Quy trình công nhận liệt sĩ đối với chiến sĩ Công an hy sinh trong chiến tranh
Ngày 20/4/2023 Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư 14/2023/TT-BCA hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Công an. Cụ thể, quy trình tiếp nhận hồ sơ, đề nghị công nhận liệt sĩ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an hy sinh hoặc mất tích trong chiến tranh thực hiện như sau: (1) Quy trình công nhận liệt sĩ cho Chiến sĩ Công an Bước 1: Đại diện thân nhân người hy sinh hoặc mất tích có trách nhiệm gửi ủy ban nhân dân cấp xã nơi người hy sinh hoặc mất tích thường trú ngày trước khi tham gia Công an nhân dân các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 131/2021/NĐ-CP. Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương nơi người hy sinh hoặc mất tích thường trú ngay trước khi tham gia Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân, trong thời gian 15 ngày. Bước 2: Kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 74 Nghị định 131/2021/NĐ-CP do UBND cấp xã chuyển đến, có trách nhiệm rà soát, kiểm tra các giấy tờ làm căn cứ đề nghị công nhận liệt sĩ. Có văn bản đề nghị kèm danh sách và giấy tờ nêu trên gửi đến Công an cấp tỉnh. Bước 3: Công an cấp tỉnh trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ do Công an cấp huyện chuyền đến, có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt hồ sơ. Tổ chức họp xem xét đề nghị công nhận liệt sĩ do lãnh đạo Công an cấp tỉnh chủ trì, các thành viên gồm: - Đại diện đơn vị tổ chức cán bộ của Công an cấp tỉnh, Công an đơn vị, địa phương nơi cán bộ, chiến sĩ công tác trước khi hy sinh hoặc mất tích. - Lập biên bản cuộc họp theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP. Trường hợp đủ điều kiện công nhận liệt sĩ thì cấp giấy chứng nhận hy sinh theo Mẫu số 34 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP và hoàn thiện hồ sơ theo quy định. - Có văn bản đề nghị công nhận liệt sĩ gửi kèm theo hồ sơ về Cục Tổ chức cán bộ. Văn bản đề nghị của Công an cấp tỉnh nêu chi tiết về trường hợp hy sinh của cán bộ, chiến sĩ. Bước 4: Cực Tổ chức cán bộ trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm xem xét, trình lãnh đạo Bộ Công an ký văn bàn kèm hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ gửi đến Bộ LĐTB&XH thẩm định. Bước 5: Sau khi nhận được Bằng “Tổ quốc ghi công” và bản sao quyết định cấp Bằng của Thủ tướng Chính phủ do Bộ LĐTB&XH chuyển đến, trong thời gian 05 ngày. Cục Tổ chức cán bộ có trách nhiệm chuyền Bằng “Tổ quốc ghi công” và bản sao quyết định cấp Bằng kèm theo hồ sơ liệt sĩ về Công an cấp tinh nơi lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ. Công an cấp tỉnh trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được Bằng “Tổ quốc ghi công” và bản sao quyết định cấp Bằng kèm theo hồ sơ liệt sĩ, có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 131/2021/NĐ-CP. (2) Quy trình trợ cấp một lần đối với người có công đang hưởng trợ cấp trong Công an nhân dân từ trần Quy trình thực hiện chế độ trợ cấp một lần khi người có công đang hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi trong Công an nhân dân từ trần thực hiện như sau: Đại diện thân nhân của người có công từ trần lập bảng khai theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP có xác nhận của UBND cấp xã nơi thường trú kèm bản sao được chứng thực từ giấy báo tử hoặc trích lục khai tử gửi đến Công an đơn vị, địa phương nơi quản lý hồ sơ người có công trước khi người có công từ trần. Tiếp theo đó, Công an đơn vị, địa phương nơi quản lý hồ sơ người có công, trong thời gian 05 ngày, kề từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ người có công, có văn bản báo cáo kèm hồ sơ gửi đến Cục Tổ chức cán bộ đề giải quyết. Cục Tổ chức cán bộ trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm thẩm định, ban hành quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi đối với người có công theo Mẫu 72 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP và quyết định trợ cấp một lần khi người có công từ trần theo Mẫu số 74 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP. Đồng thời, chuyển hồ sơ và các quyết định về Công an đơn vị, địa phương nơi quản lý hồ sơ người có công đề thực hiện chế độ ưu đãi. Công an đơn vị, địa phương nơi quản lý hồ sơ người có công trong thời gian 05 ngày, kề từ ngày nhận được quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi đối với người có công và quyết định trợ cấp khi người có công từ trần, có trách nhiệm thực hiện chế độ và di chuyển hồ sơ đến Sở LĐTB&XH nơi đại diện thân nhân người có công thường trú để quản lý và thực hiện thủ tục trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng (nếu có). Chi tiết Thông tư 14/2023/TT-BCA có hiệu lực kể từ ngày 05/6/2023 thay thế Thông tư 61/2013/TT-BCA.
Phân loại, bố trí và hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
Theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Luật Công an nhân dân 2018 thì sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được phân loại, bố trí và hệ thống như sau: 1. Phân loại theo tính chất hoạt động, trong Công an nhân dân có: - Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; - Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; - Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ. 2. Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân 1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ: Sĩ quan cấp tướng có 04 bậc: - Đại tướng; - Thượng tướng; - Trung tướng; - Thiếu tướng; Sĩ quan cấp tá có 04 bậc: - Đại tá; - Thượng tá; - Trung tá; - Thiếu tá; Sĩ quan cấp úy có 04 bậc: - Đại úy; - Thượng úy; - Trung úy; - Thiếu úy; Hạ sĩ quan có 03 bậc: - Thượng sĩ; - Trung sĩ; - Hạ sĩ. 2. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật: Sĩ quan cấp tá có 03 bậc: - Thượng tá; - Trung tá; - Thiếu tá; Sĩ quan cấp úy có 04 bậc: - Đại úy; - Thượng úy; - Trung úy; - Thiếu úy; Hạ sĩ quan có 03 bậc: - Thượng sĩ; - Trung sĩ; - Hạ sĩ. 3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ: Hạ sĩ quan nghĩa vụ có 03 bậc: - Thượng sĩ; - Trung sĩ; - Hạ sĩ; Chiến sĩ nghĩa vụ có 02 bậc: - Binh nhất; - Binh nhì.
Đối tượng và tiêu chuẩn tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, theo đó: - Đối tượng tuyển chọn và thời gian phục vụ như sau: + Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. + Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể độ tuổi tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng đơn vị sử dụng và quy định ngành nghề cần thiết để tuyển chọn công dân nữ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với nhu cầu sử dụng trong từng thời kỳ. + Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân năm 2018. Thời gian thực hiện nghĩa vụ được tính từ ngày giao nhận công dân; trong trường hợp không giao nhận tập trung thì tính từ ngày đơn vị Công an nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù không được tính vào thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Về tiêu chuẩn tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân như sau: + Có lý lịch rõ ràng. + Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm. + Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân. + Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. + Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Nghị định 70/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2019 và thay thế Nghị định 129/2015/NĐ-CP
Quy trình công nhận liệt sĩ đối với chiến sĩ Công an hy sinh trong chiến tranh
Ngày 20/4/2023 Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư 14/2023/TT-BCA hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Công an. Cụ thể, quy trình tiếp nhận hồ sơ, đề nghị công nhận liệt sĩ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an hy sinh hoặc mất tích trong chiến tranh thực hiện như sau: (1) Quy trình công nhận liệt sĩ cho Chiến sĩ Công an Bước 1: Đại diện thân nhân người hy sinh hoặc mất tích có trách nhiệm gửi ủy ban nhân dân cấp xã nơi người hy sinh hoặc mất tích thường trú ngày trước khi tham gia Công an nhân dân các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 131/2021/NĐ-CP. Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương nơi người hy sinh hoặc mất tích thường trú ngay trước khi tham gia Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân, trong thời gian 15 ngày. Bước 2: Kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 74 Nghị định 131/2021/NĐ-CP do UBND cấp xã chuyển đến, có trách nhiệm rà soát, kiểm tra các giấy tờ làm căn cứ đề nghị công nhận liệt sĩ. Có văn bản đề nghị kèm danh sách và giấy tờ nêu trên gửi đến Công an cấp tỉnh. Bước 3: Công an cấp tỉnh trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ do Công an cấp huyện chuyền đến, có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt hồ sơ. Tổ chức họp xem xét đề nghị công nhận liệt sĩ do lãnh đạo Công an cấp tỉnh chủ trì, các thành viên gồm: - Đại diện đơn vị tổ chức cán bộ của Công an cấp tỉnh, Công an đơn vị, địa phương nơi cán bộ, chiến sĩ công tác trước khi hy sinh hoặc mất tích. - Lập biên bản cuộc họp theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP. Trường hợp đủ điều kiện công nhận liệt sĩ thì cấp giấy chứng nhận hy sinh theo Mẫu số 34 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP và hoàn thiện hồ sơ theo quy định. - Có văn bản đề nghị công nhận liệt sĩ gửi kèm theo hồ sơ về Cục Tổ chức cán bộ. Văn bản đề nghị của Công an cấp tỉnh nêu chi tiết về trường hợp hy sinh của cán bộ, chiến sĩ. Bước 4: Cực Tổ chức cán bộ trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm xem xét, trình lãnh đạo Bộ Công an ký văn bàn kèm hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ gửi đến Bộ LĐTB&XH thẩm định. Bước 5: Sau khi nhận được Bằng “Tổ quốc ghi công” và bản sao quyết định cấp Bằng của Thủ tướng Chính phủ do Bộ LĐTB&XH chuyển đến, trong thời gian 05 ngày. Cục Tổ chức cán bộ có trách nhiệm chuyền Bằng “Tổ quốc ghi công” và bản sao quyết định cấp Bằng kèm theo hồ sơ liệt sĩ về Công an cấp tinh nơi lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ. Công an cấp tỉnh trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được Bằng “Tổ quốc ghi công” và bản sao quyết định cấp Bằng kèm theo hồ sơ liệt sĩ, có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 131/2021/NĐ-CP. (2) Quy trình trợ cấp một lần đối với người có công đang hưởng trợ cấp trong Công an nhân dân từ trần Quy trình thực hiện chế độ trợ cấp một lần khi người có công đang hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi trong Công an nhân dân từ trần thực hiện như sau: Đại diện thân nhân của người có công từ trần lập bảng khai theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP có xác nhận của UBND cấp xã nơi thường trú kèm bản sao được chứng thực từ giấy báo tử hoặc trích lục khai tử gửi đến Công an đơn vị, địa phương nơi quản lý hồ sơ người có công trước khi người có công từ trần. Tiếp theo đó, Công an đơn vị, địa phương nơi quản lý hồ sơ người có công, trong thời gian 05 ngày, kề từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ người có công, có văn bản báo cáo kèm hồ sơ gửi đến Cục Tổ chức cán bộ đề giải quyết. Cục Tổ chức cán bộ trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm thẩm định, ban hành quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi đối với người có công theo Mẫu 72 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP và quyết định trợ cấp một lần khi người có công từ trần theo Mẫu số 74 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP. Đồng thời, chuyển hồ sơ và các quyết định về Công an đơn vị, địa phương nơi quản lý hồ sơ người có công đề thực hiện chế độ ưu đãi. Công an đơn vị, địa phương nơi quản lý hồ sơ người có công trong thời gian 05 ngày, kề từ ngày nhận được quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi đối với người có công và quyết định trợ cấp khi người có công từ trần, có trách nhiệm thực hiện chế độ và di chuyển hồ sơ đến Sở LĐTB&XH nơi đại diện thân nhân người có công thường trú để quản lý và thực hiện thủ tục trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng (nếu có). Chi tiết Thông tư 14/2023/TT-BCA có hiệu lực kể từ ngày 05/6/2023 thay thế Thông tư 61/2013/TT-BCA.
Phân loại, bố trí và hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
Theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Luật Công an nhân dân 2018 thì sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được phân loại, bố trí và hệ thống như sau: 1. Phân loại theo tính chất hoạt động, trong Công an nhân dân có: - Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; - Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; - Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ. 2. Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân 1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ: Sĩ quan cấp tướng có 04 bậc: - Đại tướng; - Thượng tướng; - Trung tướng; - Thiếu tướng; Sĩ quan cấp tá có 04 bậc: - Đại tá; - Thượng tá; - Trung tá; - Thiếu tá; Sĩ quan cấp úy có 04 bậc: - Đại úy; - Thượng úy; - Trung úy; - Thiếu úy; Hạ sĩ quan có 03 bậc: - Thượng sĩ; - Trung sĩ; - Hạ sĩ. 2. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật: Sĩ quan cấp tá có 03 bậc: - Thượng tá; - Trung tá; - Thiếu tá; Sĩ quan cấp úy có 04 bậc: - Đại úy; - Thượng úy; - Trung úy; - Thiếu úy; Hạ sĩ quan có 03 bậc: - Thượng sĩ; - Trung sĩ; - Hạ sĩ. 3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ: Hạ sĩ quan nghĩa vụ có 03 bậc: - Thượng sĩ; - Trung sĩ; - Hạ sĩ; Chiến sĩ nghĩa vụ có 02 bậc: - Binh nhất; - Binh nhì.
Đối tượng và tiêu chuẩn tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, theo đó: - Đối tượng tuyển chọn và thời gian phục vụ như sau: + Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. + Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể độ tuổi tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng đơn vị sử dụng và quy định ngành nghề cần thiết để tuyển chọn công dân nữ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với nhu cầu sử dụng trong từng thời kỳ. + Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân năm 2018. Thời gian thực hiện nghĩa vụ được tính từ ngày giao nhận công dân; trong trường hợp không giao nhận tập trung thì tính từ ngày đơn vị Công an nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù không được tính vào thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Về tiêu chuẩn tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân như sau: + Có lý lịch rõ ràng. + Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm. + Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân. + Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. + Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Nghị định 70/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2019 và thay thế Nghị định 129/2015/NĐ-CP