Công ty có thể giảm lương của người lao động trong mùa dịch không?
Chào anh/chị! Nhờ anh/chị hỗ trợ em các vấn đề như sau ạ, mặc dù em cũng có tìm hiều nhưng chưa thấy các quy định nào nói đến, em xin cảm ơn trước ạ: 1) Trong mùa dịch covid thì công ty nào cũng khó khăn, các công ty sẽ có nhiều biện pháp để giảm chi phi nhầm duy trì hoạt động. Tuy nhiên, ngoài việc điều chuyển đi làm công việc khác và ngừng việc thì các công ty có được giảm lương người lao động không? Cơ sở pháp lý ở đâu? Và nếu các công ty đơn phương giảm lương người lao động khi chưa có sự đồng ý của người lao động thì bị xử phạt như thế nào? 2) Đối với việc chuyển làm công việc khác theo quy định của PL thì nếu người lao động không đồng ý do có căn cứ việc khác đó ảnh hưởng đến sức khỏe và không phù hợp thì người lao động có được từ chối không? Nếu từ chối thì công ty có thể buộc thôi việc người lao động được không? Nếu người lao động từ chối việc khác đó mà công ty bắt người lao động ngừng việc thì người lao động thể hưởng chính sách của ngừng việc theo điều 99 BLLĐ được không?
Biệt phái và chuyển sang công việc khác được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định: “Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.” Thời hạn biệt phái đối với công chức không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định. (Khoản 2 Điều 53 Luật Cán bộ, công chức 2008) Bên cạnh đó, tại Khoản 1 và 2 Điều 36 Luật Viên chức 2010 quy định về biệt phái như sau: “Điều 36. Biệt phái viên chức 1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.[…]” Như vậy, quy định về biệt phái chỉ áp dụng đối với trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng đối với người lao động làm việc tại các phân xưởng hoặc doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thời gian biệt phái theo quy định sẽ là không quá 03 năm trừ một số trường hợp hời hạn biệt phái dài hơn thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Về việc chuyển người lao động làm công việc ở vị trí khác so với hợp đồng lao động thì theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 30 Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc và trả lương theo quy định như sau: “Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động […] 2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động. 3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.” Như vậy, chuyển sang nơi khác làm công việc khác thì nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc và tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Nếu chuyển sang nơi khác làm công việc khác mà trả lương lương thấp hơn mức lương quy định thì cơ quan đã vi phạm quy định pháp luật về việc trả lương cho người lao động.
Công ty có thể giảm lương của người lao động trong mùa dịch không?
Chào anh/chị! Nhờ anh/chị hỗ trợ em các vấn đề như sau ạ, mặc dù em cũng có tìm hiều nhưng chưa thấy các quy định nào nói đến, em xin cảm ơn trước ạ: 1) Trong mùa dịch covid thì công ty nào cũng khó khăn, các công ty sẽ có nhiều biện pháp để giảm chi phi nhầm duy trì hoạt động. Tuy nhiên, ngoài việc điều chuyển đi làm công việc khác và ngừng việc thì các công ty có được giảm lương người lao động không? Cơ sở pháp lý ở đâu? Và nếu các công ty đơn phương giảm lương người lao động khi chưa có sự đồng ý của người lao động thì bị xử phạt như thế nào? 2) Đối với việc chuyển làm công việc khác theo quy định của PL thì nếu người lao động không đồng ý do có căn cứ việc khác đó ảnh hưởng đến sức khỏe và không phù hợp thì người lao động có được từ chối không? Nếu từ chối thì công ty có thể buộc thôi việc người lao động được không? Nếu người lao động từ chối việc khác đó mà công ty bắt người lao động ngừng việc thì người lao động thể hưởng chính sách của ngừng việc theo điều 99 BLLĐ được không?
Biệt phái và chuyển sang công việc khác được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 12 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định: “Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.” Thời hạn biệt phái đối với công chức không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định. (Khoản 2 Điều 53 Luật Cán bộ, công chức 2008) Bên cạnh đó, tại Khoản 1 và 2 Điều 36 Luật Viên chức 2010 quy định về biệt phái như sau: “Điều 36. Biệt phái viên chức 1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.[…]” Như vậy, quy định về biệt phái chỉ áp dụng đối với trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng đối với người lao động làm việc tại các phân xưởng hoặc doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thời gian biệt phái theo quy định sẽ là không quá 03 năm trừ một số trường hợp hời hạn biệt phái dài hơn thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Về việc chuyển người lao động làm công việc ở vị trí khác so với hợp đồng lao động thì theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 30 Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc và trả lương theo quy định như sau: “Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động […] 2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động. 3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.” Như vậy, chuyển sang nơi khác làm công việc khác thì nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc và tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Nếu chuyển sang nơi khác làm công việc khác mà trả lương lương thấp hơn mức lương quy định thì cơ quan đã vi phạm quy định pháp luật về việc trả lương cho người lao động.