lùi xe Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, đường cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc. (Theo Điều 16 Luật Giao thông đường bộ 2008) (4) Dừng xe, đỗ xe trên đường Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết và Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây: - Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết. - Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình. - Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó. - Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết. - Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn. - Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái. - Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh. (Theo Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008) 2. Những tình huống phải bật xi-nhan khác Ngoài những tình huống bắt buộc người điều khiển phương tiện giao thông phải bật xi-nhan được quy định cụ thể trong luật thì người điều khiển thuộc các trường hợp sau đây nên bật đèn xi-nhan như: - Đi qua vòng xuyến: Bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải”, khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi-nhan phải. - Đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ. - Lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển. - Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi-nhan. 3. Phải xi-nhan trước bao lâu và khoảng cách bao nhiêu mét? Hiện nay, vẫn chưa quy định cụ thể rằng việc xi-nhan phải thực hiện với khoảng cách và thời gian chuẩn xác ra sao. Vì tùy vào từng tình huống thực tế mà người tham gia giao thông tự phán đoán tình hình để sử dụng đèn xi-nhan. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện có thể căn cứ theo giáo trình đào tạo lái xe ô tô thì tín hiệu báo trước hướng rẽ nên bật trước với khoảng cách 30 mét sẽ đảm bảo an toàn nhất. Còn đối với xe máy, mô tô các loại thì khoảng cách bật xi-nhan nên giao động từ 10-15 mét. Việc sử dụng đèn xi-nhan trước bao nhiêu giây thì hiện hành cũng không quy định rõ trường hợp này. Theo đó, cách tốt nhất là người tham gia giao thông phải đảm bảo khoảng cách xe theo bên trên. Trong thực tế hiện không thể kịp xử lý việc bật xi-nhan sớm nhưng sẽ xử phạt đối với người không bật xi-nhan. 4. Xử phạt hành chính đối với lỗi xi-nhan các loại xe Lỗi xi-nhan đèn xe rất phổ biến hiện nay, nhất là đối với những tình huống chuyển làn mà không sử dụng xi-nhan hoặc xi-nhan sai hướng sẽ dẫn đến phán đoán của người đi sau. Để xử lý việc này, căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) Đối với xe máy - Phạt 100.000 đồng - 200.000 đồng: Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước quy định theo điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. - Phạt 400.000 đồng - 600.000 đồng: Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển và ngược lại với rẽ phải, theo điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Đối với xe ô tô - Phạt 400.000 đồng - 600.000 đồng: Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. - Phạt 800.000 đồng - 01 triệu đồng: Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ theo điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. - Phạt 04 triệu - 06 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng: Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc. Máy kéo, xe máy chuyên dùng Phạt 800.000 đồng - 01 triệu đồng: Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc theo điểm d khoản 4 và điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Như vậy, hiện nay theo quy định pháp luật chưa có văn bản nào quy định người điều phương tiện giao thông phải xi-nhan trước bao nhiêu giây và khoảng cách bao nhiêu vì tùy vào nhiều tình huống mà bắt buộc người tham gia tự phán đoán để thực hiện. Tuy nhiên, theo nội dung lý thuyết lái xe thì khoảng cách đối với xe ô tô là 30 mét, còn đối với xe máy, mô tô các loại thì khoảng cách bật xi-nhan nên giao động từ 10-15 mét.