Chuyến bay khởi hành sớm nhưng không thông báo cho khách hàng thì bồi thường thế nào?
Chuyến bay sớm hơn giờ bay đã đặt nhưng khách hàng không nhận được thông báo thì hãng bay chịu trách nhiệm gì? Mức bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không là bao nhiêu? Chuyến bay khởi hành sớm nhưng không thông báo cho khách hàng thì bồi thường thế nào? Theo khoản 7, khoản 8 Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BGTVT quy định như sau: - Chuyến bay khởi hành sớm là chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế sớm hơn 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay căn cứ. - Trường hợp do lỗi của người vận chuyển, hành khách đã được xác nhận chỗ nhưng không được vận chuyển và không nhận được thông báo về việc thay đổi thời gian khởi hành sớm hoặc không đồng ý với việc thay đổi thời gian khởi hành sớm, người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ sau: + Bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay theo quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; + Trong phạm vi cung cấp dịch vụ của người vận chuyển, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để hành khách tới được điểm cuối của hành trình, miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có) cho hành khách; + Trường hợp hành khách từ chối áp dụng bồi thường ứng trước không hoàn lại, người vận chuyển hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định; Như vậy, khi chuyến bay khởi hành sớm nhưng không thông báo cho khách hàng thì hãng hàng không phải bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi và phụ thu hoặc phải hoàn tiền vé. Mức bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 14/2015/TT-BGTVT quy định về mức bồi thường ứng trước không hoàn lại như sau: - Mức bồi thường cho mỗi hành khách đối với chuyến bay nội địa như sau: + Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 500 km: 200.000 VNĐ; + Chuyến bay có độ dài đường bay từ 500 km đến dưới 1.000 km: 300.000 VNĐ; + Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km trở lên: 400.000 VNĐ. - Mức bồi thường cho mỗi hành khách đối với chuyến bay quốc tế như sau: + Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 1.000 km: 25 USD; + Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km đến dưới 2.500 km: 50 USD; + Chuyến bay có độ dài đường bay từ 2.500 km đến dưới 5.000 km: 80 USD; + Chuyến bay có độ dài đường bay từ 5.000 km trở lên: 150 USD. - Người vận chuyển có thể quy định mức bồi thường ứng trước không hoàn lại nhưng không được thấp hơn mức quy định. - Trường hợp một chuyến bay bị chậm kéo dài sau đó bị hủy thì việc bồi thường ứng trước không hoàn lại chỉ áp dụng 01 lần. Như vậy, mức bồi thường ứng trước không hoàn lại cho mỗi hành khách đối với chuyến bay nội địa sẽ từ 200 - 400 nghìn đồng, đối với chuyến bay quốc tế sẽ từ 25 - 150 USD. Có những hình thức bồi thường ứng trước không hoàn lại nào? Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 14/2015/TT-BGTVT quy định về phương thức và thời hạn bồi thường ứng trước không hoàn lại, trong đó người vận chuyển có thể bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách bằng các phương thức sau đây: - Tiền mặt; - Chuyển khoản ngân hàng hoặc thông qua các dịch vụ trung gian thanh toán phù hợp khác trong trường hợp hành khách yêu cầu. Đối với phương thức này, người vận chuyển có nghĩa vụ bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vòng 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của hành khách; - Vé miễn cước, chứng từ bồi hoàn để sử dụng tiếp dịch vụ của người vận chuyển hoặc các dịch vụ miễn phí khác trong trường hợp hành khách chấp thuận. Như vậy, hãng hàng không có thể bồi thường ứng trước không hoàn lại bằng tiền mặt, chuyển khoản/trung gian thanh toán hoặc miễn vé cước, chứng từ bồi hoàn.
Chỉ thị 5706/CT-CHK: Tăng thêm các chuyến bay cho dịp Tết 2023
Đây là nội dung tại Chỉ thị 5706/CT-CHK ngày 18/11/2022 về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn hàng không dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2023 do Cục Hàng không Việt Nam ban hành. Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tăng cường thêm các chuyến bay phục vụ cho dịp Tết 2023 như sau: Xây dựng kế hoạch, phương án, biện pháp cụ thể đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023 trên cơ sở nguồn lực của đơn vị và kế hoạch khai thác tăng chuyến của các hãng hàng không. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo an ninh, an toàn khi phục vụ chuyến bay, hành khách, tham gia giao thông tại khu vực cảng hàng không, sân bay. Ngoài ra, đối với vấn đề PCCC, khẩn nguy, phải luôn kiểm tra, rà soát, bổ sung đảm bảo đầy đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị đáp ứng kịp thời theo phương án đã được phê duyệt. Yêu cầu các cán bộ, nhân viên thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch với tinh thần ý thức, nghiêm túc và có trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Đối với các cảng hàng không và bảo dưỡng Yêu cầu người lái tàu bay, tiếp viên hàng không, nhân viên bảo dưỡng tàu bay tuân thủ nghiêm các quy trình khai thác tiêu chuẩn đã được Cục HKVN phê duyệt. Trong đó, chú trọng công tác chuẩn bị trước chuyến bay; phối hợp kiểm tra chéo các thông tin quan trọng trong quá trình bay; tuân thủ quy định về điều kiện thời tiết bất lợi (gió đứt, gió giật, gió cạnh, gió đuôi, mưa giông lớn, tầm nhìn giảm đột ngột ...). Chú trọng thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, không để xảy ra trường hợp vi phạm quá giờ làm việc của thành viên tổ bay, nhân viên bảo dưỡng. Xây dựng kế hoạch tăng chuyến, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm và bố trí các chuyến bay khai thác buổi đêm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên cơ sở phù hợp với hạ tầng hàng không và công tác bảo đảm an ninh, an toàn. Đồng thời có biện pháp, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu việc chậm, huỷ chuyến bay và tiếp tục nâng cao ý thức, nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Xem thêm Chỉ thị 5706/CT-CHK ban hành ngày 18/11/2022.
Sử dụng nhân dân tệ thanh toán trên các chuyến bay được không?
Theo Pháp lệnh ngoại hối 2005 "Điều 26. Sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam Việc sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.” Theo quy định tại Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc ký năm 2016, Hiệp định thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Thông tư 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, đồng CNY được sử dụng để thanh toán trong thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc phù hợp với quy định tại các Hiệp định mà Việt Nam tham gia ký kết và quy định của pháp luật Việt Nam. - Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 100/2020/NĐ-CP về kinh doanh hàng miễn thuế, đồng tiền dùng trong giao dịch tại cửa hàng miễn thuế là Đồng tiền của quốc gia nơi các chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thực hiện nhập cảnh, quá cảnh tại quốc gia đó. Căn cứ các quy định nêu trên, đồng CNY được sử dụng trong giao dịch nơi các chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thực hiện nhập cảnh, quá cảnh tại quốc gia đó. Do đó, việc thu ngoại tệ là đồng CNY khi bán hàng miễn thuế trên các chuyến bay quốc tế là phù hợp với quy định pháp luật.
Chuyến bay khởi hành sớm nhưng không thông báo cho khách hàng thì bồi thường thế nào?
Chuyến bay sớm hơn giờ bay đã đặt nhưng khách hàng không nhận được thông báo thì hãng bay chịu trách nhiệm gì? Mức bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không là bao nhiêu? Chuyến bay khởi hành sớm nhưng không thông báo cho khách hàng thì bồi thường thế nào? Theo khoản 7, khoản 8 Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BGTVT quy định như sau: - Chuyến bay khởi hành sớm là chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế sớm hơn 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay căn cứ. - Trường hợp do lỗi của người vận chuyển, hành khách đã được xác nhận chỗ nhưng không được vận chuyển và không nhận được thông báo về việc thay đổi thời gian khởi hành sớm hoặc không đồng ý với việc thay đổi thời gian khởi hành sớm, người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ sau: + Bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay theo quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; + Trong phạm vi cung cấp dịch vụ của người vận chuyển, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để hành khách tới được điểm cuối của hành trình, miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có) cho hành khách; + Trường hợp hành khách từ chối áp dụng bồi thường ứng trước không hoàn lại, người vận chuyển hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định; Như vậy, khi chuyến bay khởi hành sớm nhưng không thông báo cho khách hàng thì hãng hàng không phải bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi và phụ thu hoặc phải hoàn tiền vé. Mức bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 14/2015/TT-BGTVT quy định về mức bồi thường ứng trước không hoàn lại như sau: - Mức bồi thường cho mỗi hành khách đối với chuyến bay nội địa như sau: + Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 500 km: 200.000 VNĐ; + Chuyến bay có độ dài đường bay từ 500 km đến dưới 1.000 km: 300.000 VNĐ; + Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km trở lên: 400.000 VNĐ. - Mức bồi thường cho mỗi hành khách đối với chuyến bay quốc tế như sau: + Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 1.000 km: 25 USD; + Chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km đến dưới 2.500 km: 50 USD; + Chuyến bay có độ dài đường bay từ 2.500 km đến dưới 5.000 km: 80 USD; + Chuyến bay có độ dài đường bay từ 5.000 km trở lên: 150 USD. - Người vận chuyển có thể quy định mức bồi thường ứng trước không hoàn lại nhưng không được thấp hơn mức quy định. - Trường hợp một chuyến bay bị chậm kéo dài sau đó bị hủy thì việc bồi thường ứng trước không hoàn lại chỉ áp dụng 01 lần. Như vậy, mức bồi thường ứng trước không hoàn lại cho mỗi hành khách đối với chuyến bay nội địa sẽ từ 200 - 400 nghìn đồng, đối với chuyến bay quốc tế sẽ từ 25 - 150 USD. Có những hình thức bồi thường ứng trước không hoàn lại nào? Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 14/2015/TT-BGTVT quy định về phương thức và thời hạn bồi thường ứng trước không hoàn lại, trong đó người vận chuyển có thể bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách bằng các phương thức sau đây: - Tiền mặt; - Chuyển khoản ngân hàng hoặc thông qua các dịch vụ trung gian thanh toán phù hợp khác trong trường hợp hành khách yêu cầu. Đối với phương thức này, người vận chuyển có nghĩa vụ bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vòng 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của hành khách; - Vé miễn cước, chứng từ bồi hoàn để sử dụng tiếp dịch vụ của người vận chuyển hoặc các dịch vụ miễn phí khác trong trường hợp hành khách chấp thuận. Như vậy, hãng hàng không có thể bồi thường ứng trước không hoàn lại bằng tiền mặt, chuyển khoản/trung gian thanh toán hoặc miễn vé cước, chứng từ bồi hoàn.
Chỉ thị 5706/CT-CHK: Tăng thêm các chuyến bay cho dịp Tết 2023
Đây là nội dung tại Chỉ thị 5706/CT-CHK ngày 18/11/2022 về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn hàng không dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2023 do Cục Hàng không Việt Nam ban hành. Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tăng cường thêm các chuyến bay phục vụ cho dịp Tết 2023 như sau: Xây dựng kế hoạch, phương án, biện pháp cụ thể đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023 trên cơ sở nguồn lực của đơn vị và kế hoạch khai thác tăng chuyến của các hãng hàng không. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo an ninh, an toàn khi phục vụ chuyến bay, hành khách, tham gia giao thông tại khu vực cảng hàng không, sân bay. Ngoài ra, đối với vấn đề PCCC, khẩn nguy, phải luôn kiểm tra, rà soát, bổ sung đảm bảo đầy đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị đáp ứng kịp thời theo phương án đã được phê duyệt. Yêu cầu các cán bộ, nhân viên thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch với tinh thần ý thức, nghiêm túc và có trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Đối với các cảng hàng không và bảo dưỡng Yêu cầu người lái tàu bay, tiếp viên hàng không, nhân viên bảo dưỡng tàu bay tuân thủ nghiêm các quy trình khai thác tiêu chuẩn đã được Cục HKVN phê duyệt. Trong đó, chú trọng công tác chuẩn bị trước chuyến bay; phối hợp kiểm tra chéo các thông tin quan trọng trong quá trình bay; tuân thủ quy định về điều kiện thời tiết bất lợi (gió đứt, gió giật, gió cạnh, gió đuôi, mưa giông lớn, tầm nhìn giảm đột ngột ...). Chú trọng thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, không để xảy ra trường hợp vi phạm quá giờ làm việc của thành viên tổ bay, nhân viên bảo dưỡng. Xây dựng kế hoạch tăng chuyến, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm và bố trí các chuyến bay khai thác buổi đêm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên cơ sở phù hợp với hạ tầng hàng không và công tác bảo đảm an ninh, an toàn. Đồng thời có biện pháp, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu việc chậm, huỷ chuyến bay và tiếp tục nâng cao ý thức, nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Xem thêm Chỉ thị 5706/CT-CHK ban hành ngày 18/11/2022.
Sử dụng nhân dân tệ thanh toán trên các chuyến bay được không?
Theo Pháp lệnh ngoại hối 2005 "Điều 26. Sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam Việc sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.” Theo quy định tại Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc ký năm 2016, Hiệp định thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Thông tư 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, đồng CNY được sử dụng để thanh toán trong thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc phù hợp với quy định tại các Hiệp định mà Việt Nam tham gia ký kết và quy định của pháp luật Việt Nam. - Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 100/2020/NĐ-CP về kinh doanh hàng miễn thuế, đồng tiền dùng trong giao dịch tại cửa hàng miễn thuế là Đồng tiền của quốc gia nơi các chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thực hiện nhập cảnh, quá cảnh tại quốc gia đó. Căn cứ các quy định nêu trên, đồng CNY được sử dụng trong giao dịch nơi các chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thực hiện nhập cảnh, quá cảnh tại quốc gia đó. Do đó, việc thu ngoại tệ là đồng CNY khi bán hàng miễn thuế trên các chuyến bay quốc tế là phù hợp với quy định pháp luật.