Chuyển giao bắt buộc ngân hàng là gì? Khi chuyển giao bắt buộc thì quyền lợi khách hàng thế nào?
Chuyển giao bắt buộc ngân hàng là gì? Khi nào một ngân hàng sẽ bị chuyển giao bắt buộc? Khi ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc thì quyền lợi của khách hàng có còn được bảo đảm? Chuyển giao bắt buộc ngân hàng là gì? Theo khoản 28 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao. Theo khoản 1 Điều 179 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về xây dựng, phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp có văn bản đề nghị của bên nhận chuyển giao bắt buộc như sau: - Việc chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Ngân hàng thương mại có lỗ lũy kế lớn hơn 100% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; - Có bên đề nghị nhận chuyển giao bắt buộc đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 184 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 trong vòng 60 ngày kể từ ngày ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt nhận được văn bản yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 7 Điều 167 hoặc khoản 5 Điều 172 hoặc khoản 6 Điều 178 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Như vậy, chuyển giao bắt buộc là quá trình mà ngân hàng thương mại yếu kém, đang bị kiểm soát đặc biệt được chuyển giao cho ngân hàng khác có nền tảng tài chính ổn định hơn để tái cơ cấu. Khi ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc thì quyền lợi khách hàng thế nào? Theo Điều 182 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về biện pháp hỗ trợ đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc như sau: - Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng một hoặc một số biện pháp sau đây: + Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mua bán, xử lý nợ; + Nhận tiền gửi hoặc vay của bên nhận chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc hoặc theo thỏa thuận; + Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do bên nhận chuyển giao bắt buộc nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn; bán lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp cho bên nhận chuyển giao bắt buộc theo thỏa thuận hoặc trong trường hợp các khoản nợ này bị chuyển thành nợ xấu; + Được bên nhận chuyển giao bắt buộc cử nhân sự tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát; hỗ trợ về công nghệ thông tin và các hoạt động khác theo thỏa thuận; + Miễn tiền lãi vay của khoản vay tái cấp vốn, vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước; + Vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tín dụng khác theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 192 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; + Biện pháp khác theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước. - Các khoản cho vay, bảo lãnh, tiền gửi của bên nhận chuyển giao bắt buộc và các tổ chức tín dụng khác đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc. Đồng thời, theo khoản 4 Điều 183 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định bên nhận chuyển giao bắt buộc thực hiện các nội dung sau đây: - Thực hiện quyền của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt. Như vậy, khi một ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc thì sẽ có các biện pháp hỗ trợ, trong đó có hỗ trợ về tài chính và cơ chế khác để đảm bảo thực hiện thành công các phương án chuyển giao bắt buộc, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan, trong đó có người gửi tiền, khách hàng của các ngân hàng và cổ đông của các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc. Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có các quyền và nghĩa vụ gì? Theo khoản 1 Điều 185 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định bên nhận chuyển giao bắt buộc là tổ chức tín dụng có các quyền, nghĩa vụ sau đây: - Sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trong trường hợp ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; - Mức góp vốn, mua cổ phần của bên nhận chuyển giao bắt buộc tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được thực hiện theo tỷ lệ quy định tại phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt và được vượt giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 63, khoản 1 Điều 77 và khoản 2 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; - Không phải hợp nhất báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Được loại trừ ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất; - Được loại trừ dư nợ cấp tín dụng đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính các tỷ lệ, giới hạn quy định tại khoản 4 Điều 135, khoản 1 và khoản 2 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; - Được hạch toán vào chi phí hoạt động đối với các khoản chi thù lao, lương, thưởng cho người được biệt phái, cử, chỉ định, bổ nhiệm tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Phối hợp với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc; tổ chức triển khai, sửa đổi, bổ sung phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt; - Lựa chọn, giới thiệu nhân sự đủ điều kiện tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Quản lý, giám sát tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc hoặc theo thỏa thuận; - Bán, bán có kỳ hạn khoản nợ, trái phiếu doanh nghiệp đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo thỏa thuận; phải mua lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp đã bán cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trong trường hợp các khoản nợ này bị chuyển thành nợ xấu; - Khoản vốn góp vào ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của bên nhận chuyển giao bắt buộc; - Được bán, phát hành cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc; - Vay tái cấp vốn với lãi suất bằng lãi suất bên nhận chuyển giao bắt buộc cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; số tiền, thời hạn vay tái cấp vốn không được vượt quá số tiền, thời hạn bên nhận chuyển giao bắt buộc cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc; - Không bị hạn chế về tỷ lệ mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 138 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; - Phát hành trái phiếu dài hạn cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước; - Áp dụng biện pháp khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định theo thẩm quyền. Như vậy, ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định trên.
Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc
Đây là nội dung tại Nghị định 79/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng. Theo đó, Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc được thực hiện như sau: 1. Đối tượng được chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc Theo Khoản 1 Điều 23 Nghị định 79/2023/NĐ-CP thì những đối tượng sau được chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc, bao gồm: - Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng; - Tổ chức, cá nhân không đạt được thỏa thuận sử dụng giống cây trồng hoặc bị cản trở cạnh tranh khi thuộc một trong các trường hợp: + Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong 12 tháng (trừ trường hợp bất khả kháng) đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng; + Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. 2. Hồ sơ đề nghị thực hiện chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc Hồ sơ gồm có: - Đơn yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 19 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP, trong đó phải nêu rõ phạm vi và thời hạn nhận chuyển giao bắt buộc; - Bản chính Báo cáo năng lực tài chính quy định tại Mẫu số 20 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP; - Bản sao có chứng thực Tài liệu chứng minh yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là có căn cứ xác đáng theo quy định của pháp luật trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 79/2023/NĐ-CP; - Văn bản ủy quyền trường hợp nộp hồ sơ thông qua tổ chức dịch vụ đại diện quyền. Nội dung của văn bản ủy quyền gồm: bên ủy quyền, bên được ủy quyền, phạm vi và khối lượng công việc được ủy quyền, thời hạn ủy quyền. 3. Trình tự, thủ tục chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ - Đối với trường hợp sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng: + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, BNNPTNT thẩm định hồ sơ. + Trường hợp hồ sơ hợp lệ, BNNPTNT ban hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đồng thời thông báo cho bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao để thực hiện. + Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, BNNPTNT trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Đối với trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 79/2023/NĐ-CP: - Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, BNNPTNT thẩm định hồ sơ, thông báo cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng. - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành Thông báo, người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng phải trả lời bằng văn bản. - Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng không trả lời hoặc có văn bản đồng ý với yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng, BNNPTNT ban hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng. - Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng có ý kiến phản đối với yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng, BNNPTNT xem xét ý kiến phản đối trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến phản đối của tổ chức, cá nhân: Trường hợp yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng phù hợp với quy định, BNNPTNT ban hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng và thông báo cho bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao để thực hiện. Trường hợp yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng không có đủ căn cứ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 79/2023/NĐ-CP, BNNPTNT ban hành thông báo từ chối và nêu rõ lý do.
Li – xăng có nghĩa là chuyển giao quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp (có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp (Bên chuyển quyền sử dụng - thường được gọi là bên giao) cho phép tổ chức cá nhân tổ chức khác (Bên nhận quyền sử dụng - thường được gọi là Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó. Li – xăng bắt buộc là việc cá nhân, tổ chức nắm độc quyền sử dụng đối với sáng chế buộc phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không cần sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế trong các trường hợp sau đây: + Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội; + Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế; + Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng li-xăng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng; + Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Trong những trường hợp trên, trường hợp đầu tiên là trường hợp khá đặc biệt đối với những trường hợp còn lại vì nó liên quan đến các vấn đề của một quốc gia.Ví dụ như trong trường hợp ở một quốc gia đang xảy ra một dịch bệnh mà chỉ có loại thuốc A của công ty dược XXX mới có thể trị dứt khỏi căn bệnh này. Nhưng giá của loại thuốc này rất đắt và rất ít người bị bệnh có điều kiện mua loại thuốc này để trị bệnh mà công ty XXX thì không có điều kiện để sản xuất đại trà. Trước tình hình đó, Nhà nước ra quyết định li – xăng bắt buộc đối với sáng chế loại thuốc A của công ty XXX cho một tổ chức cá nhân khác để sản xuất đại trà phục vụ cho việc chữa bệnh cho người dân. Đây chính là việc Li –xăng bắt buộc để phục vụ cho mục đích công cộng, phi thương mại, quốc phòng, anh ninh quốc gia, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội. Bên nhận li – xăng bắt buộc không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sử dụng sáng chế cho bên thứ ba, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở sản xuất, kinh doanh. Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước. Bênh nhận li – xăng bặt buộc phải trả khoản tiền thỏa đáng theo khung giá đền bù do chính phủ quy định cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế. Thấy chủ đề hay, muốn tìm hiểu và cần lắm sự chia sẻ của mọi người nhé!
Chuyển giao bắt buộc ngân hàng là gì? Khi chuyển giao bắt buộc thì quyền lợi khách hàng thế nào?
Chuyển giao bắt buộc ngân hàng là gì? Khi nào một ngân hàng sẽ bị chuyển giao bắt buộc? Khi ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc thì quyền lợi của khách hàng có còn được bảo đảm? Chuyển giao bắt buộc ngân hàng là gì? Theo khoản 28 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao. Theo khoản 1 Điều 179 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về xây dựng, phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp có văn bản đề nghị của bên nhận chuyển giao bắt buộc như sau: - Việc chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Ngân hàng thương mại có lỗ lũy kế lớn hơn 100% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; - Có bên đề nghị nhận chuyển giao bắt buộc đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 184 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 trong vòng 60 ngày kể từ ngày ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt nhận được văn bản yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 7 Điều 167 hoặc khoản 5 Điều 172 hoặc khoản 6 Điều 178 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Như vậy, chuyển giao bắt buộc là quá trình mà ngân hàng thương mại yếu kém, đang bị kiểm soát đặc biệt được chuyển giao cho ngân hàng khác có nền tảng tài chính ổn định hơn để tái cơ cấu. Khi ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc thì quyền lợi khách hàng thế nào? Theo Điều 182 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về biện pháp hỗ trợ đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc như sau: - Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng một hoặc một số biện pháp sau đây: + Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mua bán, xử lý nợ; + Nhận tiền gửi hoặc vay của bên nhận chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc hoặc theo thỏa thuận; + Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do bên nhận chuyển giao bắt buộc nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn; bán lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp cho bên nhận chuyển giao bắt buộc theo thỏa thuận hoặc trong trường hợp các khoản nợ này bị chuyển thành nợ xấu; + Được bên nhận chuyển giao bắt buộc cử nhân sự tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát; hỗ trợ về công nghệ thông tin và các hoạt động khác theo thỏa thuận; + Miễn tiền lãi vay của khoản vay tái cấp vốn, vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước; + Vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tín dụng khác theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 192 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; + Biện pháp khác theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước. - Các khoản cho vay, bảo lãnh, tiền gửi của bên nhận chuyển giao bắt buộc và các tổ chức tín dụng khác đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc. Đồng thời, theo khoản 4 Điều 183 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định bên nhận chuyển giao bắt buộc thực hiện các nội dung sau đây: - Thực hiện quyền của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt. Như vậy, khi một ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc thì sẽ có các biện pháp hỗ trợ, trong đó có hỗ trợ về tài chính và cơ chế khác để đảm bảo thực hiện thành công các phương án chuyển giao bắt buộc, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan, trong đó có người gửi tiền, khách hàng của các ngân hàng và cổ đông của các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc. Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có các quyền và nghĩa vụ gì? Theo khoản 1 Điều 185 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định bên nhận chuyển giao bắt buộc là tổ chức tín dụng có các quyền, nghĩa vụ sau đây: - Sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trong trường hợp ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; - Mức góp vốn, mua cổ phần của bên nhận chuyển giao bắt buộc tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được thực hiện theo tỷ lệ quy định tại phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt và được vượt giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 63, khoản 1 Điều 77 và khoản 2 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; - Không phải hợp nhất báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Được loại trừ ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất; - Được loại trừ dư nợ cấp tín dụng đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính các tỷ lệ, giới hạn quy định tại khoản 4 Điều 135, khoản 1 và khoản 2 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; - Được hạch toán vào chi phí hoạt động đối với các khoản chi thù lao, lương, thưởng cho người được biệt phái, cử, chỉ định, bổ nhiệm tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Phối hợp với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc; tổ chức triển khai, sửa đổi, bổ sung phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt; - Lựa chọn, giới thiệu nhân sự đủ điều kiện tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Quản lý, giám sát tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc hoặc theo thỏa thuận; - Bán, bán có kỳ hạn khoản nợ, trái phiếu doanh nghiệp đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo thỏa thuận; phải mua lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp đã bán cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trong trường hợp các khoản nợ này bị chuyển thành nợ xấu; - Khoản vốn góp vào ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của bên nhận chuyển giao bắt buộc; - Được bán, phát hành cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc; - Vay tái cấp vốn với lãi suất bằng lãi suất bên nhận chuyển giao bắt buộc cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; số tiền, thời hạn vay tái cấp vốn không được vượt quá số tiền, thời hạn bên nhận chuyển giao bắt buộc cho vay, gửi tiền tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; - Được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc; - Không bị hạn chế về tỷ lệ mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 138 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; - Phát hành trái phiếu dài hạn cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước; - Áp dụng biện pháp khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định theo thẩm quyền. Như vậy, ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định trên.
Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc
Đây là nội dung tại Nghị định 79/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng. Theo đó, Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc được thực hiện như sau: 1. Đối tượng được chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc Theo Khoản 1 Điều 23 Nghị định 79/2023/NĐ-CP thì những đối tượng sau được chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc, bao gồm: - Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng; - Tổ chức, cá nhân không đạt được thỏa thuận sử dụng giống cây trồng hoặc bị cản trở cạnh tranh khi thuộc một trong các trường hợp: + Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong 12 tháng (trừ trường hợp bất khả kháng) đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng; + Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. 2. Hồ sơ đề nghị thực hiện chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc Hồ sơ gồm có: - Đơn yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 19 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP, trong đó phải nêu rõ phạm vi và thời hạn nhận chuyển giao bắt buộc; - Bản chính Báo cáo năng lực tài chính quy định tại Mẫu số 20 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP; - Bản sao có chứng thực Tài liệu chứng minh yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là có căn cứ xác đáng theo quy định của pháp luật trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 79/2023/NĐ-CP; - Văn bản ủy quyền trường hợp nộp hồ sơ thông qua tổ chức dịch vụ đại diện quyền. Nội dung của văn bản ủy quyền gồm: bên ủy quyền, bên được ủy quyền, phạm vi và khối lượng công việc được ủy quyền, thời hạn ủy quyền. 3. Trình tự, thủ tục chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ - Đối với trường hợp sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng: + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, BNNPTNT thẩm định hồ sơ. + Trường hợp hồ sơ hợp lệ, BNNPTNT ban hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đồng thời thông báo cho bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao để thực hiện. + Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, BNNPTNT trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Đối với trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 79/2023/NĐ-CP: - Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, BNNPTNT thẩm định hồ sơ, thông báo cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng. - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành Thông báo, người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng phải trả lời bằng văn bản. - Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng không trả lời hoặc có văn bản đồng ý với yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng, BNNPTNT ban hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng. - Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng có ý kiến phản đối với yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng, BNNPTNT xem xét ý kiến phản đối trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến phản đối của tổ chức, cá nhân: Trường hợp yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng phù hợp với quy định, BNNPTNT ban hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng và thông báo cho bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao để thực hiện. Trường hợp yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng không có đủ căn cứ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 79/2023/NĐ-CP, BNNPTNT ban hành thông báo từ chối và nêu rõ lý do.
Li – xăng có nghĩa là chuyển giao quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp (có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp (Bên chuyển quyền sử dụng - thường được gọi là bên giao) cho phép tổ chức cá nhân tổ chức khác (Bên nhận quyền sử dụng - thường được gọi là Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó. Li – xăng bắt buộc là việc cá nhân, tổ chức nắm độc quyền sử dụng đối với sáng chế buộc phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không cần sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế trong các trường hợp sau đây: + Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội; + Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế; + Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng li-xăng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng; + Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Trong những trường hợp trên, trường hợp đầu tiên là trường hợp khá đặc biệt đối với những trường hợp còn lại vì nó liên quan đến các vấn đề của một quốc gia.Ví dụ như trong trường hợp ở một quốc gia đang xảy ra một dịch bệnh mà chỉ có loại thuốc A của công ty dược XXX mới có thể trị dứt khỏi căn bệnh này. Nhưng giá của loại thuốc này rất đắt và rất ít người bị bệnh có điều kiện mua loại thuốc này để trị bệnh mà công ty XXX thì không có điều kiện để sản xuất đại trà. Trước tình hình đó, Nhà nước ra quyết định li – xăng bắt buộc đối với sáng chế loại thuốc A của công ty XXX cho một tổ chức cá nhân khác để sản xuất đại trà phục vụ cho việc chữa bệnh cho người dân. Đây chính là việc Li –xăng bắt buộc để phục vụ cho mục đích công cộng, phi thương mại, quốc phòng, anh ninh quốc gia, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội. Bên nhận li – xăng bắt buộc không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sử dụng sáng chế cho bên thứ ba, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở sản xuất, kinh doanh. Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước. Bênh nhận li – xăng bặt buộc phải trả khoản tiền thỏa đáng theo khung giá đền bù do chính phủ quy định cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế. Thấy chủ đề hay, muốn tìm hiểu và cần lắm sự chia sẻ của mọi người nhé!